Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


          Triều đại nhà Trần là một mốc son chói lọi trong 4000 năm duwnhgj nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên-Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng,... bất tử. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ca ngợi là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng - thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. Trong những bài thơ bất hủ, trong nhũng kiệt tác chưa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc đó có Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

Năm 1282, quân Nguyên đòi mượn đường đánh chiêm thành nhưng thực tế là có âm mưu xâm lược nước ta. Cuối năm 1284, cuộc kháng chiến lần thứ 2 đến rất gần, Phạm Ngũ Lão đã viết bài thơ Thuật hoài. Hòa cùng không khí thơ ca hào sảng của thời ấy, bài thơ của ông thể hiện chí khí của người quân tử. Thuật hoài là khí phách của người quân tử theo lí tưởng của Nho gia đồng thời thể hiện một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của Hào khí Đông A.

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

Hai câu thơ mang âm hưởng sục sôi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và khát vọng dựng xây đất nước, từ đó làm nên vẻ đẹp của toàn bài. Thời đại anh hùng khiến mọi thứ đều trở nên kì vĩ, kể cả tầm vóc của con người. Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ đầu tiên mang hình tượng tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gain vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử; nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở bình Nguyên ra trận hiên ngang, trấn giữ non sông hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Đội quân "sát thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân Phụ tử chi binh ấy ào ào ra trận, không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn Ngưu", có thể hiểu là "ba quân như hổ báo nuốt trôi trâu" nhưng cũng có thể hiểu theo nghĩa khác được chăng: "ba quân mạnh như hổ báo khí thế át cả sao Ngưu". Dù được hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh so sánh độc đáo này cũng đã gợi được ra sức mạnh của đội quân Sát thát đồng thời cũng khơi gợi nguồn cảm hứng thơ ca, tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học.

Người chiến sĩ "bình Nguyên" mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh các sớ mệnh lịch sử trọng đại. họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang với tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng như một điển tích để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:

"Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)

Giọng điệu thơ khác với hai câu đầu. Chùng xuống, nhip thơ chậm, lắng sâu, tập trung thể hiện cái chí của người quân tử.

"Công danh" mà Phạm Ngũ ão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm sắc màu anh hùng cá nhân. Chưa trả được nợ công danh nghĩa là chưa hoàn thành nhiệm vụ với đời. Tư tưởng này chính là động lực mạnh mẽ cổ vũ thanh niên thời trung đại từ bỏ lối sống tầm thường, sẵn sàng cả thân vì những nhiệm vụ lớn lao của Tổ Quốc.

Song với người anh hùng, bên cạnh cái chí còn phải rnef tâm. Cái tâm của Phạm Ngũ Lão thể hiện qua nỗi thẹn. Thẹn vì chua có được trí tuệ uyên thâm và tài mưu lược của Gia Cát - Khổng Minh thời Tam Quốc. Thẹn vì chưa đưa đất nước ra khỏi dầu sôi lửa bỏng, chưa đưa giang sơn đến bến bờ của sự thái bình.

Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn chỉ có 28 chữ nhưng đã nói lên được cả hào khí của thời đại Đông A với sức mạnh của quân đọi thời Trần và hùng tâm, tráng chí của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Không cần nhiều lời, bài thơ vẫn thể hiện được cả Chí và Tâm, cả Tài Năng và Nhân cách của con người mang tầm vóc vũ trụ. Bài thơ là khúc tráng ca của anh hùng Phạm Ngũ Lão trăm trận trăm tháng, cùng với Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải),... bài thơ sáng ngời Hào khí Đông A. Là một kiệt tác văn học tôn tại mãi mãi với thời gian.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top