Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Phần 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV.CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

    1.Quy Luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

*Vị trí, vai trò quy luật

_Là 1 trong ~ quy luật cơ bản của phép BC duy vật nó chỉ ra đc những phương thức chung về sự vận động phát triển các SV, HT trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phương thức chung đó là SV phát triển bằng cách thay đổi dần dần về lượng đến 1 giới hạn nhất định. Vs ~điều kiện nhất định thì SV sẽ chuyển hóa về chất. Chất mới, SV mới ra đời thay thế chất cũ, SV cũ

_Sau khi chất mới ra đời lại tạo ra những biến đổi mới về lượng trên tất cả các phương diện

        a.Khái niệm chất, lượng

*Khái niệm chất: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của SV, HT; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó vs cái khác

  +Chất của SVđc thể hiện thông qua những thuộc tính mà SV có nhiều thuộc tính tuy nhiên chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của SV. Khi thuộc tính cơ bản của SV thay đổi hoặc mất đi thì SV cuảng thay đổi hay mất đi. Tuy nhiên sự phân biệt giữa các thuộc tính cơ bản và ko cơ bản chỉ là tương đối tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích

  +SV, HT khác nhau thì chất sẽ khác nhau

  +Mỗi giai đoạn phát triển của SV, HT thì chất của nó cũng sẽ khác nhau

  +Chất của SV còn phụ thuộc vào các yếu tố và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành SV. Do vậy trong thực tế có những SV đc tạo thành từ những yếu tố như nhau nhưng chất của chúng lại khác nhau

  +Chất ko tồn tại thuần túy tách rời SV biểu hiện tính tương đối ổn định của nó

*Khái niệm lượng: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của SV về các phương diện: số lượng, các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của SV

   +Một SV có thể tồn tại nhiều loại khác nhau đc xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp vs từng loại lượng cụ thể của SV

   +Trong thực tế lượng rất phức tạp vì có những lượng biến đổi bằng những con số cụ thể ( vd: cân nặng, chiều cao...) tuy nhiên có những lượng rất trừu tượng chỉ có thể nhận thức bằng tư duy trừu tượng ( vd: tình cảm con ng)

=)) Chất và lượng là 2 phương diện khác nhau của cùng 1 SV, HT hay 1 quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó tồn tại khách quan tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng trog quá trình nhận thức về SV chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trog MQH này đóng vai trò là chất nhưng trog MQH khác lại là lượng

        b.Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

_Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất

     +Trong bất kì SV, HT nào đều là thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Chúng tác động biện chứng vs nhau trong đó lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, chất là yếu tố ổn định hơn

     +Sự thay đổi về lượng trong giới hạn chưa dẫn đến sư thay đổi về chất tức là SV vẫn là nó chưa thành cái khác thì trong khoảng giới hạn đó ng ta gọi là độ

=> Khái niệm độ chỉ tính quy định, MLH thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của SV, HT. Vì vậy trong giới hạn của độ SV, HT vẫn còn là nó chưa chuyển hóa thành SV và HT khác

     +Lượng tiếp tục biến đổi đến 1 giới hạn đủ làm thay đổi chất của SV thì giới hạn đó ng ta gọi là điểm nút

     +Lượng tiếp tục biến đổi đến giới hạn điểm nút trong ~ điều kiện nhất định thì SV, HT thực hiện bước nhảy để biến đổi về chất. Chất mới, SV mới ra đời thay thế chất cũ, SV cũ

=> Khái niệm bước nhảy: bước nhảy là sự kết thúc 1 giai đoạn của SV là sự gián đoạn tỏng tính liên tục của sự phát triển đồng thời là điểm khởi đầu cho giai đoạn phát triển mới

*Lưu ý:độ, điểm nút, bước nhảy cũng chỉ là tương đối, có thể thay đổi tùy theo từng SV, HT và từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể => trong thực tế ng ta chia ra rất nhiều hình thức của bước nhảy: bước nhảy đột biến-dần dần; bước nhảy tiến hóa-cách mạng; bước nhảy toàn bộ-cục bộ....

_Từ những thay đổi về chất dẫn đến những sự thay đổi về lượng

   Sau khi chất mới ra đời lại tác động ngc lại lượng của SV trên tất cả các phương diện, làm thay đổi kết cấu, quy mô, nhịp điệu của sự vận động, phát triển

         c.Ý nghĩa phương pháp luận

_Vì chất và lượng tồn tại trong MQH biện chứng nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả 2 phương diện chất và lượng

_Sự thay đổi về lượng tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần coi trọng việc tích lũy về lượng để làm thay đổi về chất của SV từ đó khắc phục tư tưởng nôn nóng, tả khuynh, chủ quan duy ý chí đốt cháy giai đoạn

_Khi lượng đã tích lũy đủ về độ phải tiến hành bước nhảy để biến hóa về chất khắc phục tư tưởng hữu khuynh. Đó chính là tư tưởng bảo thủ trì trệ, ko chịu đổi mới.

_Vì bước nhảy của SV rất đa dạng, phong phú do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy cho phù hợp vs từng lĩnh vực và điều kiện cụ thể

_Sự phát triển của SV, HT trong đời sống XH ko chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan do đó để thúc đẩy quá trình chuyển hóa giữa chất và lượng cần nâng cao tính tích cực, chủ động của nhân tố con ng

    2.Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

*Vị trí, vai trò của quy luật

_Là "hạt nhân" của phép biện chứng

_Là 1 trong 3 quy luật cơ bản

_Là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận độn,phát triển chính là mâu thuẫn khách quan,vốn có  của sự vật

        a.Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn

*Khái niệm mặt đối lập: dùng để chỉ ~ mặt, ~ thuộc tính, ~ khuynh hướng vận động trái ngc nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau (VD: điện tích - và điệ tích + trong 1 nguyên tử; đồng hóa và dị hóa trong 1 cơ thể sống; SX và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của XH...)

*Khái niệm mâu thuẫn: dùng để chỉ MLH thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi SV, HT hoặc giữa các SV, HT vs nhau

*Tính chất của mâu thuẫn

_Mâu thuẫn mang tính khách quan là mâu thuẫn nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng ko phụ thuộc ý thức con ng

_Mâu thuẫn mang tính phổ biến, mọi SV, HT của thế giới đều tồn tại mâu thuẫn, mâu thuẫn có trong các yếu tố tạo thành SV và mâu thuẫn giữa SV đó vs những SV khác

_Mâu thuẫn mang tính đa dạng, phong phú. SV, HT khác nhau, quá trình khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, trong ~ điều kiện lịch sử khác nhau thì mâu thuẫn sẽ khác nhau

PhépBC duy vật đã chia thành mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trog và mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản-ko cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu-thứ yếu, mâu thuẫn trực tiếp-gián tiếp; mâu thuẫn đối kháng-ko đối kháng..Mỗi loại mâu thuẫn có vị trí, vai trò khác nhau đối vs sự tồn tại phát triển của SV trong đó mâu thuẫn bên trong, chủ yếu, cơ bản, trực tiếp, đối kháng giữ vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển của SV. Tuy nhiên sự phân biệt các loại mâu thuẫn cũng chỉ có ý nghĩa tương đối tùy theo từng MQH xem xét.

        b.Quá trình vận động của mâu thuẫn

*Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập: dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, ko tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại

    +Thống nhất là sự đồng nhất( bao hàm khác biệt) chính sự khác biệt này dẫn đến mâu thuẫn và khi mâu thuẫn đc giải quyết thì xã hội phát triển

    +Thống nhất cũng có nghĩa là tác động ngang nhau

*Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập: dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập

    +Hình thành đấu tranh rất phức tạp, đa dạng, SV, HT khác nhau thì quá trình đấu tranh sẽ khác nhau

    +Điều kiện khác nhau sự đấu tranh khác nhau, thông qua quá trình đấu tranh của các mặt đối lập thì SV sẽ phát triển

    +Quá trình phát triển cảu mâu thuẫn khi mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt sau đó phát triển thành 2 mặt đối lập. Khi 2 mặt đối lập xung đột gay gắt nếu có điều kiện chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau và mâu thuẫn đc giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi mâu thuẫn mới xuất hiện cứ như vậy SV vận động phát triển ko ngừng

         c.Ý nghĩa phương pháp luận

_Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc , động lực của sự vận động, phát triển do vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm đc bản chất, nguồn gốc khuynh hướng của sự vận động và phát triển

_Vì mâu thuẫn có tính đa dạng. phong phú do vậy trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn 1 cách đúng đắn nhất

    3.Quy luật phủ định của phủ định

_Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

_Là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, XH và tư duy; đó là khuynh hướng vận động phát triển của SV thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kì " phủ định của phủ định"

           a.Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

_Khái niệm sự phủ định: TG vận động và phát triển ko ngừng vô cùng, vô tận. SV, HT sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi đc thay thế bằng SV, HT khác, thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng 1 SV trong quá trình vận động, phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định

_Khái niệm sự phủ định biện chứng: mọi quá trình vận động và phát triển trong các lĩnh vực tự nhiên, XH hay tư duy đều diễn ra thông qua ~ sự phủ định, trog đó có ~ sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển cuea sự vật gọi là sự phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm cơ bản:

     +Có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân SV, HT; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân SV; tạo khả năng ra đời của cái mới, thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân SV. Vì thế phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định

     +Có tính kế thừa: kế thừa ~ nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật. Phủ định biện chứng ko phải là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sỏ những hạt nhân hợp lí  của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. Đó là sự phủ định mà trong đó cái mới hình thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời giữ lại những nội dung tích cực

           b.Phủ định của phủ định

-Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất,phủ định biện chứng là 1 quá trình vô tận tạo nên khuynh hướng phát triển của SV từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn ra có tính chất chu kì theo hình thức "xoáy ốc"

_Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của SV,mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra ~ điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Trải qua nhiều lần phủ định, túc " phủ định của phủ định" sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật

_Tính chất chu kì của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức" xoáy ốc" đó cũng là tính chất "phủ định của phủ định". Theo tính chất này mỗi chu kì phát triển của SV thường trải qua 2 lần phủ định cơ bản vs 3 hình thức tồn tại chủ yếu của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kì lặp lại ~ đặc trưng cơ bản cảu hình thái ban đầu chu kì đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa đc ~ nhân tố tích cực và loại bỏ đc ~ nhân tố tiêu cực qua 2 lần phủ định

_Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó ko phải là sự phát triển theo hình thức 1 con đường thẳng mà là phát triển theo hình thức con đường " xoáy ốc"

_Khuynh hướng phát triển theo con đường" xoáy ốc" thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên

=> Tóm lại nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh MQH biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của SV. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong SV cũ, phát huy nó trong SV mới và tạo nên tính chu kì cảu sự phát triển.

             c.Ý nghĩa phương pháp luận

_Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức 1 cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của SV, HT. Quá trình đó ko diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp , gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau. Tuy nhiên tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là sự biểu hiện của khuynh hướng chung, khuynh hướng tiến lên theo quy luật

=> Cần phải nắm đc đặc điể, bản chất, các MLH của SV, HT để tác động tới sự phát triển, phù hợp vs yêu cầu hoạt động, nhận thức biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta và thực tiễn. Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ, đó là biểu hiện của thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng

_Theo quy luật phủ định của phủ định,trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu phải ra đời thay thế cái cũ. Trong tự nhiên cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan. Trong đời sống xã hội cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ý thức tự giác và sáng tạo của con ng. Vì vậy cần nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó cần khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới,làm trái vs quy luật phủ định của phủ định

_Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa ~ nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy SV phát triển theo hướng tiến bộ  

V.LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

     1.Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức

         a.Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn

*Định nghĩa thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con ng nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

    +Hoạt động thực tiễn là loại hoạt động mà con ng sử dụng ~ công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất tạo ra của cải vật chất-àhoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất

    +Hoạt động thực tiễn là ~ hoạt động đặc trưng và bản chất của con ng. Nó đc thực hiện 1 cách tất yếu khách quan và ko ngừng phát triển bởi con ng qua các thời kì lịch sửà hoạt động thực tiễn bao h cũng là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử xã hội

*Các hình thức cơ bản của thực tiễn: 3 hình thức

     +Hoạt động sản xuất vật chất

_Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của con ng. Đây là hoạt động mà trong đó con ng sử dụng ~ công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình

_Đây là hình thức quan trọng, quyết định nhất vì nó đảm bảo nhu cầu tất yếu cho sự tồn tại phát triển của xã hội và xét đến cùng thì tất cả các hình thức khác cũng chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất vật chất

    +Hoạt động chính trị-xã hội

Là hoat động cảu các cộng đồng ng, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển

    +Thực nghiệm khoa học

_Là 1 hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn vì đc tiến hành trong ~ điều kiện do con ng tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại ~ trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định ~ quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu

        b.Nhận thức và các trình độ nhận thức

*Khái niệm nhận thức: là 1 quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con ng trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ~ tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng nhận thức.

*Các nguyên tắc cơ bản của nhận thức

_Thừa  nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập vs ý thức con ng

_Thừa nhận con ng có khả năng nhận thức đc thế giới khách quan; coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trog bộ óc của con ng, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận ko có cái j là ko thể nhận thức đc mà chỉ có ~ cái con ng chưa nhận thức đc

_Khẳng định sự phản ánh đó là 1 quá trìh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn...

_Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí

*Nhận thức là 1 quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lí luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học...

    +Nhận thức kinh no

_Là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các SV, HT trong giới tự nhiên, XH hoặc qua các thí nghiệm khoa học

_Kết quả của nhận thức kinh no là ~ tri thức kinh no. Tri thức này có 2 loại là tri thức kinh no thông thường và ~ tri thức kinh no khoa học 2 loại tri thức này có thể bổ sung cho nhau,làm phong phú lẫn nhau

    +Nhận thức lí luận

Là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trog việc khái quát bản chất, quy luật của SV, HT

=> Nhận thức kinh no và nhận thức lí luận là 2 giai đoạn nhận thức khác nhau nhưng có MQH biện chứng lẫn nhau. Trong đó nhận thức kinh no là cơ sỏ của nhận thức lí luận, cung cấp cho nhận thức lí luận ~ tư liệu phong phú, cụ thể; nó trực tiếp gắn chặt vs hoạt động thực tiễn tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lí luận đã có và tổng kết, khái quát thành lí luận mới. Tuy nhiên nhận thức kinh no còn hạn chế ở chỗ nó chỉ dừng lại ở sự mô tả, phân loại các sự kiện, các dữ kiện thu đc từ sự quan sát và thí nghiệm trực tiếp

    +Nhận thức thông thường

_Là loại nhận thức đc hình thành 1 cách tự phát , trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con ng

_Phản ánh SV, HT xảy ra vs tất cả ~ đặc điểm chi tiết, cụ thể và ~ sắc thái khác nhau của SV. Vì vậy nhận thức thông thường mang tính phong phú,  nhiều vẻ và gắn liền vs ~ quan niệm sống thực tế hàng ngàyà nó có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của mọi ng trog xã hội

    +Nhận thức khoa học

_Là loại nhận thức đc hình thành 1 cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, ~ QH tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Sự phản ánh này diễn ra dưới dạng trừu tượng lôgic. Đó là các khái niệm, phạm trù và các quy luật khoa học

_Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng 1 hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn  ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng trog nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trog hoạt động thực tiễn, đặc biệt trog thời đại KH và công nghệ hiện đại

=> Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là 2 bậc thang khác nhau về chất của quá trình nhận thức nhằm đạt tới ~ tri thức chân thực. Giữa chúg có QH chặt chẽ vs nhau. Trog MQH đó, nhận thức thông thường có trc nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Mặc dù đã chứa đựng ~ mầm mống của ~ tri thức khoa học song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở sự phản ánh cái bề ngoài, ngẫu nhiên, ko bản chất của đối tượng và tự nó ko thể chuyển thành nhận thức khoa học.Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải thông qua quá trình tổng kết, trừu tượng, khái quát đúng đắn của các nhà khoa học. Ngc lại khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình con ng nhận thức thế giới

         c.Vai trò của thực tiễn đối vs nhận thức

_Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức và thực tiễn là điểm trực tiếp xuất phát của nhận thức nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động phát triển của nhận thức. Mọi tri thức khoa học đều bắt nguồn từ thực tiễn

_Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà giác quan con ng ngày càng hoàn thiện và phát triển, tư duy logic ngày càng đc củng cố, các phương tiện tinh vi, hiện đại đc ra đời từ hoạt động thực tiễn từ đó trợ giúp con ng ngày càng đi sâu nhận thức bản chất của SV. Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa khi đc áp dụng vào trog thực tiễn và có tác dụng cải tạo thực tiễn do đó thực tiễn đã quy định mục đích của nhận thức, nhận thức ko có mục đích nào khác là nhằm cải tạo thực tiễn

_Thực tiễn là tiêu chuẩn để ktra tính chân lí của quá trình nhận thức. Cụ thể là thực tiễn là thước đo của giá trị của tri thức mà nhận thức đạt đc. Những tri thức đó có thể đúng hay sai, muốn biết đúng hay sai phải quay lại ktra thực tiễn nếu phù hợp vs thực tiễn thì nó trở thành chân lí

_Thực tiễn có vai trò ko ngừng bổ sug, điều chỉnh, sửa chữa,phát triển và hoàn thiện NT

   2.Con đường biện chứng của sự nhận thức

        a.Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí

V.ILênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí như sau: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn- đó là con đg biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan

    _Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ( từ nhận thức cảm tính đến lí tính)

*Nhận thức cảm tính ( trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con ng trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các SV khách quan mang tính chất cụ thể, cảm tính vs ~ biểu hiện phong phú của nó trog MQH vs sự quan sát của con ng. Nhận thức đc biểu hiện qua 3 hình thức cơ bản

     +Cảm giác: là giai đoạn đầu tiên trực quan sinh động trog đó SV, HT trực tiếp tác động vào giác quan của con ng gây nên cảm giác (VD nóng,lạnh...). Cảm con ng về SV khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của quá trình nhận thức nhưng nếu ko có nó thì sẽ ko có bất cứ nhận thức nào về SV khách quan

             àMỗi cảm giác của con ng  về SV khach quan đều phản ánh 1 hay 1 số nội dung nhất định của thế giới

             àCảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ( nội dung cảm giác do thế giới khách quan quy định).Tuy nhiên khi thế giới khách quan đc con ng nhận thức thì nó đc cải biến theo lăng kính chủ quan của con ng

             àCảm giác là cơ sỏ hình thành nên tri giác

     +Tri giác

             àLà sự liên kết tổng hợp của ~ cảm giác => phản ánh SV phong phú, đầy đủ, toàn vẹn hơn

             àTuy nhiên tri giác cũng giống cảm giác chỉ nhận thức đc ~ biểu hiện bên ngoài của SV mà chưa nhận thức đc bản chất bên trog SV, HT

     +Biểu tượng

             àLà sự tái hiện lại khả năng đã đc con ng cảm giác và tri giác

             àĐặc điểm biểu tượng: có khả năng tái hiện hình ảnh mang tính biểu trưng có tính chất liên tưởng về hình ảnh bề ngoài của SV, đây là dấu hiệu đầu tiên của sự trừu tượng hóa về SV. Biểu tượng là tiền đề để con ng chuyển lên giai đoạn nhận thức cao hơn là tư duy trừu tượng(nhận thức lí tính)

*Nhận thức lí tính ( tư duy trừu tượng) là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của SV khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của SV, HT. Nhận thức lí tính đc thể hiện thông qua 3 hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy lý( suy luận)

       +Khái niệm: là hình thức cơ bản của nhận thức lí tính, phản ánh những đặc tính bản chất của SV. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của SV hay 1 lớp các SV. Khái niệm là cơ sở hình thành nên phán đoán trog quá trình con ng tư duy về SV khách quan.

       +Phán đoán: là hình thức cơ bản của nhận thức lí tính đc hình thành trên cơ sở liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định 1 đặc điểm, 1 thuộc tính nào đó của đối tượng. Phán đoán gồm 3 loại

              àPhán đoán đơn nhất: khẳng định hay phủ định 1 đặc điểm, 1 thuộc tính nào đó của đối tượng (VD: Cu dẫn điện)

              àPhán đoán đặc thù: khẳng định hay phủ định 1 đặc điểm, 1 thuộc tính cơ bản nhất của đối tượng (VD: Cu là kim loại)

              àPhán đoán phổ biến: khẳng định hay phủ định 1 đặc điểm, 1 thuộc tính có ở nhiều SV, HT (VD: mạ KL để dẫn điện)

        +Suy lý ( suy luận):

              àĐc hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán để rút ra tri thức mới ( VD: SV trường ĐHNNHN có ý thức BV môi trg. Lan là SV trg ĐHNNHN=> Lan có ý thức BV môi trg)

              àTri thức mới rút ra từ suy lý có thể chân thực hoặc giả dối => muốn chân thực thì phải tuân theo quy luật tư duy logic và các loại hình suy luận ,quy nạp, diễn dịch....

*MQH giữa nhận thức cảm tính và NT lí tính

_NT lí tính và cảm tính có MQH BC trog đó NT cảm tính cug cấp tư liệu cho NT lí tính => Nếu NT lí tính ko bắt nguồn từ NT cảm tính thì đó là hiện thực trống rỗng, xa rời hiệ thực

_NT lí tính làm Nt cảm tính trở nên tinh tế, sâu sắc hơn do đó nếu NT cảm tính mà ko có NT lí tính thì nó chỉ là cảm giác rời rạc ~ tri thức đơn giản do vậy từ MQH này cần tránh 2 khuynh hướng sai lầm

          +CN duy cảm tuyệt đối hóa vai trò NT cảm tính. Họ cho rằng chỉ NT cảm tính mới cho ta hình ảnh chân thực về SV còn NT lí tính chỉ là NT trống rỗng

          +Cn duy lí tuyệt đối hóa vai trò Nh lí tíh. Họ cho rằng chỉ NT lí tính mới cho ta tri thức sâu sắc về SV

=> 2 giai đoạn NT này cùng đan xen nhau trong quá trình nhận thức SV

    _Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn

Tri thức mỗi con ng rút ra từ tư duy trừu tượng có thể đúng có thể sai muốn biết đúng hay sai phải trở lại thực tiễn để kiểm no nếu tri thức phù hợp vs thực tiễn-à nó là chân lí nếu ko phù hợp thì con ng cần xem xét nhận thức lại

       b.Chân lí và vai trò của chân lí đối vs thực tiễn

_Khái niệm chân lí: dùng để chỉ ~ tri thức có nội dung phù hợp vs thực tế khách quan, sự phù hợp đó đc kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn

Theo định nghĩa như vậy khái niệm chân lí ko đồng nhất vs khái niệm tri thức và khái niệm giả thuyết đồng thời chân lí cũng là 1 quá trình

_Các tính chất của chân lí

Mọi chân lí đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể

    +Tính khách quan

àTính khách quan của chân lí là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối vs ý chí chủ quan của con ng; nội dung của tri thức phải phù hợp vs thực tế khách quan chứ ko phải ngc lại

àKhẳng định chân lí có tính khách quan là 1 trong ~ điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của CN duy vật biện chứng vs CN duy tâm và thuyết bất khả tri- là ~ học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của TG vật chất và phủ nhận khả năng con ng nhận thức đc TG

    +Tính tuyệt đối

Là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức vs hiện thực khách quan

    +Tính tương đối

Là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt đc vs hiện thực khách quan mà nó phản ánh

=>Chân lí tương đối và chân lí tuyệt đối ko tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng vs nhau. Một mặt chân lí tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối mặt khác trong mỗi chân lý tương đối bao h cũng chứa đựng ~ yếu tố mang tính tuyệt đối à Cần nhận thức đúng đắn MQHBC giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lí. Nếu cường điệu tính tuyệt đối của chân lý, hạ thấp tính tương đối của nó sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, CN giáo điều, bệh bảo thủ trì trệ. Ngc lại nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối của nó sẽ rơi vào CN tương đối từ đó dẫn đến CN chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri

     +Tính cụ thể

àLà đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh vs q đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử-cụ thể     

àNắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lí có 1 ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi SV,HT,mỗi việc làm của con ng phải dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể; phải xuất phát từ ~ điều kiện lịch sử cụ thể mà vận dụng ~ lí luận chung cho phù hợp

_Vai trò của chân lý đối vs thực tiễn        

    +Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả 1 khi con ng vận dụng đc ~ tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy chân lí là 1 trong ~ điều kiên tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn     

    +MQH giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là MQH biện chứng trog quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn ~ chân lý mà con ng đã đạt đc trog hoạt động thực tiễn

    +Quan điểm biện chứng về MQH giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trog hoạt động nhận thức con ng cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt đc chân lý, phải coi chân lý cũng là 1 quá trình. Đồng thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trog hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và XH

    +Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo ~ tri thức đó vào trog các hoạt động kinh tế- xã hội, nâng cao hiệu quả của ~ hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trog thực tiễn hiện nay

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top