Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

tatyeu,dtrung,dlcnxhvn

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

       - Sự phát triển của xã hội loài người trải qua các HTKTXH từ thấp đến cao là quá trình lịch sử tự nhiên. CNTB đã tạo ra những tiền đề tự phủ định nó. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu .

- Thực tiễn lịch sử VN đã đi theo các con đường khác nhau nhưng không thành công

- HCM lực chọn con đường CMVS, mục tiêu ĐLDT găn liền với CNXH đã thành công. Con đường đó là sự lựa chon sàng lọc của chính lịch sử dân tộc.

-  Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng con người một cách triệt để. Nếu nước độc lập mà dân ko hạnh phúc thì độc lập ấy cũng ko co ý nghĩa; Xây dựng CNXH để giải phóng giai cấp, làm cho nhân dân thực sự ấm no hạnh phúc…

2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Cách tiếp cận của CNXH khoa học của Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người thấy rằng chỉ có CNXH mới giải phóng được nhân loại, mới thực sự đem lại độc lập, tự do, bình đẳng cho các dân tộc.

- Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn macxit. Đối với Hồ Chí Minh đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc và giải phóng loài người.

       - Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ  văn hoá.

Văn hoá Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc có truyền thống khoan dung, hoà mục để hoà đồng. Văn hoá Việt Nam là văn hoá quí trọng hiền tài, con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng giàu lòng vị tha yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với tổ quốc, dân tộc và nhân loại. Chính những truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt Nam là một trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với CNXH.

Tóm lại, cách tiếp cận CNXH của Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội với các nhân tố nhân văn, đạo đức, văn hoá.

b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội

- CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.

- CNXH có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật.

- Chủ nghĩa xã hội là chế độ không con người bóc lột người.

- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hoá và đạo đức.

* Tóm lại, trong tư duy Hồ Chí Minh, CNXH là một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử. Một xã hội tư do và nhân đạo phản ánh được khát vọng thiết tha của con người.

3.  Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh hệ thống động lực của CNXH rất phong phú và đa dạng được thể hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Nhưng các động lực muốn phát huy tác dụng đều phải thông qua con người. Do đó, bao trùm lên tất cả là động lực con người - con người trên cả hai bình diện cộng đồng và cá nhân.

-  Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mội nhà trở nên giàu có, gắn kinh tế với kĩ thuật, kinh tế với văn hóa.

- Văn hóa, khoa học, giáo dục cũng được Hồ Chí Minh coi là những động lực tinh thần không thể thiếu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tất cả những yếu tố đó chính là nội lực. Bên cạnh nội lực, theo Hồ Chí Minh phải kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước gắn với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Phải sử dụng tốt những thành quả của khoa học- kĩ thuật thế giới ...

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh luôn coi nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực là yếu tố quan trọng.

- Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXH.

+   Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh mẹ đẻ ra trăm         thứ bệnh nguy hiểm.

+   Phải đấu tranh chống quan liêu tham nhũng và lãng phí bạn đồng         minh của thực dân phong kiến.

+   Chống chia rẽ, bè phái mất đoàn kết, vô kỷ luật.

+   Chống chủ quan, giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top