Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

#4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lăng Minh Mạng
Địa chỉ: xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
----

Phần I: Giới thiệu di tích lịch sử lăng vua Triều Nguyễn - Lăng Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.

Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ... được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng môn (cổng chính vào Lăng), cao 9m, rộng 12m, cổng này có ba lối đi, lối đi giữa chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó đóng chặt, ngoài ra còn có hai cổng phụ Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Sau Đại Hồng Môn là sân rộng 45m x 45m, hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình, trên bia có bài "Thánh Đức thần công" (ghi công của vua Minh Mạng). Tiếp theo là sân triều lễ; Hiển Đức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng cho mặt đất. Điện Sùng Ân nằm ở trung tâm, xung quanh có Tả, Hữu, Phối điện (trước) và Tả Hữu Tùng phòng (sau) cũng được giới hạn trong lớp tường thành hình vuông. Hoàng Trạch môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện. Đi qua ba cây cầu bắt qua hồ Trừng Minh là tới Minh Lâu, Minh Lâu là lầu sáng là nơi vua suy ngẫm và là nơi đi về của linh hồn Tiên đế. Một cái hồ hình trăng non tên Tân Nguyệt ôm lấy Bửu thành hình tròn nằm ở giữa, đây là nơi bắt đầu của thế giới vô biên, nơi yên nghỉ của nhà vua giữa tâm một quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn. Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp.

Lăng Minh mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn. 

-----

* Tham khảo thêm hình ảnh ở địa chỉ sau: https://gis21.thuathienhue.gov.vn/geditor.aspx?mapid=12619&gtoken=10DF3ADBE21217DE5D6FE9554CDEBAC30E3B7160B3ACE0A8A0E9B950F6230FFA5E6E70508D68978B000F52353D8F7C7F25D8CC1D65ECE76695BC87E4112B73E5484D1D61A6727744791B573A0B30A93340405EF5#

** Bài viết giới thiệu không do tác giả hoàn toàn viết, nguồn tại đây: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Lang-Minh-Mang/newsid/B042FB33-9BDA-4E25-AF80-3F0FAABD4D84/cid/4E568EE4-C8BC-4F08-8B97-706999B99B37

Phần II: Phân tích quy hoạch tổng thể Lăng Minh Mạng

Di tích lịch sử này hiện được xem là ngôi lăng mộ đẹp nhất của các vị Vua nhà Nguyễn, tuy có hư hỏng do bom đạn chiến tranh và dấu thời gian tuy nhiên đã được tu bổ.

Nơi chôn cất nhà vua là nơi linh thiêng nhất, được đặt tại nơi hợp phong thủy "tỏa sơn, hướng thủy", phía sau là núi Kim Phụng phía trước là hồ nhân tạo Tân Nguyệt. Theo hình dáng lăng thì nơi này chính là phần đầu của hình người đang nằm duỗi tay, từ ngày xưa, đã xuất hiện những kiểu quy hoạch đọc đáo này. Ngoài hồ Tân Nguyệt, ngăn cách nơi linh thiêng với điện thờ, còn có hồ lớn Trừng Minh, đây là hồ để nhà vua thường ghé du ngoạn, ngoại cảnh và câu cá, đọc sách hay ngắm trăng. Như ý tưởng chung của ngôi mộ, hồ này cũng được chia làm hai phần, phân tách bởi cây cầu nằm trên trục thần đạo nối thẳng từ Bình phong ngay lỗi vào đến Bửu Thành.

Tuy các công trình ven hồ đã bị hư hại, phần điện thờ nhà vua và vợ vua cùng các quan văn (bên hữu), quan võ (bên tả) và phu nhân của các quan, vẫn được trùng tu bảo dưỡng cho đến ngày nay.

Về quy hoạch ngày xưa đẹp là như vậy, nhưng tình hình hiện này, có thể do đất chật người đông, có thể do nhà nước hình thành sau khi người dân định cư đến đất của khu mộ, mỹ quan khu mộ từ xa không được như nguyên khai. Số hộ dân sống gần mặt tiền khu mộ (ven sông hữu Trạch) khoảng tầm 100 hộ dân (dữ liệu từ bản đồ công bổ trên cổng thông tin điện tử TTH). Xét về quy hoạch sử dụng đất, vùng màu hồng trên hình dưới là đất được quy hoạch dành cho các di tích lịch sử. Các hộ dân sống chung quanh đều bất hợp pháp theo quy hoạch sử dụng đất, cần giải phóng mặt bằng và quy hoạch lại mặt tiền khu mộ để nâng cao giá trị thẩm mỹ cho di tích này, góp phần phát triển ngành công nghiệp không khói ngày một tốt hơn ở Kinh đô Huế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top