Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Lua Cam Cay Lay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lúa cẩm Cai Lậy thêm giá trị nhờ GAP

Dù mới đưa vào trồng thử nghiệm qua 2 vụ, nhưng lúa cẩm Cai Lậy bước đầu đã chứng tỏ là giống lúa giàu tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân…

Theo ông Trương Văn Hạnh - Phó Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Mỹ Thành, Công ty TNHH ADC lại vừa quyết định bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa cẩm Cai Lậy với giá cao hơn thị trường từ 1,5 -1,6 lần. Điều này càng làm tăng giá trị hạt gạo ở đây.

Là một trong những hộ đầu tiên đưa cây lúa cẩm Cai Lậy xuống trồng thử nghiệm, ông Trương Văn Hạnh cho biết, so với những giống lúa khác, năng suất của lúa cẩm Cai Lậy thấp hơn, chỉ từ 4 - 6 tấn/ha. Thế nhưng, so với giá của giống lúa VND 95-20 thì lúa cẩm Cai Lậy lại cao hơn từ 1,5 - 1,6 lần. Vụ đông xuân vừa qua, ông Hạnh và bà con nông dân trồng giống lúa này được Công ty TNHH ADC thu mua với giá 208.000 đồng/giạ (20kg). Mỗi ha cho lợi nhuận từ 40 - 60 triệu đồng, cao hơn các loại giống lúa khác 30%.

Do thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ 75-80 ngày nên chi phí đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc,… giảm đáng kể. Mỗi vụ bà con tiết kiệm được từ 15 - 20% chi phí so với trồng các giống lúa dài ngày khác. Đặc biệt, với việc áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, bao tiêu sản phẩm… được phối hợp thực hiện giữa Công ty TNHH ADC và HTX nông nghiệp Mỹ Thành càng làm lợi nhuận người nông dân được hưởng tăng cao và ổn định.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải -Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy cho biết: “Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ để đăng ký sản phẩm lúa này với tên gọi chính thức là “lúa cẩm Cai Lậy”.

Trong khi đó, Công ty ADC cũng đang tiến hành làm thương hiệu cho hạt gạo từ lúa cẩm Cai Lậy, với tên gọi “gạo tứ quý Phước Lộc Thọ”. Ông Nguyễn Văn Mười - Giám đốc Dự án phát triển ngành lúa giống và chế biến gạo theo tiêu chuẩn GlobalGAP (Công ty ADC) cho biết, thời gian đầu, công ty sẽ nhắm đến thị trường cao cấp, phục vụ cho người già, người bệnh, bởi hàm lượng các nguyên tố như sắt, đồng, protein, chất xơ… trong gạo này rất cao. Sau đó, sẽ mở rộng dần thị trường phục vụ đến giới bình dân. Hiện công ty đang cho xây dựng kho và các trang thiết bị bảo quản đúng chuẩn GlobalGAP.

“Trong vụ lúa đông xuân và thu đông vừa rồi, công ty đã đưa sản phẩm “gạo tứ quý Phước Lộc Thọ” vào tiêu thụ tại một số siêu thị lớn ở TP.HCM và kết quả bước đầu thu được rất khả quan” - ông Mười vui vẻ nói.

Từ những thành công bước đầu đó, vụ đông xuân 2011-2012 tới, Công ty ADC tiếp tục hợp tác với HTX Mỹ Thành mở rộng diện tích trồng lúa cẩm lai Cai Lậy theo tiêu chuẩn GlobalGAP lên 100ha.

= = =

“Lúa cẩm” Cai Lậy

Trung Chánh  - Với giá bao tiêu cao gấp 1,5- 1,6 lần so với giá thị trường của giống lúa chất lượng cao VND 95- 20, mỗi héc ta trồng lúa cẩm Cai Lậy bà con nông dân hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Mỹ Thành thu về mức lãi 40-60 triệu đồng (tùy vụ), cao hơn 30% so với các giống lúa thường khác.

Lợi nhuận tăng 30% so với lúa thường

Được thành lập từ cuối năm 2008 đầu năm 2009, HTX nông nghiệp Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang là nơi “khơi nguồn” của mô hình liên kết sản xuất theo quy trình an toàn (GlobalGap) ở ĐBSCL. Đây là mô hình liên kết giữa nhà nông, nhà nước (Phòng nông nghiệp và phát triền nông thôn huyện Cai Lậy) và nhà doanh nghiệp (Công ty TNHH ADC). Qua gần 3 năm tham gia chương trình, bà con nông dân của HTX nông nghiệp Mỹ Thành luôn đạt lợi nhuận khá vì 100% sản phẩm làm ra của bà con đều được Công ty ADC bao tiêu với giá cao hơn thị trường gấp1,2 lần.

Kể từ vụ đông xuân 2010-2011 vừa qua, công ty ADC quyết định chuyển 19 trong tổng số 100 héc ta đất chuyên canh giống lúa OM 6261 theo tiêu chuẩn GlobalGap sang trồng lúa siêu dinh dưỡng, hay còn gọi là “lúa cẩm” Cai Lậy.

Là người đi đầu thử nghiệm trồng lúa cẩm Cai Lậy của HTX nông nghiệp Mỹ Thành, ông Lê Văn Chữ, ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, tuy năng suất có thấp hơn các giống lúa khác, chỉ từ 4 đến 6 tấn/ héc ta (tùy vụ), nhưng được Công ty ADC bao tiêu cao gấp 1,6 lần so với giá thị trường của giống lúa chất lượng cao (VND 95-20), tương đương 208.000 đồng/giạ (20 kg). Mỗi héc ta trồng lúa cẩm Cai Lậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí, bà con còn lãi từ 40-60 triệu đồng, cao hơn 30% so với các giống lúa thường khác.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy cho biết: “Thời gian sinh trưởng của lúa cẩm Cai Lậy rất ngắn, chỉ 75-80 ngày nên chi phí đầu tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc các thứ…, được tiết kiệm từ 15-20% so với trồng các loại giống khác.

Lúa cẩm Cai Lậy là giống lúa siêu dinh dưỡng ,bởi so với những loại gạo trắng khác, gạo của lúa cẩm Cai Lậy có hàm lượng chất sắt, protein, canxi, Fe, Mg, Mn…, rất cao. Được các chuyên gia đánh giá là loại gạo rất thích hợp đối với người có chế độ ăn kiêng, người già, người bệnh…

Thông tin từ phòng nông nghiệp huyện Cai Lậy cho biết, hiện tại, phòng nông nghiệp đang hoàn tất mọi thủ tục để đăng ký tên gọi chính thức của loại lúa này là “lúa cẩm Cai Lậy”.

Ra mắt “Tứ quý phước lộc thọ”

Ngay trong vụ thu đông này (vụ 3), Công ty ADC đã tiếp tục ký hợp đồng bao tiêu 39 héc ta sản xuất lúa cẩm Cai Lậy của bà con nông dân HTX Mỹ Thành với giá cao hơn giá thị trường 1,5 lần.

Để khẳng định thương hiệu trên thị trường, Công ty ADC đang hoàn tất mọi thủ tục chứng nhận sản phẩm gạo của lúa cẩm Cai Lậy với tên gọi “tứ quý phước lộc thọ”. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đem sản phẩm gạo này giới thiệu, quảng bá ở các siêu thị lớn tạiTPHCM, kết quả nhận được bước đầu rất tốt.

Ông Nguyễn Văn Mười, Giám đốc ngành lúa gạo và chế biến gạo theo tiêu chuẩn Globalgap (công ty ADC) cho biết: “ Ban đầu, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm gạo “tứ quý phước lộc thọ” đến thị trường cao cấp, phục vụ cho người có chế độ ăn kiêng, người già, người bệnh. Sau đó, sẽ mở rộng phục vụ từ thị trường cao cấp đến bình dân”.

Để thực hiện được điều này, kể từ vụ đông xuân 2011-2012 tới, Công ty ADC sẽ hỗ trợ chi phí sản xuất và bao tiêu toàn bộ 100 héc ta đất sản xuất lúa cẩm Cai Lậy tại HTX nông nghiệp Mỹ Thành.

Kết quả khảo sát thành phần dinh dưỡng có trong gạo của lúa cẩm Cai Lậy so với gạo trắng Jasmine 85 do Trung tâm dịch vụ và phân tích thí nghiệm TPHCM và Phòng Thí nghiệm chuyên sâu trường Đại Học Cần Thơ thực hiện như sau:

== == ==

Lúa cẩm Cai Lậy Chủ nhật, 27/02/2011, 23:45 (GMT+7)

Nổi tiếng cả nước với việc trồng lúa theo tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu Global G.A.P, nay nông dân HTX Mỹ Thành (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) tiếp tục gây “bất ngờ”  bằng một giống lúa mới: lúa cẩm Cai Lậy.

Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cai Lậy, người đưa giống lúa than đặc sản về trồng trên đất Cai Lậy, dẫn chúng tôi đi tham quan những đám ruộng trồng lúa than. Ông Hải nói, tên lúa than theo cách gọi của nhà nông, vì bà con thấy hạt lúa khi chín có vỏ màu tím đen, hạt gạo lứt đen như giống nếp than. Riêng Phòng NN-PTNT huyện Cai Lậy đang làm thủ tục đăng ký giống lúa mới này dưới tên gọi “Lúa cẩm Cai Lậy”.

Giống lúc này thích nghi tốt với điều kiện sản xuất thâm canh 3 vụ/năm với những đặc điểm: thời gian sinh trưởng ngắn ngày, năng suất đạt 4 - 6 tấn/ha, chống chịu tốt đối với bệnh cháy lá, hàm lượng protein cao (9%-10%), hàm lượng amylose thấp (<15%), hạt gạo thon dài, phẩm chất cơm mềm dẻo, chứa nhiều chất dinh dưỡng: chất khoáng, vitamin, axít amin thiết yếu và đặc biệt có chứa sắc tố anthocyanin với hàm lượng rất cao. Sau khi khảo nghiệm  thành công, huyện đã triển khai cho nông dân HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam) canh tác trên diện rộng.

Hiện nay, Công ty TNHH ADC đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ 39 ha lúa cẩm Cai Lậy được trồng tại HTX Mỹ Thành theo tiêu chuẩn GlobalGAP, với tỷ lệ thu mua 1kg lúa cẩm Cai Lậy giá trị bằng 1,6kg lúa thơm hạt dài. Trước đó, trong năm 2010 toàn bộ diện tích lúa cẩm Cai Lậy được trồng ở HTX Mỹ Thành cũng được Công ty ADC bao tiêu. Ông Phan Quốc Hùng, đại diện Công ty TNHH ADC, cho biết, công ty sẽ tiếp tục mở rộng diện tích và quy mô sản xuất để đưa gạo than thành một sản phẩm tốt trên thị trường.

Trên cánh đồng lúa cẩm sắp thu hoạch nổi bật một màu tím đen, ông Trương Văn Bảy, Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành, cười thật tươi, khoe: “Khi thấy doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu lúa cẩm Cai Lậy với giá cao hơn lúa thơm hạt trắng, rất nhiều nông dân của xã Mỹ Thành Nam và Mỹ Thành Bắc đăng ký canh tác giống lúa cẩm. Nhưng nói thiệt, hiện nay chúng tôi chưa đủ nguồn lúa giống để cung cấp cho bà con nông dân canh tác”.

* Đầu vụ đông-xuân 2011, khi ông Phan Văn Tiện (Ba Tiện) ở ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc vác về mấy bao lúa giống hạt tím rịm để sạ cho 2 ha ruộng nhà, vợ ông la chói lói: “Trời ơi, lúa thơm không sạ, trồng cái giống lúa gì lạ hoắc lạ huơ, rồi biết bán cho ai”. Ông Ba Tiện cười hì hì, nói bà Ba chờ xem. Tới khi những bông lúa tím cong trái me, có doanh nghiệp chịu bao tiêu toàn bộ với giá cao gấp 1,6 lần so với lúa thơm, bà Ba mới chịu giảng hòa với ông Ba. Bên đám ruộng lúa hạt tím sắp thu hoạch, ông Ba Tiện (ảnh) cười tươi rói, nói: “Xã Mỹ Thành Bắc mới có mình tui trồng giống lúa này, trong khi hai mùa trước xã Mỹ Thành Nam kề bên, nông dân  trồng ào ào, được doanh nghiệp bao tiêu hết trọi với giá cao hơn lúa thơm…”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top