Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Vĩ thanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Về sau này, vua nhường ngôi cho thái tử Trần Thuyên rồi bỏ áo rồng lên núi Yên Tử xuất gia. Ngài thọ giới với Thiền sư Huệ Tuệ, cả đời sống ăn chay thanh tịnh, một lòng chỉ hướng về Phật. Song le "bách niên tâm ngữ tâm,"[1] chưa một lần ngài nói với ai vì sao không ở lại Vũ Lâm hay nơi nào khác trên đất Đại Việt mà lại chọn sơn môn Yên Tử làm nơi phát thế quy y.

Mùa đông Hưng Long năm thứ 16, ngài viên tịch ở Yên Tử, thọ năm mươi mốt tuổi.

Sử thần Ngô Sĩ Liên khen "vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần."[2] Thực vậy, Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã lãnh đạo quân dân hai lần chiến thắng giặc Nguyên-Mông và giữ vững nền hòa bình nước nhà, khôi phục thời đại hoàng kim hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời là vị tổ sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của hoàng triều Trần bấy giờ. Hàng ngàn năm qua, chẳng mấy người đã làm vua mà được nhân gian thờ kính, ngưỡng vọng như Phật hoàng Trần Nhân Tông. Công đức của ngài khiến giới sử học tốn không biết bao nhiêu giấy mực mà ca ngợi.

Nhưng còn câu chuyện về một nhành mai vô tình vương vấn bước chân ngài thì chẳng có sách sử nào ghi chép lại, cũng chẳng ai còn nhắc đến nữa.

Hết

----------

[1] Bách niên tâm ngữ tâm: nghĩa là "trăm năm lòng chỉ nhủ lòng," trích trong bài thơ "Đăng Bảo Đài sơn" của Trần Nhân Tông.

[2] Trích Đại Việt sử ký toàn thư.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top