Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ LUẬT KINH DOANH 2 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

1. QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP : 

---1.1. Khái niệm về doanh nghiệp: Theo khoản 1, điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, thì :doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.  

1.2 Quy chế pháp lý về thành lập DN:

---Các quy định về điều kiện thành lập DN * Điều kiện về tài sản: Pháp luật quy định muốn thành lập doanh nghiệp phải đạt được một mức tài sản nhất định, thể hiện qua các quy định về vốn:- Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn như thế nào là tùy từng loại ngành nghề mà doanh nghiệp định kinh doanh. 

- Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả thành viên/cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác...* Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Có thể chia làm 03 nhóm- Nhóm ngành nghề tự do kinh doanh: Doanh nghiệp thộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

-- Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện: đối với ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Có nhiều loại điều kiện, đó có thể là: . Điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện về môi trường, vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy..., điều kiện yêu cầu người kinh doanh phải xin giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. 

-Nhóm ngành nghề cấm kinh doanh. Trừ nhóm ngành nghề cấm kinh doanh, doanh nghiệp có thể kinh doanh bất cứ ngành nghề nào thuộc những nhóm còn lại, tuy nhiên muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh ở nhóm nào phải tuân thủ điều kiện của nhóm đó. * Điều kiện về nhân thân người thành lập DN.Có những điều kiện chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, vd: Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp phải là người đã thành niên, có những điều kiện chỉ áp dụng cho mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể, vd: Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải là cá nhân.

-Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau:+ Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;+ Người chưa thành niên, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản;

*Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc tên xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố, tỉnh; số điện thoại và số fax và thư điện tử (nếu có).*Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại điều 31 Luật Doanh nghiệp 2005:+ Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.+ Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do DN phát hành.

+ Các điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp: Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh;Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức đó).  

~~~~~~~~~~~~~~~~~~'

Các quy định về thành lập, đăng ký của doanh nghiệp:(đ 13, 15, luật Doanh nghiệp...)  

__- Tổ chức, cá nhân Việt nam, Nước ngoài có quyền thành lập, quản lý DN tại VN,(Trừ k2đ13) Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị thành lập và ký quyết định thành lập. Sau khi có quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước tiến hành đăng ký kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp khác. Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính,tùy theo điều kiện cụ thể của HTX . 

~~~~~~~~~ 

1.3 Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 

Các quyền cơ bản của doanh nghiệp: (điều 8 LDN)  

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích  

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. 

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. 

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 

- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 

~~~~~~~

Các nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp: Theo điều 9, Luật Doanh nghiệp 2005: 

- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 

- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về DN, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 

- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 

~~~~~~

1.4 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích 

- Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 8, Điều 9 và các quy định khác có liên quan của Luật DN 2005.- Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý. 

- Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.- Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng.- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

************************** 

2. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

''''2.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 

Khái niệm và đặc điểm của DNNN. 

-Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và do đó đều có các cơ sở kinh tế của nhà nước hay còn gọi là các DNNN. 

-Sự tồn tại của DNNN bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu KTXH và yêu cầu điều tiết vĩ mô trong nền KTTT. 

-DNNN là những cơ sở SXKD, do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong DN. Những DN này thuộc quyền sở hữu của NN hay cơ bản thuộc quyền sở hữu của NN. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt với các loại hình DN khác. Tuy vậy sự xác định giới hạn của DNNN của các nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau.Ủy ban cộng đồng châu âu xác định:DNNN là tất cả các DN mà nhà cầm quyền có thể dựa vào quyền sở hữu quyền khống chế cổ phần hoặc các điều lệ quản lý đối với DN để gây ảnh hưởng có tính chất chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với chúng 

-Nước Anh 1956 khi thành lập Uỷ ban đặc biệt về quốc hữu hóa công nghiệp thì quy định DNNN gồm 3 điều kiện:HĐQT DN do chính phủ bổ nhiệm; UB quốc hữu hóa công nghiệp kiểm tra tài khoản KD của DN; Thu nhập của DN phần lớn không dựa vào cung cấp của quốc hội hoặc của các cơ quan tài chính NN. 

Nước Pháp DNNN phải thỏa mãn 3 điều kiện:tính công hữu của quyền sở hữu DN, nhờ đó mà chính phủ xác định được địa vị lãnh đạo của NN đối với DN; có địa vị pháp nhân độc lập; thực hiện các hoạt động công thương độc lập 

-Từ Các nước như Thụy điển,Phần lan, Brasil, Mêhico, ...đều xác định DN có vốn nhà nước trên 50% là DNNN. 

những sự xác định ít nhiều khác nhau trên có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản cua DNNN 

Nhà nước chiếm trên 50% vốn của DN nhờ đó Chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chất chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với DN; 

Các DN đều tổ chức theo chế độ Cty là một pháp nhân nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động KD và thường phải thực hiện song song cả 2 mục tiêu sinh lợi và mục tiêu xã hội 

-Ở Việt nam DNNN bắt đầu được phát triển từ 1948. Theo SL104/Slngày 1/1/1948 DNNN gọi là DN quốc gia và điều 2 ghi:DN quốc gia là một DN thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển.về sau những đơn vị này được gọi là xí nghiệp quốc doanh (trong công nghiệp), nông, lâm trường quốc doanh(trong nông, lâm nghiệp), cửa hàng quốc doanh(thương nghiệp).... 

Thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức trong nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 điếu 1 quy đĩnh:DNNN là một tổ chức kinh tế do NN thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu.  

-Đ1 LDNNN năm1995:DNNN là một tổ chức kinh tế do NN đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêuKTXH do NN giao. 

DNNN có tư cách pháp nhân,có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động KD trong phạm vi số vốn do DN quản lý. 

Tính đến trước Luật DNNN 2003 ban hành thì DNNN được hiểu là DNNN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.  

-Hiện nay quan điểm đó đã thay đổi. Theo luật DNNN 2003:Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. 

Như vậy DNNN hiện nay không chỉ là những DN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ mà còn là những DN có cổ phần, vốn góp chi phối của NN, có nghĩa là NN chiếm trên 50% vốn điều lệ 

~~~~~~~~~ 

ĐẶC ĐiỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 

-Đặc điểm về sở hữu:DNNN là DN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Đó là những DN do NN đầu tư toàn bộ vốn điều lệ để thành lập hoặc là những DN mà cổ phần hoặc vốn góp của NN chiếm trên 50% vốn điều lệ 

Đặc điểm về quyền quyết định hoặc chi phối đối với DN: vì DNNN do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối nên NN có toàn quyền định đoạt đối với DN hoặc quyền định đoạt đối với điều lệ hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh chủ chốt cũng như các quyết định quản lý quan trọng khác của DN. 

-Đặc điểm về hình thức tồn tại:DNNN hiện nay rất đa dạng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như Cty NN, Cty cổ phần NN, Cty TNHHNN một thành viên, Cty TNHHNN hai thành viên trở lên, DN có cổ phần,vốn góp chi phối của NN. 

-Đặc điểm về tư cách pháp lý và trách nhiệm về tài sản: DNNN là tổ chức KT có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán KD, lấy thu bù chi bảo đảm có lãi để tồn tại và phát triển. DNNN có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng đó về mọi hoạt độngSXKD

- Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước. 

-Công ty nhà nước có hai hình thức tổ chức hoạt động là công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.- Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn. - Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 

-- Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên là công ty TNHH mà trong đó tất cả các thành viên đều là các công ty nhà nước hay có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn.Công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp  

---- 

Đặc điểm của công ty nhà nước : 

-Công ty nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước nên công ty nhà nước có một số điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động: + Việc quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu của công ty nhà nước đều do cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định, + Nhà nước quyết định các mục tiêu, chiến lược phát triển và định hướng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. 

+ Vốn và tài sản của công ty nhà nước do Nhà nước cấp, doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng nhưng phải theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.+ Doanh nghiệp được huy động vốn cho hoạt động kinh doanh nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu nhà nước của doanh nghiệp. 

-Là một loại hình doanh nghiệp, công ty nhà nước bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, chủ sở hữu nhà nước chi phối doanh nghiệp trên cơ sở quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, không can thiệp vi mô vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân, được nhân danh mình tham gia vào các quan hệ kinh doanh và có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động đó. Công ty nhà nước là bộ phận có vai trò quan trọng đối với việc giữ vững vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước. 

------ 

Tổ chức quản lý công ty nhà nước 

-Công ty Nhà nước được tổ chức theo hai mô hình:  

* Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị: Áp dụng với các Tổng công ty, những công ty nhà nước độc lập có quy mô lớn. 

+ Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty. HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước được Chính phủ ủy quyền về sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu NN giao 

-- 

Cơ cấu HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên. Chủ tịch HĐQT là thành viên chuyên trách (không kiêm nhiệm thêm chức vụ khác) và không kiêm Tổng Giám đốc (Giám đốc). Thành viên HĐQT chuyên trách hoặc kiêm trách. HĐQT do Người quyết định thành lập công ty nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật. HĐQT có nhiệm kỳ 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.Chế độ làm việc: HĐQT làm việc theo chế độ tập thể, ít nhất họp 1 lần/quý. Cuộc họp hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự và thông qua các quyết định khi có hơn 50% tổng số thành viên HĐQT tán thành.  

--+ Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo p.luật của ctyNN, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pluật.+ Ban Kiểm soát: Được thành lập để giám sát các hoạt động của HĐQT và Tổng Giám đốc (giám đốc). + Phó Tgđ (PhGđ) giúp TGđ điều hành d.nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của TGđ, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc. 

+ Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc (Giám đốc) chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.+ Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ (hành chính, quản trị, tổ chức, lao động-tiền lương...) có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc (Giám đốc) trong quản lý, điều hành công việc. 

--* Công ty nhà nước không có HĐQT: 

+ Giám đốc do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê, kỷ luật, khen thưởng, chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về các hoạt động của công ty. Là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp và là người đại diện theo pháp luật của công ty.  

+ Các chức vụ như Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, phòng ban nghiệp vụ... như quy định ở công ty nhà nước có HĐQT.

ai muốn lấy bài liên hệ qua yh [email protected]

mình sẽ gửi bài qua mail cho

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top