Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

bài 30-31-32

Bài 30 :TẬP TÍNH

I. Khái niệm

1. Hiện tượng

a. Tiếng ếch nhái vang vọng vào cuối xuân đầu hạ → tập tính bẩm sinh.

Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.

b. Cóc rình mồi + nhỏm lên bắt mồi → tập tính bẩm sinh.

Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.

c. Đàn ngỗng mới nở đi theo mẹ → tập tính bẩm sinh.

2. Định nghĩa về tập tính

- Tập tính động vậy là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

II. Các loại tập tính

- Tập tính bẩm sinh.

- Tập tính thứ sinh.

1. Tập tính bẩm sinh

a. Khái niệm: Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật khi sinh ra đã có.

b. Đặc điểm:

- Mang tính bản năng.

- Được di truyền.

- Không thay đổi, không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống.

VD: Ếch nhái từng cặp di chuyển về phía bờ nước tìm nơi đẻ → tập tính bẩm sinh.

2. Tập tính thứ sinh

- Là tập tính được hình thành trong qúa trình sống do học tập hoặc do có sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài.

VD: Cóc vội vàng nhả mồi ra, thu mình lại để tránh mồi → tập tính thứ sinh.

3. Tập tính hỗn hợp

- Bao gồm tập tính bẩm sinh lẫn tập tính thứ sinh.

VD: Rình mồi và bắt mồi ở cóc là tập tính bẩm sinh, nhưng nhả ra và tránh mồi là tập tính thứ sinh => tập tính hỗn hợp.

III. Cơ sở thần kinh và ý nghĩa của tập tính

1. Cơ sở thần kinh

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ:

- Các tập tính bẩm sinh là chuỗi các phản xạ không điều kiện được di truyền từ bố mẹ.

- Các tập tính thứ sinh là chuỗi các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể, do học tập rèn luyện mà có.

2. Ý nghĩa: Giúp cho cơ thể động vật thích nghi và tồn tại.

Bài 31 : TẬP TÍNH (tt)

IV. Một số hình thức học tập ở động vật

1. Quen nhờn: là hình thức học tập đơn giản nhất.

- Kích thích được lặp đi lặp lại nhiều lần → không gây nguy hiểm gì → động vật không có cảm ứng trả lời. (kích thích trở thành quen nhờn).

VD: Dùng tiếng động để xua đuổi chim nhưng sau nhiều lần như vậy thì phát ra tiếng động nhưng đàn chim vẫn không bay đi nơi khác.

2. In vết

- Động vật mới sinh thường “in vết” những vật gì chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy.

VD: Ngỗng mới nở đi theo ông chủ lò ấp vì đó là vật chuyển động đầu tiên mà nó nhìn thấy.

3. Điều kiện hóa (thành lập phản xạ có điều kiện).

a. Điều kiện hóa đáp ứng: Do liên kết hai kích thích, tác động đồng thời.

Ví dụ của Paplov: bật đèn và cho chó ăn→ chó tiết nước bọt, lặp lại nhiều lần → chỉ bật đèn chó đã tiết nước bọt

b. Điều kiện hóa thao tác (hành động):

- Là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó (học theo cách thử và sai).

4. Học ngầm

- Là hình thức học không chủ định hay không có ý thức.

5. Học khôn

- Học có chủ định, có chú ý → Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. (Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển: người, động vật thuộc bộ linh trưởng).

V. Một số tập tính phổ biến ở động vật

1. Tập tính kiếm ăn - săn mồi

Hình thành trong quá trình sống qua học tập ở bố mẹ, đồng loại hoặc trải nghiệm của bản thân.

- Đối với động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi, âm thanh phát ra từ con mồi dẫn đến tập tính rình mồi và vồ mồi hay rượt theo con mồi để tấn công.

- Đối với con mồi thì có tập tính lẩn trốn, bỏ chạy hay tự vệ.

- Đối với động vật có hệ thần kinh phát triển → Tập tính phức tạp và phong phú.

2. Tập tính sinh sản

- Mọi sinh vật đều sinh sản để duy trì nồi giống.

- Tập tính sinh sản thuộc tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.

- Thể hiện là do kích thích của môi trường ngoài (thời tiết, ánh sáng, âm thanh...) hay do môi trường bên trong (tác động của hormone sinh dục).

3. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ

- Là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật.

- Chúng dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ.

- Chúng chiến đấu quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.

4. Tập tính di cư

Thường thấy ở một số loài chim, cá. Chúng di cư theo mùa, định kì hàng năm.

BÀI 32: TẬP TÍNH (tt)

VI. Tập tính ở người

- Con người có những tập tính bẩm sinh:

VD: Em bé mới sinh ra đã biết bú, biết khóc,…

- Con người có hệ thần kinh rất phát triển→ rất nhiều tập tính học được trong đời sống.

VD:

+ Thói quen tốt như chăm học, nề nếp, đúng giờ,…

+ Thói quen xấu như: lười biếng, cẩu thả, nói bậy,…

VII. Ứng dụng tập tính trong chăn nuôi và trong nông nghiệp

1. Ứng dụng trong chăn nuôi

- Nhiều động vật hoang dã đã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa trở thành gia súc ngày nay.

VD: trâu, bò,…

- Thuần hóa chó, mèo để săn mồi, bắt chuột, trông coi nhà cửa,…

2. Ứng dụng trong nông nghiệp

- Trong sản xuất nông nghiệp con người đã lợi dụng tập tính của động vật để phục vụ cho nông nghiệp.

VD: + Sử dụng bọ để diệt rệp cam.

+ Ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây.

+ Tò vò để diệt sâu.

- Các nhà nghiên cứu dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại, tạo thể đực bất thụ.

Diệt được nhiều sâu bọ gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường.

VIII. Thay đổi tập tính của động vật trong luyện thú

Huấn luyện → biến đổi các tập tính bẩm sinh thành các tập tính thứ sinh.

VD: Khỉ đi xe đạp, chó làm toán,…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: