Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Bếp Lửa ( Bài làm )

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CẢM NHẬN BÀI THƠ “BẾP LỬA” CỦA BẰNG VIỆT

              Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, ông là người con của Hà Tây. Ông viết thơ vào đầu những năm 60 và thuộc thế hệ thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.Trong kí ức tuổi thơ của tác giả chính là hình ảnh người bà và bếp lửa thân quen.Nó theo tác giả đến lúc trưởng thành ,để thể hiện nỗi nhớ của mình, ông đã viết bài thơ “Bếp lửa” vào năm 1963, được in trong tập “Hương cây-Bếp lửa” , lúc đó ông đang là sinh viên ngành luật ở Liên Xô. 

              Ngay từ đầu bài thơ chúng ta có thể thấy được tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa.Ở nơi đất khách quê người bắt gặp được hình ảnh bếp lửa tác giả chợt nhớ về bà của mình: 

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. 

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. 

   Hình ảnh ‘’ một bếp lửa chờn vờn sương sớm” gợi lên những kỉ niệm thân quen. Điệp ngữ kết hợp với từ láy ở câu thơ khẳng định được nhen nhóm lên từ mỗi sáng sớm tuy chưa cháy đượm nhưng với bàn tay ‘’ ấp iu”” tần tảo của bà nó được cháy  lên.Bếp lửa được thắp sáng lên nó hắc ánh sáng lên mọi vật và nó cũng thắp sáng tâm hồn đứa cháu. Từ đó hình ảnh của người bà được hiện lên trong tâm trí của tác giả.Trong cái khoảnh khắc ấy tình cảm bà cháu thiêng liêng đầy ấp những kỉ niệm mà suốt đời này cháu không thể quên được với cuộc đời vất vả “biết mấy nắng mưa” của người bà yêu kính.

   Qua khổ thơ tiếp theo ta có thể thấy được dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm của những ngày tháng cạnh bà trong những năm đói khổ: 

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói 

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi 

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa rầy 

Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn còn cay “ 

   Cũng chính cái mùi khó ấy đã cho tác giả nhớ lại những lúc ở bên cạnh người bà của mình khi bốn tuổi. Đó là năm tháng cư cực với nạn đói, bố mẹ ở xa, chỉ mình bà chăm sóc. Dù cho năm tháng có trải qua, những kỉ niệm ấy vẫn không bao giờ biến mất trong lòng đứa cháu để đến khi nhớ lại “đến sống mũi còn cay” .Chính là cái mùi khói làm cay mắt người cháu.Cũng chính là tấm lòng yêu thương của người bà đối với cháu của mình. 

    Thời gian trôi cứ thế trôi qua đến :

“ Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa. 

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa 

Tu hú kêu bà còn nhớ không bà 

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế 

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.” 

   Hình ảnh người cháu và bà cùng nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương .Một vài ký ức khác trong tâm trí của tác giả đó là nhớ những lúc bà kể chuyện cháu nghe, cùng âm thanh tiếng “tu hú” văng vẳng trên những cánh đồng.Tiếng “tu hú” làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu bao la hơn cả nổi nhớ thương.  Bà là người gắn bó với tác giả  nhớ thương yêu tác giả trong 8 năm của cuộc chiến chống Mỹ.Tình cảm đó của bà và người cháu lại càng sâu đậm hơn trong câu thơ: 

“Mẹ cùng cha bận công tác không về 

Cháu ở  cùng bà,bà bảo cháu nghe 

Bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học.” 

   Bố mẹ phải đi công tác vì thế cháu ở cùng với bà.Trong khoảng thời gian đó, nhưng  dường như đối với đứa cháu đó là một niềm hạnh phúc vô bờ bến.Ngày nào bà và cháu cũng nhóm bếp,trong những thời gian sống với bà, bà không những lo lắng và chăm sóc cho cháu từng miếng ăn giấc ngủ mà bà còn dạy cho cháu những điều tốt đẹp và quý báu nhất về cách sống. 

   Chiến tranh nó đã gây ra nhiều thiệt hại và đau khổ cho bao người,bao nhà. Và hai bà cháu trong bài thơ cũng là một nạn nhân của chiến tranh.Gia đình bị chia rẽ,nhà bị giật đốt rụi và chúng ta có thể thấy qua đoạn thơ này: 

“Năm giặc đốt làng, cháy tàn cháy rụi 

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lủi 

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh” 

“ Vững lòng tin, bà dặn cháu đinh ninh: 

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, 

Cứ báo nhà vẫn được bình yên!” 

   Dù cho ngôi nhà hay túp lều đã bị cháy rụi,bà có đau khổ thế nào cũng không dám nói ra một lời,vì bà sợ đứa cháu của mình lo lắng và bà luôn vượt qua mọi thứ khó khăn.Câu thơ “ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,”,” Cứ báo nhà vẫn được bình yên!” .Đó là lời dặn dò của người mẹ mong muốn con mình đừng lo lắng chuyện nhà. Hình ảnh người bà không còn là của mình cháu nữa bà là một biểu tượng cho những người mẹ , nhân dân nghĩa tình là hậu phương vững chắc cho chiến sĩ nơi xa. 

   Cùng với đó là những suy ngẫm của tác giả về hình ảnh người bà và bếp lửa: 

“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn 

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…” 

   Với hình ảnh “rồi sớm rồi chiều” đã hiện lên dòng thời gian trôi qua là sự tuần hoàn lặp lại bà vẫn nhóm nên bếp lửa.Tác giả cũng đã sử dụng điệp từ “ngọn lửa” để thể hiện lên được là ngọn lửa mà “lòng bà luôn ủ sẳn” mang nhiều ý nghĩa trừu tượng sâu sắc.Bếp lửa được bà nhóm lên từ ngọn lửa của trái tim, của tình yêu thương,niềm tin “dai dẳng” của hy vọng mà bà dành cho cháu. Đối với người cháu bà vừa là người nhóm lửa,giữ lửa và truyền lửa cho con cho cháu, cho những thế hệ tiếp nối  tương lai .

   Dù có khó khăn,cực nhọc thế nào bà vãn không nản: 

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa 

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm” 

   Từ láy “lận đận” để hiện lên cuộc đời của bà vất vả chịu nhiều gian khổ và thời gian trôi qua đi bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.Sự tuần hoàn lặp lại để nhóm lửa,nhóm niềm tin,thấp lên tình yêu thương nuôi dưỡng cháu nên người.Đó là tình thương yêu mà tác giả đối với người bà,là thứ tình cảm ấm áp giản dị đầy sự chân thành sâu sắc và thiết tha. 

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm 

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi 

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui 

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” 

  Hình ảnh “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi gạo” là 2 hình ảnh quả thật công việc thường ngày của người bà và mặt khác “nhóm niềm yêu thương” hay “nhóm dậy cả những tâm tình” lại mang ý nghĩa ẩn dụ về công việc thiêng liêng cao quý của người bà bà nhóm niềm yêu thương và sự chia sẻ trong tâm hồn cháu.Với câu cảm thán: 

“ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” 

   “kỳ lạ” bởi ngọn lửa ấy không bao giờ tắt, không chỉ nhóm bằng nguyên liệu bình thường mà nó nhóm lên từ tình yêu thương của người bà. ‘’Thiêng liêng” tình cảm mà người mẹ người bà dành cho con cho cháu nó lan tỏa ấm áp và nâng đở tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời. 

   Và đến với những dòng thơ cuối tác giả đã thể hiện lên một nỗi nhớ,một nỗi nhớ khắc khoải về bà và bếp lửa: 

“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu, 

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, 

Nhưng vẫn chăng lúc nào quên nhắc nhớ: 

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” 

   “Giờ cháu đã đi xa” muốn nhấn mạnh một không gian xa cách.Khép lại những dòng hồi tưởng cùng điệp từ “trăm” tác giả đang muốn người đọc mở rộng tầm nhìn về cuộc sống hiện tại, một cuộc sống đầy niềm vui của người cháu  dù đi xa.Nhưng người cháu không quên bà, vẫn khôn nguôi nhớ về bà và nhớ về hình ảnh bếp lửa .Tác giả cũng đã tự hỏi mình rằng “sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa ?”. Một niềm tin dai dẳng một nỗi nhớ thương trực trong lòng người cháu cùng sự biết ơn bà .Có thể đối với tác giả bà là quê hương là điểm tựa để cháu vững bước trên đường đời mà một người cháu không thể nào quên. 

              Khép lại  bài thơ tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn  miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.Nhà thơ Bằng Việt đã thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng  bếp lửa mang ý nghĩa thực cùng ý nghĩa biểu tượng khơi gợi mọi kỉ niệm  về tình bà cháu .  Đồng thời bài thơ còn thể hiện lòng yêu kính trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.Người bà trong bài thơ cũng là biểu tượng tượng cho người phụ nữ, người mẹ Việt Nam nghĩa tình. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top