Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

CHƯƠNG 2 : KÝ ỨC VÀ SỰ NGỘ NHẬN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hãy nghĩ về những ký ức đầu tiên của bạn.Đó có phải là hình ảnh bạn chạy vòng quanh trong sân chơi, đến công viên giải trí, gặp anh chị em của bạn không? Bạn có thể tưởng tượng được đã có gì xảy ra không?

Nhiều khả năng là, ký ức này thực tế là do não bạn tự phát minh ra.Chúng ta không có máy thu hình gắn vào mắt chúng ta. Não chúng ta chịu trách nhiệm xây dựng những ký ức, và do đó những ký ức không nhất thiết phải phản ánh thực tế. Thay vào đó, chúng bị ảnh hưởng bởi những đức tinthiên kiến đã tồn tại từ trước, chính những yếu tố đó đã biến ký ức trở thành thực tế mà não chấp nhận. Trước khi chúng ta đào sâu vào tư duy phản biện, chúng ta phải khám phá chi tiết bản chất của ký ức để có thể hiểu được cách não chúng ta xử lý những thông tin chúng ta nhớ và biết.

Phần trí nhớ mà chúng ta dùng nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày là trí nhớ ngắn hạn. Đây là thông tin mà chúng ta vừa xử lý gần đây, và chúng ta có thể ghi nhớ mà không phải cố gắng nhiều. Hành động ghi nhớ này chỉ là tạm thời. Chúng ta thường quên những thứ ký ức ngắn hạn sau một khoảng thời gian dài. Nghiên cứu cho thấy chúng ta chỉ có thể ghi nhớ khoảng bảy thứ khi dùng trí nhớ ngắn hạn, và chúng ta chỉ có thể nhớ nó trong khoảng một phút sau khi thông tin đó được xử lý. Điều này khiến chúng ta trông có vẻ như chả bao giờ dùng đến trí nhớ, nhưng thật ra nó lại rất quan trọng. Ví dụ, khi có ai đó nói chuyện với bạn, bạn cần nhớ những từ họ vừa nói trước đó để có thể hiểu được toàn bộ câu chuyện của họ. Trí nhớ ngắn hạn cũng chịu trách nhiệm cho việc chúng ta quên mất đã để đồ ở đâu; nếu não bạn nghĩ về quá nhiều thứ, thì vị trí của món đồ bị mất sẽ bị đẩy ra khỏi ký ức ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn tiến hóa như vậy vì nó giúp chúng ta tập trung vào những thứ quan trọng,như là liệu hổ có ăn thịt chúng ta không, thay vì bị phân tâm bởi những cành cây mà chúng ta vừa giẫm vào. Trí nhớ ngắn hạn, như thiên kiến và cảm xúc, được thiết kế để giúp chúng ta sống sót trong hoang dã. 8


Vì trí nhớ ngắn hạn chiếm một phần rất nhỏ trong não chúng ta, chúng ta sẽ không thể nhớ hoàn chỉnh một ký ức giống như ở trí nhớ dài hạn.Thay vào đó, não chúng ta đưa ra những tín hiệu như những từ ngữ, hình ảnh và để chúng ta tự đoán phần còn lại. Vì mô hình trí nhớ này là rất có hạn và ngắn hạn, chúng ta phải cố gắng duy trì bất kỳ thông tin nào chúng ta muốn ghi nhớ lâu dài. Nỗ lực này có thể ở dưới dạng lặp lại thông tin, hoặc chia nhỏ thông tin thành những phần nhỏ, đơn giản hơn.Bạn cũng có thể bắt đầu một quá trình liên kết như một "cung điện ký ức". Cung điện ký ức là phương tiện ghi nhớ mà bạn có thể xây dựng một ngôi nhà tưởng tượng, và bạn đặt những thứ bạn muốn nhớ ở những phòng khác nhau để bạn có thể tạo ra liên kết giữa những hình ảnh nhất định và những ký ức khác. Động lực để bạn nhớ một thứ cũng có thể giúp bạn ghi nhớ - nếu bạn đang có một kỳ nghỉ tuyệt vời và bạn tự nói với mình, "Mình muốn ghi nhớ điều này", bạn chắc chắn sẽ nhớ đấy!


Một khi bạn đã hoàn thành quá trình tập trung này, thông tin bạn tập trung vào sẽ chuyển sang trí nhớ dài hạn, từ đó bạn có thể ghi nhớ trong một khoảng thời gian lâu hơn. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng bạn không nhớ nhiều thứ về tuổi thơ của mình, chắc chắn bạn sẽ nhớ rất rõ ngày tốt nghiệp trung học (cho dù đã 30 năm trôi qua). Thực tế, có rất nhiều tranh luận về việc liệu bạn có thực sự quên những ký ức, hay nó chỉ trở nên khó tìm trong não hơn theo thời gian. Trí nhớ dài hạn chủ yếu liên kết những ký ức với ý nghĩa và những ký ức khác, đó là cách vận hành cơ bản của trí nhớ. Tuy nhiên, cũng có một vài bằng chứng cho thấy não chúng ta liên kết ký ức với âm thanh, điều đó giải thích chúng ta ghi nhớ lời bài hát dễ hơn là nhớ những đoạn văn hay bài thơ.9

Quá trình đưa mọi thứ vào bộ nhớ dài hạn của chúng ta hoạt động như thế nào theo cấu trúc vật lý của não? Để xử lý thông tin cho trí nhớ dài hạn, bộ não thực chất phải tái cấu trúc những nơ-ron của nó, hoặc tế bào thần kinh. Hiện tượng này được gọi là tăng độ mạnh dài hạn.* Bất cứ khi nào chúng ta học thứ gì đó, nó thay đổi cấu trúc những tế bào não và thậm chí có thể tạo ra những tế bào não mới! Những cấu trúc được tạo ra bởi những nơ-ron được gọi là mạng lưới nơ-ron vì các nơ-ron thần kinh giao tiếp với nhau thông qua một mạng lưới. Khi chúng ta phát triển những mạng lưới mới qua việc học, những nơ-ron của chúng ta tạo raprotein giúp chuyển các chất dẫn truyền thần kinh, hoặc các tín hiệu hóa học giúp các tế bào não giao tiếp, qua những liên kết giữa những tế bào Xynap. Mỗi lần chúng ta sử dụng liên kết này, nó sẽ mạnh hơn. Những liên kết này cũng kết nối với các bộ phận khác của bộ não, như phần vỏ não thị giác và thính giác, điều này giúp chúng ta gắn kết dữ liệu cảm giác với ký ức của chúng ta.

* Nguyên gốc tiếng Anh là "Long-term potentiation".

Sinh lý học của trí nhớ ngắn hạn là tạm thời; phần lớn là những giao tiếp nhanh, ngắn gọn giữa những phần cảm giác của bộ não và phần thùy trán, thùy trước trán và thùy đỉnh (nơi chủ yếu điều khiển những quyết định nhanh). Tuy nhiên, trí nhớ dài hạn được lưu trữ tại những liên kết vĩnh cửu và phát triển tốt hơn trong não chúng ta, những ký ức dài hạn sau này sẽ là phần chiếm nhiều diện tích nhất trong não chúng ta. Bạn có thể biết hồi hải mã là một phần của não liên quan tới ký ức, nhưng đó không phải là chỗ chứa những trí nhớ dài hạn. Thay vào đó, nó giúp di chuyển dữ liệu từ những trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn, cũng như bắt đầu những thay đổi cấu trúc mà chúng ta vừa nói.

Vậy thì việc "quên" hoạt động như thế nào? Khi chúng ta quên một thứ, điều đó có nghĩa những liên kết chúng ta hình thành trong mạng lưới nơ-ron thần kinh đã yếu đi. Bạn cũng có thể quên khi não chúng ta xây dựng một mạng lưới mới đè lên cái cũ. Hãy tưởng tượng giống như ngày xưa,bạn có thể ghi đè một video khác lên cuộn băng VHS; quá trình quên cũng đại loại giống như vậy. Đây là lý do tại sao chúng ta thường hay quên khi chúng ta cảm thấy bị kiệt sức bởi quá nhiều công việc. Não chúng ta thường "ghi đè" lên những thứ cũ để có thể chứa những thứ mới.

Bạn đã bao giờ tự hỏi mình có khả năng nhớ nhiều đến mức nào chưa?Vào năm 2007, Richard Wiseman đã tiến hành một thí nghiệm gọi là"Nhớ lại toàn bộ" để kiểm tra chính xác não người có khả năng nhớ được bao nhiêu thứ. Ông thực hiện thí nghiệm bằng cách cho hai tình nguyện viên (đều là nữ) xem 10.000 hình ảnh trong hai ngày, sau đó kiểm tra để xem họ có thể nhớ được bao nhiêu hình ảnh. Loại thí nghiệm này không có gì là mới; Lionel Standing là người đầu tiên thực hiện thí nghiệm trí nhớ này vào những năm đầu thập kỷ 70 ở Canada, thông qua thí nghiệm này, ông phát hiện ra những đối tượng thử nghiệm có thể nhớ đến 70% số bức ảnh - hay 7.000 hình ảnh lướt qua trong 1 giây chỉ trong vài ngày! Vấn đề với nghiên cứu này là nó rất khó để mô phỏng và Wiseman là người đầu tiên thử mô phỏng lại.

Wiseman đã thấy rằng những đối tượng, trung bình sẽ có khả năng nhớtốt hơn nếu có ít hình ảnh hơn, nhưng ông vẫn thấy bất ngờ vì khả năng nhớ của họ - trung bình, tới 98% đối với 612 bức ảnh và 65% đối với10.000 bức ảnh. Hóa ra là chúng ta nhớ được nhiều thứ chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày hơn chúng ta nghĩ, dù là quảng cáo, những gương mặt, hay những mô hình giao thông. Con người thực chất có một trí nhớ hình ảnh rất quyền năng.10

Tuy nhiên, trí nhớ của chúng ta không giống những ổ cứng máy tính có thể truy cập dễ dàng; chúng có giới hạn nhất định. Giới hạn rõ hàng nhất mà bạn có thể nghĩ tới là khi bạn không thể nhớ được thứ gì đó nữa. Đây là khiếm khuyết duy nhất mà chúng ta có thể tự nhận ra, nhưng nó không phải là khiếm khuyết duy nhất. Qua thời gian, những ký ức của chúng ta có thể sáp nhập lại thành một ký ức duy nhất, hoặc chúng có thể thay đổi. Điều này có nghĩa những ký ức của chúng ta không phải lúc nào cũng đáng tin, nhưng thú vị là, những cảm xúc mạnh mẽ có thể tạo ra những ký ức đáng nhớ. Những ký ức sáng tỏ là những ký ức mà đột nhiên chúng ta có, những thứ không ngờ tới được gắn chặt với những cảm xúc mãnh liệt, thay vì những sự kiện thường ngày. Những ký ức này thường duy trì lâu hơn phần lớn ký ức thường ngày và chứa được nhiều chi tiết của sự việc thực tế hơn. Ví dụ, phần lớn những người sống sót trong ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát hay thảm họa 9/11 sẽ nhớ rõ họ đang ở đâu, đang làm gì và đang ở với ai khi họ biết đến sự kiện đó vì họ cảm nhận được những cảm xúc mãnh liệt. Loại trí nhớ này thường được gắn với những chấn động cảm xúc, đây cũng là lý do vì sao những nạn nhân của xâm hại tình dục nhớ rất rõ vụ tấn công cho dù nó đã xảy ra rất lâu rồi.

Roger Brown và James Kulik đặt ra thuật ngữ "ký ức sáng tỏ" vào năm1977 cho những ký ức đau thương. Học thuyết của họ cho thấy bộ nãođã ghi lại những sự kiện này vô cùng chính xác bởi vì chúng quá khó để xử lý vào lúc đó, và phải được phân tích sau một khoảng thời gian khi sự kiện diễn ra. Điều này sẽ cung cấp lợi thế tiến hóa của việc học hỏi từ những kinh nghiệm đau thương để ngăn chúng tái diễn.11

Tuy nhiên, những ký ức này cũng có phai mờ đi một chút qua thời gian. Một nghiên cứu năm 1992 bởi Ulric Neisser và Nicole Harsch đã đánh giá bản chất của ký ức sáng tỏ. Họ đã khảo sát ký ức của 106 học sinh về vụ nổ của tàu con thoi Challenger qua một bảng câu hỏi. Khoảng hai năm rưỡi sau, họ đưa cho nhóm học sinh đó những câu hỏi y hệt. Sau đó, họ đã so sánh những câu hỏi để đánh giá tính chính xác về ký ức của các học sinh sau hai năm rưỡi từ cuộc khảo sát đầu tiên. Họ thấy rằng 1/4 số học sinh đạt điểm 0 trên thang điểm chính xác từ 0-7, và 50% đạt được điểm thấp hơn hoặc bằng 2. Điều này có nghĩa là những ký ức của các học sinh đó về sự kiện đã phai mờ đi trong một khoảng thời gian khá ngắn. Các học sinh có nhớ sự kiện - chỉ là họ nhớ không chính xác thôi. Ký ức của họ đã bị thay đổi theo thời gian.12

Sau thảm họa 9/11, một thí nghiệm tương tự được tiến hành. Lần này, trí nhớ của những người tham gia về những sự kiện tầm thường cũng được đánh giá cùng với ký ức sáng tỏ về sự kiện đau thương đó. Những nhà nghiên cứu nhận thấy sự khác biệt giữa ký ức sáng tỏ và ký ức thường ngày là những bệnh nhân tự tin về những ký ức sáng tỏ của họ hơn là những ký ức bình thường. Sự tự tin này không có nghĩa là những ký ức sáng tỏ là chính xác. Tự tin có thể dẫn đến những ký ức rõ ràng, nhưng nó cũng chưa chắc đã đúng với thực tế.

Hãy nghĩ tới một sự thật bạn tự tin là bạn biết.

Giả sử bạn biết dì Carol của bạn sống ở Michigan một vài năm trước. Nhưng liệu bạn có nhớ bạn đã biết thông tin đó bằng cách nào không?Mọi người thường gặp vấn đề trong việc nhớ ra tại sao họ lại nhớ những điều họ nhớ. Hiện tượng này được gọi là "mất trí nhớ nguồn"(source amnesia). Mất trí nhớ nguồn thường xảy ra khi ký ức rõ ràng của bạn, hoặc ký ức mà bạn dùng để nhớ những thứ như ngày kỷ niệm hay giờ họp, gặp trục trặc. Đây là bản sao của trí nhớ rõ ràng, nơi chúng ta lưu những thứ như cách bơi, một cách vô thức. Trí nhớ rõ ràng được dành cho những thứ chúng ta muốn ghi nhớ, đây là yếu tố rất cần thiết cho việc nhớ được nguồn thông tin của chúng ta.13

Tất cả mọi người đã từng trải qua việc mất trí nhớ nguồn, và phần lớn thì nó sẽ không gây ảnh hưởng gì cả. Hơn nữa từ góc nhìn tiến hóa, quan trọng là chúng ta nhớ những điều chúng ta đã biết thay vì cách chúng ta biết nó; sau cùng thì biết "lửa cháy" quan trọng hơn là nhớ người nào hướng dẫn chúng ta tránh xa nó khi còn bé. Tuy nhiên, hiện nay việc trích dẫn các nguồn thông tin cũng rất quan trọng. Nếu không chúng ta sẽ tin vào những lời nói dối hoặc thông tin sai lệch, hoặc thậm chí là tuyên truyền chúng, vì chúng ta không biết liệu nguồn thông tin đó có đáng tin cậy hay không.

Con người cũng trải nghiệm việc mất trí nhớ sự thật, đây là hiện tượng khi chúng ta nhớ một khẳng định nào mà không chắc chắn nó chính xác hay không. Chúng ta thường nói rằng, "Ô, tôi đã từng nghe nó rồi", mà không nhận ra chúng ta cũng đã nghe rằng khẳng định đó là không chính xác. Đây là cách những tin đồn lan tỏa. Nếu chúng ta thấy một câu nói nghe có vẻ quen thuộc, chúng ta sẽ nhớ nội dung hơn là tính xác thực của nó, nhưng trên thực tế việc chúng ta nhớ nó khiến chúng ta nghĩ là nó chính xác. Điều này khiến chúng ta có thể gán những tính không chính xác vào thông tin mà chúng ta thực sự mới chỉ biết tới. Điều này được biết đến như là "hiệu ứng chân lý ảo tưởng", và đã được khám phá vào năm 1977 trong một nghiên cứu kết hợp của một nhóm những nhà nghiên cứu từ Đại học Temple và Đại học Villanova. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ là, "Ô, mình đã từng nghe về việc Cuba có liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Kennedy", nhưng không nhớ rằng thông tin này đã được bác bỏ. Sau đó chúng ta có một ấn tượng rằng chính Cuba có liên quan đến vụ ám sát. Đây là thứ khiến thông tin sai lệch và "những sự thật thay thế" trở nên xảo quyệt như vậy: Nếu chúng ta không cố gắng nhớ ra rằng những thông tin này không đúng sự thật, não sẽ lừa chúng ta nghĩ rằng chúng chính xác. Sự gợi ý rất quyền lực; sự lặp lại và củng cố thông tin có thể thuyết phục chúng ta nghĩ rằng nó chính xác. Thiên vị mù quáng là một dạng khác của hiệu ứng này; nếu ai đó nói với chúng ta rằng một thứ gì đó là sự thật, chúng ta sẽ hồi tưởng và tạo liên kết để chúng ta tin rằng tự bản thân cũng có thể đưa ra kết luận đó. Sự quen thuộc có thể quyền lực hơn những suy nghĩ lý trí, cho nên chúng ta phải cẩn thận vớinó trong các lỗi tư duy phản biện.15

Khía cạnh cuối cùng của ký ức mà chúng ta cần hiểu trong bối cảnh của tư duy phản biện là chúng ta có hai loại khác nhau: ký ức xúc cảm và ký ức chi tiết. Ký ức xúc cảm là những ấn tượng tổng quát của chúng ta về những thứ đã xảy ra và như bạn cũng có thể đoán được, phần lớn gắn kết chặt chẽ với cảm xúc của chúng ta. Ví dụ, bạn chắc chắn sẽ nhớ khoảnh khắc khiến bạn kinh sợ ngay khi nhắc về nó. Bạn chắc hẳn sẽ có những nơi hoặc tình huống gắn liền với những cảm xúc như sợ hãi, dù bạn có thể không nhớ sự kiện gì đã khiến bạn cảm thấy như vậy.Trong khi đó, ký ức chi tiết của bạn gắn liền với những thứ chính xác như cái tên của nó: những chi tiết. Những cuộc thử nghiệm qua máy quét MRI đã xác định được rằng khi mọi người nhớ lại những loại ký ức khác nhau, họ có những mô hình não khác nhau, điều đó có nghĩa là họ kích thích hoạt động thần kinh của các khu vực khác nhau. Điều này có nghĩa là những phần khác nhau của bộ não xử lý những chi tiết và cảm xúc rộng hơn.16

Đối với chúng ta, những chi tiết thường khó nhớ hơn, bởi vì bên cạnh việc có một trí nhớ thần kinh mạnh mẽ cho những xúc cảm, tâm trí chúng ta thích tập trung vào những thứ kích thích hấp dẫn và điều chỉnh phần còn lại. Hiện tượng này được gọi là "chú ý chọn lọc" và nó thực sự là một điều tốt vì nó ngăn não chúng ta bị quá tải với những dữ liệu cảm giác. Thay vào đó, chúng ta sẽ chỉ cần nhớ những chi tiết quan trọng. Ví dụ, nếu bạn bị tấn công với một vũ khí, bạn chắc chắn sẽ nhớ vũ khí đó là gì, nhưng có lẽ sẽ không nhớ nhãn hiệu áo của kẻ tấn công.

Mặt trái của xu hướng xóa đi những chi tiết nhỏ là não chúng ta thường tự lấp những lỗ hổng trong ký ức - và não thực sự không làm tốt việc này. Những chi tiết này thường bị thay đổi hoặc đơn giản là không chính xác. Phần lớn những chi tiết bạn nhớ từ bất kỳ tình huống nào, thực tế đều được xây dựng lại thay vì nhớ lại tình huống đã thực sự xảy ra.Những chi tiết này cũng có thể thay đổi dựa trên những nền tảng kiến thức sâu rộng của bạn, bởi vì mỗi lần bạn học được một thông tin mới,não bạn cũng cập nhật những thứ khác. Não chúng ta thích có một câu chuyện về những trải nghiệm thế giới, nên nó thường thay đổi ký ức để phù hợp với câu chuyện đó. Đó chính là lý do vì sao chúng ta rất thích phóng đại mọi thứ - tâm trí chúng ta thích biến những tình huống nguy hiểm nghe có vẻ nghiêm trọng hơn (tất nhiên, bạn có thể thấy chúng quan trọng như thế nào từ góc nhìn tiến hóa). Những chi tiết trong ký ức chúng ta đều dựa trên các thiên kiến, được xây dựng và được tạo ra khi cần đến, và việc chúng ta nhận ra điều này là rất quan trọng. Những nhà nghiên cứu gọi đây là "ô nhiễm bộ nhớ".


Hãy nhớ lại một cuộc hội thoại gần đây giữa bạn và bạn của bạn. Nếu bạn hỏi những người bạn về cuộc hội thoại đó, ký ức của họ về những điều bạn đã nói thường sẽ rất khác so với trí nhớ của bạn, và bạn cũng sẽ nhớ rằng mình đã nói những điều rất khác. Hiện tượng này xảy ra là vì não của bạn luôn thiên vị câu chuyện của bạn hơn và xây dựng những ký ức phù hợp với câu chuyện đó. Đây là lý do tại sao việc chia sẻ quan điểm và nhận ra rằng mọi người luôn tự bóp méo ký ức của họ là rất quan trọng. Tất cả chúng ta đều có những đóng góp quan trọng khi ngẫm lại quá khứ.

Nếu bạn có một công việc đòi hỏi trí nhớ, đây là lúc cần ghi nhớ điều này một cách đặc biệt quan trọng. Trí nhớ của bạn, mặc dù có thể bạn rất tự tin về nó, không phải lúc nào cũng chính xác. Nếu bạn là một sĩ quan cảnh sát đang phải phỏng vấn nhân chứng về một tai nạn nào đó, hãy nhớ rằng trí nhớ của nhân chứng sẽ thường thiên vị theo câu chuyện của họ. Nếu bạn là một nhà trị liệu, bạn cần nhớ rằng trí nhớ bệnh nhân không phải lúc nào cũng chính xác, và có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề tâm lý hay quá khứ đau thương. Một cách quan trọng để đối mặt với những việc trên là hỏi những câu hỏi mang tính gợi mở thay vì những câu hỏi có hoặc không, vì chúng sẽ mang lại kết quả chính xác hơn là câu hỏi "dẫn dắt" như "Bạn có nhìn thấy tên trộm rẽ trái ở ngã tư không?"Trùng hợp là, đây là lý do những câu hỏi "mở" thường được dùng trong những bài kiểm tra tại tòa án khi luật sư tra khảo nhân chứng của bên mình, và những câu hỏi "dẫn dắt" được dùng trong bước kiểm tra chéo,khi luật sư cố tìm ra lỗ hổng trong lời khai của nhân chứng phía đối phương.

FBI coi những câu hỏi "mở" là yếu tố làm hỏng quá trình thẩm vấn, và không khuyến khích những đặc vụ sử dụng nó. FBI cũng không khuyến khích sử dụng từ "hướng dẫn" - hoạt động hướng dẫn một nhân chứng đưa ra thông tin để xác nhận giả thiết của đặc vụ. Điều này sẽ dẫn đến thiên kiến xác nhận trong khi thẩm vấn. Ví dụ, nếu một đặc vụ hỏi một đối tượng thẩm vấn về sự có mặt của anh ta tại hiện trường vụ án, đặc vụ đó đang hướng nghi phạm đến những bằng chứng chống lại chính mình. Những câu hỏi mở sẽ giúp nhân chứng thoải mái nhớ lại những điều họ đã thấy hơn.

Áp lực cũng là một nhân tố quan trọng đối với việc ghi nhớ, và những đặc vụ FBI (cũng như những chuyên gia thực thi pháp luật) được khuyến khích ghi nhớ điều này. Một người thoải mái có khả năng đưa ra những lời khai chính xác hơn, so với những người bị dẫn dắt phải khai những lời mà người thẩm vấn muốn nghe. Do đó, FBI tích cực khuyến khích các quy trình "đồng cảm" luôn ghi nhớ bối cảnh của một đối tượng - nền văn hóa của họ, các thiên kiến và kinh nghiệm của họ. Như bạn có thể đã thấy trong các chương trình tư pháp hình sự và những chương trình podcast như Making a Murderer (tạm dịch: Tạo nên một kẻ giết người)và Serial (tạm dịch: Giết người hàng loạt), trí nhớ là một trong những công cụ hữu ích nhất của những cơ quan lập pháp, nhưng sự bất thường của nó có đồng nghĩa với việc những nhân chứng cần được đối xử cẩn thận. Nếu không, hệ thống pháp luật có thể sẽ không hoàn thành nhiệm vụ và xử oan những người vô tội.17

Việc nhận ra được rằng trí nhớ là một nguồn hữu ích, nhưng cũng hiếm khi chính xác 100% là rất quan trọng. Não của chúng ta cũng đã tiến hóa để tạo ra, thay đổi và xây dựng những ký ức xung quanh những thiên kiến đã tồn tại từ trước và những câu chuyện cá nhân. Cấu trúc vật lý của não thực sự thay đổi cùng với ký ức của chúng ta, điều đó có nghĩa là những thay đổi thường vĩnh viễn cho đến khi có những thay đổi khác xảy ra. Chúng ta thường lấp đầy những lỗ hổng thông tin mà chúng ta tiếp nhận với những chi tiết được não dựng nên, hoặc thậm chí được lấy từ ký ức khác (hãy nghĩ về những người có xu hướng tô điểm cho những ký ức của mình với những chi tiết trong bộ phim họ đã xem). Chúng ta thường không biết rằng mình đang làm như thế. Đối với chúng ta, tất cả những ký ức đều là thật, và việc phát hiện ra một ký ức sai lệch là rất khó, thậm chí là không thể. Điều này có nghĩa là tư duy phản biện là một công cụ đặc biệt hữu ích khi nghĩ về quá khứ - là quá trình tạo nên lịchsử.18

Ký ức của chúng ta không hề đáng tin cậy! Nếu bạn có thể nhận ra điều này, bạn có thể phối hợp cùng với những người khác để tạo ra một hình ảnh chính xác của những sự kiện trong quá khứ. Đây chính là điều những nhà sử học làm hằng ngày, nhưng bạn thậm chí có thể làm điều đó trong chính cuộc sống của bạn. Hãy cân nhắc một điều rằng những mâu thuẫn có thể đã xảy ra vì những điều bạn nói hoặc làm, và bạn thậm chí có thể không nhớ rằng bạn đã làm như vậy. Trừ khi những hành động của chúng ta được ghi lại, được viết hay được thu thập theo một cách khách quan khác, nếu không chúng ta không thể biết được liệu chuyện đó có thực sự xảy ra hay không. Nhận ra được điều này là một bước cần thiết trong việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Trí nhớ là một nguồn, nhưng bằng chứng và lý luận logic cũng rất cần thiết để tìm ra sự thật.

(?) Bạn có tự tin về khả năng ghi nhớ của mình không? Hãy thử nhớ và viết lại chi tiết một mẩu hội thoại bất kỳ giữa bạn với một người bạn trong tháng này xem sao nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top