Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Tâm hồn đám đông

  Chương 1: Các đặc tính chung của đám đông. Quy luật tâm lý học về sự đồng nhất tâm hồn của đám đông 

Đặc tính của đám đông là gì nhìn từ góc độ tâm lý học - Một tập hợp của nhiều phần tử riêng biệtchưa tạo nên đám đông - Những đặc tính riêng của một đám đông tâm lý - Không đổi hướng suynghĩ và tình cảm của từng cá nhân thuộc đám đông và sự lu mờ cá tính của họ - Đám đông luônbị điều khiển bởi sự vô thức - Hoạt động của não bộ suy giảm nhường ưu thế cho hệ thần kinhthực vật - Giảm sút khả năng tư duy và sự thay đổi hoàn toàn về tình cảm - Sự biến đổi tình cảmcó thể theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi so với thành phần tạo nên đám đông. Đám đông đềudễ trở nên anh dũng hoặc tàn ác như nhau. 

Đám đông là gì?

 Theo nghĩa thông thường đám đông có nghĩa là một sự kết hợp của những cá nhân bất kỳ khôngphụ thuộc vào dân tộc, giới tính và nguyên do kết hợp.Theo quan điểm tâm lý học khái niệm "Đám đông" mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Trongnhững điều kiện nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ có những đặctính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng con người trong đó. Cá tính có ý thứcbị biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía. Một tâm hồn chungđược hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định. Toàn bộcái đó lúc này đã trở thành, do chưa tìm ra được khái niệm nào diễn tả tốt hơn tôi tạm gọi nó là"đám đông có tổ chức", nếu ai muốn khác cũng có thể gọi là đám đông tâm lý. Đám đông là mộtcơ thể duy nhất và chịu tác động của quy luật đồng nhất tâm hồn đám đông (loi de l'unite desfoules). Hiện tượng, nhiều cá nhân vô tình tụ hợp lại với nhau, cũng chưa tạo cho nó những đặctính của một đám đông. Hàng nghìn người tình cờ xuất hiện trên một quảng trường không có mộtmục đích nhất định sẽ không bao giờ tạo nên được một đám đông theo nghĩa tâm lý học. Để nócó thể có được những đặc tính riêng của đám đông cần phải có những tác động kích thích, hìnhthức và bản chất của chúng là điều chúng ta cần nghiên cứu.Sự biến mất cá tính có ý thức và sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ về cùng một hướng, là cúhích khởi đầu để một đám đông tiến tới có tổ chức, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sựcó mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất. Hàng ngàn con người cách biệtnhau, trong một khoảnh khắc nào đó có thể do ảnh hưởng của một tác động tình cảm mạnh mẽ,một sự kiện quốc gia quan trọng chằng hạn, sẽ tiếp nhận những đặc tính của đám đông tâm lý.Một sự tình cờ nào đó, làm cho họ liên kết lại với nhau, như vậy cũng đủ để cho cách hành độngcủa họ nhanh chóng trở nên giống cách hành đông có dạng đặc biệt của đám đông. Trong nhữngthời điểm lịch sử nhất định, chỉ cần một nhóm ít người cũng đủ để có thể tạo nên một đám đôngtâm lý, trong khi sự tụ tập tình cờ của hàng nghìn con người có khi lại không thể tạo ra được.Mặt khác đôi lúc cả một dân tộc, không thấy có dấu hiệu rõ ràng về sự liên kết dưới sức ép củacác tác động nào đó, cũng trở thành một đám đông.   

  Một khi đám đông tâm lý được hình thành, nó sẽ bắt đầu thu nạp những đặc tính chung tạm thờinhưng có thể định rõ được. Các đặc tính chung này kết hợp thêm với những tính chất đặc biệtthay đổi tùy thuộc vào các phần tử cấu thành đám đông, và qua đó làm thay đổi cấu trúc tư duycủa nó. Đám đông tâm lý như vậy có thể được phân chia thành nhiều loại. Nghiên cứu về sựphân chia này sẽ cho chúng ta thấy, một đám đông hỗn tạp, có nghĩa là một tập hợp bởi nhữngphần tử không cùng loại với một đám đông thuần nhất, nghĩa một tập hợp bởi những phần tửtương tự nhau (các môn phái, các đẳng cấp, các giai cấp) đều có cùng những đặc tính chungngoài ra chúng cũng có những đặc tính riêng, qua đó người ta có thể phân biệt giữa chúng vớinhau.Trước khi chúng ta đi vào khảo sát những loại đám đông khác nhau, chúng ta phải tiến hànhkhảo sát những đặc tính chung của chúng. Chúng ta sẽ tiến hành giống như khi nghiên cứu về tựnhiên, bằng cách đầu tiên ta miêu tả những đặc tính chung của các thành viên trong một chủngtrước khi xem xét đến những đặc tính riêng của từng thành phần, điều này giúp cho việc phânbiệt được các giống và loài của chủng đó. 

Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông

 Việc diễn tả một cách chính xác tâm hồn đám đông quả không dễ, bởi tổ chức của nó không chỉ biến thiên theo chủng tộc và cấu trúc của đám đông, mà còn biến thiên theo bản chất và mức độ của sự kích thích tác động vào đám đông đó. Tuy nhiên khó khăn kiểu như vậy cũng xuất hiện trong việc nghiên cứu về tâm lý bất kỳ loại sinh vật nào. Chỉ trong các loại tiểu thuyết, chứ không phải trong cuộc sống thực tế, các cá thể mới có một tính cách bền vững. Nội riêng sự đồngdạng của môi trường cũng đã tạo nên những tính cách giống nhau rất rõ ràng. Ở chỗ khác tôi đãchỉ ra rằng, tất cả các trạng thái tinh thần đều chứa đựng khả năng tạo thành những tính cách,chúng có thể bộc lộ ra dưới tác động của sự thay đổi môi trường một cách đột ngột. Thế cho nêntrong số những thành viên hung dữ và tàn bạo nhất của quốc hội vẫn có những công dân tốt, lànhững người trong hoàn cảnh bình thường có thể là những nhân viên công chứng hiền lành hoặclà những công chức đáng kính trọng. Khi bão táp qua đi họ lại trở về với những tính cách thườngcó của mình là những công dân lương thiện. Trong số những người như vậy Napoleon đã chọn ranhững bầy tôi dễ bảo nhất. Do ở đây ta không thể nghiên cứu được hết tất cả các nấc phát triển trong sự hình thành đám đông, cho nên chúng ta sẽ tập trung sự chú ý đặc biệt vào trạng thái tại đó tổ chức của đám đông đã hoàn thiện. Bằng cách này ta thấy đám đông cuối cùng có thể trở thành cái gì, dĩ nhiên nó sẽ không còn là như nó trước đây. Chỉ riêng trong trạng thái tổ chức ở mức phát triển này những tính chất hoàn toàn mới và đặc biệt sẽ được cấu thành trên cái nền tảng chủng tộc vững chắc, đầy ảnh hưởng, và nó tiến hành xoay chuyển tất cả tình cảm, suy nghĩ của toàn thể vào cùng một hướng. Chỉ như thế thôi cũng đã làm sáng tỏ những gì ở trên tôi gọi là quy luật đồng nhất tâmhồn của đám đông. Đám đông và cá thể riêng biệt có nhiều đặc điểm chung giống nhau, nhưng ngược lại có những đặc điểm duy nhất chỉ riêng đám đông mới có. Trước hết chúng ta muốn nghiên cứu những tínhchất đặc biệt, để làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng.   

  Điểm đáng ngạc nhiên nhất của đám đông tâm lý là: cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họcòn là những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành đông. Có những ý nghĩ và tình cảm nhất định chỉ xuất hiện hoặc biến thành hành động cụ thể ở những cá nhân gắn bó với một đámđông. Đám đông tâm lý là một thể chất không xác định, được hình thành từ những thành phần không giống nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất đinh, giống hệt như sự liên kết của những tế bào sinh vật, từ đó một thể chất mới được hình thành với những tính chất hoàn toàn khác so với những tính chất của từng thành phần riêng biệt tạo nên nó.Ngược lại với quan điểm của Herbert Spencer, thật lạ lùng đối với một triết gia sắc sảo lại cóquan điểm như vậy, trong nhóm tạo nên đám đông tuyệt nhiên không có cái gọi là tổng hoặctrung bình của các thành phần mà chỉ có sự kết hợp và tạo nên những thành phần mới, hệt nhưtrong hóa học khi những thành phần nhất định ví dụ như xút và axit kết hợp với nhau, một chấtmới được hình thành có những tính chất hoàn toàn khác hẳn với những tính chất của các thànhphần tạo ra nó.

 Đám đông được điều khiển bởi sự vô thức. 

Có thể dễ dàng xác định được mức độ khác nhau giữa một cá thể của đám đông và một cá thểriêng biệt, nhưng không thể dễ dàng phát hiện ra nguyên nhân của sự khác nhau đó. 

Để ít nhất phần nào có thể xác định được những nguyên nhân này người ta trước hết phải nhắclại những kết luận của tâm lý học hiện đại, rằng không chỉ trong đời sống sinh vật, mà ngaytrong các quá trình nhận thức, những hiện tượng vô thức cũng đóng một vai trò quyết định. Đờisống tinh thần có ý thức chỉ là một phần rất nhỏ so với đời sống tâm hồn vô thức. Nhà phân tíchcó tài nhất, nhà quan sát sắc sảo nhất cũng chỉ có thể phát hiện ra một số rất nhỏ những động cơcó ý thức điều khiển mình. Những hành động có ý thức của chúng ta bắt nguồn từ một nền tảngvô thức, nó là cái được tạo nên từ những gì được truyền lại từ thế này sang thế hệ khác. Nhữngnền tảng này mang trong nó vô số những dấu vết của di truyền, từ đó hình thành nên một tâmhồn chủng tộc.

 Đằng sau những nguyên nhân đã được thừa nhận đối với hành động của chúng ta, không nghingờ gì nữa cũng còn có những nguyên nhân ẩn mà chúng ta chưa thừa nhận; và đằng sau nhữngnguyên nhân ẩn này vẫn còn có những nguyên nhân ẩn sâu hơn nữa mà chúng ta chưa biết. Phầnlớn những hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động lực vô thứcnằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta. 

 Qua những phần vô thức, cái tạo nên nền tảng của tâm hồn chủng tộc, tất cả những thành viêncủa chủng tộc trở nên giống nhau, ngược lại qua những tố chất có ý thức - những thành quả củagiáo dục, nhưng trội hơn cả vẫn là đặc tính di truyền - đã tạo nên sự khác nhau giữa họ. Nhữngcon người có trình độ khác biệt nhất, họ tất cả đều có những ham muốn, đam mê và tình cảm cựckỳ giống nhau. Trong toàn bộ những thứ thuộc về đối tượng của tình cảm như: Tôn giáo, Chínhtrị, Đạo đức, Đồng cảm, Ác cảm v.v... những con người ưu tú nhất rất ít khi vượt trội lên trên cáimức của một người bình thường. Giữa một nhà toán học danh tiếng và anh thợ sửa giày cho ông ta, về mặt hiểu biết có thể cách nhau một trời một vực, nhưng về mặt tính cách họ chẳng khác gìnhau hoặc có khác nhau cũng rất không đáng kể.Chính những tính cách chung này, bị điều khiển bởi sự vô thức, và số đông các thành phần bìnhthường của một chủng tộc đều có như nhau, sẽ là cái chung của đám đông. Trong tâm hồn cộngđồng khả năng nhận biết sẽ trở nên lu mờ và do đó dẫn đến cá tính của từng con người trong đócũng bị lu mờ. Sự khác biệt bị nhấn chìm trong sự giống nhau, và những đặc tính vô thức chiếmphần nổi trội.

 Chính sự tập thể hóa những đặc tính thông thường giải thích cho chúng ta, tại sao đám đông không thể thực hiện được những hành động đòi hỏi phải có một sự hiểu biết đặc biệt. Những quyết định xuất phát từ quyền lợi chung, được đề ra trong một cuộc họp của những con người tuyệt vời nhưng khác biệt nhau, cũng chẳng hơn gì những quyết định được đề xuất trong một cuộc họp của toàn những cái đầu ngu dốt. Trên thực tế nó chỉ tạo nên những cái chung từ tất cả những tính chất chung tầm thường. Đám đông không tiếp nhận cái trí tuệ mà chỉ tiếp nhận những cái tầm thường vào nó. Chẳng có chuyện như người ta luôn nói, "toàn thế giới nhiều trí tuệ hơn Voltaire", sự thực là Voltaire có nhiều trí tuệ hơn "cả thế giới", nếu hiểu thế giới ở đây là đám đông.

 Nếu từng con người của đám đông tự giới hạn mình trong sự hòa đồng những tính cách chung, thì từ đó chỉ tạo nên một cái trung bình, chứ không phải như chúng ta đã nói là họ sẽ tạo nên những đặc tính riêng mới. Vậy những đặc tính riêng mới này hình thành như thế nào? Tới đây chúng ta sẽ nghiên cứu nó.

 Sự biến đổi tình cảm trong từng cá nhân 

Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên của các nguyên nhân này nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiếnmình cho bản năng, điều khi chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế. Nó sẽ càng sớm tuân theo bản năng một khi, lẫn trong đám đông con người trở nên không tên tuổi và từ đó cảm giác chịu trách nhiệm, cái luôn giữ cho các cá nhân khỏi đi quá đà, hoàn toàn biến mất.

 Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần (contagion mentale), cũng là cái tác động gây ra sự xuất hiện các nét đặc trưng của đám đông và đồng thời vào phương hướng của nó. Sự lây nhiễm có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng chưa có thể giải thích được; người ta phải xếp nó vào loại những hiện tượng như kiểu thôi miên, chúng ta sẽ xem xét những hiện tượng này ngay bây giờ. Trong đám đông mỗi một tình cảm, mỗi một hành động đều có thể lây nhiễm, và chắc chắn ởmức độ cao đến nỗi thành viên của có thể hy sinh mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả tập thể. Tính chất này ngược với tính cách tự nhiên của con người và con người chỉ có thể làm được điều đó khi nó là thành viên của đám đông.

 Còn một nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người đó khi họ chưa là thành viên của đám đông: tôi đặt tên nguyên nhân này là tính dễ bị kích hoạt (suggestibilite'), hơn nữa sự lây nhiễm tinh thần nói đến ở trên chỉ là một tác động của nó.  

  Để có thể hiểu được hiện tượng này chúng ta cần phải tiến hành một số khám phá mới nhất định trong lĩnh vực tâm lý học. Ngày nay chúng ta biết rằng, một con người có thể bị đưa vào một trạng thái hoàn toàn mất hết ý thức, lúc này nó hành động và tuân theo mọi tác động của nhà thô miên, người đã lấy đi ý thức của nó, những hành động của con người trong trạng thái này hoàn toàn trái ngược với những tính cách và thói quen của nó lúc bình thường. Những quan sát kỹ càng hơn dường như có thể chứng minh rằng, một người, nằm lâu trong đám đông và bị nó tác động, chẳng bao lâu nữa - người đó qua sự bộc phát tình cảm một cách tự phát hoặc do một nguyên nhân bất kỳ chưa biết đến - sẽ ở trong một trạng thái đặc biệt, và trở nên mê mẩn rất giống một người bị thôi miên. Do tê liệt về tâm trí người bị thôi miên trở thành kẻ nô lệ của những lực vô thức trong nó, đó là những lực mà nhà thôi miên có thể điều khiển một cách tùy ý. Cá tính có ý thức đã hoàn toàn bị xóa bỏ, ý chí và khả năng xét đoán bị biến mất, tất cả các tình cảm và suy nghĩ đều chuyển sang trạng thái có thể bị nhà thôi miên tác động.   

  Thành viên của đám đông cũng sẽ ở trong một trạng thái tương tự như trạng thái trên. Nó không còn có ý thức về những hành động của nó. Trong khi anh ta, như những người bị thôi miên, bị mất đi một số khả năng nào đó thì những người khác trong đám đông lại bị dồn đến một trạng thái cực kỳ kích động. Dưới tác động của lây nhiễm anh ta sẽ lao vào một hành động nào đó với một sự hung dữ không cưỡng lại nổi. Và cái sự dữ tợn này trong đám đông còn khó cưỡng lại hơn là khi bị thôi miên, bởi sự kích hoạt, giống nhau đối với tất cả mọi người, do tác động qua lại sẽ ngày càng mạnh lên. Thành viên của đám đông, những người có tính cách đủ mạnh để có thể chống lại các tác động vào nó, chỉ là một số nhỏ và họ sẽ bị cái dòng chảy của đám đông cuốn theo. Cùng lắm là họ có thể thử nương nhờ vào những ảnh hưởng khác để tự làm xao lãng mình. Một ấn tượng hạnh phúc, một hình ảnh so sánh đúng lúc nhiều khi ngăn cản được đám đông trước những hành động đẫm máu.   

  Như vậy thành viên của một đám đông có những đặc điểm chính sau: Mất đi cá tính có ý thức, cá tính vô thức chiếm thế thượng phong, suy nghĩ và tính cảm bị hướng về một hướng bởi kích hoạt và lây nhiễm, có xu hướng nhất quyết biến những ý tưởng bị kích hoạt thành hành động. Các thành viên lúc này không còn là chính họ nữa, tất cả đã trở thành người máy và không còn làm chủ được những hành động của mình. 

Chỉ riêng sự là một thành viên của đám đông, con người đã tụt xuống nhiều nấc thang văn hóa. Là người độc lập có thể anh ta là một kẻ có học, trong đám đông anh ta là một sinh vật hoạt động theo bản năng, có nghĩa là một kẻ mọi rợ. Anh ta có tính khí bất thường, dữ dội, hoang dã nhưng cũng có sự nhiệt tâm và lòng dũng cảm của một con người nguyên thủy, anh ta cũng giống nó ở tính dễ dãi do đó dễ bị quyến rũ bởi những lời nói và ý tưởng, dễ bị xúi dục làm những hành động có thể rõ ràng xâm phạm vào những quyền lợi của chính anh ta. Thành viên trong đám đông giống như hạt cát trong đống cát, luôn bị gió cuốn đi theo mọi hướng bất kỳ. 

Từ những lý do trên tòa bồi thẩm ra các tuyên án khi mỗi một bồi thẩm viên là một người độc lập tuyên bố phản đối chúng, quốc hội chấp nhận thông qua các điều luật và các đề nghị là những điều mà mỗi một nghị viên là một người độc lập phủ nhận chúng. Lấy từng người ra một thì các nghị viên là những người thông thái với những thói quen dễ chịu. Tập hợp thành đám đông dưới tác động của những người cầm đầu họ không một chút lưỡng lự khi quyết định hành quyết những con người rõ ràng vô tội, bất chấp những thiệt hại cho bản thân họ vứt bỏ cả quyền bất khả xâm phạm và tiến hành trừ khử những thành viên khác của nghị viện.   

  Không chỉ trong hành động thành viên của đám đông mới lệch ra khỏi cái tôi thông thường của nó. Trước khi nó mất đi mọi độc lập tính, thì tình cảm và suy nghĩ của nó đã bị biến dạng, kể như là, kẻ keo kiệt bỗng trở thành người hào phóng, kẻ nghi ngờ trở thành cả tin, kẻ đáng kính trở thành tội phạm, kẻ hèn nhát trở thành dũng cảm. Sự từ bỏ tất cả những đặc quyền được ghi nhận của mình, hành động mà giới quý tộc đã làm trong giây phút hân hoan của cái đêm vĩ đại 4.08.1789, chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như họ là những con người độc lập. 

Từ những quan sát trên đây có thể rút ra kết luận rằng, đám đông không thông minh hơn một con người độc lập. Xét về mặt tình cảm và về những hành động bị chi phối bởi tình cảm, trong những điều kiện nhất định đám đông cũng có thể trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào loại ảnh hưởng tác động vào đám đông. Cái này các tác giả chuyên nghiên cứu về đám đông chỉ trên phương diện tội phạm đã hoàn toàn không nhận ra. Dĩ nhiên các đám đông thường có tính tội phạm, nhưng không chỉ có thế, nó cũng thường có cả tính quả cảm. Người ta dễ dàng làm cho đám đông xông vào chỗ chết vì sự chiến thắng cho một niềm tin hoặc một lý tưởng, người ta cổ vũ họ giành lấy vinh quang và danh tiếng để họ, như ở thời thập tự chinh, mặc cho đói khát, vẫn xông lên giải phóng mộ chúa khỏi những kẻ vô thần, hoặc như hồi năm 1793 cổ vũ họ chiến đấu bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chắc chắn những hành động anh hùng là vô thức, nhưng cũng chính những hành động này đã làm nên lịch sử. Nếu người ta chỉ muốn ghi lại những sự kiện vĩ đại được thực hiện với sự tính toán lạnh lùng vào sử sách của các dân tộc, thì có lẽ trong biên niên sử thế giới chỉ có rất ít những sự kiện như vậy. 

 Chương 2: Tình cảm và đạo đức của đám đông

  Sau khi đã giới thiệu chung về những đặc tính tiêu biểu của đám đông bây giờ chúng ta sẽ đi vàoxem xét từng tính chất cụ thể. 

Nhiều tính chất đặc biệt của đám đông như, tính bốc đồng (impulsivité), tính dễ bị kích thích(irritabilité). không thể tư duy một cách lôgic, thiếu khả năng phán quyết và đầu óc suy luận, tínhthái quá của tình cảm ( exagération des sentiments) và nhiều thứ khác nữa, là những biểu hiệncủa một thể chất đang ở giai đoạn phát triển thấp, giống như ta quan sát thấy ở hoang thú hoặctrẻ nhỏ. Tôi chỉ lướt qua một chút về sự giống nhau này, bởi nếu trình bày kỹ nó sẽ vượt ra khỏikhuôn khổ của quyển sách. Nó cũng không cần thiết đối với tất cả những ai có hiểu biết tốt tronglĩnh vực tâm lý học về người nguyên thủy và cũng không cần thiết với những ai, không biết mộtchút gì về lĩnh vực đó, và thực sự không muốn tin. 

Bây giờ tôi sẽ lần lượt đi vào những tính chất dễ nhận thấy ở phần lớn các đám đông. 

  §1. Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông

  Khi nghiên cứu những tính chất cơ bản của đám đông chúng tôi đã nhận xét rằng, đám đông hầunhư chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành động của họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thựcvật nhiều hơn là bởi não bộ. Những hành động được thực hiện xét về mặt trọn vẹn có thể là hoànhảo, nhưng do bởi chúng không được điều khiển bởi não bộ cho nên mỗi cá nhân hành động tùytheo những kích thích ngẫu nhiên. Đám đông là quả bóng chơi bởi tất cả những kích thích từngoài vào, sự biến đổi không ngừng của nó đã phản ánh lên điều này. Thế cho nên đám đôngchính là nô lệ của những kích động mà nó thụ nhận. Một người độc lập cũng có thể phải chịu cùng những tác động giống như đám đông, nhưng được bộ não của nó chỉ cho thấy những hậuquả bất lợi nếu phục tùng những sự kích động này nên nó đã không tuân theo. Tâm lý học giảithích điều này như sau, người độc lập có khả năng chế ngự những cảm tính của nó, đám đông thìkhông có khả năng như vậy. 

Những loại thèm khát có dạng khác nhau mà đám đông tuân theo tùy vào mức độ kích thích củanó sẽ có thể là tàn bạo, anh dũng, hèn nhát hoặc cao quý, là những cái thường không thể nàotránh được bởi ý thức tự kiềm chế đã nhường bước cho chúng. 

Do bởi những kích thích tác động vào đám đông thay đổi liên tục và họ luôn tuân theo chúng vìthế bản thân đám đông dĩ nhiên cũng sẽ rất dễ biến đổi. Chính vì vậy ta thấy họ trong phút chốccó thể chuyển từ chỗ tàn bạo đẫm máu nhất sang anh dũng hoặc cam đảm nhất. Đám đông dễ trởthành đao phủ nhưng cũng dễ trở thành kẻ tử vì đạo. Trong tim họ tràn đầy nhiệt huyết rất cầncho sự chiến thắng của mỗi một niềm tin. Người ta không cần phải quay trở lại cái thời củanhững anh hùng để có thể nhận ra được đám đông có khả năng gì. Không bao giờ họ mặc cả sinhmạng của mình trong một cuộc khởi nghĩa, mới chỉ vài năm cách đây không lâu, một ông tướngbỗng nhiên được nhân dân yêu mến, một khi ông ta đòi hỏi, dễ dàng có hàng ngàn người sẵnsàng chém giết vì sự nghiệp của ông ta.Đám đông chẳng suy tính bất cứ cái gì. Dưới ảnh hưởng của những kích động trong giây phút họcó thể trải qua hàng loạt các trạng thái tình cảm trái ngược nhau. Nó giống như những tàn látrước gió, chúng chao đảo mọi phương và rơi rụng. Nghiên cứu những đám đông cách mạng nàođó sẽ cho phép ta có được những ví dụ về sự biến đổi trong tình cảm của họ. 

Những sự biến đổi này làm cho sự lãnh đạo họ trở nên khó khăn, đặc biệt khi nếu như một phầncủa công quyền nằm trong tay họ. "Giả như những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày không phảilà một dạng luật lệ vô hình đối với các tình huống, thì những chính thể dân chủ cũng sẽ khôngtồn tại được.. Cho dù đám đông rất thèm muốn nhiều thứ, tuy nhiên họ cũng không muốn giữchúng thật lâu. Giống như việc không có khả năng tư duy, đám đông không thể có một ý chí bềnbỉ.

 Đám đông không chỉ bốc đồng và hay biến đổi. Giống như những con thú hoang dã, họ khôngcho phép bất cứ một vật cản nào nằm giữa sự thèm muốn và việc thỏa mãn sự thèm muốn đó, vàhọ càng ít cho phép hơn, khi cái sự đa số của họ đảm bảo cho họ một cảm giác quyền lực khônggì chống lại nổi. Đối với một người trong đám đông cái khái niệm "không có thể" hoàn toàn biếnmất. Một người độc lập sẽ ý thức được rằng một mình nó không thể châm lửa đốt cháy một cungđiện, không thể trấn lột các quán hàng, ngay cả trong ý nghĩ nó cũng không hề có một chút hammuốn làm những điều như vậy. Là thành viên của đám đông nó ý thức được cái quyền lực màđám đông đã trao cho nó, và trong giây lát nó sẽ nghe theo sự kích động để rồi chém giết vàcướp phá. Một vật cản vô tình nào đó sẽ bị đập tan trong giận dữ. Nếu cơ quan trong cơ thể conngười liên tục tiếp nhận sự giận dữ, như thế ta có thể coi giận dữ là trạng thái bình thường củađám đông bị dồn nén. 

Tính dễ bị kích thích, tính bốc đồng, và dễ thay đổi của đám đông cũng như ý thức của cả mộtdân tộc, những cái chúng ta cần cứu, luôn bị biến đổi bởi những tính cách chủng tộc cơ bản.Chúng tạo nên những cái nền vững chắc cho sự hình thành mọi tình cảm của chúng ta. Rõ ràng rằng đám đông dễ bị kích thích, dễ bốc đồng, tuy nhiên chúng thể hiện ở nhiều mức độ khácnhau. Ví dụ, sự khác nhau giữa giống người thuộc nhóm La tinh và giống người thuộc nhómAnglo-Saxon quả thật rõ ràng. Những sự kiện gần đây trong lịch sử của chúng ta là bằng chứngsống động về điều này. Năm 1870, chỉ việc công bố bức điện tín tường trình về việc một vị đạisứ hình như bị sỉ nhục đã làm bùng phát một cơn tức giận là nguyên nhân trực tiếp của một cuộcchiến khủng khiếp. Một vài năm sau cũng vì một bức điện tín tố cáo một thất bại nhỏ bé tạiLangson đã lại tạo nên một cơn tức giận dẫn tới việc giải tán ngay lập tức chính phủ. Cùng thờigian, sự thất bại nặng nề của đoàn quân viễn chinh Anh tại Khatum chỉ gây nên một xáo độngnhỏ ở nước Anh, và chẳng có bộ nào từ chức. Ở khắp nơi đám đông đều đàn bà (ẻo lả) và đàn bànhất là đám đông thuộc nhóm Latinh. Những ai dựa vào đám đông sẽ leo lên rất nhanh, tuy nhiênhọ lúc nào cũng như kẻ đứng bên bờ vực trên núi Tarpeji, với một điều chắc chắn rằng một ngàynào đó sẽ bị rơi xuống dưới.

 §2. Tính dễ bị tác động và tính nhẹ dạ của đám đông 

Một trong những đặc tính của đám đông đó là tính đặc biệt dễ bị tác động và chúng tôi cũngchứng minh rằng tính chất này lây lan rất mạnh ở mọi chỗ có đông người tụ tập; nguyên nhâncủa nó được giải thích bởi sự định hướng cực nhanh của tâm tư tình cảm theo một chiều nào đó.Ngay cả lúc người ta tưởng rằng giữa đám đông không hề có một thứ liên kết nào, thường cũnglà lúc nó đang ở trong tình trạng căng thẳng chờ đợi, thuận lợi cho việc tiếp nhận một tác độngnào đó vào nó. Tác động cụ thể đầu tiên sẽ được thông báo đến tất cả các bộ não qua đường lâynhiễm và xác định lập tức hướng tình cảm của đám đông. Trong nội tâm của những người bị tácđộng xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh ý tưởng thành hành đông. Bất kể mục đích hànhđộng là gì, hoặc thiêu hủy một lâu đài, hoặc hy sinh chính bản thân mình, đám đông cũng sẵnsàng một cách dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào kiểu kích thích, không còn như trong trường hợpcủa một người độc lập, tùy thuộc vào những mối quan hệ giữa hành động bị thúc ép và chuẩnmực của lý trí nó có thể cưỡng lại việc thực thi hành động đó. Đám đông, luôn bị lạc trong cácranh giới của sự vô thức, luôn ngả theo mọi ảnh hưởng, bị những tình cảm mãnh liệt của họ kíchthích, tình cảm mức độ này là đặc tính của tất cả sinh vật không có khả năng sử dụng lý trí, miễndịch với tất cả các kiểu phê phán, phải có một sự cả tin quá mức bình thường. Chẳng có gì đốivới nó là không có thể, và người ta không được phép quên điều này, nếu như muồn hiểu, vì saocác huyền thoại và những câu chuyện vô lý nhất lại có thể dễ hình thành và lan truyền đến nhưvậy [1]. 

Sự xuất hiện các huyền thoại dễ lan truyền trong đám đông không chỉ hoàn toàn do sự cả tin màcòn do sự bóp méo khủng khiếp các sự kiện trong trí tưởng tượng của đám người tụ tập lại vớinhau. Một sự kiện đơn giản, đám đông chợt nhìn thấy, lập tức sẽ trở thành một sự kiện bị bópméo. Đám đông tư duy bằng các hình ảnh, và khi một hình ảnh hiện lên sẽ kéo theo một chuỗicác hình ảnh khác, không hề có một mối liên hệ logic với hình ảnh đầu tiên. Chúng ta dễ dànghiểu ra trạng thái này, một khi chúng ta ngẫm nghĩ xem chuỗi các liên tưởng đặc biệt nào lúc đóđã tạo nên một ấn tượng trong ta. Lý trí chỉ cho thấy sự không mạch lạc của những hình ảnh đó,nhưng đám đông không để ý đến điều này và đã trộn thêm gia giảm có được từ những tưởngtượng méo mó của họ vào trong sự kiện. Đám đông không có khả năng phân biệt được giữa cáichủ quan và cái khách quan. Nó luôn coi những hình ảnh xuất hiện trong tâm thức của nó, cáithường chẳng giống gì với thực tại quan sát được, là sự thực.

  Những sự bóp méo một sự kiện bởi đám đông mà chính nó là người chứng kiến có vẻ như rấtnhiều và với các dạng khác nhau, bởi những con người trong đám đông đó họ có những tính khírất khác nhau. Thế nhưng không phải như vậy. Tất cả những sự bóp méo bởi các thành viên riênglẻ của một tập thể do lây nhiễm đều trở nên giống nhau về kiểu cách và bản chất. Sự bóp mépđầu tiên bởi một thành viên nào đó sẽ là hạt nhân của tác động lây nhiễm. Trước khi thánh Georghiển linh trên tường thành Jerusalem trước mặt đoàn quân thập tự chinh chắc chắn ban đầu chỉ cómột người trong số họ nhận ra ông ta. Qua tác động và lây nhiễm điều nhiệm màu được loantruyền và tất cả mọi người đều tiếp nhận.

 Quá trình hình thành các ảo giác đã xảy ra như vậy, chúng có mặt thường xuyên trong lịch sử vàdường như có tất cả những đặc điểm cổ điển của tính xác thực, bởi vì nó là những hiện tượngđược chứng nhận bởi hàng ngàn con người. 

Năng lực tinh thần của từng con người trong đám đông không hề mâu thuẫn với nguyên lý cơbản này. Bởi vì những năng lực đó chẳng có ý nghĩa gì. Trong khoảnh khắc, khi mà họ trở thànhthành viên của đám đông thì người có học cũng như người không có học đều mất đi khẳ năngquan sát.

Lập luận này nghe chừng có vẻ vô lý. Để chứng minh nó, người ta phải lục lại rất nhiều nhữnghiện tượng lịch sử và như thế không biết bao nhiêu tập sách cho đủ.

 Bởi vì tôi không muốn để độc giả phải hứng chịu cái ấn tượng về những lập luận không đượcchứng minh, cho nên tôi sẽ cung cấp một số ví dụ mà tôi may mắn tìm ra được trong vô số cáctài liệu mà người ta có thể trích dẫn.

 Các thí dụ về những ảo giác tập thể 

Trường hợp sau đây được chọn bởi vì nó rất đặc trưng cho hiện tượng ảo giác tập thể. Nó tácđộng vào một đám đông gồm nhiều thành phần khác nhau, người có học và người không có học.Trung úy hải quân Julien Felix đã ghi lại những gì xảy ra bên lề cuốn tường trình của ông ta vềcác dòng hải lưu và điều này cũng đã được đăng lại trong "Revue Scientifique". 

Khu trục hạm "La Belle-Poule" đang tiến hành tìm kiếm tàu hộ tống "Le Berceau" bị lạc sau mộtcơn bão biển lớn. Lúc đó trời quang mây tạnh. Bỗng nhiên một thuyền viên báo động có tàu gặpnạn. Tất cả thủy thủ đoàn hướng mắt về phía được chỉ, từ thuyền viên đến sĩ quan trên tàu aicũng đều trông thấy rõ ràng một xác tàu đầy ắp người gặp nạn đang được những chiếc bè kéo đivà trên đó có những cờ hiệu cấp cứu đang vẫy vẫy. Đô đốc Desfossés liền ra lệnh thả xuồng tiếnvề phía xác tàu để cứu những người bị nạn. Trên đường tiếp cận, tất cả thủy thủ và sĩ quan trênxuồng ai cũng đều nhìn thấy "rất nhiều người đang chuyển động hỗn loạn, nhiều bàn tay vẫy vẫy,và nghe thấy vố số những âm thanh yếu ớt khó hiểu". Khi tới nơi họ chẳng thấy gì ngoài nhữngthân cây với những cành lá trôi dạt đến từ một bờ biển gần đó. Ảo giác đã biến mất trước mộtbằng chứng hiển nhiên. 

Thí dụ trên cho thấy môt cách rõ ràng quá trình hình thành ảo giác tập thể, như chúng tôi đã miêutả. Một mặt đám đông đang ở trong trạng thái chú ý căng thẳng; mặt khác là sự kích hoạt xuất phát từ người lính gác khi anh ta báo động có tàu bị nạn, một sự kích hoạt qua lây nhiễm đã tácđộng đến tất cả những người có mặt, từ sĩ quan đến thủy thủ. 

Một đám đông không nhất thiết phải có thật nhiều người mới có thể mất đi khả năng nhìn đúngsự vật và thay thế những cái thực bằng những ảo ảnh. Sự tụ họp chỉ vài ba người riêng rẽ cũngtạo nên đám đông; ngay cả những nhà thông thái tất cả đều có những đặc tính đám đông đối vớinhững sự việc nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. 

Nhà tâm lý học sắc sảo Davey cung cấp cho chúng ta một thí dụ kỳ lạ cho trường hợp trên, nócũng đã được thuật lại trong "Annales des Sciences psychiques" vì vậy cũng đáng được trình bàytại đây. Davey tiến hành tổ chức một cuộc họp mặt các nhà quan sát xuất sắc, trong số đó có nhànghiên cứu người Anh nổi tiếng Wallace, sau khi cho mọi người xem kỹ các đồ vật và để họ tùyý niêm phong chúng lại, ông trình diễn lại các hiện tượng cổ điển về duy linh học như: Hiển thịhồn ma, ghi lại lời hồn ma lên bảng đá v.v... Sau khi nhận được bản nhận xét của những nhàquan sát có uy tín trên về buổi trình diễn, trong đó nói rằng các hiện tượng mà họ quan sát thấychỉ có thể là những hiện tượng siêu tự nhiên, ông ta đã tiết lộ cho họ biết đó chỉ là những thủthuật đơn giản. "Điều ngạc nhiên ở trong thí nghiệm này của Davey", tác giả bài tường thuật viết,"không nằm ở sự thán phục nghệ thuật trình diễn, mà ở sự đặc biệt ngớ ngẩn của bản tường thuậtviết bởi những người không quen việc làm chứng. Bởi vì các các nhân chứng đã thuật lại nhiềuđiều chính xác nhưng thực ra hoàn toàn sai, thế nhưng nếu người ta coi những điều thuật lại củahọ là hoàn toàn đúng, thì những gì được thuật lại đó sẽ đưa đến kết quả là các hiện tượng đượcmiêu tả không thể nào giải thích được rằng đó là sự đánh lừa. Các phương pháp do Davey nghĩra hoàn toàn đơn giản, người ta ngạc nhiên về sự thản nhiên của ông khi tiến hành chúng, tuynhiên ông ta phải còn có một sức mạnh chế ngự tinh thần của đám đông như thế nào đó để có thểcưỡng bức họ dường như phải nhìn thấy cái mà thực ra họ không hề thấy. Sức mạnh này các nhàthôi miên ai cũng có khi họ vận vào người bị thôi miên. Khi ta thấy sức mạnh đó tác động vàonhững cái đầu đầu sáng suốt và không cả tin như thế nào, thì ta sẽ hiểu việc đánh lừa các đámđông của những con người bình thường cũng rất dễ dàng ra sao.

Lời chứng của phụ nữ và trẻ nhỏ 

Có rất nhiều thí dụ tương tự không kể hết. Cách đây vài năm báo chí có đăng một câu chuyện vềhai em gái nhỏ bị chết đuối được vớt lên từ sông Sein. Hàng chục người đã nhận ra tông tích haiem bằng những khẳng định chắc chắn nhất. Trước những lời chứng khớp nhau như vậy, chút ítnghi ngờ còn lại của cơ quan điều tra đã hoàn toàn biến mất và họ đã làm giấy chứng tử. Thếnhưng trong lúc chuyển các thi hài đi làm lễ chôn cất thì tình cờ người ta phát hiện ra người cócăn cước như hai nạn nhân trên vẫn đang sống và có hình thức bên ngoài chẳng khác gì hai nạnnhân nhỏ bé kia. Như trong nhiều thí dụ đã trình bày sự quả quyết của nhân chứng đầu tiên, nạnnhân của ảo giác, đủ để có ảnh hưởng đến tất cả các nhân chứng khác. 

Trong những trường hợp như vậy, xuất phát điểm của sự ảnh hưởng luôn là ảo giác được hìnhthành nên qua hồi tưởng, có mức độ chính xác nhiều ít khác nhau của từng nhân chứng và ngoàira là sự lây nhiễm của thông tin sai lệch đầu tiên. Nếu nhân chứng đầu tiên là người nhạy cảm,thường chỉ cần một đặc điểm, không kể tất cả những điểm thực sự giống nhau khác, của nạnnhân mà anh ta nghĩ rằng mình biết là ai, ví dụ một vết sẹo, một đặc điểm nào đó trên quần áo,cũng đủ để gợi cho anh ta hình ảnh của một người khác. Hình ảnh tưởng tượng lúc này có thể trở nên một kiểu hạt nhân của sự kết tinh, nó lan rộng vào lĩnh vực lý trí và làm tê liệt tất cả óc xétđoán. Người quan sát lúc này không còn nhìn thấy bản thân sự vật mà chỉ thấy cái hình ảnh xuấthiện trong tâm hồn anh ta. Bằng cách giải thích như vậy cho trường hợp, xảy ra cũng khá lâu, vềmột người mẹ dường như nhận ra xác chết của con mình, như sẽ trình bày sau đây, đã làm sángtỏ hai hình thức tác động, mà quá trình hình thành nên chúng, tôi cũng đã đề cập đến. 

"Đứa trẻ được một đứa trẻ khác nhận ra - nó đã nhầm. Một chuỗi những sự nhận diện sai lầm bắtđầu hình thành. Và điều khó hiểu đã xảy ra. Đúng cái ngày cái xác chết được một trẻ khác nhậnra, người đàn bà đã khóc thét: "Giời ơi, con tôi ơi!". Người ta đưa bà tới bên xác chết, bà ta xemkỹ áo quần và vết sẹo trên trán xác chết đó rồi nói: "Đúng rồi, đây là thằng con đáng thương củatôi bị mất tích từ cuối tháng bảy. Có kẻ đã bắt cóc nó và đem đi giết". Bà ta là quản gia ở phốRue de Four và tên là Chavandret. Người ta cũng đã đưa em rể của bà đến nơi xác chết và ngườinày cũng quả quyết một cách không do dự: "đây là thằng nhỏ Philibert." Nhiều dân cư của khuphố, ngay cả thầy giáo của đứa trẻ với bằng chứng chắc chắn là chiếc phù hiệu trường học, đềucho rằng cái xác đó là con của nhà Villette Philibert Chavandret. Thế là: hàng xóm, em rể, thầygiáo và cả bà mẹ nữa đều đã nhầm. Sáu tuần sau gốc tích của xác chết được xác định. Đó là mộtđứa trẻ vùng Bordeaux, bị giết ở đó và xác của nó được gửi qua bưu điện đến Paris [2]. 

Chúng ta lại có thể khẳng định rằng, cái "nhận ra" này thường xảy ra ở phần lớn đàn bà và contrẻ, là những thành phần dễ xúc động nhất. Đồng thời nó cũng nói lên một điều là những nhânchứng như vậy rất ít có giá trị trước tòa. Đăc biệt những lời khai từ miệng trẻ con không bao giờnên quan tâm tới. Các quan tòa luôn lặp đi lặp lại, ở tuổi đó người ta không biết nói dối; đó làmột câu nói vô vị. Nếu như họ được học về tâm lý học sâu hơn một chút họ sẽ hiểu rằng: hoàntoàn ngược lại, trong lứa tuổi đó người ta thường xuyên nói dối. Dĩ nhiên là sự nói dối chẳng táchại gì, nhưng dù sao nó cũng là nói dối. Việc tuyên án một kẻ có tội có lẽ làm theo kiểu tungđồng xu xem ra lại còn xác đáng hơn là kiểu dựa vào những chứng cứ của trẻ con như vẫnthường xảy ra.

Tạo nên những truyền thuyết 

Quay trở lại những quan sát được đám đông tiến hành, chúng ta kết luận như sau, những quan sáttập thể đều thuộc vào loại có nhiều sai lầm nhất, và phần lớn, nó đơn giản chỉ là ảo giác của mộtcá nhân, qua lây nhiễm đã tác động đến tất cả những người khác. Vô số các trường hợp đã chỉ rarằng người ta phải rất cảnh giác với năng lực làm chứng của đám đông. Hàng nghìn con người đãchứng kiến trận đánh nổi tiếng của kỵ binh tại Sedan, nhưng thật không thể nào biết được chínhxác ai là người chỉ huy trận đánh này từ những tường thuật trái ngược nhau của các nhân chứng.Viên tướng người Anh Wolseley đã chứng minh trong quyển sách mới đây của ông ta rằng, chođến nay những sự kiện quan trọng nhất trong trong trận Waterloo đã bị xác định một cách nhầmlẫn rất nhiều, mặc dù có hàng trăm nhân chứng chứng nhận những sự kiện đó [3] 

Tất cả những ví dụ trên cho thấy, tôi nhắc lại, năng lực làm chứng của đám đông có ít giá trị nhưthế nào. Các sách giáo khoa về logic học xếp sự trùng hợp của một số đông nhân chứng thuộcvào loại bằng chứng chắc chắn nhất, có thể dùng để khẳng định một sự kiện. Nhưng những gìchúng ta biết được từ tâm lý học đám đông đã chỉ cho thấy, đám đông về điểm này đã rất nhầmlẫn như thế nào. Những sự kiện quan sát được bởi một số đông người chắc chắn sẽ là những sựkiện đáng nghi ngờ nhất. Để giải thích rằng một sự kiện xảy ra đúng như vậy vì đã có đồng thời  hàng nghìn con người xác nhận, có nghĩa là giải thích rằng, cái thực của sự kiện đó nhìn chungrất khác biệt với những tường thuật được cung cấp. 

Từ trên đây ta rút ra một điều rõ ràng rằng, những tác phẩm lịch sử nên được coi là sản phẩm củasự hư cấu thuần túy. Đó là những bài viết tưởng tượng về những sự kiện được quan sát tồi thêmvào đó là những giải thích được nhào nặn về sau này. Nếu như quá khứ không để lại cho chúngta những tượng đài kỷ niệm, những tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc, thì có lẽ chúng ta không hềbiết thực ra nó như thế nào. Liệu chúng ta có biết, dù chỉ một câu thực sự về cuộc đời của nhữngcon người vĩ đại đã từng đóng một vai trò to lớn trong lịch sử loài người? Nhiều khả năng làkhông. Xét cho cùng thì chúng ta rất ít quan tâm đến cuộc đời thực của những vị như thế. Chỉnhững anh hùng trong truyền thuyết, chứ không phải những anh hùng trong đời thực đã làm nênấn tượng trong đám đông. 

Tiếc rằng các truyền thuyết tự nó không tồn tại lâu dài. Trí tưởng tượng của con người sẽ nhàonặn nó tùy theo thời đại và chủng tộc. Từ đức Jehova tàn bạo trong kinh thánh cho đến đức chúatrời đầy tình thương của thánh Therese là cả một bước lớn, và Đức Phật được kính trọng ở Trungquốc với Đức Phật được yêu mến ở Ấn độ chẳng có chút gì giống nhau.

 Không cần phải có đến cả một thế kỷ mới đủ để cho các anh hùng truyền thuyết trong trí tưởngtượng của đám đông biến đổi; sự biến đổi này thường xảy ra chỉ trong một vài năm. Chúng ta,trong những tháng ngày của cuộc đời cũng đã từng chứng kiến truyền thuyết về một trong nhữnganh hùng vĩ đại nhất của lịch sử, chỉ trong vòng chưa đầy năm mươi năm đã thay đổi nhiều lần.Dưới thời Bourbon, Napoleon là một nhân vật bình dị, dễ gần và cởi mở, là người bạn của dânnghèo, những người như một nhà thơ đã nói, sẽ mãi mãi giữ những kỷ niệm về ông ta trongnhững túp lều tồi tàn của mình. Ba mươi năm sau đó người anh hùng đáng mến đã trở thành mộttên bạo chúa, một tên tiếm quyền, cướp đoạt tự do, một kẻ đã hy sinh mạng sống của ba triệusinh linh chỉ để thỏa mãn tham vọng của mình. Nhiều thế kỷ tới, những nhà nghiên cứu trongtương lai nào đó, khi thấy những tường thuật trái ngược nhau về cùng một con người có thể họ sẽphải hoài nghi về cuộc đời của vị anh hùng này, như chúng ta thỉnh thoảng đã hoài nghi về cuộcđời của Phật, và sau đó chúng ta chỉ thấy trong ông một huyền thoại chói ngời hoặc một sự tiếpnối của truyện dân gian về người anh hùng Hercules. Rõ ràng họ sẽ không vướng mắc nhiều vớinỗi hoài nghi đó, bởi vì họ có kiến thức về tâm lý học tốt hơn chúng ta ngày nay, cho nên họ sẽbiết ngay rằng lịch sử chỉ muốn lưu danh những huyền thoại. 

§3. Tính thái quá (exagération) và tính phiến diện (simplisme) của tình cảm đám đông 

Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính; chúng rất đơngiản và rất thái quá. Cũng như trong nhiều trường hợp khác, trong mối liên quan này, thành viêncủa đám đông sẽ trở nên gần với những sinh thể nguyên thủy. Ở đó không tồn tại các mức độtình cảm, anh ta nhìn sự vật một cách thô thiển, và không hề biết đến các thang bậc chuyển tiếp.Sự thái quá của tình cảm càng trở nên mạnh mẽ bởi nó lan truyền rất nhanh do sự kích hoạt vàlây nhiễm và do sự thán phục mà nó nhận được đã làm gia tăng một cách đáng kể mức độ căngthẳng của nó.Tính phiến diện và thái quá của tình cảm đám đông đã bảo vệ nó tránh khỏi nghi nghờ và lưỡnglự. Giống như ở phụ nữ, nó lập tức có thể đi đến hết tầm của sự việc. Từ một sự việc rõ ràng làđáng nghi tức khắc trở thành điều chắc chắn không thể lay chuyển. Một mầm mống nhỏ của áccảm và dè bỉu trong mình, là người độc lập nó sẽ cho qua, là thành viên của đám đông lập tứcchúng lớn nhanh thành nỗi căm thù man dại. 

Sự dữ dội trong tình cảm đám đông, được hợp lại đặc biệt từ những con người khác biệt, sẽ giatăng mạnh mẽ bởi do thiếu vắng bất kỳ một sự chịu trách nhiệm nào. Việc chắc chắn không bịtrừng phạt, là cái gia tăng với độ lớn của đám đông, và ý thức về bạo lực có ý nghĩa trong giâylát quyết định bởi đám đông, đã đem lại cho tất cả mọi người những tình cảm và hành động màmột người độc lập khó có thể có được. Hòa lẫn trong đám đông, những kẻ ngu muội, những kẻvô học và ganh ghét đã mất đi cái cảm giác vô tích sự và bất lực của họ; thay thế vào đó là ý thứcvề một sức mạnh thô bạo, không bền bỉ nhưng cực kỳ mạnh mẽ. 

Thật đáng buồn vì sự thái quá của những tình cảm xấu trong đám đông đã khơi dậy những tàn dưcủa bản năng, kế thừa từ người nguyên thủy, những cái mà một người độc lập và có trách nhiệmdo lo sợ bị trừng phạt sẽ kìm nén lại. Điều này tự nó giải thích vì sao đám đông có xu hướng bạoloạn nghiêm trọng. 

Nếu một khi đám đông được tác động một cách khéo léo, nó có thể rất anh dũng và sẵn sàng hysinh. Mức độ của nó có khi còn cao hơn nhiều lần so với một cá nhân độc lập. Sắp tới chúng tasẽ có dịp quay lại điểm này khi nghiên cứu về tính đạo đức của đám đông. 

Do đám đông chỉ bị kích động bởi những cảm nhận thái quá, cho nên người diễn thuyết, nếumuốn lôi cuốn được họ phải sử dụng những cách diễn đạt mạnh mẽ. Những cái thường thấy ởmột nhà diến thuyết trong các cuộc hội họp của dân chúng là, phản đối ầm ĩ, quả quyết nọ kia,lặp đi lặp lại, nhưng tuyệt đối không bao giờ ông ta tự cho phép mình được nêu ra một bằngchứng nào. 

Cũng chính sự thái quá trong tình cảm này là cái đám đông đòi hỏi ở những người anh hùng củahọ. Những tính cách và đạo đức tuyệt vời của những người anh hùng phải luôn luôn đượckhuyếch đại. Trong nhà hát đám đông đòi hỏi người anh hùng của một bi kịch phải dũng cảm,khôn ngoan và đạo đức, những điều trong đời sống thực chẳng bao giờ có được như vậy. 

Người ta có lý khi nói về cái vẻ ngoài đặc biệt của nghệ thuật sân khấu. Rõ ràng rằng nó tồn tại,nhưng các quy luật của nó chẳng hề có liên quan gì đến lý trí lành mạnh của con người và vớilogic học. Nghệ thuật nói trước đám đông, không có gì ghê gớm, nhưng đòi hỏi phải có một khẳnăng đặc biệt. Trong khi đọc một kịch bản nào đó người ta thường khó đánh giá đúng mức độthành công của nó. Nhìn chung bản thân các giám đốc nhà hát đều rất không chắc chắn về sựthành công của vở kịch khi người ta đưa cho họ xem kịch bản, bởi để có thể đánh giá được, họphải tự biến thành một đám đông. Nếu chúng ta có thể xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết, chúng tacòn có thể chỉ còn ra những ảnh hưởng quan trọng của chủng tộc một cách dễ dàng. Màn bi kịchlàm say sưa một đám đông của một vùng nào đó, thường lại không thành công hoặc thành côngrất hạn chế ở một vùng khác, bởi nó không đủ sức để lôi cuốn đám khán giả mới. 

Tôi không cần phải đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự thái quá của đám đông chỉ diễn ra trong tìnhcảm và không hề diễn ra trong lý trí. Sự thực con người chỉ cần là thành viên của đám đông, như tôi đã từng chỉ, cũng đã là một sự suy giảm đáng kể năng lực lý trí của nó. Trong các công trìnhnghiên cứu về tội ác của đám đông Tarde cũng đã xác định như vậy. 

§4. Tính không khoan dung, tính độc đoán và tính bảo thủ của đám đông

 Đám đông chỉ biết đến những tình cảm đơn giản và thái quá. Các ý kiến, tư tưởng, giáo lý truyềnbá vào nó được nhanh chóng tiếp nhận một cách hoặc nguyên kiện không cần xem xét, hoặc bịnó vứt bỏ tất cả cũng như được coi là tuyệt đối đúng hoặc tuyệt đối sai. Đối với đức tin cũng vậy,con đường tiếp nhận của nó thường không qua sự suy xét. Hẳn ai cũng biết những giáo lý tôngiáo thiếu tính khoan dung như thế nào và sự ngự trị của nó đối với tâm hồn ra sao.

 Bởi đám đông không hề có chút nghi ngờ đối với những gì một khi họ đã coi đó là sự thật hoặcgiả dối, mặt khác họ lại rất ý thức được sức mạnh của mình, cho nên nó rất tùy tiện và khôngkhoan dung. Một con người độc lập có thể sẽ chấp nhận sự đối kháng và tranh cãi, nhưng đámđông không bao giờ cho phép như vậy. Trong các cuộc hội họp công cộng chỉ một chút trái ý từdiễn giả lập tức là hàng loạt tiếng la hét chửi rủa vang lên, và nếu diễn giả còn tiếp tục ngoan cốsẽ có liền những hành động tiếp theo, cuối cùng là việc lôi cổ ông ta xuống. Nếu không có sự rănđe, bởi sự có mặt của các nhà chức trách làm công tác bảo vệ an ninh, nhiều khi người ta tiếnhành bề hội đồng cả diễn giả. Tính độc đoán và tính không khoan dung có ở hầu hết các đámđông, nhưng với mức độ rất khác nhau, và ở đây lại nổi lên khái niệm cơ bản đó là chủng tộc, nóđiều khiển tất cả mọi tình cảm và suy nghĩ. Tính độc đoán và không khoan dung của đám đôngLatinh đặc biệt mạnh, đến nỗi, nó gần nhưng đè bẹp được hoàn toàn cái tình cảm về tự do cánhân rất mạnh mẽ của người Anglo-Xason. Đám đông Latinh chỉ có một tình cảm dành cho sựđộc lập hoàn toàn đối với nhóm tín ngưỡng của mình, và coi sự độc lập đó là một đòi hỏi phảicưỡng bức các tín ngưỡng khác lập tức nhập vào tín ngưỡng của mình. Kể từ thời tòa dị giáo,trong chủng tộc Latinh những người Jacobin tất cả các thời đại chưa bao giờ bước sang một kháiniệm tự do nào khác.

 Tính độc đoán và không khoan dung đối với đám đông là một tình cảm hết sức rõ ràng, họ dễdàng chấp nhận nó cũng như dễ dàng biến nó thành hành động. Đám đông tôn sùng quyền lực,đồng thời những cái tốt lại thường bị họ cho là dấu hiệu của sự yếu đuối, cho nên có tác động rấtít vào họ. Họ chẳng bao giờ có thiện cảm với một ông chủ tốt bụng mà chỉ có thiện cảm vớinhững ông vua chuyên chế thống trị họ một cách cứng rắn. Nếu họ thích chà đạp lên một bạochúa đã bị lật đổ, khi đó có nghĩa là, kẻ bạo chúa đã mất hết quyền lực và bị xếp vào hàng ngũnhững kẻ yếu đuối, chỉ đáng bị khinh bỉ chứ không còn đáng để kính sợ nữa. Hình ảnh cổ xưa vềmột người hùng của đám đông luôn luôn có những tính cách kiểu Caesar. Cờ mao của ông ta làmhọ say đắm, quyền lực của ông ta làm họ kính trọng, thanh gươm của ông ta làm họ khiếp phục.Luôn sẵn sàng nổi dậy chống lại một chính quyền yếu kém, ngược lại đám động cúi đầu mộtcách nô lệ trước một quyền lực mạnh. Nếu chính quyền bị lung lay, khi đó đám đông, với đặctính luôn tuân theo những tình cảm cực đoan nhất, cũng sẽ liên tục chao đảo từ thái cực vô chínhphủ sang nô lệ và từ nô lệ sang vô chính phủ. 

Vả lại dường như người ta đã hiểu sai về tâm lý đám đông, khi tin vào ưu thế của các bản năngcách mạng của nó. Đó là vì những hành động bạo lực của nó đã làm cho ta hiểu không đúng vềđiểm này. Sự bộc phát của lòng công phẫn và hành động phá hoại luôn chỉ xảy ra trong mộtkhoảng thời gian ngắn. Đám đông quá bị chi phối bởi cái vô thức và do đó, có nghĩa là nó quátuân phục những ảnh hưởng được di truyền lại từ thời xa xưa, là cái đáng lý ra nó không phảitrung thành đến mức như vậy. Nếu để tự nó, chẳng bao lâu ta sẽ thấy nó không còn cả muốn tựkiềm chế, bản năng sẽ biến nó thành một kẻ nô lệ. Những người Jacobin cao ngạo và chất phácnhất đã hoàn toàn nhất trí với Napoleon khi ông ta xóa bỏ mọi quyền tự do và cho biết như thếnào là bàn tay sắt của ông ta.

 Lịch sử của cách mạng quần chúng sẽ hầu như không thể hiểu nổi, nếu người ta nhầm lẫm mộtcách cơ bản về những động lực bảo thủ của đám đông. Họ thực ra chỉ muốn thay đổi cái tên củathể chế, và để thực hiện sự thay đổi đó, thỉnh thoảng họ làm cả những cuộc cách mạng có khi rấtlớn, nhưng bản chất của những thể chế đó đã quá bóp nghẹt những đòi hỏi được thừa kế củachủng tộc đến nỗi nó không cần phải trung thành với những thể chế đó nữa. Sự thay đổi liên tụccủa đám đông chỉ thể hiện ở những cái rất bên ngoài. Trên thức tế họ có cái bản năng bảo thủkhó hiểu giống như tất cả những người nguyên thủy. Họ có một lòng tôn kính các truyền thuyết,một nỗi căm ghét vô thức mọi sự đổi mới có thể làm thay đổi cuộc sống hiện tại của họ. Giá nhưnền dân chủ ở vào cái thời phát minh ra máy dệt, máy hơi nước, tàu lửa mà có được quyền lựcgiống như ngày nay của nó, thì có lẽ việc hiện thực hóa các phát minh đó chẳng thể xảy ra. Cũngmay cho sự tiến bộ và văn hóa, bởi sau khi những phát minh khoa học và kỹ thuật được hoàn tất,cái siêu quyền lực của đám đông mới được sinh ra.   

  §5. Đạo đức của đám đông  

  Nếu chúng ta coi khái niệm đạo đức đồng nghĩa với sự tôn trọng những tập tục xã hội nào đó vàvới sự kiềm chế thường xuyên những tham vọng cá nhân, thì rõ ràng rằng, đám đông quá ư làbản năng và quá không chín chắn để có thể tiếp nhận đạo lý. Thế nhưng nếu ta hiểu khái niệmđạo đức là những tính cách nhất định xuất hiện trong khoảnh khắc như, sự hy sinh, sự tận tâm,lòng vị tha, sự xả thân, sự công tâm thì ta có thể nói: đám đông thường có thể có một tư cách đạođức rất cao. 

Một số ít các nhà tâm lý học, có tham gia nghiên cứu về đám đông, chỉ chú ý đến những hànhđộng tội ác của nó. Và dựa vào mức độ thường xuyên của các hành động tội ác như vậy họ đãđánh giá tính cách đạo đức của đám đông rất thấp. 

Chắc chắn họ đều có những bằng chứng cho nhận định đó: nhưng tại sao như vậy? Đó là chỉ bởivì các đòi hỏi hoang dại mang tính cách phá hoại, là di sản của thời tiền sử, vẫn lẩn quất trongmỗi một chúng ta. Đối với một người độc lập, sẽ rất nguy hiểm cho bản thân nếu như anh ta thỏamãn những đòi hỏi đó, nhưng khi anh ta chìm trong một đám đông không có tính trách nhiệm, dochắc chắn không bị trừng phạt, anh ta đã phó mặc cho bản năng thỏa mãn những gì nó muốn. Bởivì chúng ta bình thường không thể vận dụng cái bản năng tàn phá này vào đồng loại, cho nênchúng ta đã tìm sự thỏa mãn nó ở súc vật. Cái thú săn bắn và sự tàn bạo của đám đông cũng cócùng một nguồn gốc như vậy. Đám đông, hành hạ một nạn nhân không có khả năng tự vệ mộtcách từ từ cho đến chết, là một bằng chứng cho sự tàn bạo đớn mạt của họ; đối với các triết giathì sự tàn bạo đó về mức độ cũng giống như sự tàn bạo của các thợ săn, khi họ tụ tập lại với nhaukhoái chí nhìn những con chó săn đang thi nhau xé xác một chú nai xấu số. 

Nếu một khi đám đông có khả năng chém giết, đốt phá và tiến hành các kiểu tội ác thì nó cũngcó khả năng có những hành động hiến dâng, hy sinh và có lòng vị tha, ở mức độ có khi còn cao hơn của một người độc lập. Sự tác động vào từng thành viên của đám đông sẽ đặc biệt mạnh, nếunhư ta khêu dậy được ở họ những tình cảm về niềm kiêu hãnh và danh dự, về tôn giáo và tổquốc. Lịch sử đầy dẫy những ví dụ như vậy, như ta từng thấy trong các cuộc thập tự chinh hoặc ởđoàn quân tình nguyện vào năm 1793. Chỉ có tập thể mới có thể có những sự hy sinh và quênmình vĩ đại như thế. Biết bao nhiêu đám đông đã tự để bị đẩy vào chốn hy sinh một cách oanhliệt vì những niềm tin và lý tưởng mà họ chẳng hiểu một chút gì về nó! Đám đông khi lâm chiến,thường họ chiến đấu theo tiếng kèn xung trận, chứ không phải vì một phần thưởng nào. Quyềnlợi cá nhân trong đám đông hiếm có khi là một động lực mạnh mẽ, trong khi đó đối với mộtngười độc lập nó là sự kích thích gần như là duy nhất. Quả thực không phải vì lợi ích bản thân, làcái đã đưa đám đông vào bao nhiêu trận chiến, điều mà với lý trí của mình họ không sao hiểunổi, và trong những trận đánh đó họ bị giết một cách dễ dàng như những chú chim chiền chiện bịthôi miên bởi những chiếc gương của người thợ săn. 

Ngay cả những tên vô lại bẩm sinh, có khi chỉ vì là một thành viên của đám đông chúng cũng đãtrở thành những kẻ rất tôn trọng các quy tắc đạo đức. Taine đã chỉ ra rằng, những tên đồ tể củanhững ngày tháng 9 [1792] đã đem nộp hết tất cả những đồ trang sức, ví tiền thu lượm được từcác nạn nhân của chúng cho uỷ ban cách mạng, mặc dù việc biển thủ những thứ đó hoàn toàn dễdàng. Cái đám đông dân chúng lúc nhúc, la hét và rách rưới kia, khi tràn vào cung điện Tuileriekhông hề cầm đi bất cứ một thứ gì cho dù chúng có thể làm cho họ hoa mắt và giá trị của chúnglà bánh mỳ cho mỗi một người trong nhiều ngày.

 Sự tha hóa đạo đức của một cá nhân bởi đám đông chắc chắn không phải là một quy luật cứngnhắc, nhưng nó là điều người ta liên tục quan sát thấy, và ngay cả trong những hoàn cảnh khôngkhắt khe như tôi đã trình bày trên đây. Như tôi đã từng nói, đám đông trong nhà hát đòi hỏinhững anh hùng của họ trong các vở kịch những phẩm hạnh cao quá mức, và ngay cả một khốikhán giả gồm những người thuộc tầng lớp thấp, nhiều khi cũng cho rằng đó là quá lố. Tay chơichuyên nghiệp, chủ nhà chứa, kẻ lang thang, kẻ nghiện thể thao thường kêu ca về một kịch cảnhhơi sàm sỡ hoặc một câu nói tục tĩu trong đó, thế nhưng so với những gì họ thường sử dụngtrong các cuộc nói chuyện hàng ngày thì chúng quả là vô hại

.Đám đông thường tuân theo những bản năng thấp hèn, tuy nhiên cũng có lúc nó tỏ ra có nhữnghành động cực kỳ cao thượng. Nếu nói rằng lòng vị tha, sự hy sinh, sự dâng hiến một cách vôđiều kiện cho một lý tưởng, hão huyền hoặc thực tế, là những nhân cách đạo đức, thì ta có thểnói rằng, đám đông thường có một nhân cách như vậy ở mức độ rất cao mà ngay cả những triếtgia thông thái nhất cũng hiếm khi đạt đến được. Dĩ nhiên họ thể hiện những tính cách đó mộtcách vô thức, nhưng cái đó không quan trọng. Giả như đám đông cũng suy tính thiệt hơn, thì cólẽ không hề có một nền văn hóa nào có thể nảy nở trên hành tinh của chúng ta và loài người sẽmãi không bao giờ có lịch sử.

 ______________________________ 

[1] Ai đã từng tham gia vụ vây chiếm Paris chắc hẳn phải được chứng kiến nhiều trường hợp cảtin của đám đông vào những thứ cực kỳ vô lý. Một ánh nến cháy sáng trên một tầng nhà cao lậptức được coi là một tín hiệu báo cho những kẻ bao vây. Sau hai giây suy nghĩ người ta nhận ngayra không thể nào nhìn thấy ánh sáng của một ngọn nến ở cách xa đến nhiều dặm như vậy 

 [2] "Eclair" ngày 21 tháng 4 1895.

 [3] Liệu chúng ta có biết, chỉ duy nhất về một trận đánh, rằng nó đã xảy ra như thế nào? Tôi rấtnghi ngờ điều này. Chúng ta chỉ biết kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại, ngoài ra có lẽ chẳng còn gìnữa. Những gì d'Harcourt viết về trận Solferimo mà ông ta một phần trực tiếp tham dự và mộtphần quan sát thấy ta có thể vận dụng cho tất cả các trận đánh khác: "Những vị tướng (dĩ nhiên làcó hàng trăm nhân chứng xác nhận) lập nên các báo cáo chính thức; các sĩ quan được giao nhiệmvụ phát tán các báo cáo này đã sửa đổi và quyết định nội dung cuối cùng của báo cáo; Tổng thammưu trưởng xem xét và viết lại. Người ta đem báo cáo trình thống chế, ông ta hét lên: "Ngàinhầm lẫn hoàn toàn!" và tự mình sửa lại báo cáo. Nguyên văn ban đầu của báo cáo giờ đây hầunhư chẳng còn gì nữa." D'Hartcourt kể chuyện này để chứng minh rằng không thể biết được sựthật là như thế nào ở những sự kiện hấp dẫn nhất và được quan sát một cách chính xác nhất. 

[4] Qua đó cũng giải thích một điều rằng, một số tác phẩm kịch, bị tất cả các giám đốc nhà hát từchối, thỉnh thoảng lại đặc biệt thành công, nếu tình cờ được công diễn. Thành công của vở "Pourla Couronne" của Coppé là một điều ai cũng biết, vở này hàng chục năm trời mặc dù tác giả làmột người có danh luôn bị các giám đốc nhà hát từ chối. "Charleys Tante" sau một loạt các chốitừ đã được giới môi giới thị trường chứng khoán chịu chi để trình diễn và đã đạt 200 lượt trìnhdiễn tại Pháp và trên một nghìn lượt tại Anh. Nếu không có sự giải thích như đã dẫn rằng cácgiám đốc nhà hát đã không thể tự đặt mình vào tâm hồn của đám đông, ta sẽ không hiểu được, tạisao những con người độc lập quả quyết, coi việc che giấu những nhầm lẫn là trọng, lại có thể cónhững phán xét sai sót như vậy.

  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top