Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

thi triết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Bước phát triển về quan niệm vật chất của các nhà CNDV từ CNDV trước Mác đến CNDV Mác. Trả lời: -Quan niệm về vật chất của các nhà CNDV trước Mác: +Trước khi chủ nghĩa biện chứng ra(trang 41)...của giới tự nhiên trong sự biểu hiện cảm tính của nó(trang 42). -Ưu điểm và hạn chế của các nhà Triết học duy vật trước Mác: +Ưu điểm: -Quan niệm vật chất là cơ sở sản sinh ra toàn bộ thế giới,là bản nguyên của mọi sự vật trong thế giới. -Các nhà CNDV trước Mác đã xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải thích thế giới vật chất. +Hạn chế: -Mang tính trực quan,thô sơ, mộc mạc, tự phát, chưa khái quát đc những thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nên trở nên bất lực khi khoa học phát triển. -Không hiểu chính xác bản chất của(trang 42)... trượt sang quan điểm duy tâm(trang 42). Trong bối cảnh lịch sử đó(trang 43)...còn vật chất là cái được ý thức phản ánh(trang 44) Câu 2: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.Ý nghĩa phương pháp luận. Trả lời: -Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Theo quan điểm DVBC: vật chất (trang 58)...đối với ý thức(trang 58) Ví dụ: Vật chất là cầu đường, bệnh viện, xe máy, ... còn ý thức là nhu cầu mua bán, ý thức tham gia giao thông, .... -Vai trò của vật chất đối với ý thức: Trong mối quan hệ với ý thức(trang 58)...ý thức có sau(trang58) Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất(trang 58)...hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức(trang 59). -Vai trò của ý thức đối với vật chất: +Ý thức có tính tương đối tác động trở lại vật chất: Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan ỏ mức độ nhất định có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội. +Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan tư đó đề ra mục tiêu phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy. Vai trò tích cực chủ động sáng tạo của ý thức con người trong quá trình cải tạo thế giới hiện thực được phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dụa trên sự phản ánh thế giới khách quan và các điều kiện khách quan. -Ý nghĩa của phương pháp luận: Từ mqh vật chất quyết định ý thức đòi hỏi phải tôn trọng tính khách quan của vật chất của các quy luật tự nhiên và xã hội.Vì thế trong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan,coi trọng cơ sở vật chất cụ thể,lấy khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình. Ví dụ: Khi Đảng đưa ra một chính sách áp dụng cho một địa phương nào đó thì cần phải dựa trên điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất của địa phương đó( cầu, đường, trường, trạm,...) phải xuất phát từ nhu cầu, mong muốn chính đáng của người dân. Từ mgh ý thức tác động trở lại vật chất cần phát huy tính năng động chủ quan, phát huy vai trò của ý thức nhân tố con người trong việc phản ánh đúng đắn thế giới khách quan.Nhận thức được quy luật, xác định đc mục tiêu, ra phương hướng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: nhận thức được chính sách kinh tế bao cấp không còn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau khi giải phóng, Đảng và nhà nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển , nhằm nâng cao ý thức của con người. Câu 3: Quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể Trả lời: Quan điểm toàn diện -Từ tính khách quan và phổ biến(trang73)...của sự vật đó(trang 74) Ví dụ: Chính sách đổi mới của Đảng năm 1986 trên tất cả các lĩnh vực trong đó lấy kinh tế làm trọng tâm, xây dưng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy mọi trình độ sản xuất ở nước ta đã thể thể hiện cái nhìn tòn diện của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới. Quan điểm lịch sử cụ thể -Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ(trang 74)...quan điểm chiết trung, ngụy biện(trang 74) Ví dụ: Muốn đánh giá đúng về một con người thì phải đặt người đó vào hoàn cảnh cụ thể(không gian, thời gian,...) bởi vì có những tính cách phẩm chất phù hợp với thời kì này nhưng lại không phù hợp trong thời đại khác. Đường lối của Đảng phải được xây dựng dựa trên việc phân tích hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước cũng như trên toàn thê giới. Nguyên lí về sự phát triển a.Quan điểm siêu hình: Những nhà triết học duy vật trước Mác xem sự vận động phát triển của thế giới chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về lượng mà không có sự thay đổi về chất, tức là sự vật ra đời như thế nào thì trong quá trình vận động, chất của nó vẫn được giữ nguyên, nếu có thay đổi thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới, chất mới. Sự phát triển là một qua trình tiến lên liên tục. b. Quan điểm biện chứng (nội dung của nguyên lý): Đối lập với phương pháp siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều vận động biến đổi, chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự vận động biến đổi ấy là vô cùng tận không có kết thúc, có nhiều tính chất, khuynh hướng khác nhau, có sự vận động biến đổi từ thấp tới cao, trái lại có sự vận động biến đổi dẫn đến tan rã, đi xuống thụt lùi. Do đó, khái niệm vận động nói chung và khái niệm phát triển không đồng nghĩa với nhau. Vì vậy, chúng ta phải xác định: phát triển là nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ. + Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp mà quanh co, phức tạp theo đường vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn. + Phát triển là quá trình tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. + Nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn nằm ngay bên trong của sự vật đấu tranh với nhau, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí của con người. + Phát triển là khách quan phổ biến, vì nó diễn ra ở mọi lĩnh vực từ tự nhiên cho đến xã hội và cả trong tư duy. Chứng minh và phân tích nguyên lý phát triển: + Phát triển là một quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Ví dụ: Trái Đất của chúng ta đã trải qua hàng tỷ năm biến đổi phức tạp, đến một mức phát triển nào đó, trên mặt đất xuất hiện sự sống, từ đơn bào đến đa bào và đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là con người, trong xã hội loài người, sự biến đổi và phát triển lại càng diễn ra nhanh chóng bằng nhiều phương thức sản xuất kế tiếp trong lịch sử. So với thời thượng cổ, thời đại ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển với tốc độ phi thường, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Do đó phép biện chứng yêu cầu chúng ta phải hướng tới cái mới, phát hiện ra nó, nhìn về phía trước, bồi dưỡng cho cái mới mau lớn mạnh, hoạt động theo hướng tiến lên. + Phát triển là một quá trình tích luỹ dần dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng do điều kiện mà có thể có những khuynh hướng vận động dẫn đến sự thay đổi về chất. Ví dụ: trong giới sinh vật, do điều kiện hoàn cảnh mà có sự đột biến về gien thì những đặc trưng trước đây của sự vật cũ không còn nữa chúng dần dần ổn định và thích ứng với môi trường làm xuất hiện một giống loài mới, chẳng hạn như vi rút cúm gà chúng chỉ có thể lây qua gia cầm lông vũ, nhưng do điều kiện nó đã biến thể thành vi rút H5N1 nó đã thích ứng với môi trường và trở thành một dòng vi rút mới lây lan qua người. + Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp, mà quanh co theo đường vòng xoáy trôn ốc giống như lặp lại ban đầu nhưng cao hơn. Tóm lại: phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. c.Ý nghĩa và phương pháp luận + Về quan điểm phát triển: quan điểm này đòi hỏi khi xem xét sự vật phải vạch ra được cái tương lai trong cái hiện tại, cái mới trong cái cũ, nhưng không phải là hoàn toàn loại bỏ cái cũ, mà có sự chọn lọc kế thừa những cái gì còn tiến bộ của cái cũ, phải biết ủng hộ cái mới. Đồng thời nắm vững quan điểm này còn giúp cho chúng ta tránh được hoang mang dao động khi sự phát triển gặp lúc thoái trào và giữ vững được niềm tin của sự phát triển đi lên + Về quan điểm lịch sử cụ thể: giúp chúng ta nhận thức đúng đắn sự phát triển bao giờ cũng xảy ra ở trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không gian, thời gian xác định. Cùng một sự vật nếu tồn tại ở trong những điều kiện hồn cảnh khác nhau, khơng gian thời gian khác nhau thì tính chất của mối liên hệ và sự phát triển của nó sẽ thay đổi khác nhau. Câu 4: Quy luật lượng chất Trả lời: Khái niệm chất: dùng để chỉ tính quy đinh khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với cái khác. Khái niệm lượng: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng, các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: -Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động và phát triển. Ví dụ: Trong quá trình học tập việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa -Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể(trang 93)...trong tự nhiên,xã hội và tư duy.(trang 95) Ví dụ: Trong tình yêu khi hai người mới gặp nhau thì tình cảm ở mới chỉ ở mức là quý mến.Sau khi đã quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số việc như cùng học, cùng đi chơi... qua những chuyện đó họ sẽ dần dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng yêu của nhau hơn. Việc tích lũy về những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là việc tích lũy về lượng. Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình yêu. Nhưng thường để chính thức được công nhận là người yêu, họ thường qua một bước gọi là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu. Đây được xem là một "bước nhảy" trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này (tình bạn) qua chất khác (tình yêu). +Cần phê phán một số quan niệm sai lầm: -Tả khuynh: là hành động bất chấp quy luật chủ quan, duy ý chí, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện bước nhảy liên tục về chất. Ví dụ: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ 19 thất bại, nguyên nhân là do phong trào chỉ mang tính chất địa phương, chua quy tụ, thống nhất thành một tập hợp lớn để có đủ sức mạnh chống Pháp, nóng vội phát động phong trào.Hậu quả là vua Hàm Nghi bị bắt và lưu đày ở Châu Phi và phong trào chấm dứt. Sau thắng lợi năm 1975, dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới, nhân dân cả nước lại bắt tay vào khôi phục vết thương chiến tranh, khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Nhưng do chủ quan, nóng vội và có phần duy ý chí, chúng ta đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng. Đó là nhận thức chưa đầy đủ lời dạy của Mác, Ăngghen: "Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình theo một luận điểm duy nhất là: xoá bỏ chế độ tư hữu". Chúng ta không xem xét câu nói đó trong chỉnh thể thống nhất nên đã vội vàng xoá bỏ mọi hình thức sở hữu khác và chỉ chấp nhận hai hình thức sở hữu cơ bản là "sở hữu nhà nước" và "sở hữu tập thể". Hơn nữa, chúng ta đã đề ra nhiều chủ trương cải tạo công thương nghiệp, cải tạo tư bản tư nhân ồ ạt đã làm thui chột năng lực sáng tạo, triệt tiêu động lực sản xuất ở nhiều người. Bên cạnh đó chúng ta thành lập các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất, xây dựng các HTX với quy mô lớn, trong khi lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, trình độ quản lý của cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập... nên đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và đã gây ra hậu quả lớn cho nền sản xuất của nước ta, sản xuất bị đình đốn, năng suất lao đông thấp, tư tưởng trong chờ ỷ lại phát triển, cùng với sự phát triển của nhiều tiêu cực khác trong xã hội, làm cho niềm tin vào Đảng, vào chế độ mới bị lung lay. -Hữu khuynh: là sự biểu hiện của tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó ngại khổ, máy móc giáo điều, không dám thực hiện bước nhảy mạc dù lượng đã tích lũy đến điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về lượng. Ví dụ: Trong quá trình học tập, bạn muốn có điểm cao trong kì kiểm tra miệng sắp tới.Đã chuẩn bị cẩn thận và kĩ càng, đọc lí thuyết, làm bài tập, thực hành làm thử(đã tích lũy đủ về lượng) nhưng khi lên lớp lại không giở tay xung phong lên bảng vì sợ làm sai, sợ điểm thấp, sợ sai các bạn chê cười(không dám thực hiện bước nhảy).Đây chính là tư tưởng ngại khó, ngại khổ, trì trệ, chậm chạp. Câu 5: Phạm trù cái chung, cái riêng.Liên hệ quá trình đổi mới ở Việt Nam Trả lời: Quan niệm về cái chung và cái riêng Cái riêng là phạm trù triết học dùng chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. - Ví dụ: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau như: cái bàn, cái nhà, cái cây cụ thể, v.v..Mỗi sự vật đó được gọi là một cái riêng, đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng lại có những mặt giống nhau như những cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có cùng màu sắc, hình dạng. Mặt giống nhau đó người ta gọi là cái chung của những cái bàn. - Cần phân biệt "cái riêng" với "cái đơn nhất". "Cái đơn nhất" là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính...chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. - Ví dụ: Thủ đô Hà Nội là một cái riêng, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như có phố cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất. Quan hệ biện chứng giữa "cái riêng" và "cái chung" - Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: + Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Ví dụ: Không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào...nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình lí hóa để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cây riêng lẻ, và được phản ánh trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng. + Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không có cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và quy luật xã hội. + Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Ví dụ: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân các nước khác trên thế giới là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn, v.v.., còn có những đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của làng xã, các tập quán lâu đời,..mỗi vùng mỗi miền lại khác nhau rất phong phú. Cái chung sâu sắc hơn vì người nông dân dù ở đâu cũng rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. + Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. (Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định) Ví dụ: Quá trình phát triển của sinh vật, xuất hiện những biến dị ở một hoặc ít cá thể riêng biệt, biểu hiện thành đặc tính mà khi ngoại cảnh thay đổi nó trở nên phù hợp thì đặc tính được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Ngược lại những đặc tính không phù hợp sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Ý nghĩa phương pháp luận - Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng. - Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lí chung, sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. - Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành"cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". Ví dụ: Con người ai cũng có mắt, mũi, miệng...đây chính là cái chung.nhưng mỗi người lại có một dấu vân tay hay cấu trúc AND khác nhau và là cái riêng để phân biệt. Ví dụ về cái đơn nhất: Thủ đô Hà Nội là một cái riêng, ngoài các đặc điểm chung giống như các thành phố khác ở Việt Nam, Hà Nội còn có những nét riêng khác như phố cổ, hồ Gươm, có những nét văn hóa mà chỉ ở Hà Nội mới có đấy là cái đơn nhất. Ví dụ về cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau: -Trong thời kì phong kiến cơ chế tập chung quan liêu bao cấp là cái chung và phổ biến trong toàn xã hội nhưng dần dần cơ chế này không còn phù hợp nữa, trở thành lỗi thời và trở thành cái đơn nhất -Từ một giống lúa mới, có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt là cái đơn nhất, các nhà sinh vật đã đem ra trồng thử nghiệm trên nhiều đồng và đạt hiệu quả cao vì thế mà giống lúa đó được trồng lan rộng ra nhiều vùng miền trên đất nước trở thành cái chung. Ví dụ ứng dụng vào kinh tế Việt Nam : khi đất nước Việt Nam trong tình hình kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân nghèo nàn Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng ý nghĩa của phương pháp luận cái chung, cái riêng để tìm ra hướng đi mới.Đó chính là thay đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thi trường.Điều này đã giúp nền kinh tế Việt Nam được cải tạo và phát triển đáng kể. Liên hệ quá trình đổi mới ở Việt Nam Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, nhưng với bản lĩnh kiên cường của một đảng mác xít dày dạn kinh nghiệm và đã được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, trung thành với những nguyên lý cơ bản của Tuyên ngôn, nắm chắc tình hình thực tiễn của đất nước, đảng ta đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác lê nin đề ra những quyết sách đúng đắn, tiến hành công nghiệp nhoá, hiện đại hoá, vững vàng tay chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt nam vượt qua mọi thử thách và tiến lên giành những thắng lợi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, uy tín trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, bạn bè nể trọng. Đặc biệt từ năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ...Chúng ta cũng đã đăng cai và tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng tầm thế giới và khu vực như APEC, các diến đàn ASEAN, các đại hội thể thao khu vực...được dư luận thế giới khen ngợi. Tất cả đó đã minh chứng cho đường lối đúng đắn và sự trung thành với học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lê nin, của những tư tưởng trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, và những tư tưởng cách mạng đó vẫn có ý nghĩa to lớn và là kim chỉ nam cho mọi hành động, mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam Câu 6: Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên 1.Định nghĩa: -Tất nhiên (tất yếu) là do cái bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó sẽ xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được. Ví dụ: + Xã hội có sự phân chia ra thành giai cấp đối kháng thì nhất định phải có đấu tranh giai cấp. + Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất nhiên dẫn tới cuộc cách mạng vô sản và dẫn đến nền chuyên chính vô sản là điều tất yếu. + Là nhà Tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân đó là tất yếu. + Giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, phân nhiều, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa cao đó là tất nhiên. - Ngẫu nhiên: là cái không do bản chất mối liên hệ bên trong quy định mà do những mối liên hệ bên ngoài. Do đó có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xuất hiện như thế này cũng có thể như thế khác. Ví dụ: + Đã là nhà tư bản thì tất yếu phải bóc lột sức lao động của công nhân. Điều đó do bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Nhưng nhà tư bản tiến hành sản xuất cái gì: ô tô, vải vóc hay vũ khí, chất độc, và bóc lột công nhân như thế nào... thì lại là cái ngẫu nhiên vì nó do những nguyên nhân riêng biệt, do những điều kiện cá nhân không thuộc bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. + Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao cũng có thể do sâu rầy, bão tố ập tới thì mất trắng đó lại là ngẫu nhiên. + Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản ứng dụng nhiềutrong thực tế thì sẽ đạt được kết quả tốt đó là điều tất nhiên. Nhưng đến mùa thi ở nhà lại báo một vài tin buồn gì đó làm ảnh hưởng tới tư tưởng ... Kết quả kém đi (điều này là ngẫu nhiên). Chú ý: So sánh phạm trù tất nhiên với bản chất, với cái chung, cái phổ biến. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. - Trong quá trình phát triển của sự vật, cái tất nhiên đóng vai trò quan trọng, nó có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển đó làm cho nó diễn ra nhanh hay chậm, đạt được kết quả tốt hay xấu. - Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan trong sự thống nhất hữu cơ với nhau được thể hiện: cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình đi qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên và nó cũng bổ sung cho cái tất nhiên. Ví dụ: Ăng Ghen đưa ra ví dụ: Sự xuất hiện của các nhân vật xuất sắc trong lịch sử đó là điều tất nhiên... nhưng những nhân vật lịch sử đó là ai lại là ngẫu nhiên, không phát hiện được người này thì phát hiện được người khác. Phân nhiều, nước đủ, giống tốt... tất nhiên sẽ được mùa. Ngược lại gặp thiên tai như bão, hạn hán... mất mùa đó lại là ngẫu nhiên. - Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối vì trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại. Ví dụ: + Một anh hùng nào đó xuất hiện trong một phong trào của quần chúng -> đó là ngẫu nhiên đối với phong trào nhưng đối với bản thân người đó thì lại là tất nhiên qua quá trình rèn luyện, học tập, tu dưỡng gắn liền với những hoạt động thực tiễn. (Cho một vài ví dụ ở trong lớp, trong trường) + Tất nhiên và ngẫu nhiên chuyển hóa cho nhau: * Trong cuộc cách mạng công nghệ một vài sáng kiến nhỏ lúc đầu xuất hiện nó cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình phổ biến cho học tập nhân sáng kiến đó ra, áp dụng một cách phổ biến thì nó lại trở thành tất nhiên. * Trong xã hội cũ những phong tục tập quán hủ bại như ma chay, cưới xin... cái đó là tất nhiên đối với xã hội cũ. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếp sống văn minh mà còn phong tục hủ bại ở nơi nào đó thì nó mang tính chất cá biệt ngẫu nhiên mà thôi. Ý nghĩa phương pháp luận: - Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên vì nó là những yếu tố, bản chất, nguyên nhân bên trong của các sự vật và hiện tượng. (Hiểu được tính tất nhiên có nghĩa là đã nắm được quy luật khách quan của quá trình). - Cái tất nhiên bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên và bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số những cái ngẫu nhiên. Vì vậy chúng ta chỉ có thể nhận thức, vạch ra được cái tất nhiên qua rất nhiều cái ngẫu nhiên. - Tìm hiểu tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật là quan trọng nhưng không thể coi thường cái ngẫu nhiên. Các hiện tượng ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới quá trình tất nhiên của sự vật, chúng ta có thể vận dụng những ngẫu nhiên xảy ra có lợi để thúc đẩy quá trình và có thể hạn chế những ngẫu nhiên có hại cản trở quá trình phát triển của sự vật. - Trong cơ chế thị trường thì việc tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là tất yếu. Nhưng tồn tại như thế nào, trong những giai đoạn lịch sử nào thì lại là điều kiện ngẫu nhiên định hướng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Những thành phần kinh tế nào tồn tại, vận động như thế nào thì do tính chất xã hội quy định, mỗi nước quy định đây là điều ngẫu nhiên. Câu 7: Nguyên lí giáo dục "học đi đôi với hành".Là học sinh, sinh viên anh chị đã làm gì? Trả lời: Cơ sở lí luận của nguyên lí giáo dục "học đi đôi với hành" là mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, "lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên, xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử" . Và lý luận Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh nói một cách cụ thể: "lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế" Lý luận được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, nhưng lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận thể hiện trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính tất nhiên, tính qui luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen cũng từng chỉ rõ: "Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu và nhiệm vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự" Thực tiễn là phạm trù chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn biểu hiện đa dạng với các hình thức ngày càng phong phú song có ba hình thức cơ bản là: -Hoạt động sản xuất vật chất -Hoạt động chính trị-xã hội -Hoạt động thực nghiệm khoa học Mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn: Giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ). Thực tiễn là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức là tiêu chuẩn của chân lí, kiểm tra tính chân lí của nhận thức Việc nghiên cứu lí luận cần phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến việc sai lầm(trang 115,dòng 9 từ trên xuống)....thực tiễn mù quáng(trang 115) Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất". V.I.Lênin khẳng định: "Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng" Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn. Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con người nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận đối với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mặt mà đi". "Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp". Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập từ tay Thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã cảnh báo rằng, do "kém về lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông "mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc phải bệnh chủ quan. Cũng vì kém lý luận mà cán bộ ta "gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại"(7) Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ: lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và "...lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động"(8). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông"(9). Lý luận mà xa rời thực tiễn, tách khỏi thực tiễn thì sớm muộn sẽ trở nên giáo điều, sách vở, là lý luận suông. Đồng thời, thực tiễn mà không được hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng bởi lý luận thì dễ trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh và phát triển. "Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy" (Hồ Chí Minh) Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. Học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận. Hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng . ta cần hiểu rõ "hành" vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. "học mà không hành thì vô ích ". học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa . "hành" mà không như thế rõ ràng là "không trôi chảy" . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó " hành " mà không "học". xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học , sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học - học ở nhảtường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn " đi một ngày đàng học một sàng khôn". Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ, không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngỳa càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế . học đi đoi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp "học" phải "hành" để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn. Hiện nay nước ta có tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ khá cao, không thua kém các nước trong khu vực. Song thực tế cho thấy khả năng và trình độ của không ít người chưa thực sự ngang tầm với học vị mà họ có được. Đấy là do thói wen học vẹt, wa loa như "cưỡi ngựa xem hoa", học chỉ để có = cấp về khoe xóm làng. Học fải đúng cách thì mới có thể kết hợp với "hành" để đạt hiệu wả cao nhất. Học tập trong trường cũng thế. Điểm số là fương tiện giúp ta đánh giá thực lực bản thân, chứ ko fải là thước đo chỉ số IQ, wuyết định sự thông minh của mỗi người. "Thành công là nhờ 9 fần chăm chỉ, 1 fần thông minh" 1 người dù thông minh cách mấy mà ko chịu trau dồi kiến thức thì cũng như ~ kẻ vô học ko có ích. Ko có gì đáng xấu hổ khi giơ tay hỏi bài trong lớp, "muốn biết fải hỏi, muốn giỏi fải học". Thật nực cười cho ~ kẻ giấu dốt, ôm cái ngu về nhà mà cứ tỏ vẻ ta đây thấu hiểu hết. Việc học là mênh mông trời biển, ko fân biệt giai cấp, giàu nghèo, tuổi tác, giới tính. Ai cũng có thể học, từ bất cứ nơi nào : học từ thiên nhiên cách đàn ong xây tổ, học từ thầy cô kiến thức fổ thông...Xấu hổ thay cho ~ kẻ "thùng rỗng kêu to", vỗ ngực tự hào rằng ta đã học hết mọi thứ ! Giỏi lý thuyết ko vẫn chưa đủ. Nếu ko ứng dụng ~ gì đã học vào cuộc sống thì chẳng fải ta đã học 1 cách vô ích ? Ko fải tự nhiên mà 1 chiếc máy bay có thể bay dc. Đó là kết wả của hàng vạn cuộc nghiên cứu, thí nghiệm của hàng nghìn nhà khoa học suốt nhiều thế kỉ, thành công có, thất bại có. Nhưng cốt lõi là họ ko nhục chí, "thất bại là mẹ thành công". Sau khi thất bại, ko nên khóc lóc, than vãn mà nên tự hỏi "tại sao mình thất bại ?" để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, sáng tạo ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười ! Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực hành là cả 1 đọan đường dài, ko fải cứ giỏi lý thuyết là làm dc tất cả. Cuộc sống là con đường trải đầy hoa hồng, nhìn thì rất êm nhưng muốn đi dc trên đó, ta fải trả = máu. Đôi khi wa thực hành mà ta kiểm định lại các kiến thức đã học, bằng thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hỏng của những giả thiết tưởng chừng là đúng. Đối với SV cần phải nỗ nực nhiều hơn nưa để xây dựng 1 tương lai tươi sáng cho riêng mình. Câu 8:Quy luật phủ định của phủ định Trả lời: 1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định. Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển. Trong lịch sử triết học, tuỳ theo thế giới quan và phương pháp luận, các nhà triết học và các trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định. Có quan niệm cho rằng, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ hầu như lặp lại toàn bộ quá trình của sự vật cũ. Pitago cho rằng sự phát triển của xã hội phải trải qua chu kỳ là 78 vạn năm. Còn triết học Phật giáo lại quan niệm kiếp người tuân theo vòng luân hồi: " Cát bụi lại trở về với cát bụi". Những người theo quan điểm siêu hình coi sự phủ định là sự diệt vong hoàn toàn của cái cũ, sự phủ định sạch trơn, chấm dứt hoàn toàn sự vận động và phát triển của sự vật. Họ tìm nguyên nhân của sự phủ định ở bên ngoài sự vật, ở một lực lượng siêu nhiên nào đó . Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng . Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản sau: Tính khách quan và tính kế thừa. Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật. Ví dụ: Trong lịch sử triết học, sự phát triển của phép biện chứng là quá trình phủ định biện chứng liên tục từ phép biện chứng tự phát thời cổ đại qua phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức đến phép biện chứng duy vật. Sự phát triển của các học thuyết khoa học là kết quả của những sự phủ định liên tục những chi thức về sự vật, hiện tượng hay quá trình của thế giới. Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô. Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo nhữnh mặt còn thích hợp, những mặt tích cực bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực, sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thức. Điều đó nói nên rằng, phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó phủ định đồng thời cũng là khẳng định. Ví dụ: Trong sinh vật các giống loài đều có tính di truyền, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố tích cực của các thế hệ bố mẹ. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội trước, đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới. Trong lĩnh vực nhận thức các học thuyết khoa học ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những giá trị tư tưởng của các học thuyết khoa học ra đời trước.v.v. Những điều phân tích trên cho thấy, phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định và sự phủ định, quá khứ với hiện thực, phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát triển. 2. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Ví dụ: Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch được xay ra, nấu chín và đem làm rượu, rồi lại tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hoá riêng, nó nẩy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa , nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cái cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt đại mạch nó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu không chỉ là một hạt thocs mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần".(Các Mác và Ăngghen toàn tập , NXBCTQG, HN 1994, T20, tr 195) Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai ( những hạt thóc mới phủ định cây lúa) sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn(số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi, song khó nhận thấy ngay). Sơ đồ cụ thể: Khẳng định (hạt thóc) - phủ định lần 1 ( cây lúa) - phủ định lần 2 (hạt thóc). Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển. Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật- giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình. Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái đựợc sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó được bổ sung nhiều nhân tố mới. Như vậy, sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những làn phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung hoàn thiện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật- xu hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường " xoáy ốc". Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc". Nghiên cứu quá trình phát triển của sự vật theo quy luật phủ định của phủ định chúng ta không được hiểu một cách máy móc là mọi sự vật trong thế giới hiện thực đều phải trải qua hai lần phủ định phủ định mới hoàn thành một chu kỳ nhất định của chúng. Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật trải qua ba, bốn, năm lần phủ định ... mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Điều đó phụ thuộc vào từng sự vật cụ thể. Ví dụ: Vòng đời của con tằm: trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng. Ở đây vòng đời của tằm trải qua bốn lần phủ định. Các nguyên tố hoá học trong bản Hệ thống tuần hoàn do Menđêlêép thể hiện khá rõ điều khái quát nêu trên. Các nguyên tố hoá học phải trải qua rất nhiều lần phủ định mới hoàn thành chu kỳ phát triển của chúng. Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định như sau: Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ xung thêm những thuộc tính mới làm cho sự phát triển đi theo đường "xoáy ốc". 3. Ý nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau đây: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc sống của con người đều diễn ra theo chiều hướng đó. Xã hội loài người phát triển từ công xã nguyên thuỷ, qua chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản sẽ đến xã hội phủ định xã hội tư bản - chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa. Xã hội tư bản đã đang và sẽ tạo ra những tiền đề phủ định chính nó, đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lại. Ví dụ: Trong quá trình Việt Nam xây dựng xã hội chủ nghĩa đã có thời kì hệ thống XHCN rơi vào tình trạng khủng hoảng thoái trào nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa vì đây chỉ là bước thụt lùi trong xu hướng bước lên nên phải có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù hợp sao cho sự phát triển nhanh hoặc phát triển chậm. Điều này phụ thuộc vào tác dụng của sự vật đối với đời sống của con người. Chẳng hạn, nếu sự vật có ích lợi cho con người thì phải đẩy nhanh sự phát triển của nó, còn nếu nó có hại thì phải kìm hãm sự phát triển của nó. Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở phát triển kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, nó luôn luôn biểu hiện là giai đoạn phát triển cao của sự vật vận dụng vào xem xét sự vật, điều này tránh cho chúng ta thái độ phủ định sạch trơn cái cũ. Trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì thế, trong hoạt động của mình chúng ta phải biết phát hiện cái mới, tích cực và ủng hộ nó. Khi mới ra đời cái mới luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy, chúng ta phải ra sức bồi dưỡng, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó. Trong khi đấu tranh chống lại cái cũ chúng ta phải biết "lọc thô, lấy tinh", cải tạo cái cũ để nó phù hợp với điều kiện mới, phải biết chân trọng những giá trị của quá khứ. Đồng thời, chúng ta phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của con người và xã hội. Ví dụ: Vận dụng quy luật "phủ định của phủ định Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chính sách xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Điều này có nghĩa là gìn giữ, chọn lọc, kế thừa những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp đã có của văn hóa Việt đồng thời lloại bỏ những hủ tục, phong tục tập quán đã lỗi thời không còn phù hợp với hiện tại.Và cần học hỏi, tìm hiểu các nền văn hóa khác để làm mới và phong phú thêm nền văn hóa nước nhà. Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp như ông cha ta đã nói: "bình cũ rượu mới". Hơn nữa chúng ta phải biết lựa chọn để tiếp thu cái mới cho phù hợp chống cả tư tưởng "cũ người mới ta" trong đời sống xã hội và cuộc sống của con người. Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật mà chúng ta nghiên cứu trên dây, đề cập đến những phương diện khác nhau của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Trong cả những quy luật cơ bản do phép biện chứng duy vật trừu tượng hoá và khái quát hoá. Do đó trong hoạt động của mình, cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn, chúng ta phải vận dụng tổng hợp những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể. Câu 9: Nội dung và hình thức Trả lời: 1.Khái niệm nội dung và hình thức(trang 85) 2. Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. - Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa đựng nội dung, ngược lại không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó. Nội dung và hình thức không tồn tại tác rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: quá trình sản xuất ra một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố nội dung giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu... nhưng cách tổ chức, phân công quá trình sản xuất có thể khác nhau. Như vậy nội dung quá trình sản xuất được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức tổ chức sản xuất như nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với những yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vậy là một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. - Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau trước hết làm cho yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn những mối liên kết giữa các yếu tố nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở lên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung và sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Ví dụ: quan hệ giữa lực lượng sản xuất (nội dung của phương thức sản xuất) với quan hệ sản xuất (hình thức của quá trình sản xuất). - Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung. Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung. 3. Ý nghĩa phương pháp luận: Vì nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, do vậy trong nhận thức không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình thức, ngược lại, một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau. Nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo được sự vật, trước hết ta phải căn cứ vào nội dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung, do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển. -Phê phán chủ nghĩa hình thức Chủ nghĩa hình thức là chủ trương chỉ chú trọng hình thức. tuyệt đối hóa hình thức mà không quan tâm, chú trọng đến nội dung. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống khá lên nhiều, thì đức tính giản dị, tiết kiệm ngày càng mờ dần, thậm chí bị lấn lướt bởi bệnh hình thức rất nặng nề và phổ biến, từ trong Đảng ra ngoài nhân dân, từ trên xuống dưới, đã và đang làm xói mòn đạo đức, nhân cách, lối sống của cán bộ, đảng viên, loang ra cả nhân dân. Nguy hiểm hơn là bệnh hình thức lại được bắt nguồn từ chủ trương, cơ chế đến tổ chức và phong cách làm việc của các cấp, các ngành, các giới. Bệnh hình thức trong việc quy định và phong hàm, tước. Chức vụ khoa học (phó giáo sư, giáo sư) mà trước đây gọi là "học hàm" và học vị (tiến sĩ) là rất cần và bắt cuộc đối với người làm công tác khoa học và giáo dục là lĩnh vực đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành cao, nhưng đối với cán bộ, công chức và các lĩnh vực khác, trong đó có cán bộ lãnh đạo, cán bộ chính trị, cán bộ hoạt động xã hội có nhất thiết cũng phải có chức vụ khoa học không? Không phân biệt điều đó, nên trong xã hội ta, trước hết là trong những người làm công tác nhân sự - cán bộ đang có chiều hướng nặng về bằng cấp trong tuyển chọn, đề bạt và sử dụng cán bộ, công chức. Trẻ em, học sinh, sinh viên cũng bị lôi cuốn vào danh hiệu rởm, được tôn vinh "trạng nguyên", "hoa khôi". Chính chạy theo bằng cấp, mà bùng nổ nạn khai man lý lịch, học giả bằng thật... sinh ra nạn "đẻ non" trường đại học, mở đại học chui, mạo danh đại học quốc tế. Trong xã hội thì đổ xô vào đại học, xa lánh trường công nhân kỹ thuật, tạo ra tình trạng "thừa thầy - thầy dở, thợ dốt, thiếu thợ giỏi".... Cần phải kiên quyết phê phán bệnh thành tích để tạo cho đất nước phát triển bền vững, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.Đặc biệt, sinh viên cần tránh xa bệnh hình thức.Họ phải là những con người có kiến thức phổ thông, có tính tự chủ, năng động, biết tạo dựng và tổ chức cuộc sống của mình. Đặc biệt, những chủ nhân tương lai của đất nước phải biết chủ động nêu ý kiến cá nhân đúng đắn, biết tự chịu trách nhiệm và có ý thức công dân cao, trong đó bao gồm cả ý thức tự do, dân chủ, khả năng tự kiềm chế dục vọng cá nhân và biết cách đam mê đúng.Họ phải có kỹ năng sống đúng đắn, lí tưởng sống đẹp. Xã hội cần đoạn tuyệt với chủ nghĩa hình thức, đoạn tuyệt với cái danh. Còn chủ nghĩa hình thức sẽ còn thành tích giả, hữu danh vô thực. Thành tích giả, danh vọng hão sẽ làm nền cho những cái không thật, cho tư duy chộp giật. Con người sẽ không sống thật được với chính bản thân mình. Vì thế phương châm hành động cho học trò phải nêu và thực hành bằng được là: Học vì cuộc sống, không học vì nhà trường và thầy cô. Trong điều 8 chương XII, cuối đoạn "Đổi mới phong cách...", đề nghị viết như sau: "Bệnh quan liêu, phô trương hình thức rất nguy hại đến việc giữ vững vai trò lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng, làm tổn thương nghiêm trọng mối liên hệ Đảng với nhân dân, cần phải kiên quyết đấu tranh khắc phục (hoặc loại trừ) từ lúc đề ra chủ trương, xây dựng cơ chế đến tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng và Nhà nước các cấp, các ngành" Một số giải pháp: -Không được tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó -Trong hoạt động thực tiễn cần ăn cứ vào nội dung, muốn thay đổi sự vật hiện tượng thì cần thay đổi nội dung trước -Thường xuyên thay đổi, đối chiếu nội dung và hình thức để tạo sự phù hợp, thúc đẩy sự phát triển. Câu 10:Nguyên tắc kế thừa trong sự phát triển.Vận dụng trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trả lời: Tính kế thừa của sự phủ định: Phủ định biện chứng có tính kế thừa(trang 102)...vòng khâu của sự phát triển(trang 103) Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tôc. Hiện nay, vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc và những biến thể của nó đang là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở Việt Nam. Nỗi ám ảnh về bản sắc hiện diện ở khắp nơi, từ những diễn ngôn chính trị như "xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc", "hội nhập nhưng không hòa tan" cho đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội như xây dựng thương hiệu Việt, tự kiểm điểm tính cách dân tộc hay phê bình văn học nghệ thuật. Không thể phủ định, đây là một định hướng đúng đắn, một mối quan tâm lành mạnh của toàn xã hội khi Việt Nam ngày càng tham gia một cách toàn diện hơn vào quá trình toàn cầu hóa nhưng tự bản thân những khát vọng bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc cũng đặt ra những câu hỏi hóc búa đối với toàn xã hội, trước hết là trong việc xác định bản sắc văn hóa dân tộc và sau đó là việc ứng xử với bản sắc văn hóa đó. «Bản» là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật; «Sắc» là thể hiện ra ngoài. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam. Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của nhà nước Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ xung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối với những giá trị hạt nhân đó, thậm chí đối với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu dân tộc không có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Chúng ta thử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong những người cuộc Cách mạng Tháng tám sôi sục, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ với cái gọi là "Bản sắc" chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong những năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ. Hay là đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời kỳ Lê Mạt với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời Lý -Trần. Không thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủ nghĩa yêu nước được! Có người hỏi có thể có những giá trị bản sắc là tiêu cực, hay là đã nói bản sắc là nói cái gì tiến bộ, tích cực, xứng đáng được trao truyền và thừa kế. Như trên vừa nói, không nên có cái nhìn tĩnh tại và siêu hình đối với bản sắc dân tộc. Cái gì sống đều thay đổi và phải thay đổi. Bản sắc dân tộc cũng vậy. Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động đối với quá trình diễn biến của bản sắc dân tộc. Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giá trị mới nào cần bổ sung thêm vào, những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới một hình thức mới, và hình thức mới đó thêm ra sao? Trong những bước chuyển cách mạng, những sự kiện đổi đời của dân tộc ta như cuộc cách mạng Tháng tám, chiến thắng của Ngô Quyền kết thúc đêm dài mười thế kỷ Bắc thuộc, sự kiện Tây Sơn..., bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấy giờ phải nghiêm túc kiểm nghiệm lại những giá trị bản sắc đương thời của dân tộc. Không phải không có lý do mà sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấy giờ đã gạt bỏ Nho giáo và chấp nhận tư tưởng Phật giáo. Cũng với những lý do xác đáng, dân tộc ta kinh qua cuộc cách Mạng tháng tám đã chấp nhận hệ tư tưởng Mác-Lênin như là dòng tư tưởng chủ lưu hiện nay của mình. Những cuộc kiểm nghiệm như thế cũng cần được tiến hành khi xảy ra giao tiếp văn hóa rộng rãi giữa các nền văn hóa khác nhau, ví dụ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Xô Viết, văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, văn hóa Việt Nam và văn hóa Âu, Mỹ... không có biên giới. Thời đại hiện nay là thời đại của kỹ thuật giao thông liên lạc và thông tin cực kỳ phát triển. Trái đất như bị thu nhỏ lại hàng mấy trăm lần, so với chục năm về trước. Do đó sự tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc sống cách xa nhau là tất nhiên và tất yếu. Qua những cuộc tiếp xúc đó, bản sắc văn hóa của các dân tộc đều có sự thay đổi, bên cạnh những cái khẳng định. Thật là vô lý nếu chúng ta gạt bỏ mọi yếu tố tiến bộ và cái hay, đẹp của văn hóa nước khác chỉ vì chúng ta sợ bị ngoại lai. Nhưng cũng sẽ là vô lý hơn, nếu chúng ta tiếp thu hàng loạt không có phê phán mọi yếu tố của văn hóa nước ngoài, chỉ vì chúng là mới lạ, tân kỳ. Những yếu tố tiến bộ của văn hóa nước ngoài, một khi đã được dân tộc ta chấp nhận và biến thành sở hữu của mình rồi, thì chúng có thể trở thành một bộ phận của giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận rằng, nhiều yếu tố Phật giáo, Nho giáo, mặc dù bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng đã trở thành bộ phận khăng khít của bản sắc dân tộc và văn hóa Việt Nam, đã được dân tộc Việt Nam biến thành sở hữu thật sự của mình. Nói tóm lại, cái lỗi thời nhưng không được cải tiến, cái tốt nhưng lại bị cường điệu, cái tốt ngoại lai nhưng không được bản địa hóa nhuần nhuyễn đều có thể biến thành tiêu cực và tạo trở ngại cho sự phát triển bình thường của nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, mà chúng tôi khẳng định, những giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam cần phải được bộ phận lãnh đạo của dân tộc thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi, gìn giữ, cải tiến, bổ sung, gạt bỏ những cái lỗi thời, đổi mới những hình thức không còn thích hợp, tiếp thu và bản địa hóa mọi tinh hoa của văn hóa nước ngoài... khiến cho những giá trị gọi là bản sắc văn hóa của dân tộc ta phát huy tới mức cao nhất của hai tác dụng xúc tác và hội tụ, đối với sự phát triển toàn diện và mọi mặt của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tác dụng xúc tác là tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển. Tác dụng hội tụ là tác dụng gắn bó, kết hợp với mặt, các yếu tố thành một hệ thống nhất. Câu 11: Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định tồn tại, phát triển của xh - Khái niệm sản xuất vật chất: là 1 trong n~ loại hoạt động đặc trưng của con ng - đó cũng chính là 1 loại hình hoạt động thực tiễn vs mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xh. VD: hoạt động sản xuất ra lúa gạo, hoa màu, thức ăn, nước uống...SX kinh doanh ra vải vóc, quần áo, hàng hóa tiêu dùng, xây dựng nhà cửa...Phát minh ra các loại xe máy, ô tô, máy móc phục vụ cho công nghiệp... - Vai trò của sản xuất vật chất: + Là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con ng và xh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con ng ko thỏa mãn với n~ cái đã có sẵn trong giới tự nhiên, mà luôn luôn tiến hành sản xuất vật chất nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của con ng. Việc sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt là yêu cầu khách quan của đời sống xh. Bằng việc "sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con ng đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình". VD: Ở Vn, nếu như trc đây chúng ta quen thuộc vs hình ảnh chiếc liềm gặt lúa, con trâu đi trc cái cày theo sau, thì ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển ko ngừng, n~ hình ảnh quen thuộc ấy đã đc phần nào thay thế = n~ chiếc máy cày, máy gieo hạt, máy gặt đập lúa liên hoàn....giúp tiết kiệm sức lao động, tăng năng suất lao động... + Là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển n~ mối quan hệ xh của con ng. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của mình, con ng đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xh. Tất cả các quan hệ xh về nhà nc', pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, v.v. đều hình thành, biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất. Khái quát lịch sử phát triển của nhân loại, C.Mác đã kết luận: "Việc sản xuất ra n~ tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính, mỗi 1 giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của 1 dân tộc hay 1 thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà ng ta phát triển các thể chế nhà nc', các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả n~ quan niệm tôn giáo của con ng ta". VD: Con ng ko thể tiến hành sản xuất vật chất được nếu chỉ quan hệ với nhau (quan hệ sản xuất), mà con ng còn phải quan hệ với tự nhiên (nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất) - biểu hiện ở lực lượng sản xuất vật chất của xã hội. Đó là quan hệ "kép", hay theo Mác, là "quan hệ song trùng" mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại nhằm mục đích cải biến tự nhiên và xh. + Là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xh loài ng Trong quá trình sản xuất vật chất, con ng ko ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xh, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất ko ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển các mặt của đời sống xh, quyết định phát triển xh từ thấp đến cao. VD: XH loài ng trải qua 5 hình thái kinh tế xh từ thấp lên cao đó là Công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ ->Phong kiến ->Tư bản chủ nghĩa->XHCN - Câu 12: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vs trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Khái niệm quan hệ sản xuất: - Khái niệm lực lượng sản xuất: trang 131, 132 - Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: + Là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Vai trò quyết định của LLSX đối vs QHSX: trong quá trình hoạt động sản xuất, LLSX ko ngừng đc hoàn thiện và phát triển mà trc hết là phát triển công cụ sản xuất. Đến 1 trình độ nhất định, tính chất của LLSX thay đổi về cơ bản, khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối vs sự phát triển của LLSX. Đến 1 mức độ nhất định, QHSX ấy bị phá vỡ để xác lập 1 kiểu QHSX mới cao hơn, từ đó 1 phương thức sản xuất mới ra đời, 1 hình thái kinh tế xh mới xuất hiện Sự tác động trở lại của QHSX đối vs LLSX: Khi QHSX phù hợp vs tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp phần thúc đẩy LLSX phát triển, Khi ko phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trc trình độ phát triển của LLSX, QHSX xác lập 1 cách duy ý chí đi quá xa so vs LLSX + Là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn. Khi LLSX phát triển đến 1 trình độ mới với tính chất xh hoá ở mức cao hơn sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX sẽ chuyển thành ko phù hợp . Mâu thuẫn càng trở nên gay gắt tất yếu sẽ dẫn tới việc xh phải xoá bỏ = cách này hay cách # quan hệ sản xuất cũ và thay bằng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của LLSX đã thay đổi, mở đường cho LLSX phát triển . Điều này sẽ dẫn tới sự diệt vong của phương thức sản xuất cũ và sự ra đời của phương thức sản xuất mới . Như vậy, LLSX quyết định sự hình thành và phát triển của QHSX, một khi LLSX đã biến đổi thì sớm hay muộn thì QHSX cũng phải biến đổi cho phù hợp với trình độ của LLSX mới . Tuy vậy, QHSX cũng thể hiện tính độc lập tương đối với LLSX. QHSX tác động trở lại LLSX, quy định mục đích xh của sản xuất, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ . Trên cơ sở đó hình thành một hệ thống n~ yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của 1 LLSX. Khi QHSX phù hợp, phát triển hợp lý và đồng bộ với LLSX thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của LLSX, trong trường hợp ngược lại, QHSX sẽ kìm hãm LLSX phát triển . Nếu QHSX lạc hậu hơn hoặc "tiên tiến" hơn 1 cách giả tạo cũng sẽ làm cho LLSX ko phát triển . Khi mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX đã trở nên gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết, song con ng ko phát hiện đc, hay khi đã phát hiện được mà ko giải quyết, hoặc giải quyết 1 cách sai lầm ...thì ko thể phát triển đc LLSX, thậm chí còn phá hoại LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử loài ng từ xh công xã nguyên thuỷ đến xh cộng sản tương lai và là quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật xh. - Đảng ta vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vs trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào công cuộc đổi mới: Trong quá trình lãnh đạo xh đẩy mạnh phát triển kinh tế , Đảng ta đã vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp vs trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế, Đảng và Nhà nc ta đang từng bc' điều chỉnh QHSX cả tầm vĩ mô và vi mô, đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển LLSX. Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo đất nc' thực hiện công cuộc CNH - HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Muốn làm tốt trọng trách này, thì phải tạo điều kiện cho bản thân nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân là 1 thành phần rất năng động, hiệu quả. Có điều kiện này thì Đảng mới có thể có thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cụ thể để lãnh đạo thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó chính là làm cho LLSX phát triển. Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nc' của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua, thực tiễn đã cho thấy n~ mặt đc cũng như n~ mặt còn hạn chế trong quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật QHSX - LLSX vào thực tiễn ở nc' ta, vs đặc điểm của nc' ta là nc' nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, LLSX thấp kém, con trâu đi trc' cái cày đi sau, trình độ quản lý thấp cùng vs nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc là chủ yếu. Mặt khác nc' ta là nc' thuộc địa nửa phong kiến, lại phải trải qua các cuộc chiến tranh và nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Do vậy LLSX chưa có điều kiện phát triển. Sau khi giành đc chính quyền, trc yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện kinh tế kém phát triển, Nhà nc' ta đã dùng sức mạnh chính trị tư tưởng để xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu vs 2 hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó đc coi là điều kiện chủ yếu, quyết đinh tính chất, trình độ xh hóa sản xuất cũng như thắng lợi của CNXH ở nc' ta. Song thực tế cách làm này đã ko mang lại kết quả như mong muốn,vì nó trái quy luật QHSX phải phù hợp vs trình độ phát triển của LLSX, đã để lại hậu quả là: + Thứ nhất: Đối vs n~ ng sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ...) thì tư hữu về TLSX là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX. Việc tiến hành tập thể nhanh chóng TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, ng lao động bị tách khỏi TLSX, ko làm chủ đc quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo hợp tác xã, họ cũng ko phải là chủ sở hữu thực sự dẫn đến TLSX trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể. + Thứ 2: Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu toàn dân, ng lao động là chủ sở hữu, có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX và sản phẩm làm ra, nhưng thực tế thì ng lao động chỉ là ng làm công ăn lương, chế độ lương lại ko hợp lý, ko phản ánh đúng số lượng và chất lượng lao động của từng các nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng vs ông chủ của nó trở thành hình thức vô chủ, chính quyền (bộ, ngành, chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu, là ng có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại ko ai chịu trách nhiệm, ko có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên ng lao động thờ ơ vs kết quả hoạt động của mình. Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có 1 số ng có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền, đặc lợi. Ở nc' ta trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế tập trung ở 2 lực lượng chính: LLSX của doanh nghiệp nhà nc' (thường gọi là quốc doanh, thuộc thành phần kinh tế nhà nc'); LLSX ngoài quốc doanh (thường gọi là dân doanh, thuộc kinh tế tư nhân). Ông bà ta thường nói: muốn biết bơi phải nhảy xuống nc'. Còn Lênin, trong tác phẩm "Chính sách kinh tế mới và n~ nhiệm vụ của các Ban giáo dục chính trị" đã viết: "Hoặc là tất cả n~ thành tựu về mặt chính trị của chính quyền Xô viết sẽ tiêu tan, hoặc phải làm cho n~ thành tựu ấy đứng vững trên 1 cơ sở kinh tế. Cơ sở này hiện chưa có. Đấy chính là công việc mà chúng ta cần bắt tay vào làm" đúng theo quy luật QHSX phải phù hợp vs tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Con ng ko thể tự ý lựa chọn QHSX nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng 1 cách chủ quan duy ý chí. Sở hữu vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho sự phát triển của LLSX, là hình thức xh có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm LLSX. Chính vì vậy, mỗi loại hình, hình thức sở hữu chưa thể mất đi khi chúng còn phù hợp vs trình đọ phát triển của LLSX, và cũng ko thể tùy tiện dựng lên, hay thủ tiêu chúng khi LLSX ko đòi hỏi. Do vậy khi quá độ lên CNXH phải tính đến sự biến đổi phức tạp từ QHSX, trong đó trực tiếp là chế độ sở hữu. Quan hệ sở hữu XHCN, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm # nhau. Chúng ta đều biết, khi nghiên cứu xh tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xh tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xh hóa sản xuất vs chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó là cơ sở sâu xa làm nảy sinh các mâu thuẫn # và quy định sự vận động phát triển của xh tư bản. Từ đó các ông đi đến dự báo về sự thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa = chế độ công hữu không thể tiến hành ngay một lúc, mà phải là 1 quá trình lâu dài. Tuy nhiên, vào giai đoạn lịch sứ đó, các ông chưa chỉ ra mô hình cụ thể về chế độ công hữu. Kiểu QHSX - quan hệ sở hữu này hay kiểu QHSX - quan hệ sở hữu # tuỳ thuộc vào tính chất và trình độ LLSX. Ở nước ta hiện nay trình độ LLSX còn thấp lại ko đồng đều giữa các ngành, các vùng. Có n~ vùng, miền mà ng dân vẫn dùng cái cuốc, con trâu để lao động nhưng cũng có nơi lao động trong phòng thí nghiệm, trong khu công nghệ cao. Do vậy, tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chưa thể đặt vấn đề xoá ngay mọi hình thức bóc lột. Chỉ đến khi trình độ xã hội hoá sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì khi ấy mới có điều kiện chín muồi thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xh ko còn bóc lột. Chúng ta ko thể thủ tiêu chế độ sở hữu ngay lập tức được mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào đã tạo được 1 LLSX hiện đại, xã hội hoá cao độ với năng suất lao động rất cao thì khi đó mới xoá bỏ được chế độ tư hữu. Đất nc chúng ta đang thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do vậy, mục đích là phải sản xuất ra thêm nhiều giá trị thặng dư. Vấn đề bóc lột hay ko bóc lột thể hiện trong quan hệ phân phối. Bình đẳng trong phân phối được thực hiện dưới n~ hình thức cụ thể như thế nào là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX. Đối với đất nc' của chúng ta, đi lên CNXH là con đường hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nc' ta. Tuy nhiên, chúng ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên phải trải qua nhiều khâu trung gian (thời kỳ quá độ). Điểm nổi lên là kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu ... vì vậy khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng đó là phát triển LLSX, đẩy mạnh CNH -HĐH, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Đồng thời phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần (nhiều hình thức sở hữu đan xen nhau) là phù hợp với yêu cầu phát triển mạnh mẽ LLSX của nc' ta hiện nay. Đồng thời ko ngừng đổi mới chính trị, củng cố tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nc 'pháp quyền XHCN. Xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xh công =, dân chủ, văn minh" . CNH - HĐH với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nc' ta: xây dựng lực lượng sản xuất, phát triển trình độ ng lao động và phát triển trình độ công cụ lao động... - Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. - Phải đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. - Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức. - Coi giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt # của đời sống xh (củng cố đổi mới kiến trúc thượng tầng): + Đổi mới hệ thống chính trị. + Nâng cao sức chiến đấu của Đảng. + Xây dựng nhà nc' pháp quyền XHCN. + Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 13: Làm sáng tỏ thực chất của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam - Vị trí của lực lượng sản xuất: LLSX là nội dung của phương thức sản xuất, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của 1 hình thái kinh tế xh, là trình độ mới của LLSX VN muốn xây dựng CNXH thành công thì phải phát triển LLSX, phát triển trình độ ng lao động và phát triển trình độ công cụ lao động, vì thực trạng LLSX ở VN thấp kém và ko đồng đều. Sự biến đổi của LLSX là nhân tố quyết định sự biến đổi và phát triển kinh tế xh. Thực chất của quá trình CNH - HĐH ở VN là quá trình phát triển LLSX, trong đó phải nói đến sự phát triển về tư liệu sản xuất (máy móc). - Kh¸i niÖm CNH - H§H CNH - H§H lµ qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi c¨n b¶n, toµn diÖn c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô vµ qu¶n lý kinh tÕ, xh tõ sö dông lao ®éng thñ c«ng lµ chÝnh, sang sö dông 1 c¸ch phæ biÕn søc lao ®éng cïng víi c«ng nghÖ, ph­¬ng tiÖn vµ ph­¬ng ph¸p tiªn tiÕn, hiÖn ®¹i, dùa trªn sù ph¸t triÓn vµ tiÕn bé khoa häc- c«ng nghÖ, t¹o ra n¨ng suÊt lao ®éng xh cao. - TÝnh tÊt yÕu kh¸ch quan cña c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa Mçi ph­¬ng thøc s¶n xuÊt xh nhÊt ®Þnh cã mét c¬ së vËt chÊt- kü thuËt t­¬ng øng. C¬ së vËt chÊt cña mét xh lµ toµn bé hÖ thèng c¸c yÕu tè vËt chÊt cña LLSX xh phï hîp víi tr×nh ®é kü thuËt( c«ng nghÖ) t­¬ng øng mµ lùc l­îng lao ®éng xh sö dông, t¸c ®éng vµo ®Ó s¶n xuÊt ra cña c¶i vËt chÊt ®¸p øng nhu cÇu xh. Chç dùa ®Ó xem xÐt sù biÕn ®æi cña c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña 1 xh lµ: sù biÕn ®æi vµ ph¸t triÓn cña LLSX; sù ph¸t triÓn khoa häc- kü thuËt; tÝnh chÊt vµ tr×nh ®é cña c¸c quan hÖ x· héi, ®Æc biÖt lµ QHSX thèng trÞ. Nãi c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña 1 ph­¬ng thøc s¶n xuÊt nµo ®ã lµ nãi c¬ së vËt chÊt- kü thuËt ®ã ®¹t ®Õn mét tr×nh ®é nhÊt ®Þnh lµm ®Æc tr­ng cho ph­¬ng thøc s¶n xuÊt ®ã ®c kh¼ng ®Þnh sù thay thÕ ph­¬ng thøc s¶n xuÊt cò vµ ®c ph¸t triÓn ®óng trªn c¬ së b¶n th©n nã. §Æc tr­ng cña c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña c¸c ph­¬ng thøc s¶n xuÊt trc chñ nghÜa t­ b¶n lµ dùa vµo c«ng cô thñ c«ng, nhá bÐ, l¹c hËu. C¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña chñ nghÜa t­ b¶n, ®Æc tr­ng cña nã lµ nÒn ®¹i c«ng nghiÖp c¬ khÝ hãa vµ chØ khi x©y dùng xong c¬ së ®ã, ph­¬ng thøc s¶n xuÊt t­ b¶n chñ nghÜa míi trë thµnh ph­¬ng thøc s¶n xuÊt thèng trÞ. Chñ nghÜa x· héi- giai do¹n thÊp cña ph­¬ng thøc s¶n xuÊt míi cao h¬n chñ nghÜa t­ b¶n- ®ßi hái mét c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cao h¬n trªn c¶ hai mÆt: tr×nh ®é kü thuËt vµ c¬ cÊu s¶n xuÊt, g¾n víi thµnh tùu cña c¸ch m¹ng khoa häc- kü thuËt hiÖn ®¹i. Do vËy cã thÓ hiÓu: C¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña chñ nghÜa x· héi sÏ lµ nÒn c«ng nghiÖp lín hiÖn ®¹i, cã c¬ cÊu kinh tÕ hîp lý, cã tr×nh ®é xh hãa cao dùa trªn tr×nh ®é khoa häc- c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ®c h×nh thµnh 1 c¸ch cã kÕ ho¹ch vµ thèng trÞ trong toµn bé nÒn kinh tÕ quèc d©n. Tõ chñ nghÜa t­ b¶n hay tõ trc chñ nghÜa t­ b¶n qu¸ ®é lªn CNXH, x©y dùng c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cho CNXH lµ 1 tÊt yÕu kh¸ch quan vµ ®c thùc hiÖn th«ng qua CNH - H§H. §ã lµ v×: c¬ së vËt chÊt- kü thuËt lµ ®iÒu kiÖn träng yÕu nhÊt, quyÕt ®Þnh nhÊt cã liªn quan ®Õn sù ph¸t triÓn vÒ chÊt ®èi víi l­îng s¶n xuÊt, vµ n¨ng suÊt lao ®éng; ®èi víi viÖc ®¸p øng nhu cÇu ngµy cµng t¨ng cña mäi thµnh viªn trong x· héi vµ ®èi víi sù th¾ng lîi cuèi cïng cña CNXH. Cã hai lo¹i n­íc qu¸ ®é lªn CNXH: c¸c n­íc qu¸ ®é lªn CNXH ®· qua giai ®o¹n ph¸t triÓn t­ b¶n chñ nghÜa, c¸c n­íc qu¸ ®é lªn CNXH ch­a qua giai ®o¹n ph¸t triÓn t­ b¶n chñ nghÜa( c¸c n­íc cã nÒn kinh tÕ kÐm ph¸t triÓn). §èi víi n~ nc ph¸t triÓn qu¸ ®é lªn CNXH, n~ nc nµy ®· cã s½n nÒn ®¹i c«ng nghiÖp cña chñ nghÜa t­ b¶n ®Ó l¹i cho nªn chØ cÇn ®iÒu chØnh nÒn ®¹i c«ng nghiÖp ®ã theo yªu cÇu cña CNXH th× vÒ c¬ b¶n ®· cã c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña xh míi. Do ®ã, vÊn ®Ò c«ng nghiÖp hãa ko cÇn ph¶i ®Æt ra. Së dÜ chóng ta ph¶i ®iÒu chØnh nÒn ®¹i c«ng nghiÖp c¬ khÝ cña chñ nghÜa t­ b¶n theo yªu cÇu cña xh v× nÒn ®¹i c«ng nghiÖp c¬ khÝ cña chñ nghÜa t­ b¶n dï hiÖn ®¹i ®Õn ®©u chØ lµ tiÒn ®Ò vËt chÊt cho xh míi chø ch­a ph¶i lµ c¬ së vËt chÊt cho CNXH v× nã dùa trªn chÕ ®é t­ h÷u t­ b¶n chñ nghÜa, ph©n bè ko ®Òu gi÷a ngµnh, vïng do ®ã tÊt yÕu ph¶i ®iÒu chØnh nã. §èi víi n~ nc cã nÒn kinh tÕ kÐm ph¸t triÓn qu¸ ®é lªn CNXH ch­a qua giai ®o¹n ph¸t triÓn t­ b¶n chñ nghÜa, n~ nc nµy nÒn kinh tÕ l¹c hËu chñ yÕu dùa vµo s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. V× vËy, muèn cã c¬ së vËt chÊt- kü thuËt cña nÒn s¶n xuÊt lín, hiÖn ®¹i th× ph¶i tÊt yÕu tiÕn hµnh CNH - H§H. CNH - H§H lµ tÊt yÕu kh¸ch quan v×: + Nã lµ con ®­êng duy nhÊt ®Ó t¹o ra sù ph¸t triÓn vÒ chÊt ®èi víi LLSX vµ n¨ng suÊt lao ®éng. ChÊt cña LLSX lµ hÖ thèng c«ng cô lao ®éng hiÖn ®¹i víi tr×nh ®é c«ng nghÖ hiÖn ®¹i. + C«ng nghiÖp hãa t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó ®¸p øng nhu cÇu vËt chÊt vµ tinh thÇn ngµy cµng t¨ng cña mäi thµnh viªn trong xh bëi v× c«ng nghiÖp hãa sÏ lµm cho LLSX ph¸t triÓn, n¨ng suÊt lao ®éng t¨ng, khèi k­îng cña c¶i s¶n xuÊt ra ngµy cµng nhiÒu tõ ®ã míi cã thÓ ®¸p øng ®­îc nhu cÇu ngµy cµng cao cña xh nãi chung vµ cña con ng nãi riªng. + Lµ con ®­êng duy nhÊt ®Ó ®¶m b¶o sù th¾ng lîi cuèi cïng cña CNXH. Nh­ vËy, CNH - H§H ko n~ lµ tÊt yÕu mµ cßn lµ ®iÒu kiÖn sèng cßn cña CNXH. C«ng nghiÖp hãa lµ tÊt yÕu kh¸ch quan ®èi víi n~ nc qu¸ ®é lªn CNXH trong ®ã cã nc ta. - T¸c dông cña CNH - H§H + T¹o ®iÒu kiÖn biÕn ®æi vÒ chÊt l­îng s¶n xuÊt, t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng, t¨ng søc chÕ ngù cña con ng ®èi víi tù nhiªn, t¨ng tr­ëng kinh tÕ vµ ph¸t triÓn kinh tÕ; do ®ã gãp phÇn æn ®Þnh vµ n©ng cao ®êi sèng cña nh©n d©n; gãp phÇn quyÕt ®Þnh sù th¾ng lîi cña CNXH. - T¹o ®iÒu kiÖn vËt chÊt cho viÖc cñng cè t¨ng c­êng vai trß kinh tÕ cña Nhµ nc; n©ng cao n¨ng lùc tÝch lòy, t¨ng c«ng ¨n viÖc lµm, nhê ®ã lµm t¨ng sù ph¸t triÓn tù do vµ toµn diÖn trong mäi ho¹t ®éng kinh tÕ cña con ng- nh©n tè trung t©m cña nÒn s¶n xuÊt xh. - T¹o ®iÒu kiÖn vËt chÊt cho t¨ng c­êng cñng cè an ninh vµ quèc phßng. - T¹o ®iÒu kiÖn vËt chÊt cho viÖc x©y dùng nÒn kinh tÕ d©n téc tù chñ, ®ñ søc thùc hiÖn sù ph©n c«ng vµ hîp t¸c quèc tÕ. Sù ph©n tÝch trªn cho thÊy mèi quan hÖ g¾n bã trùc tiÕp gi÷a c«ng nghiÖp hãa víi LLSX. C«ng nghiÖp hãa lµ ®Ó thùc hiÖn xh hãa vÒ mÆt kinh tÕ, kü thuËt theo ®Þnh h­íng XHCN. Nã cã t¸c dông, cã ý nghÜa cùc kú quan träng vµ toµn diÖn;do vËy, §¶ng ta cho r»ng:"Ph¸t triÓn LLSX, c«ng nghiÖp hãa ®Êt nc... lµ nhiÖm vô trung t©m" cña thêi kú qu¸ ®é tiÕn lªn CNXH ë nc ta. Câu 14: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng - Khái niệm CSHT, KTTT: trang 137 - Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: trang 139 ->142 - Ý nghĩa phương pháp luận: Trong cải tạo xh cũ, xây dựng xh mới pải tiến hành đồng bộ cả CSHT và KTTT .Trong phải tập trung cải tạo và xây dựng CSHT để tạo ra cơ sở cho việc cải tạo và xây dựng KTTT và ngược lại cải tạo và xây dựng KTTT là nhằm để thúc đẩy CSHT phát triển. - CSHT vµ KTTT trong thêi kú qu¸ ®é lªn CNXH ë VN D­íi CNXH hoµn chØnh, CSHT vµ KTTT thuÇn nhÊt vµ thèng nhÊt. V× CSHT XHCN ko cã tÝnh chÊt ®èi kh¸ng, ko bao hµm n~ lîi Ých kinh tÕ ®èi lËp nhau. H×nh thøc së h÷u bao trïm lµ së h÷u toµn d©n vµ tËp thÓ, hîp t¸c t­¬ng trî nhau trong qu¸ tr×nh s¶n xuÊt, ph©n phèi s¶n phÈm theo lao ®éng, ko cßn chÕ ®é bãc lét . KTTT XHCN ph¶n ¸nh CSHT cña XHCN, v× vËy mµ cã sù thèng trÞ vÒ chÝnh trÞ vµ tinh thÇn. Nhµ nc XHCN lµ nhµ nc kiÓu míi: cña d©n do d©n vµ v× d©n. Ph¸p luËt XHCN lµ c«ng cô ®Ó c¶i t¹o xh cò vµ x©y dùng XHCN tiÕn bé, khoa häc trë thµnh ®éng lùc cho sù ph¸t triÓn xh. Thêi kú qu¸ ®é tõ chñ nghÜa t­ b¶n lªn CNXH lµ thêi kú c¶i biÕn c¸ch m¹ng s©u s¾c vµ triÖt ®Ó, lµ 1 giai ®o¹n lÞch sö chuyÒn tiÕp. Cho nªn CSHT vµ KTTT víi ®Çy ®ñ n~ ®Æc tr­ng cña nã. Bëi v×, CSHT mang tÝnh chÊt qu¸ ®é víi 1 kÕt cÊu kinh tÕ nhiÒu thµnh phÇn ®an xen cña nhiÒu lo¹i h×nh kinh tÕ xh # nhau. Cßn KTTT cã sù ®èi kh¸ng vÒ t­ t­ëng vµ cã sù ®Êu tranh gi÷a giai cÊp v« s¶n vµ giai cÊp t­ s¶n trªn lÜnh vùc t­ tuëng v¨n ho¸. Bëi vËy c«ng cuéc c¶i c¸ch kinh tÕ vµ ®æi míi thÓ chÕ chÝnh trÞ lµ 1 qu¸ tr×nh mang tÝnh c¸ch m¹ng l©u dµi, phøc t¹p mµ thùc chÊt lµ cuéc ®Êu tranh gay go, quyÕt liÖt gi÷a 2 con ®­êng t­ b¶n chñ nghÜa vµ XHCN. ChÝnh v× n~ lý do ®ã mµ nc ta tõ 1 nc thuéc ®Þa nöa phong kiÕn víi nÒn kinh tÕ l¹c hËu s¶n xuÊt nhá lµ chñ yÕu, ®i lªn CNXH (bá qua chÕ ®é ph¸t triÓn t­ b¶n chñ nghÜa ) chóng ta ®· gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n trong qu¸ tr×nh x©y dùng CNXH. C¬ së h¹ tÇng thêi kú qu¸ ®é ë nc ta bao gåm c¸c thµnh phÇn kinh tÕ nh­: kinh tÕ nhµ nc, kinh tÕ hîp t¸c, kinh tÕ t­ b¶n nhµ nc, kinh tÕ c¸ thÓ, kinh tÕ t­ b¶n t­ nh©n, cïng c¸c kiÓu quan hÖ s¶n xuÊt g¾n liÒn víi h×nh thøc së h÷u # nhau, thËm chÝ ®èi lËp nhau cïng tån t¹i trong 1 c¬ cÊu kinh tÕ quèc d©n thèng nhÊt. §ã lµ nÒn kinh tÕ hµng ho¸ nhiÒu thµnh phÇn theo ®Þnh h­íng XHCN. C¸c thµnh phÇn ®ã võa # nhau vÒ vai trß, chøc n¨ng, tÝnh chÊt, l¹i võa thèng nhÊt vs nhau trong 1 c¬ cÊu kinh tÕ quèc d©n thèng nhÊt , chóng võa c¹nh tranh nhau, võa liªn kÕt vs nhau, bæ xung cho nhau. §Ó ®Þnh h­íng XHCN ®èi víi c¸c thµnh phÇn kinh tÕ nµy, nhµ nc ph¶i sö dông tæng thÓ c¸c biÖn ph¸p kinh tÕ hµnh chÝnh vµ gi¸o dôc. Trong ®ã biÖn ph¸p kinh tÕ cã vai trß quan träng nhÊt nh»m tõng b­íc xh ho¸ nÒn s¶n xuÊt víi h×nh thøc vµ b­íc ®i thÝch hîp theo h­íng: kinh tÕ quèc doanh ®­îc cñng cè vµ ph¸t triÓn v­¬n lªn gi÷ vai trß chñ ®¹o, kinh tÕ tËp thÓ d­íi h×nh thøc thu hót phÇn lín n~ ng sxuÊt nhá trong c¸c ngµnh nghÒ, c¸c h×nh thøc xÝ nghiÖp , c«ng ty cæ phÇn ph¸t triÓn m¹nh, kinh tÕ t­ nh©n vµ gia ®×nh ph¸t huy ®­îc mäi tiÒm n¨ng ®Ó ph¸t triÓn LLSX, x©y dùng c¬ së kinh tÕ hîp lý. Trong v¨n kiÖn Héi nghÞ ®¹i biÓu §¶ng gi÷a nhiÖm kú kho¸ VII, §¶ng ghi râ "ph¶i tËp chung nguån vèn ®Çu t­ nhµ nc cho viÖc x©y dùng CSHT kinh tÕ xh vµ 1 sè c«ng tr×nh c«ng nghiÖp then chèt ®· ®­îc chuÈn bÞ vèn vµ c«ng nghÖ. N©ng cÊp vµ x©y dùng míi hÖ thèng giao th«ng, s©n bay, bÕn c¶ng, th«ng tin liªn l¹c, gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, y tÕ ". §ång thêi v¨n kiÖn §¶ng còng ghi râ:"T­ nay tíi cuèi thËp kû, ph¶i quan t©m tíi CNH, H§H n«ng nghiÖp vµ kinh tÕ n«ng th«n, ph¸t triÓn toµn diÖn n«ng, l©m, ng­ nghiÖp g¾n víi c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng l©m thuû s¶n, c«ng nghiÖp sxuÊt hµng tiªu dïng vµ hµng xuÊt khÈu". VÒ KTTT, §¶ng ta kh¼ng ®Þnh: LÊy chñ nghÜa M¸c-Lª nin vµ t­ t­ëng HCM lµm kim chØ nam cho mäi hµnh ®éng cña toµn §¶ng, toµn d©n ta. Néi dung cèt lâi cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin vµ t­ t­ëng HCM lµ t­ t­ëng vÒ sù gi¶i phãng con ng khái chÕ ®é bãc lét tho¸t khái nçi nhôc cña m×nh lµ ®i lµm thuª bÞ ®¸nh ®Ëp, l­¬ng Ýt. Bëi vËy, trong sù nghiÖp x©y dùng CNXH cña nh©n d©n ta, viÖc gi¸o dôc truyÒn b¸ chñ nghÜa M¸c-Lªnin t­ t­ëng HCM trë thµnh t­ t­ëng chñ ®¹o trong ®êi sèng tinh thÇn cña xh lµ viÖc lµm th­êng xuyªn, liªn tôc cña cuéc c¸ch m¹ng XHCN trªn lÜnh vùc KTTT. X©y dùng hÖ thèng chÝnh trÞ, XHCN mang b¶n chÊt giai cÊp c«ng nh©n, do §¶ng céng s¶n l·nh ®¹o ®¶m b¶o cho nh©n d©n lµ ng­êi chñ thùc sù cña xh. Toµn bé quyÒn lùc cña xh thuéc vÒ nh©n d©n thùc hiÖn d©n chñ XHCN ®¶m b¶o ph¸t huy mäi kh¶ n¨ng s¸ng t¹o, tÝch cùc chñ ®éng cña mäi c¸ nh©n. Trong c­¬ng lÜnh x©y dùng ®Êt nc thêi kú qu¸ ®é lªn CNXH, §¶ng ghi râ : "x©y dùng nhµ nc XHCN, nhµ nc cña d©n, do d©n vµ v× d©n, liªn minh giai cÊp c«ng nh©n víi giai cÊp n«ng d©n vµ tÇng líp trÝ thøc lµm nÒn t¶ng, do §¶ng céng s¶n l·nh ®¹o ". Nh­ vËy, tÊt c¶ c¸c tæ chøc, bé m¸y t¹o thµnh hÖ thèng chÝnh trÞ - xh ko tån t¹i nh­ mét môc ®Ých t­ nh©n mµ v× phôc vô con ng, thùc hiÖn cho ®c lîi Ých vµ quyÒn lîi thuéc vÒ nh©n d©n lao ®éng. Mçi b­íc ph¸t triÓn cña CSHT vµ KTTT lµ 1 b­íc gi¶i quyÕt m©u thuÉn gi÷a chóng. ViÖc ph¸t triÓn vµ cñng cè CSHT ®iÒu chØnh vµ cñng cè c¸c bé phËn cña KTTT lµ 1 qu¸ tr×nh diÔn ra trong suèt thêi kú qu¸ ®é. KÕt luËn: N¾m v÷ng phÐp biÖn chøng gi÷a CSHT vµ KTTT, gi÷a ®æi míi kinh tÕ vµ ®æi míi kinh tÕ vµ ®æi míi chÝnh trÞ, vËn dông s¸ng t¹o n~ chñ ch­¬ng, ®­êng lèi cña §¶ng lµ con ®­êng ®Çy tr«ng gai nh­ng tÊt yÕu sÏ dµnh th¾ng lîi trong c«ng cuéc ®«Ø míi v× môc tiªu d©n giµu n­íc m¹nh, xh c«ng = v¨n minh. §¶ng ta ®· s¸ng suèt khi ®Ò ra b­íc ®Çu thùc hiÖn tèt ®­êng lèi ®æi míi toµn diÖn = c¸ch kÕt hîp chÆt chÏ ®æi míi CSHT vµ KTTT. Em tin r»ng víi nhËn thøc ®óng ®¾n, s¸ng t¹o cña m×nh cïng víi sù ®ång lßng nhÊt trÝ, ra søc phÊn ®Êu cña toµn ®¶ng, toµn d©n, toµn qu©n, §¶ng ta nhÊt ®Þnh l·nh ®¹o c«ng cuéc ®æi míi ®i ®Õn th¾ng lîi hoµn toµn, d­íi ®µ ph¸t triÓn cña sù nghiÖp c¸ch m¹ng hiÖn nay, c«ng cuéc ®æi míi §¶ng l·nh ®¹o nhÊt ®Þnh sÏ ®­a nc ta lªn ngang tÇm víi c¸c nc ®ang ph¸t triÓn trong khu vùc vµ thÕ giíi. Lµ 1 sinh viªn, 1 c«ng d©n cña n­íc CHXHCN VN em ®· vµ ®ang ®c h­ëng n~ thµnh qu¶ tèt ®Ñp cña c«ng cuéc ®æi míi, em nguyÖn sÏ gãp mét phÇn søc lùc nhá bÐ cña m×nh ®Ó c«ng cuéc ®æi míi ngµy cµng ®i lªn. Câu 15: Tính lạc hậu của CNXH - Khái niệm tồn tại xh, ý thức xh: trang 143, 144, 145 - ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xh: Theo nguyên lý tồn tại xh quyết định ý thức xh thì khi tồn tại xh biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới n~ sự biến đổi của ý thức xh. Tuy nhiên, ko phải trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xh đều ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của ý thức xh; trái lại, nhiều yếu tố của ý thức xh (trong đời sống tâm lý xh và hệ tư tưởng xh) có thể còn tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ sở tồn tại xh sản sinh ra nó đã đc thay đổi căn bản. sở dĩ như vậy là vì: + Một là, do bản chất của ý thức xh chỉ là sự phản ánh của tồn tại xh cho nên nói chung ý thức xh chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xh. Mặt #, sự biến đổi của tồn tại xh do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra vs tốc độ nhanh mà ý thức ko thể phản ánh kịp. VD: + Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống. tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của 1 số hình thái ý thức xh VD: Ở nc' ta, tư tưởng tàn dư của xh phong kiến như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng phụ quyền, quan niệm "đông con là nhà có phúc", "trời sinh voi sinh cỏ" vẫn còn tồn tại, đã và đang ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xh của đất nc', càn loại bỏ. + Ba là, ý thức xh luôn gắn vs lợi ích của n~ nhóm, n~ tập đoàn ng, n~ giai cấp nhất định trong xh. Vì vậy, n~ tư tưởng cũ, lạc hậu thường đc các lực lượng xh phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xh tiến bộ. VD: Tư duy manh mún, tản mạn là 1 biểu hiện tâm lý nổi bật của nông dân sống khép kín sau lũy tre làng, canh tác trên mảnh đất bạc màu, n~ thửa ruộng nhỏ, lẻ với công cụ thô sơ "Con trâu đi trước cái cày theo sau" dựa trên n~ thói quen, tập quán nhiều đời... Chính hoàn cảnh đó đã làm nảy sinh và nuôi dưỡng tư duy manh mún, tản mạn (thiếu khả năng khái quát tổng hợp) của ng nông dân. Chính vì vậy mà họ chỉ thấy lợi trc mắt, ko thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, ko thấy lợi ích tập thể... nên xảy ra trường hợp nông dân ko chịu dồn ruộng phục vụ các dự án công nghiệp, từ đó làm chậm tiến trình công nghiệp hoá. Như vậy ý thức lạc hậu, tiêu cực ko mát đi 1 cách dễ dàng, cho nên trong sự nghiệp xây dựng xh mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại n~ lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ n~ tàn dư ý thức cũ và phát triển các tư tưởng tốt đẹp. Câu 16: Giải thích sự phát triển của xh loài ng là quá trình lịch sử tự nhiên Sự ra đời của CNXH hiện thực là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xh, phù hợp với tiến trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xh. Cho dù đến nay, CNXH vẫn chưa xuất hiện ở n~ nơi mà chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ cao. Theo học thuyết hình thái kinh tế - xh của Mác thì LLSX, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xh, thay đổi một chế độ xh mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xh. Trên cơ sở đó, Mác đi đến kết luận: xh loài ng phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là 1 hình thái kinh tế - xh. Và tiến bộ xh chính là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xh, là sự thay thế hình thái kinh tế - xh này = hình thái kinh tế - xh cao hơn, tiến bộ hơn. Mác khẳng định: "tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xh là 1 quá trình lịch sử - tự nhiên". Mặc dù khẳng định quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xh là tiến trình bị quy định bởi các quy luật khách quan, nhưng Mác cũng luôn luôn cho rằng, con ng "có thể rút ngắn và làm dịu bớt n~ cơn đau đẻ". Điều đó có nghĩa là, trong quan niệm của Mác đã hàm chứa tư tưởng: quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xh chẳng n~ có thể diễn ra = con đường phát triển tuần tự từ hình thái kinh tế - xh này lên hình thái kinh tế - xh #, mà còn có thể diễn ra = con đường bỏ qua 1 giai đoạn phát triển nào đó, 1 hình thái kinh tế - xh nào đó trong n~ điều kiện và hoàn cảnh khách quan cụ thể nhất định. Như vậy về mặt lý luận, chúng ta có thể khẳng định sự nghiệp xây dựng CNXH theo hướng CNH - HĐH ở nc' ta hiện nay là quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu và đã trải nghiệm n~ thành công của công cuộc đổi mới CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc. 1 trong n~ nguyên nhân dẫn đến thất bại của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây có nguyên nhân xa rời bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tách rời tính cách mạng với tính khoa học trong thực tiễn xây dựng CNXH. Có thể nói, học thuyết về CNXH, về thời kỳ quá độ và về khả năng xây dựng CNXH ko qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là bộ phận quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin. Là 1 học thuyết khoa học và cách mạng, học thuyết Mác - Lênin đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của thời đại, phản ánh chính xác n~ nhu cầu cơ bản cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nhằm thay đổi thế giới và giải phóng con ng. Để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại đó, các Đảng cộng sản phải vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong tiến trình cách mạng, nhất là trong xây dựng CNXH ở n~ nc' lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, quá độ dần lên CNXH. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đã có ko ít ng hoài nghi tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về CNXH. Các thế lực phản động quốc tế coi sự sụp đổ đó là "sự cáo chung" của toàn bộ lý luận mác xít về CNXH, về thời kỳ quá độ và khả năng quá độ lên CNXH ko qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong tình hình cực kỳ khó khăn phức tạp như vậy, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản VN khởi xướng và lãnh đạo đã thể hiện mạnh mẽ sức sống của CNXH hiện thực và thu được n~ thành tựu ngày càng to lớn. Thắng lợi của đường lối đổi mới đất nc' theo định hướng XHCN ở VN hai mươi năm qua đã cho thấy, n~ luận điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta trên con đường xây dựng CNXH. Vấn đề ko phải là bản thân lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ xây dựng CNXH. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta có nhận thức thật sự đúng đắn bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và biết vận dụng một cách sáng tạo nó trong thực tiễn xây dựng CNXH hay không. Thực tiễn cho thấy, công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu thì chúng ta càng phải đối diện với n~ vấn đề khó khăn, phức tạp mới. Đất nc' hiện đang đứng trc cả cơ hội lớn và thách thức lớn. Tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại cho đúng, vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng HCM cho phù hợp với bối cảnh mới của thế giới và trong nc' hiện nay. Vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM, Đảng ta đã ngày càng làm sáng tỏ con đường tiến lên CNXH ở nc' ta thời kỳ đổi mới. Đó là con đường "phát triển quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa n~ thành tựu mà nhân loại đã đạt đc dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền tảng kinh tế hiện đại". Rõ ràng, chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với phương thức "phát triển rút ngắn" nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công =, dân chủ, văn minh. Xây dựng CNXH, đương nhiên là một sự nghiệp to lớn, lâu dài, đầy khó khăn phức tạp. Nhưng thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Thực tiễn hai mươi năm đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài, đã hoàn thành n~ nhiệm vụ cơ bản của chặng đường đầu của thời kỳ quá độ và bước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN. Công cuộc xây dựng CNXH của chúng ta đang tiến lên phía trước, bởi CNXH đổi mới của Việt Nam là biểu hiện sinh động sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính khoa học và thuộc tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM. Con đường tiến lên CNXH của chúng ta là ko gì có thể ngăn cản nổi, bởi vì đó là quy luật tiến hóa khách quan của lịch sử, lại đang đc Đảng ta nhận thức và vận dụng sáng tạo. Quán triệt bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM, phát huy tính độc lập, sáng tạo, đồng thời kế thừa tinh hoa trí tuệ dân tộc, n~ kinh nghiệm và thành tựu khoa học, văn hóa của thế giới, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH trên đất nc ta, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của n~ người cộng sản và nhân dân thế giới. Câu 17: Cách mạng xh và cải cách xh - Khái niệm CMXH: Theo nghĩa rộng, CMXH là sự biến đổi có tính bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xh, là phương thức chuyển từ 1 hình thái kinh tế - xh lỗi thời lên 1 hình thái kinh tế - xh mới ở trình độ phát triển cao hơn. Theo nghĩa hẹp, CMXH là việc lật đổ 1 chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập 1 chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng. - Khái niệm CCXH: dùng để chỉ n~ cuộc cải biến diễn ra trên 1 hay 1 số lĩnh vực của đời sống xh, trong phạm vi 1 hình thái kinh tế - xh, nhằm hoàn thiện hình thái kinh tế - xh đó, như: cải cách thể chế kinh tế, cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách nền giáo dục, v.v.. - Mối quan hệ CMXH và CCXH: + đây là 2 khái niệm # nhau và đối lập nhau, thể hiện ở: CMXH CCXH là sự biến đổi có tính bước ngoặt có thay đổi về chất nhưng có tính chất riêng lẻ và chỉ diễn ra trong khuôn khổ hình thái xh đó thôi thể hiện qua phong trào đấu tranh quần chúng VD: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng tháng mười Nga, Cách mạng tháng tám Việt Nam... do giai cấp đang nắm chính quyền thực hiện VD: cải cách hành chính Việt Nam, cải cách thể chế kinh tế, cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách nền giáo dục, v.v.. Nhằm thủ tiêu chế độ xh cũ VD: Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỷ tại Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần 1 nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ chỗ phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai. Nhằm biến đổi xh cho thích nghi vs điều kiện mới để củng cố xh hiện hành VD: Kết quả cải cách hành chính trong ngành Ngân hàng (2001-2010): Nhờ tích cực đổi mới và ko ngừng hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá và các công cụ khác, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nc' đã đảm bảo linh hoạt, phù hợp hơn, giữ ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm qua; Giúp Ngân hàng nhà nc' thực hiện tốt hơn chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống ngân hàng... + là 2 khái niệm thống nhất: · CCXH tạo tiền đề và điều kiện cho CMXH. CMXH thắng lợi mở ra khả năng, giới hạn mới cho CCXH · Giữa CMXH và CCXH ko có ranh giới tuyệt đối, trong CMXH có thể dùng 1 số biện pháp cải cách hoặc có trường hợp thông qua hàng loạt các biện pháp cải cách mả thúc đẩy cachys mạng phát triển - Ý nghĩa thời đại: chống chủ ngĩa tả khuynh, chống củ nghĩa cải lương, thổi phồng vai trò của n~ cuộc đấu tranh đòi cải cách dân chủ, phủ định tính tất yếu của CMXH trong thời đại xh hiện nay. Câu 18: Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử: - Khái niệm quần chúng nhân dân: phần a) trang 177 - Vai trò quần chúng nhân dân: *Quan điểm trước MÁC: -1 nhà triết học trước Mác đã tuyệt đối hoá vai trò của cá nhân lãnh tụ dẫn đến hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, QCND chỉ là bầy cừu ngoan ngoãn ngu dốt, là lực lượng thụ động, là phương tiện để cá nhân cần đến để đạt đc mục đích của họ. *Quan điểm của MÁC-LÊNIN : -QCND là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử + Thứ nhất: + Thứ 2: trang 179 + Thứ 3: Bài học kinh nghiệm của Đảng: đổi mới vì lợi ích của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của dân đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, vì nhân dân va do nhân dân. Nhứng ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn và thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật phát triển, đó là chìa khóa của thành công. Câu 19: Tại sao nói trong sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX, cách thức sản xuất của loài ng ko ngừng phát triển và LLSX ko ngừng phát triển - Phân tích quy luật về sự phù hợp của LLSX và QHSX: LLSX và QHSX là 2 mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại ko tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau 1 cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX vs trình độ phát triển của LLSX. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xh. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là ko ngững phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trc hết là công cụ lao động. Sự phát triển của LLSX đc đánh dấu = trình độ của LLSX. Trình độ LLSX trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con ng trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ LLSX biểu hiện ở trình độ công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con ng, trình độ tổ chức và phân công lao động xh, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Gắn liền với trình độ của LLSX là tính chất của LLSX. Trong lịch sử xh, LLSX đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xh hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì LLSX chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xh phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xh hóa. Sự vận động, phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX cho phù hợp vs nó. Khi 1 phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp vs trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp của QHSX vs trình độ phát triển của LLSX là 1 trạng thái mà trong đó QHSX là "hình thức phát triển" của LLSX. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của QHSX đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho LLSX phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp 1 cách tối ưu giữa ng lao động vs tư liệu sản xuất và do đó LLSX có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Sự phát triển của LLSX đến 1 trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành ko phù hợp vs sự phát triển của LLSX. Khi đó QHSX trở thành "xiềng xích" của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ = QHSX mới phù hợp vs trình độ phát triển mới của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Thay thế QHSX cũ = QHSX mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. C.Mác đã viết: "Tới 1 giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các LLSX vật chất của xh mâu thuẫn vs n~ QHSX hiện có... trong đó từ trc đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là n~ hình thức phát triển của LLSX, n~ quan hệ ấy trở thành n~ xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc cách mạng xh". LLSX quyết định QHSX, nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con ng trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xh, đến phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v...và do đó tác động đến sự phát triển của LLSX. QHSX phù hợp vs trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại, QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn 1 cách giả tạo so vs trình độ phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX, thì theo quy luật chung, QHSX cũ sẽ đc thay thế = QHSX mới phù hợp vs trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX phát triển. Như vậy, cách thức sản xuất (phương thức sản xuất) của loài ng ko ngừng tiến lên, ko ngừng phát triển là do sự phát triển của LLSX và PTSX. VD: Share PageTwitterLike Dedicated to Bottom of Form Dedicated to Bottom of Form Dedicated to Dedicated to

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top