Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

TCXD(Cau hoi tu 31->50)

Câu 31: So sánh 2 phương pháp TCXD tuần tự và song song?

Trả lời: PP tuần tự: là pp TCSX các công việc được hoàn thành ở vị trí này mới chuyền sang vị trí tiếp theo. Các công trình A,B,C,D được xây dựng tuần tự, xong công trình A mới chuyển sang B, song B mới chuyển sang C... Nếu thời gian xây dựng một công trình là T thì tổng thời gian T1 xây dựng M

công trình là: T1 = M.Tc

Nếu chi phí tài nguyên trung bình xây dựng 1 công trình là Rc thì biểu đồ chi phí tài nguyên luôn là R1 = Rc ko căng thẳng. Hình thức TCSX này phù hợp với công trình tài nguyên khó huy động và thời gian thi công thoải mái.

PP song song: các công trình được tiến hành xây lắp song song với nhau.

Khi hoàn thành xây dựng 1 công trình thì tất cả các công trình cũng xong. Khi đó ta thấy thời gian xây dựng 1 công trình là tc thì thời gian xây dựng tất cả các công trình T2=Tc. Vì triển khai tất cả M công trình nên tài nguyên huy động trung bình cho toàn công trường tăng M lần: R2=M.Rc

Như vậy TCXD theo pp song song thì thời gian thi công là ngắn nhất nhưng tài nguyên huy động là tối đa. PP này áp dụng khi cần rút ngắn thời gian thi công và tài nguyện huy động ko hạn chế.

Tuy nhiên thời gian xây dựng tối thiểu cũng có giới hạn, nó phụ thuộc vào công nghệ thi công của tòa nhà.

Câu 32: Quy tắc thể hiện sự phụ thuộc giữa các công việc trong SĐM?

Trả lời: -Mỗi công việc là 1 cung định hướng theo trục thời gian thể hiện bằng mũi tên (các mũi tên công việc phải hướng từ trái sang phải).

-SĐM phải đơn giản, các công việc phải giao cắt nhau ít nhất.

-SDDM phải gọn, số sự kiện phải tối thiểu, ko có sự kiện thừa.

-Mỗi công việc được giới hạn bằng 2 sự kiện đầu và cuối, 2 công việc khác nhau phải khác nhau ít nhất 1 sự kiên. VD trong trường hợp nhiều công việc tiến hành ss ko được kí hiệu bởi cùng 1 sự kiện và 1 sự kiện kết thúc công việc. Để biết diễn các công việc đó ta thêm vào 2 sự kiện (sự kiện phụ) và các phụ thuộc tương ứng.

-Sự phụ thuộc của công việc sau vào công việc trước phải được thể hiện hiện cụ thể.

-Nếu 1 nhóm việc phụ thuộc ko giống nhau vào kết thúc của nhóm việc trước thì phải thêm sự kiện và các mới liên hệ tương ứng để thể hiện (pp tách nút).

-1 nhóm công việc trong SĐMcó thể thay thế bằng 1 công việc gộp nếu trong nhóm công việc đó có 1 sự kiện bắt đầu và 1 sự kiện kết thúc, thời gian thực hiện của công việc thay thế phải có thời gian bằng thời gian của đoạn đường thường xuyên dài nhất qua 2 sự kiện đầu cuối của nhóm.

- Trong 1 SDm chỉ có 1 sự kiện đầu và 1 sự kiện cuôi.SĐM không được có chu trình và không được có nhánh cụt.Khi lập SDM nếu thấy có công việc sau khi kết thúc không có công việc nào liền sau , để khử dạng nhánh cụt ta nhập sự kiện kết thúc ta nhập sự kiện kết thúc của công việc đó vào sự kiện hoàn thành SDM.

- Nếu có 1 số công việc có thể bắt đầu khi công việc trước chưa kết thúc thì nên chia nhỏ công việc trước ra nhiều công việc , mỗi công việc có khối lượng đủ để cho các công việc sau có thể bắt đầu được.

-Đánh số cho các sự kiện từ trái qua phải , từ trên xuống dưới , mỗi số chỉ được đặt cho 1 sự kiện, các số thứ tự đặt cho sự kiện không buộc tuân theo trình tự nhưng phải thỏa mãn nguyên tắc : 2 sự kiện của 1 công việc thì số sự kiện sau phải lớn hơn số sự kiện trước.

Câu 33 : Nguyên tắc vễ TMBXD?

Trả lời: Khi thiết kế TMBXD cần phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc , rất nhiều nhiều quy chuẩn và tiêu chuẩn.Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản sau đây có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu cũng như việc thiết đế đạt được sự tối ưu .

1-TMBXD phải thiết kế sao cho các công trình tạm phục vụ tốt nhất cho quá trình sx và đời sống của con người trên công trường , không làm cản trở hoặc ảnh hưởng tới công nghệ , chất lượng , thời gian xây dựng , ATLD và VSMT.

2-Phải thiết kế sao cho việc xây dựng số lượng các công trình tạm là ít nhất , giá thành xây dựng rẻ nhất, khả năng khai thác và sử dụng nhiều nhất, khả năng tái sử dụng, thanh lý , hoặc thu hồi vốn là nhiều nhất . Muốn vậy cần tận dụng tối đa các công trình có sẵn ở công trường mà không làm ảnh hưởng tới quá trình xây dựng , sẽ giữ lại khi giải phóng mặt bằng để là công trình tạm , hoặc xây dựng đến đâu có thể khai thác 1 phần các công trình xây dựng để làm các công trình tạm , hoặc có thể xây dựng trước một phần các công trình xây dựng để làm các công trình tạm.

3-Khi thiết kế TMBXD phải đặt nó vào trong 1 mối quan hệ chung với sự đô thị hóa và công nghiệp hóa ở địa phương.Từ đó có cách nhìn lâu dài và tổng quát về việc xây dựng , sử dụng và khai thác các công trình tạm trọng 1 thời gian dài, trước, trong và cả sau thời gian xây dựng xong công trình

4-Khi thiết kế TMBXD phải tuân theo các hướng dẫn , quy chuẩn,tiêu chuẩn , về thiết kế kĩ thuật , các quy định về ATLD, phòng chống cháy nổ và VSMT.

5-Học tập kinh nghiệm thiết kế TMBXD và tổ chức công trường xây dựng của nước ngoài.

Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật về quản lí kinh tế.....trong thiết kế TMBXD

Mạnh dạn ứng dụng tinh học và máy tính điện tử cho việc thiết kế từng phần và tiến tới tự động hóa thiết kế TMBXD

Câu 34 :Vẽ sơ đồ khối trình bày các bước lập SDM?

Hình vẽ:

Câu 35 : Phân loại kho theo tính chất cất giữ vật liệu?

Trả lời:

-Bãi (kho lộ thiên) :các loại để cất giữ vật liệu còn được gọi là kho lộ thiên , kết cấu chủ yếu của bãi là diện tích mặt nền được gia cố để chịu được trọng lượng các loại vật liệu và thoát nước mưa.Các bãi có thể có mái che và thường là không có mái che.

-Kho hở (kho có mái che) là loại kho mà kết cấu chủ yếu của nó là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng , thường là lợp bằng tôn hoặc các tấm fibroximang , phần tường, cửa bảo che chủ yếu để bảo vệ.

-Kho kín :là loại kho mà kết cấu phần mái và tưởng cảu bao che phải kín , chống được tác động của thiên nhiên như : mưa , nắng , gió , ẩm ướt , bức xạ , muối.

-Kho đặc biệt : là loại kho có kết cấu đặc biệt, để chứa các loại vật tư đặc biệt phục vụ xây dựng trên công trường như : thuốc nổ , xăng dầu.....

Câu 36: Trình bày nội dung của khảo sát kỹ thuật về báo cáo dự án khả thi của công trình xây dựng?

Trả lời:

Đối tượng của KSKT là điều kiện thiên nhiên trong khu vực triển khai dự án , mục đích để triển khai dự án có lợi nhất.Kết quả của KSKT giúp lựa chọn mặt bằng xây dựng, quy hoạch nhà cửa , công trình và những giải pháp kỹ thuật cần triển khai.

-Khảo sát toàn diện địa hình , địa vật khu vực triển khai dự án để thiết kế và quy hoạch các nhàm công trình cũng như các mạng lưới kỹ thuật , hạ tầng cơ sở. Công việc này được thực hiện trên bản dồ địa hình.

-Khảo sát địa chất công trình . địa chất thủy văn của mặt bằng xây dựng để xác định tính cơ lý của địa tầng, nước ngầm , mưa gió , hồ ao , sông suối...Số liệu khảo sát phải đủ để xác định được giải pháp kết cấu , móng, hệ thồng mạng lưới ngầm.....

-Khảo sát điều kiện thời tiết khu vực xây dựng (mưa , nắng, nhiệt độ, sấm sét ...)công trình .Đối với các công trình đặc biệt cần khảo sát thêm những yếu tố của khí quyển (độ ẩm , độ trong sạch , của không khí ,phóng xạ, ion...)

-Khảo sát quang cảnh kiến trúc , quy hoạch khu vực đê công trình có giải pháp thiết kế hòa nhập với cảnh quan kiến trúc sẵn có.

Câu 37 : Cách lập tiến độ ban đầu và điều chỉnh cho đúng mục tiêu đề ra?

Trả lời:

1.Lập tiến độ ban đầu có thể tiến hành theo 3 cách :

a-Sắp xếp công việc từ công việc đầu tiên theo thứ tự công nghệ đến công việc kết thúc.Đây là pp khá phổ biến , đơn giản xong đòi hỏi người lập phải có kinh nghiệm sx.Thường người ta

sắp xếp các công việc chủ đạo trước dựa vào đó sắp xếp các công việc còn lại theo mối quan hệ về tổ chức.Tuy nhiên , đối với công trình lớn lập theo cách này rất khó đi đên kq mong muốn.

b-Sắp xếp công việc theo các thời điểm định trước đi ngược lại các công việc phía trước.Đây là pp lập theo mục đích định trước.Thường người ta lấy thời hạn hoàn thành công trình , thoài hạn kết thúc các giai đoạn làm điểm xuất phát tìm ngược lại những công việc liền trước.Cách này chóng đạt mục tiêu nhưng mô hình sx dễ sơ cứng vì xd các thời điểm công việc không chính

xác làm cho công việc bị bó cứng.

c-Dùng mô hình toàn học (SDM) để lập tiến độ.Đây là pp tiên tiến giúp ta giải quyết được những trường hợp phức tạp .PP này đầu tiên người ta dung toán học SDM mô hình hóa quá trình xây dựng - nghĩa là dùng SDM để thực hiện những logic công nghệ và tổ chức cần thiết xây dựng công trình, sau đó dung công cụ toán (thuật toán SDM) để tính toán các thống số của mô hình SX (tiến độ) đưa ra sau điều chỉnh đưa về mục tiêu của kế hoạch.

2.Điều chỉnh tiến độ ban đầu cho đúng mục tiêu đề ra :

Việc điều chỉnh sẽ tiến hành theo nhiều vòng :

-Vòng 1 :Điều chỉnh bước lập tiến độ ban đầu ( sắp xếp lại công việc) nếu chưa đạt tiến hành điều chỉnh vòng tiếp

-Vòng 2 : Điều chỉnh các thông số tổ chức tăng giảm số lượng công nhân, máy móc.Đây là bước tổ chức lại đơn vị sx nếu chưa đạt ta tiến hành tiếp vòng sau.

-Vòng 3: Điều chỉnh biện pháp thi công,Đây là vòng điều chỉnh phương án KTTC (thay đổi loại

máy móc, chọn biện pháp thi công khác...) nếu chưa đạt ta phải điều chỉnh vòng cuối cùng.

-Vòng 4: Đây là vòng điều chỉnh công nghệ sản xuất.Vì các biện pháp TC và KT đều không đạt ta phải thay đổi công nghệ xây dựng (vd: thay bê tong tại chỗ bằng lắp ghép, thay cọc ép trước = ép sau...)

Câu 38 :Phân loại kho theo tính chất phục vụ (theo cơ cấu quản lý)?

Trả lời:

a-Kho trung chuyển

Là loại kho bãi được bố trí ở những nơi cần bốc dỡ , từ phương tiện vần chuyển này, sang phương tiện vận chuyển khác , hay chỉ nằm tạm ở kho này trong một thời gian ngắn chờ đợi để vận chuyển tiếp.Kho này thường do các cty hoặc tổng cty quản lý.VD : kho tại các cảng sông, để chuyển hàng từ các sà lan, ca nô lên kho, chờ chuyển tiếp bằng ô tô, hoặc kho nằm ở các ga đường sắt , chờ chuyển tiếp.

b-Kho công trường

Là loại kho được thiết kế tên TMBXD để chứa tất cả các loại vật tư cần thiết cho xây dựng, loại kho này do ban chỉ huy công trường quản lý

c-Kho công trình

Là loại kho được bố trí tại công trình, để tiết kiệm khâu vận chuyển trung gian từ công trường tới công trình.

d-Kho thuộc các xưởng sx và phụ trợ

Vì lý do công nghệ nên các xưởng sx và phụ trợ bố trí hợp khối với các kho, để chứa vật tư thiết bị phục vụ cho các xưởng sx, và cất chứa các bán thành phẩm.

Loại kho này do các xưởng trực tiếp quản lý.Vì dụ kho sắt thuộc xưởng gia công cốt thép , kho gỗ thuôc xưởng mộc.

Câu 39 : Tính diện tích kho bãi (khi biết vật liệu dự trữ) và các nguyên tắc thiết kế?

Trả lời: Diện tích kho bãi có ích , tức là diện tích chứa vật liệu không kể đường đi lại , được tính bằng công thức : F =Dmax/d (m2)

Trong đó Dmax : lượng vật liệu dự trữ tối đa ở công trường.

d:lượng vật liệu định mức chứa trên 1 m2 diện tích kho bãi có ích

Diện tích kho bãi kể cả đường đi lại được tính như sau :S = alpha . F (m2)

Trong đó alpha -hệ số sử dụng mặt bằng

Ngoài việc tính toán bằng công thức , nên kiểm tra bằng thực nghiệm , xếp thử các vật liệu , thiết kế đường đi lại, bố trí thử các thiết bị bốc xếp xem có thuận lợi không

Sauk hi tính được diện tích kho bãi , tùy điều kiện mặt bằng mà quy định chiều dài, chiều rộng của kho bãi sao cho thuận lợi từ tuyến bốc dỡ hàng vạo kho và từ kho xuất hàng ra.Chiều rộng ácc bãi lộ thiên được xác định tùy thuộc vào bán kính hoạt động của cần trục và thiết bị bốc xếp.

Câu 40 :Chức năng kho bãi trên công trường , tính lượng hành dự trữ Trả lời: Chức năng :

-Tiếp nhận nguyên vật liệu xây dựng.

-Cất chứa và bảo quản

-Cấp phát cho các đơn vị theo kế hoạch.

Tính lượng hàng dự trữ : dựa vào các yếu tố :

-Lượng vật liệu sử dụng hàng ngày lớn nhất (max)

-Khoảng thời gian giữ những lần nhận vật liệu t1

-Thời gian vận chuyển vận liệu từ nơi nhận đến công trường (t2)

-Thời gian bốc dỡ và tiếp nhận vật liệu tại công trường (t3)

-Thời gian thì nghiệm, phân loại và chuận bị vật liệu để cấp phát (t4)

-Số ngày dự trữ tối thiểu để đề phòng những bất trắc làm cho việc cung cấp bị gián đoạn (t5)

Số ngày dự trữ vật liệu : Tdt = t1+t2+t3+t4+t5 >= [Tdt]

- Lượng vật liệu sử dụng hàng ngày lớn nhất : Max = (Rmax/T).k

Rmax -tổng khối lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong 1 kì kế hoạch (tháng hoặc quý)

T - thời gian sử dụng vật liệu trong kì kế hoạch

k- hệ số tiêu dung vật liệu không điều hòa thường lấy k= 1,2-1,6

- Lượng vật liệu dự trữ tại kho bãi công trường : Dmax =max.Tdt

Tdt - có thể lấy giá trị Dmax trên biểu đồ dự trữ vật liệu để tính diện tích kho bãi

Câu 41: Tóm tắt các bước tiến hành lập tiến độ định kỳ?

Hình vẽ:

Câu 42: Trình bày các phương pháp kiểm tra tiến độ định kỳ?

Trả lời: 1-PP đường tích phân dùng để kiểm tra từng công việc :

Trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành là thời gian.Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục toại độ.Đường thể hiện công việc đã thực hiện đến thời điểm đã xét là đường tích phân.Để ss với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng.SS hai đường ta biết được tính hình thực hiện tiến độ.

PP đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu thập thường xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ 1 đường tích phân,Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ.Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu , cần theo dõi chặt chẽ.

2-PP đường phần trăm :

Đây là pp áp dụng kiểm tra nhiều công việc 1 lúc trên tiến độ để thể hiện bằng sờ đồ ngang , được thực hiện như sau :Trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang .Mỗi công việc được thực hiện bằng 1 đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc.Tại thời điểm bất kì cần kiểm tra người ta kẻ 1 đường thẳng đúng , đó là đường kiểm tra.Trên tiến độ các công việc rơi vào 1 trong 2 trường hợp.Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua.Trường hợp những công việc đang thi công -cắt đường kiểm tra-phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tình đến thời điểm đó.Theo % toàn bộ khối lượng, số % thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường %.Đó là đường thực tế thực hiện.Nhìn đường % người ta biết được tính hình thực hiện tiến độ.Nếu đường % ở bên phải lát cắt - những việc đó thực hiện vượt mức kế hoạch .Nếu đương % ở bên trái -công việc thực hiện chậm trễ.Nó giúp cho lãnh đạo biết được tình hình thực hiện công việc tại thời điểm cần thiết.

3-PP biểu đồ nhật ký

Đây là pp kiểm tra hàng ngày của từng công việc.Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện 1 khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc (phiếu giao việc)

Chúng được thực hiện bằng 1 đường kế hoạch.Hằng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ , ta được đường thực hiện.Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt , đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo .PP nà chính xác kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn , hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao

Tóm lại các pp trên chỉ cung cấp cho ta tình hình thực hiện tiến độ.Còn nguyên nhân và hậu quả của sự sai lệch đó bản thân các pp trên chưa nói lên được.Để nắm bắt sâu sắc phải tiến hành phân tích và áp dụng pp đánh giá và dự đoán

Câu 43 :Xác định dân số công trường

Trả lời: Dân số công trường phụ thuộc vào quy mô công trường, vào thời gian xây dựng và địa điểm xây dựng.Để tình toán , ta chia số người lao động trên công trường thành 5 nhóm ::

*nhóm A : số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường

Dựa vào biểu đồ nhân lực có thể xác định được số công nhân làm việc trực tiếp ở công trường :

A = N(tb) (người)

Trong đó N(tb) là quân số làm việc trực tiếp tb ở hiện trường được tính theo công thức :

N(tb) = tong (ni.ti)/ tong(ti)= tong (ni.ti)/T(xd) (người)

N(tb) phản ánh đúng số công nhân lao động trực tiếp có mặt suốt trong thời gian xây dựng . có thể làm cơ sở để tính các nhóm khác.

-nhóm B: là số công nhân làm việc ở các xưởng sản xuất và phụ trợ , được tính theo kinh nghiệm :b=k%A (người)

k= 20 -30 % khi công trường xây dựng các công trường dân dụng hoặc công trường công nghiệp ở trong thành phố

k= 50-60% khi công trường xây dựng các công trình công nghiệp ở ngoài thành phố.

-Nhóm C : số cán bộ kĩ thuật ở công trường , chỉ tính trung cấp và kĩ sư :

C=(4-8%)(A+B)

Nhóm D: số nhân viên hành chính

D = 5%(A+B+C)

Nhóm E : Được gọi là nhóm nhân viên phục vụ :làm việc ở nhà ăn , căng tin , các của hàng dịch vụ :

E = S %(A+B+C+D)

S = 3-5 % với công trường nhỏ

S=5-7% với công trường trung bình

S=7-10% với công trường lớn

Theo số liệu thông kê ở công trường, tỷ lệ đau ốm hàng năm là 2% , số người nghỉ phép là 4% .Số người làm

việc ở công trường được tính:

G= 1,06(A+B+C+FD+E)

Câu 44 :Khái niệm và mục đích của lập tiến độ SXXD

Trả lời: Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham gia của nhà thầu , người thiết kế, doanh nghiệp,cung ứng máy móc thiết bị và các loại tài nguyên.....Như vậy xây dựng 1 công trình là 1 hệ điều kiện phức tạp rộng lớn.Vì trong hệ có rất nhiều thành phần và mối quan hện giữa chúng cũng rất phức tạp.Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần và trạng thái của nó là biến động ngẫu nhiên.Vì vậy trong xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà có tính xác suất.Để xây dựng 1 công trình phải có 1 mô hình khoa học điều khiển các quá trình tố chức và chỉ đạo việc xây dựng.Mô hình đó chính là tiến độ thi công

Khi xây dựng 1 công trình phải thực hiện nhiều các quá trình xây lắp liên quan chặt chẽ với nhau trong 1 không gian và thời gian xác định với tài nguyên có giới hạn.Như vậy mục đích của lập tiến độ là thành lập 1 mô hình sx, trong đó sắp xếp các công việc sao cho đảm bảo xây dựng công trình trong thời gian ngắng , giá thành hạ, chất lượng cao.Cụ thể như sau :

1-Kết thúc và đưa các hạng mục công trình từng phần cũng như tổng thể vào hoạt động đúng thời hạn định trước

2- Sử dụng hợp lý máy móc thiết bị

3-Giảm thiểu thời gian ứ đọng tài nguyên chưa sử dụng

4-Lập kế hoặc sử dụng tối ưu về co sơ vật chất kỹ thuật kỹ thuật phục xây dựng

5-Cung cấp kịp thời các giải pháp có hiệu quả để tiến hành thì công công trình

Câu 45 : Thế nào là tiến bộ XDCT đòi hỏi đầu tư vốn là hợp lý

Trả lời: Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình.Tiền vốn là loại tài nguyên sự dụng 1 lần, nó chỉ sinh lợi khi công trình hoạt động.Vì vậy việc đưa tiền vốn vào công trình là 1 chỉ tiêu quan trọng của 1 tiến bộ

Khi thiết kế TCXD người ta thường xem xét biểu đồ cung cấp vốn xây dựng cơ bản.Đối với người xây dựng vốn thường vay ngân hàng phải chịu 1 suất.Người xây dựng chỉ trả được tiền khi bên A tạm ứng hoặc thanh toàn hợp đồng.Trường hợp bên A không tạm ứng kịp thời thì bên chủ thầu phải chịu lãi ngân hàng.Vì vậy tiền đưa vào công trình càng sớm thì càng dễ bị ứ đọng gây nên thua thiệt cho người xây dựng.Người ta phải tìm một hình thức đưa tiền vốn vào công trình sao cho ứ đọng thấp nhất.Có 3 dạng cơ bản :

1-Đưa tiền vốn vào công trình đều đặn, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc lượng vốn đầu từ trong khoảng thời gian như nhau, bằng nhau.

2-Đưa tiền vốn vào công trình tăng dần, lúc đầu chi phí ít, sau tăng dần lên, lúc kết thúc đưa tiền vào công trình cao nhất.

3-Đưa tiền vốn vào công trình giảm dần, lúc đầu lớn sau giảm dần, lúc kêt thúc lượng tiền đưa vào tí nhất.

Đối với 1 công trình dù đầu tư theo cách nào cũng phải đảm bảo thời hạn thi công và giá thành ko đổi

Câu 46: Xác định luồng hàng vận chuyển trên công trường?

Trả lời: Xác định tổn khối lương hàng hóa phải vận chuyển đến công trường:

-Nhóm vật liệu XD (A), là toàn bộ khối lượng của các loại nguyên vật liệu sử dụng cho việc thi công xây dựng CT, nó đc XĐ từ dự toán CT, từ biểu kế hoạch tiến độ hoặc từ các biểu đồ tài nguyên...

-Nhóm các máy móc thiết bị XD (B), xác định từ thông số kỹ thuật máy tra catalog hoặc ước lượng theo kinh nghiệm.

-Nhóm máy móc, thiết bị (C) phụp vụ cho việc vận hành công trình nếu có, đặc biệt là các CT công nghiệp.

- Tổng khối lượng hàng vận chuyển cần tính thêm 10% dự phòng: H=1,1.(A+B+C) (tấn)

Câu 47: Bpháp giảm chi phí lán trại CT?

Trả lời: - Cần tìm hiểu hiện trang khu đất sẽ là công trường XD, để tận dụng các ngôi nhà cũ, có sẵn nămg trong khu vực công trường sẽ phải dỡ bỏ, di chuyển noi khác, nhưng tạm thời ko gây trở ngại cho quá trình thi công, sẽ giữ lại để làm nhà tạm. - Có kế hoạc XD trước 1 phần hoặc 1 số hạng mục vịnh cửu, thuộc vốn XD CT, để phụp vụ cho nhu cầu nhà tạm. - Về mặt kỹ thuật, có thể các loại nhà tạm dễ tháo lắp và di chuyển đến nơi khác. - Nếu trong thành phố nên XD thành khu tập trung, cao tầng và sử dụng cho người xây dựng lâu dài.

Câu 50: Cân bằng DC chuyên môn hóa nhịp bội bằng cách làm theo ca?

Trả lời: Những DC bình thường làm 8h/ngày, riêng DC nhịp bội tổ chức c tổ làm việc c ca trong ngày. Như vậy trên mỗi phân đọa lúc nào cũng chỉ có 1 tổ đội lviệc, bảo đảm mặt bằng công tác. Chỉ khác DC nhịp bội có nhiều tổ đội thay đổi làm ca trong ngày nhờ vậy nhịp của chúng sẽ ngắn đi c lần và cân bằng nhịp với các DC còn lại. Thời gian rút ngắn sau khi cân bằng là: DeltaT=T-T¬¬ '¬¬ = (c.m+n-1)k - (m+n-1)k

K: môdun chu kỳ. M: số phân đoạn. N: Số Dchuyền. C:số ca làm việc trong ngày. Cân bằng nhịp nhanh theo các tổ chức làm ca cho DC nhịp bội chỉ áp dụng khi c=2 hoặc 3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top