Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

III8. Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NHỚ

1. Chép thơ

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng trẻ bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão tát mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

2. Tác giả
3. Tác phẩm

II. HIỂU

1. Mạch cảm xúc

Đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Từ trạng thái xúc động lần đầu khi đứng trước lăng. Cảm xúc tác giả chuyển sang ngưỡng mộ thành kính khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác. Tác giả đau đớn xót xa đứng trước di hài Bác. Cuối cùng là tâm trạng lưu luyến bịn rịn không muốn xa rời Bác của nhà thơ Viễn Phương.

Ghi chú: Xúc động nghẹn ngào (khổ 1) -> Thành kính ngưỡng mộ (khổ 2) -> Đau đớn xót xa (khổ 3) -> Bịn rịn lưu luyến (khổ 4)

2. Cảm xúc bao trùm bài thơ

Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn tự hào pha lẫn đau xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

3. Giọng thơ

Trang nghiêm thành kính sâu lắng suy tư.

III. XÂY DỰNG ĐOẠN TỔNG HỢP

1.

a, Tìm thành phần biệt lập trong khổ 1
b, Hình ảnh "hàng tre" là hình ảnh ẩn dụ, nêu ý nghĩa
c, Chỉ ra, phân tích từ láy trong đoạn
d, Cảm nhận khổ 1

Bài làm

a, Không có thành phần biệt lập nào trong khổ một bài thơ "Viếng lăng Bác".

b, Trong đoạn thơ đầu của bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương đã đặc biệt chọn lọc từ láy rất tinh tế như "bát ngát", "xanh xanh". Những từ láy ấy đã làm nổi bật hàng tre trước lăng Bác, một loài cây rất quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Từ láy "bát ngát", "xanh xanh" đã khiến cho hàng tre trước lăng như bật lên màu xanh tươi mát, gợi lên những đặc điểm đặc trưng của loài cây có sức sống bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt. Hơn nữa, hàng tre "bát ngát", "xanh xanh" còn được nổi bật như phẩm chất của chính nó, ngay thẳng, bao đùm lẫn nhau, kiên cường bất khuất, như ẩn dụ cho con người Việt, dân tộc Việt, bên Bác canh giấc bình yên cho Bác. Tất cả những từ láy ấy đã diễn tả phong phú không gian trước lăng, cũng như làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của hàng tre.

c, Hình ảnh "hàng tre" trước lăng trong đoạn đầu bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương là một hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Trước hết,"hàng tre" xanh bát ngát đứng thẳng hàng trước lăng Bác là một hình ảnh thực với màu xanh dịu mát bao quanh lăng, mang tông mang tông màu chan hòa, giản dị nền nã. Bên cạnh đó, "hàng tre" còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, dẻo dai mãnh liệt cùng ý chí kiên cường, bất khuất. Dù cho "bão tát", "mưa sa" thì "hàng tre" ấy, con người ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, hiên ngang. Chỉ một hình ảnh ẩn dụ "hàng tre" mà ta như đã hiểu ra niềm xúc động của Viễn Phương lần đầu đứng trước lăng, đứng trước "hàng tre" đầy khí thế của dân tộc.

d,

+ Phân tích đề:

ND: Niềm xúc động nghẹn ngào của tác giả khi đứng trước lăng.
HT:

Bài làm

Mở đầu bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương đã ngỏ lời giới thiệu nghẹn ngào: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con" vừa trang trọng lại gần gũi thân thiết gợi ta liên tưởng tới tâm trạng xúc động của người con về thăm cha sau bao năm xa cách. Việc dùng từ "thăm" thay cho từ "viếng" là cách nói giảm nói tránh đã phần nào vơi bớt nỗi đau mất mát - Bác đã ra đi vĩnh viễn. Nhưng sự thật, nỗi đau ấy quá lớn khiến nhà thơ không kìm được xúc cảm. Vì thế mà nhịp thơ 4/4 bị ngắt lại giữa dòng đầy nghẹn ngào. Lần đầu đứng trước lăng, ấn tượng đậm nét của nhà thơ là hình ảnh "hàng tre" "xanh xanh" "đứng thẳng hàng". "Hàng tre" ấy vừa là hình ảnh thực chỉ hàng tre trước lăng Bắc vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi bao liên tưởng sâu sắc. Trong làn sương mờ, "hàng tre" dường như đã đưa nhà thơ và người đọc trở về với làng quê Việt Nam quen thuộc. "Hàng tre" ấy như hội tụ mọi con người, mọi dân tộc Việt về đứng trước lăng canh giữ giấc ngủ bình yên cho Bác. "Hàng tre" ấy là tượng trưng cho con người, dân tộc, đất nước Việt Nam với sức sống bền bỉ mãnh liệt và phẩm chất kiên cường bất khuất. Dù có phải trải qua "bão tát phong ba" thì con người ấy, dân tộc ấy vẫn hiên ngang vững vàng. Bởi vậy, câu cảm thán "Ôi!" không chỉ là biểu hiện của niềm xúc động nghẹn ngào mà còn là niềm tự hào vô hạn của nhà thơ khi đứng trước lăng và đối diện với "hàng tre". Giọng thơ bồi hồi xúc động thể hiện được tình cảm chân thành tha thiết của nhà thơ Viễn Phương và có lẽ cũng là của cả đồng bào miền Nam kính dâng lên Bác. Niềm xúc động nghẹn ngào và niềm tự hào vô hạn của Viễn Phương đã mang hồn cho cả đoạn thơ khiến người đọc không khỏi bồi hồi xúc động theo.

2. Phân tích khổ 2

a, Phân tích đề

ND:
HT:

Bài làm

Lòng thành kính ngưỡng mộ và biết ơn vô hạn của Viễn Phương dành cho Bác đã được bộc lộ cảm động qua khổ hai "Viếng lăng Bác": "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ / Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ / Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…". Ngay trong hai câu đầu của khổ thơ, nhà thơ đã bộc lô chân thành niềm tôn kính ngưỡng mộ dành cho Bác. "Mặt trời trên lăng" là hình ảnh tượng trưng cho mặt trời của thiên nhiên, rực rỡ vĩnh hằng, đem lại sự sống, ánh sáng cho vạn vật. Còn "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác, ca ngợi sự lớn lao, vĩ đại của Bác. Lối nói ấy cũng thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn của tác giả, của nhân dân Việt Nam với Bác,  cũng là thể hiện niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước. Ví ngầm Bác với "mặt trời" là một ẩn dụ đẹp ý nghĩa, Bác đem lại ánh sáng soi đường chỉ lối, giải phóng dân tộc đem lại sự ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đặc biệt chi tiết đặc tả "rất đỏ" gợi một trái tim đầy nhiệt huyết, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đầy nóng bỏng của Bác. Trong hai câu thơ tiếp, ta bắt gặp những cảm xúc mãnh liệt và liên tưởng sâu sắc của nhà thơ khi chứng kiến dòng người vào lăng Bác: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ / Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…". Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" kết thành "tràng hoa" dâng lên Bác vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Nó khiến ta hình dung ra ngày ngày người người vào lăng viếng Bác trong niềm bồi hồi tiếc thương vô hạn, trên tay là những bông hoa, nối dài kết thành tràng. "Tràng hoa" là hình ảnh ẩn dụ đẹp sáng tạo khiến người đọc cảm nhận nỗi tiếc thương xúc động ấy như hóa thành vật dâng đẹp đẽ, tràng hoa dài vô tận kính cẩn dâng Người. "Bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ để chỉ bảy mươi chín năm cuộc đời Người sống vì dân vì nước, đem lại ánh sáng cho bao cuộc đời, soi đường cho dân tộc. Nhịp thơ chậm rãi, từ ngữ cấu trúc lặp lại gợi bước chân chầm chậm của dòng người vào lăng, của Viễn Phương. Tấm lòng thành kính tha thiết, niềm biết ơn ngưỡng mộ ấy không chỉ Viễn Phương mà còn là của bao con dân Việt chân thành hướng về Bác.

4. Phân tích khổ 4

a, Phân tích đề

ND:
HT:

Bài làm:

Nỗi lưu luyến bịn rịn của Viễn Phương đã kết thúc bài thơ "Viếng lăng Bác" với nỗi đau mất mát

(đang cập nhật)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top