Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

47. Chương cuối : Trở dạ (HOÀN)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Warning : chương truyện có cảnh đàn ông sinh con, sản nhũ. Vui lòng cân nhắc thật kĩ trước khi đọc tiếp.



/ 𝐈 /

Sau những ngày dài ăn mòn bát đũa nhà ông bà nội, thằng Phúc mới lại lơ mơ thức dậy trong cái căn buồng nhỏ mà mình từng được sinh ra, giữa cái gối ôm thật to bên cạnh hai thầy. Dẫu cho rất thích nằm rúc trong chăn nghe bà hát ru, hay cụ kể chuyện cổ tích, thì đây mới là cái góc nhỏ mà đứa trẻ ấy yêu nhất, tưởng như cả đời cũng chẳng muốn rời xa. Phúc ta lồm cồm ngồi lên, ngo ngó lên vạt nắng neo đậu trên tường, bàn tay bụ bẫm vơ lấy con hổ bằng gỗ đã được ông nội làm cho từ ngày xa lắc. Tuy rằng khi ấy, thằng bé chỉ là một hạt mầm non nớt nằm ở bụng thầy, chưa có lấy nổi một dáng hình rõ rệt hay một cái tên, nhưng chỉ mình Phúc biết thôi, giữa khoảnh khắc đang nghịch ngợm bơi trong túi ối, nó đã nghe thấy tiếng của một người tíu tít gọi mình. Phúc toét miệng cười, không ngừng quẫy đạp và cố đáp lại. "Con ở ngay đây! Con ở đây mà!" Chỉ tiếc cơ thể lúc đó chưa có nhiều lực, Phúc thụi vào thành bụng thầy muốn rã cả chân mà vẫn chẳng ai cảm nhận được rõ.

Từng ngày trôi qua, nó vẫn thường tự tha thẩn chơi, cố gắng mút tay và uống thêm thật nhiều nước ối để mong mình mau lớn. Đôi tai bé xíu dần dần quen thuộc với mọi thanh âm, chẳng cần phải là tiếng cười nói to, mà những khi thầy nằm thủ thỉ nói chuyện, đọc thơ và hát ru trong đêm, Phúc cũng bật dậy vì nghe thấy rõ mồn một. Nó biết, người đang mang mình trong bụng có tên là Diệp, giọng nói rất thanh, chắc vì có chửa nên thầy làm gì cũng phải chậm chạp, cẩn thận. Có khi quên mất mà cử động mạnh, là thầy xin lỗi Phúc ngay, nhẹ nhàng vuốt bụng từ trên xuống dưới. Mỗi lúc như thế, Phúc cũng ngây ngô chạm vào hơi ấm từ bàn tay thầy, khoan khoái tận hưởng từng giây từng phút được thầy chở che.

Cô An không giống thầy Diệp. Giọng cô cao vút, lảnh lót, và rất hay đùa. Cụ nội có tên là Mai, bà nội có tên là Miên, giọng của cả hai đều rất giống nhau, hơi khàn nhưng gần gũi lắm. Phúc thích cả ông Đức nữa, vì ngay từ khi thầy Diệp cấn bầu, ông nội đã cặm cụi mấy ngày, kiếm gỗ rồi đẽo đẽo gọt gọt thành các món đồ chơi để dành cho cháu. Một cái cù quay, một cái trống lắc, nhưng Phúc mê nhất là con hổ vằn, cho đến tận giờ vẫn còn thích ôm khư khư đi ngủ. Nó cũng suýt tưởng như thế là hết, nhưng hoá ra còn một người nữa, ai cũng gọi là "anh Ngũ", mà mãi về sau Phúc mới hiểu ra, người ấy vốn dĩ cũng là thầy mình, lâu nay vắng nhà cho nên nó chưa được nghe thấy tiếng... Giọng thầy to lắm, mỗi khi thầy đi làm về, gọi Diệp toáng lên là lại làm Phúc giật bắn cả người, giãy giụa loạn xạ. Nhưng cũng nhiều lúc, hai thầy thủ thỉ nói chuyện nhỏ lắm, toàn là những lời yêu thương, chuột chuột, voi voi gì đó. Và thường sau đó, tim của thầy Diệp sẽ đập rất nhanh, rồi thầy trả lời lung tung, như người lên cơn khó thở. Phúc chẳng hiểu gì, đành đi ngủ vậy.

Ngày nó phải ra nghĩ lại thì đáng sợ lắm! Phúc hơi băn khoăn khi thấy chỗ mình vẫn nằm hôm nay chật hơn, vùng bụng êm ái của thầy đột nhiên siết lại, cứng như đá vậy. Nó muốn xoay dở tìm sự thoải mái, nhưng mỗi lần làm vậy, thầy lại xuýt xoa có vẻ rất đau. Bên ngoài vọng vào chỉ toàn tiếng ai giục giã. "Rặn đi! Rặn mạnh lên con!" Thằng Phúc hoảng loạn, bị một lực ép mạnh chưa từng thấy kéo về phía trước. "Chật quá! Chật quá đi thôi! Thầy cứu con với!" Nó cố ì ra, nhất quyết không chịu đưa mình đi qua ống sinh nhỏ hẹp. Hẳn chưa bao giờ, Phúc nghe tiếng thầy gào to như thế. Vừa rặn vừa hét, tưởng như sắp chết. Và Phúc chào đời. Mặt nó hoen đầy dịch ối màu xanh. Cả người run lên vì lạnh. Bà Dậu vơ vội cái khăn chùi chùi, thế là Phúc ta mở ngay được mắt. Mọi người tranh nhau đòi bế lấy may. A! Phúc biết rồi nhớ! Này là cô An, này là bà nội của Phúc, kia là cụ Mai! Thế còn "Diệp" đâu? Thầy Diệp ở đâu? Cả "anh Ngũ" nữa? Sao không bế mình? Phúc chưa kịp hỏi, thì đã thoáng thấy một người khổng lồ đi từ buồng ra. Người vồ lấy Phúc, và quát tướng lên. "Cái thằng chó con! Thầy yêu con quá! Nhưng con hư lắm!" Dù đang mắng Phúc, nhưng thầy rất vui, miệng cười rạng rỡ như ánh mặt trời.

Suốt cả tuần liền, những vòng tay ấy thay nhau chăm nó. Thầy Diệp đau quá còn chưa ngồi được. Phúc không đòi thầy, chỉ ngoan ngoãn ngủ, đói thì ọ ẹ đòi bú. Mỗi khi nó thức, cả nhà vây quanh, người thì cầm chân, người thì hít bụng. Thầy lớn bẹo bẹo má nó. "Cậu biết tớ không?" Phúc toan trả lời. "Con biết thầy mà! Ai con cũng biết đấy nhá!" Nhưng chính lúc ấy nó chợt nhận ra, mình chưa thể nói được ngay giống như người lớn, chắc là còn phải từ từ...

Phúc lại híp mắt, âm thầm quan sát khắp nơi. Mái nhà có màu đỏ nâu, mầm cây có màu xanh lá, cọng rơm có màu vàng nắng, bầu trời có màu xanh lam... Thế rồi con gà, con vịt, con chó, con sâu,...Ngày nào Phúc cũng đi chơi, tìm hiểu thế giới bao la choáng ngợp chẳng buồn thấy chán, nhưng có vài lúc như là một buổi sớm nay, nó ngồi bật dậy, ngơ ngác nhìn căn buồng tối, lại thấy nhớ nhớ những ngày còn trong bụng thầy.
Chín tháng mười ngày, cho đến tận giờ, thằng Phúc cũng chưa từng quên, chỉ là càng lớn, tâm hồn bắt đầu có những trải nghiệm nhiều hơn ngày trước. Có phải cô An hay ông Đức, cũng đã vì thế mà quên hết những ngày cô còn trong bụng bà, hay ông còn trong bụng cụ. Phúc không biết kể những điều mình đang nhớ được cho ai, bởi vì nó chưa nói sõi, lại hay nhầm lẫn, vẫn thường chỉ vào cái này mà gọi là cái kia. Nhưng nó chắc chắn em bé của thầy cũng đang giống hệt như mình ngày xưa, nhẩn nha nghịch ngợm dây rốn, mút mút ngón tay, nằm chơi chán chê rồi cuộn tròn lại ngủ. Trong ấy ấm lắm, và cực kì êm, cho dù phần lớn thời gian đều chỉ tối đen như mực. Khi em càng lớn, xung quanh càng chật, chỉ cần em khẽ cựa mình là thầy nhăn nhó. Mỗi lần như thế, Phúc lại lấm lét sờ sờ bụng thầy. Đã có những khi, nó làm vỡ bát, hay vỡ cái phích rất quý của ông, và được cụ dạy nếu như làm sai thì phải nhận lỗi. Phúc dần tự hiểu chính mình cũng từng đạp thầy bị đau, nhưng chẳng bao giờ dám nhận, phần vì sợ bị thầy ghét, phần vì tự muốn thanh minh với lòng rằng nó đâu có cố ý hư như vậy đâu?

Diệp theo quán tính trở mình thức dậy, bỗng thấy trên cổ nặng trĩu. Y vờ sợ sệt. "Trời ơi! Ai đè tôi đấy?"

Thằng Phúc nhổm lên. "Coan hổ đè đấy! Gừ gừ... hì hì..."

Diệp gãi lưng nó. "Hổ dậy sớm thế?"

Thằng Phúc lặng im, gác lên bụng thầy. Nó nhớ mỗi lần hai thầy làm sai, thì đều ôm nhau và nói xin lỗi. Cô An làm cháy nồi cá, cô An cũng ôm lấy bà. Thằng Phúc nhủ thầm, tuy mình không dám xin lỗi, nhưng mình biết ôm, còn biết cả thơm, và nói yêu nữa. Nghĩ sao làm vậy, nó lí nhí bảo.

"Thầy bế hổ đi?"

Và Diệp ghì nó, quắp nó ra giếng ngồi giặt quần áo. Thằng Phúc vẩy nước lung tung, mắt nhìn dáo dác định chạy loanh quanh, Diệp lại dừng tay, chùi mặt cho nó rồi nhắc. "Con đừng hét to, để yên thầy lớn ngủ nhớ!"

Chỉ còn hơn tuần là tới ngày sinh, Diệp vẫn bình chân, mỗi sớm thức dậy đều muốn đi lại , vận động như thường. Cái vườn dọn quang hẳn rồi, sạch nhẵn từ trước hôm bão. Quần áo sơ sinh cũng đã sắp xong. Phần lớn thời gian, Diệp chỉ đưa con đi học, tạt qua nhà chồng dọn sẵn buồng đẻ, xếp đồ ở cữ, chiều lại đón con, rồi về cơm nước cho chồng. Suốt những ngày này, Ngũ cũng vùi đầu sắp xếp công việc, trông coi cùng thợ xây nốt dãy nhà phía sau Uỷ ban. Có những buổi trưa, hắn bận không về, Diệp lại tha thẩn một mình đi qua nhà cũ, lau chùi, xem xét một chút trước khi giao cho người khác. Cả mấy sào đất đều đã bỏ trống rất lâu, từ lúc Diệp đi lấy chồng, đến hai bát hương thờ đấng sinh thành y cũng mang đi, đặt ở nhà mới để cho thuận tiện hương khói. Thỉnh thoảng có việc tiện đường thì mới tạt vào, thăm nom hàng xóm, rồi ngồi ngẩn ngơ hoài niệm một chút. Không chỉ thầy u, mà Diệp với chồng cũng đã từng có kỉ niệm ở đây. Trên chiếc giường hắn đóng, còn nguyên dòng chữ Diệp tỉ mẩn khắc tên hai đứa, cùng với một cái trái tim. Tủ quần áo cũ, bộ bàn ghế nhỏ, hay cái chạn con ở trong góc bếp, Diệp chẳng nỡ vứt, lại hơi thầm tiếc nếu như có người lạ đến ở đây. Ngôi nhà lúc ấy sẽ dần lộn xộn, phai sạch kí ức của thầy, của u. Có thể hồi ấy, Diệp còn cả nghĩ, sợ mình lấy chồng mà không đẻ được thì phải bỏ nhau, rồi mình phải về nhà cũ. Dù rằng suốt mấy năm trời, Ngũ chưa từng ép Diệp phải đem nơi này bán đi. Lúc hắn lấy Diệp, thầy hắn cũng cho ít đất trên huyện làm vốn, chỗ ấy bây giờ đang có đường lớn đi qua, hắn đem cho thuê rất là được giá. Số tiền thi thoảng tiết kiệm được, hắn cùng bạn bè hùn vào đầu tư buôn đồ cơ khí. Diệp còn làm vườn nhặt nhạnh đồng ra đồng vào, nên vợ chồng son sống khá dư dả, đủ mặc đủ ăn và có tích luỹ. Nhưng đó là chuyện trước đây, còn giờ Diệp lại nghĩ khác. Trong nhà có thêm hai con, mình lại đang phải tạm nghỉ vườn, nên y dứt khoát dọn dẹp nhà riêng của mình cho thuê. Mấy sào đất ấy bỏ không phí quá, bây giờ Diệp lớn rồi mà, có nhớ thầy u thì để trong lòng, cùng chồng gánh vác gia đình mới chính là điều quan trọng.

- Giời ơi... ba thầy con mày đi đâu mà trông mướt mát mồ hôi ra thế? Lại vừa chạy về nhà cũ phải không? Tính mày cứ cẩn thận quá! Nhà ấy họ từ vùng nào mà về đây thuê? Mà bao giờ thì họ dọn đến hử con?

Diệp vừa húp cạn bát chè mẹ chồng múc cho, vừa cười.
- Họ ở Lục Nam, u ạ. Con sang gửi nhờ cụ Hoá giữ hộ chìa khoá, chắc là hai, ba hôm nữa họ dọn vào ở...!

Đương định dựa lưng vào cửa bếp nhặt rau, Diệp bỗng nheo mắt, đánh ngay ánh nhìn ra phía ngoài cổng. Bóng người kế bên dậu hoa râm bụt, chỉ từ đằng xa là y đã nhận ra ngay. Diệp cất tiếng gọi. "Cô Tư! Cô Tư đấy ạ?" Thế rồi, y lạch bạch bế bụng chạy ra, đưa người cô ruột đi vào trong sân.

- Em chào bác ạ!

Bà Miên đứng dậy, ngó ra khỏi bếp.

- Ái dà, cô thằng Diệp mấy khi lại chơi? Ăn chè với u con tôi...!... kìa... không không cái gì? Phải ăn chứ!... cô Tư đi đâu mà lại tay xách nách mang thế?

- Dạ thôi bác ạ, em phải chạy sang họ Phan bây giờ, đêm nay mọi người làm lễ bốc mộ cho ông cụ nhà em. Tính gọi cả thằng Diệp đi cùng mà qua xóm giữa tìm mãi không thấy, em mới đoán ngay là nó ở đây.

- Sắp nằm ổ rồi, tôi bắt năng sang bên này cho chắc cô ạ! - Vui miệng đáp lời xong, bà Miên mới chợt khựng lại, nghĩ tới mấy lời mình vừa nghe được, trên mặt lộ rõ một vẻ không vui. - Bên ấy có đám quan trọng như thế mà cô lại không bảo sớm, các cháu còn chuẩn bị lễ...

- Ấy chết. Nhà bác cứ cầu kỳ quá! - Nghe lời buột miệng có ý trách móc, cô Tư bèn giả lả cười. - Em đây cũng bận tối mặt, hôm trước định sang nhắc cháu thì lại chạy quanh rồi quên béng mất luôn... mà sao nhà mình ắng thế hả bác? Bác trai với cụ đi đâu cả rồi?

- U tôi đang cảm nằm nghỉ trong buồng. Con An ở ngoài nhà trẻ. Thầy con anh Ngũ sớm nay phải ra Uỷ ban, đón đoàn thanh tra... Thằng Diệp với tôi cũng đang sắp dở mấy món ở đây, nhỡ đoàn làm việc qua trưa thì còn mời cơm cô ạ.

Nhân lúc chờ đợi người lớn trò chuyện, Diệp xách con dao, lăng xăng chạy ra buồng chuối, quay lại í ới gọi mẹ.

- U ơi, con chặt mấy nải, xách sang bên nội con nhớ!

- Con hái cả lê nữa nhé, đợi tí để u lấy rổ ra cho mà hứng. - Bà Miên gióng tiếng rồi mới thậm thụt đi đến góc vườn. - Diệp này, hay là từ từ để u nói khéo cho con ở nhà? Rồi mình gửi lễ cô ấy cầm hộ sang đó, thế có được không? Chứ mày chửa to thế này, u không cho mày ra chỗ mồ mả đâu đấy!

Diệp biết mẹ lo, vội vàng xua tay.

- Con không ra mộ! Con chỉ ngồi ở từ đường đội lễ thôi ạ. Thầy u con đều mất rồi, con mà không sang đội lễ thì anh Ngũ phải đội. Mà u xem đấy, nhà con qua nay mải việc, ăn cơm còn chẳng kịp ăn... U để con đi rồi chiều cúng xong con về u nhá?

Dù bao lo lắng chưa hề vơi đi, người mẹ già ấy cũng đành chỉ biết ậm ừ, trong lòng vẩn lên một nỗi bồn chồn, không lí giải được. Nó về bên nội nhà nó, chứ đâu xa lạ mà mình phải nghĩ? Bà Miên thấp thỏm nhìn con soạn lễ. Những ngày chuẩn bị lâm bồn, ai mà không biết một cái bụng bầu nặng nề, khó chịu ra sao. Nhớ hồi xưa chửa con An, bà cũng nghén đủ chín tháng, người cứ ậm ạch, đến tận trước khi đẻ còn lên cơn thèm tóp mỡ xào măng. Giữa đêm hôm ấy, bà nội mấy đứa đã phải đi dọc cả xóm xin thịt lợn muối mà chẳng than vãn con dâu nửa lời. Mùi thơm của tỏi, mùi xém của măng quyện cùng mỡ lợn trong cái chảo gang láng bóng, chắc là suốt cả đời này cũng chẳng quên được.

Thấy Diệp từ trong buồng ra, trên người đã thay sang chiếc sơ mi có màu xanh nhạt, cái bụng lum lúp dưới hai vạt áo. Bà Miên chép miệng thở dài, chụp lên đầu con cái mũ vải trắng. "Đi lại cẩn thận nhớ chưa...!!!"

...

Diệp đứng ngây ra một lúc, ánh mắt chầm chậm lướt qua hàng loạt gương mặt vừa lạ vừa quen. Mới ngã có bốn tháng thôi, mà y tưởng như mình đã xa cách mọi người cả một đời rồi. Cô bác trong họ tóc đều bạc đi. Nhà ai cũng nhiều trẻ con lạ hoắc. Diệp suýt còn chẳng nhận ra cái ông anh họ vẫn thường trêu ghẹo đánh mình, giờ nom chín chắn điềm đạm khác với ngày xưa nhiều quá đi thôi.

Thấy Diệp bế bụng nhấc bước lên thềm, há miệng thở không ra hơi, Hải cũng vội vàng đi ra, đỡ lấy buồng chuối và cái làn quả nặng trĩu, xởi lởi hỏi thăm.
- Kìa hai cô cháu, có nhỡ đò không mà sang muộn thế?

Cô Tư chống nạnh lắc đầu.
- Gớm mẹ chồng nó khó kinh lên được! Tao phải nói mãi, bà ấy mới để nó đi.

Hải lại hỏi tiếp.
- Thế chú em rể của tôi đâu rồi? Thằng cu con nữa? Sao không cho nó sang chơi?

Diệp cùng cả nhà sắp từng khay quả đặt lên ban thờ.

- Các bác thông cảm, chúng em ở xa, cô Tư vừa nãy mới sang báo gấp... anh ấy hôm nay lại phải tiếp đoàn cán bộ ở trên tỉnh về.

- Ái chà, họ xuống triển khai làm đường đấy hả? Thế còn chú Ngũ nhà mình bao giờ thì lên Huyện uỷ?

- ...chắc là sang đầu năm sau. Nhà em còn muốn đợi đường làm xong rồi mới bàn giao một thể công việc của xã, bác ạ.

- Chú ấy tính thế là phải! Từ Huyện rồi Tỉnh cũng chẳng mấy đâu. Người như chú ấy, lên hẳn Trung Ương mới bõ! Họ Phan nhà mình có rể làm to, hơn đứt các họ trong xã này rồi!

Diệp chỉ cười trừ, đỡ bụng từ từ ngồi xuống một bên góc chiếu. Suốt cả buổi sáng phải quỳ đội lễ, vai y đã mỏi rã rời, cái cổ luôn phải gồng cứng, đau như muốn gãy. Cả ba gian nhà chen chúc người cúng, chắp tay khấn lia lịa trong màn khói hương nghi ngút . Bé Tâm con gái cô Út che miệng ngáp dài, nó sà đến Diệp buôn chuyện không ngớt cho đỡ buồn ngủ.

- Anh ơi... anh chửa mấy tháng rồi ạ?

- Được chín tháng rồi... - Diệp thấy con bé sờ nắn bụng mình thích thú, bèn ghé tai em nói thầm. - Anh chửa sinh đôi... bên này chưa ai biết đâu, bí mật đấy nhớ!!

Tâm chợt ồ lên, lộ vẻ hỉ hả ra mặt. Cho dù từ ngày Diệp đi lấy chồng, cả họ bảo rằng anh thay đổi, nhưng Tâm thấy Diệp có khác gì đâu. Tính anh vẫn hiền như xưa, vẫn hay bông đùa, lén nói cho Tâm mấy chuyện bí mật như hồi còn bé, hai đứa cùng phe vì toàn bị các anh chị khác bắt nạt. Từ hồi mà bác Đào mất, anh Diệp cũng trầm hẳn đi. Nhà thầy của Tâm ở tận huyện khác, thành ra hai đứa càng lớn càng ít gặp mặt. Ngày anh Diệp đi lấy chồng, Tâm cũng không biết, chỉ có cô Tư vì ở gần nhất nên sang đại diện. Từ đó trở đi, mỗi dịp Tết đến hay là giỗ họ, anh Diệp về nhà họ Phan, chồng anh cũng sẽ đi theo. Anh Ngũ trông hơi khái tính, nhất là chỉ thoáng nghe ai xẵng giọng với vợ, anh ấy sầm mặt xuống ngay. Ngồi trong bữa cỗ, anh ấy chẳng e dè ai, nói uống đủ rồi là thôi không uống nữa, nói không ăn thịt chó là nhất quyết không ăn thịt chó. Mới đầu cả họ đều hơi phật ý, chỉ vì nể nang anh là cán bộ cho nên mới không dám ép. Tâm nghe cô Tư thì thèo kể với mẹ mình, gia đình anh Ngũ quí người, họ coi anh Diệp như con. Về đấy một năm thì anh có mang. Họ Phan ai cũng ngạc nhiên, nhưng không người nào nhắc lại chuyện cũ. Tâm lén tò mò, người anh Diệp gầy, mà sao vác được cái bụng nặng thế, anh có mỏi không, em bé sẽ phải chui ra kiểu gì, nó cũng chẳng hình dung nổi. Nhưng mà Tâm thích cái bụng tròn tròn ấy cực, nom hay lắm cơ, nó mà ở gần chắc sẽ sang chơi với anh, xin bế thằng Phúc cho anh suốt ngày.

Từ lúc được nghe rỉ tai cái "bí mật" nho nhỏ, Tâm chỉ lẵng nhẵng theo Diệp. Hết đem giấy tiền đi hoá, lại vào sắp cơm. Hơn chục mâm cỗ bày ra, mọi người tranh thủ ăn uống thật nhanh để còn lo tiếp việc lớn. Cả gian nhà cổ quay về dáng vẻ trầm lắng, chỉ còn lũ trẻ vô lo, cười đùa lanh lảnh bên thềm. Ở phía sân sau, Tâm ngồi rửa bát, còn Diệp tráng bát, một vài người nữa cắm cúi dọn dẹp, chuẩn bị đồ cúng mang ra ngoài đồng. Cả mấy chị em lúc thì rôm rả nói chuyện, lúc thì yên lặng, ai làm việc nấy. Một con bé con bẽn lẽn chạy đến, ôm chầm lấy cổ Diệp.
- Chú ơi em Phúc đâu ạ? Lâu rồi con không gặp em?

Diệp vén tóc nó, cài gọn lên tai.
- Bà Tư gọi muộn, chú trót đưa em đi học từ sáng, không tiện tạt qua mẫu giáo để đón em về con ạ.

Vẻ mặt con bé nom chán chường hẳn. Nó đứng loay hoay nhét vào túi chú một cái bánh qui, trước khi chạy đi còn buột miệng nhắc. "Con vồ lộc cho em đấy... mà chú Diệp ơi? Chân chú dính máu rồi kìa?"

Đương gò thắt lưng cúi người múc nước, Diệp bỗng giật mình, đánh rơi cả gầu xuống giếng. Tâm cũng hốt hoảng đứng lên, vội vội vàng vàng, nó đỡ anh ra chỗ buồng tắm, còn mình thấp thỏm chờ đợi. Độ mấy giây sau, tiếng Diệp mông lung vọng vào tai nó.

- Tâm ơi.. Anh ra thăm rồi.

Diệp nói rồi kéo quần lên, chậm chạp vén mành rồi bước ra ngoài. Tâm chỉ dám nép một bên nhìn ngó các chị xem xét bụng anh. Anh Diệp sắp sinh, nhưng mà không giống những điều nó tưởng. Hoá ra máu báo không chảy ồ ạt, chỉ là mấy vệt hồng hồng dính ở đũng quần, đặc sệt, dẻo quánh như lòng trắng trứng. Anh Diệp cũng không la hét quằn quại, đẻ tọt em bé ra ngay tại chỗ mà chỉ ngồi thừ ra cửa bếp.

- Chú đã thấy đau nhiều chưa?

- Chỉ hơi râm ran một tí chị ạ.

- Thế thì chưa đẻ ngay đâu, em đi đò về vẫn kịp, nhiều người ra thăm tận mấy ngày sau mới đẻ được cơ. Hôm nay bên này bận mải, sợ không lo được chu đáo cho em...

Trời chớm sang chiều. Mọi người ngoài đồng còn phải làm lễ để cúng mộ trên, mộ dưới, và rồi sau đó bận rộn đến đêm. Diệp hiểu ý tứ các chị, hơn nữa nếu mình nằm lì ở đây sinh nở, biết đâu lại là điềm xui ảnh hưởng đến công việc chung. Người ta vẫn kiêng vía đẻ xưa nay, nếu ai lỡ phải trở dạ ở chỗ không phải nhà mình, chỉ còn thiếu nước lót chiếu quây ra góc vườn thật xa để mà nằm đẻ.

Tâm thay các chị cùng Diệp đi về. Nó ngồi đợi đò, mặt mũi nghệt ra lo lắng. Thực ra chốc nữa, Tâm phải theo thầy về trước, mai còn lên trường có kì thi sớm, nhưng giờ thì Tâm mặc kệ, nó muốn đưa anh về đến tận nhà thì mới yên tâm. Ở bên cạnh nó, Diệp cũng lặng yên. Tâm đoán có lẽ anh đang nhớ mẹ, thèm mẹ, tuy là anh giấu không thể hiện ra, nhưng anh mau chóng đi về, quên béng cả hai cái làn... Ai lúc sinh nở cũng muốn dựa vào những người thân nhất, mà với anh Diệp bây giờ, đó là nhà chồng của anh.

Giữa bầu trời mênh mông, từng cụm mây xốp tụ lại thành mảng, trôi đi lãng đãng. Diệp thiu thiu ngủ, ngả lưng vào thân cây gạo xù xì. Trong lòng có lúc bất an, có lúc lại thấy bình thản đến lạ. Không phải lần đầu, Diệp mơ đến lúc sinh con, trầm mặc chìm vào lớp lớp ảo ảnh đến quá khứ. Giữa những cơn gò cuồn cuộn dâng lên, y chậm rãi vịn vào tường, bước đi từng bước theo chồng. Hắn ôm lấy Diệp, không ngừng thủ thỉ. "Mình đau lắm hả?" Bàn tay ấm nóng của hắn xoa dọc thắt lưng, vuốt ve âu yếm cái bụng tròn tròn thật lâu. Diệp trào nước mắt, tủi thân gật đầu. Hắn lại vỗ về. "Anh thương quá mà, mình đừng sợ nhé? Chỉ chốc nữa thôi là về nhà rồi..."



/ 𝐈𝐈 /


"Anh ơi! Dậy đi!"

Diệp bị lay người, bất chợt choàng tỉnh. Từ phía đằng xa, một con thuyền nhỏ chầm chậm đi đến. Tâm nhảy quớ lên, chạy xuống mép sông. Thuyền tiến lại gần, bên trên có hai vợ chồng. Con bé tha thiết mở lời.

- Nhà mình có thể cho người quá giang không ạ? Anh em chuẩn bị trở dạ, phải về nhà ngay, chúng em ngồi đợi nãy giờ vẫn chưa có đò.

- Hai đứa về đâu?

- Dạ về Lục Thanh, có tiện không ạ?

Từ dưới mái vòm, một người đàn bà đứng tuổi lập cập chui ra. Thị gật đầu chào, đưa hai bàn tay đỡ Diệp lên thuyền. Ngó xuống mông quần, dù biết Diệp chưa vỡ ối, Loan vẫn thận trọng dìu y ngồi xuống thật chậm. Sau khi cả ba yên vị trên chiếu, thị còn ý tứ kéo tấm mành tre phía trước. Bóng râm dìu dịu tràn vào trong khoang, vẫn đủ để thấy con thuyền cũng không nhỏ lắm. Ngoài mui treo mấy chiếc lưới, ở đằng sau lưng có cái chạn nhỏ, ngoài đựng bát đũa còn phải gánh thêm đủ thứ cồng kềnh gia vị, quả khô. Diệp đoán họ thường sinh hoạt trên này, rảnh thì chài lưới, hoặc đưa đón khách kiếm lấy đồng ra đồng vào. Y bèn nhân tiện hỏi thăm mấy câu.

- Anh chị ở đâu thế ạ? Lát nữa đi đến Lục Thanh, để em gửi tiền chị nhé.

- Bọn chị ở dưới Lục Tuy..." - Loan ậm ừ đáp, rồi lại dè dặt. - Em trông trẻ thế... chắc chửa con so phải không?

Bé Tâm nhanh nhảu đáp thay.
- Anh ấy chửa đôi, ở nhà còn một cháu nữa chị ạ.

"Nhiều thế cơ à..." Loan ngây người ra, nét mặt có vẻ ánh lên rất lạ. Tiếng Diệp xuýt xoa khi đang trở dạ làm thị trở nên bối rối. Loan vội ngả Diệp ra chiếu, đắp lên người y cái chăn thun mỏng. Những ngày cận sinh khoẻ đi lại nhiều, thêm cả lúc trưa còng lưng bưng bê rửa bát đã làm cái thai tụt xuống nhanh hơn Diệp nghĩ. Y cố cắn răng, chậm rãi đo đếm từng cơn co thắt từ từ nổi lên quanh vùng xương chậu. Thuyền đi chưa được bao lâu. Diệp biết, đoạn đường về tới nhà mình vẫn còn xa lắm. Mặc dù từ trước tới giờ, y chưa từng nghĩ mình sẽ phải sinh trong lúc vắng chồng, nhưng con bất chợt muốn ra thế này, đau đẻ là thứ nào ai nhịn được. Diệp túm mép chăn, nửa muốn thu mình, nửa muốn xin lỗi vì thấy mình đã làm bẩn đồ của người khác. Loan không có kinh nghiệm gì cũng biết y vừa vỡ ối. Chất dịch trong suốt ồ ạt lan ra quá nửa góc chiếu nơi Diệp đang nằm co ro. Thị ém lại chăn, rót chút nước ấm ít ỏi còn lại trong cái phích cũ để lau mồ hôi cho y.

- Em sắp đẻ rồi, buộc phải giữ ấm để lát còn rặn, hiểu không?

Nói rồi, Loan nhổm người lên, với cái áo nâu của mình đang phơi trong góc, cắt ra thành mấy mảnh khăn vuông vức. Tranh thủ giữa lúc cơn gò qua đi, thị luồn bàn tay sà lần dưới chăn, loay hoay kéo quần Diệp xuống, lau qua vùng kín nhoe nhoét nước nhờn và máu. Khi lớp vải thô vừa cũ vừa sẩn vói vào ống sinh đang dần nở ra, đau buốt, Loan hơi ái ngại phân trần. "Xin lỗi em nhé, trên thuyền không có nhiều đồ..."

Diệp chống khuỷu tay, cố rướn người lên, nhìn thấy chậu nước đỏ lòm lấp ló phía dưới, bèn gượng gạo cười. Trải qua một lần chết hụt, một lần động thai, giây phút trở dạ không còn làm Diệp hoảng hốt hay thấy quá sợ khi phải đối diện với những đau đớn từ dưới hạ vị vỗ lên thành bụng. Bên trong khoang thuyền ngột ngạt, ba người thay nhau nín thở. Diệp bật kêu lên khi cơn gò nữa lại đến. Nhìn thấy cái bụng căng tròn, vặn vẹo, mỗi khi vạt áo xô dạt lại để lộ ra những mạch máu xanh chằng chịt, bé Tâm bắt đầu mếu máo.

- Chị ơi, anh em đau quá. Làm sao bây giờ... Chị có kinh nghiệm hơn em... chị đỡ cho anh ấy với!

Loan không nói gì, sau khi lưỡng lự một hồi đành xốc chăn lên, đưa hai ngón tay vào thăm dò thử. Than ôi, cái nơi nhỏ hẹp như vậy, còn phải giãn ra tới mức độ nào mới đủ cho một đứa bé trôi ra. Cơ thể gầy gò vác theo cái bụng căng to của Diệp làm Loan nghĩ ngay đến những con cá mỗi kỳ sinh đẻ. Chồng thị thường kiêng bắt chúng, nếu trong mẻ lưới, thấy có con nào to kềnh, có ngấn hằn lõm kéo dài từ vây đến tận hậu môn, sờ bụng cảm thấy mềm nhũn, da mỏng, lỗ sinh đỏ thẫm hơi lồi, chỉ cần vuốt nhẹ là trứng vàng sẫm chảy ra, hắn sẽ quẳng ngay xuống nước. Trong những ngày mưa neo thuyền dưới bến, Loan nằm trên thuyền nghe cá vật đẻ. Cá chửa quằn quại vặn mình giữa đám bèo bồng, cố ép hết trứng ra ngoài, có con văng mình lên trên mặt nước, có con đẻ xong sẽ chết, bụng ngửa trương phình... Con người khi đẻ có khó vậy không? Loan tự hỏi thế cũng nhiều năm rồi...

Đây là lần đầu, thị được thấy rõ một người trở dạ ngay trước mặt mình. Y hết nằm ngửa rồi lại nằm nghiêng, nhọc nhằn vuốt bụng, chốc chốc lại thều thào trong họng. "...đau quá... ôi thầy xin... thầy xin con...". Loan xốc chăn lên, bẻ đầu gối Diệp sang hai bên, đưa hai ngón tay vào trong đảo mạnh một vòng, bất chấp tiếng rên chống cự của y, rồi đánh liều nói.
- Mở cả mười phân nên đau đấy mà! Em thử rặn đi, để xem em bé có ra được không?

Diệp không còn nhớ chút gì về lần trở dạ đầu tiên. Chỉ biết mỗi lần tay Loan theo đà vuốt bụng, đè ép là Diệp lại thấy mót rặn khủng khiếp. Không rõ tử cung đã giãn mấy phân, con đang ở đâu, y đành nương theo những gì đã đọc trong sách, mỗi khi bụng dưới nổi cơn đau thốn thì chính là lúc phải gồng lên rặn. Tâm ngồi bên cạnh giữ chặt vai Diệp, nó cũng bất lực nhìn Loan gắng sức vật lộn với cái bụng chửa của anh. Tiếng gào, tiếng khóc vọng ra ngoài thuyền, làm Nghiêm đang đứng vội buông mái chèo, lật mành tre lên, xẵng giọng.
- Mình làm gì đấy? Sao lại đỡ đẻ ở đây? Bảo nó nhịn đi, sắp tới ngã ba có nhà bà Túc kia kìa. Mình cho nó đẻ trên thuyền, nhỡ chết ra đấy thì ai làm ăn được nữa!

Loan xị mặt ra, lườm chồng đến cháy cả mặt.
- Sao anh nói gở mồm thế!

Nghiêm lại vùng vằng bỏ ra mũi thuyền, hắn không hiểu nổi cái thằng ranh con vừa nãy trông vẫn bình thường mà sao tự dưng trở dạ nhanh thế! Làm gì thì làm, dính đến vía đẻ kiểu gì cũng đen mất cả tháng. Nghiêm muốn chửi vợ um lên rồi lại không đành, hắn khua mái chèo thật nhanh cho thuyền cập vào xóm cuối.

Cả Tâm và Loan mỗi người một bên mà chật vật mãi mới dìu nổi Diệp lên bờ. Y đau đến quíu cả háng, quần áo lúc này nhàu nhĩ, tả tơi, chỗ nào cũng be bét máu. Mặt Diệp tái xanh, bơ phờ mất nửa phần hồn. Đầu của bé con dần dần trượt xuống theo từng bước chân. Cả ba vừa mới mon men đi vào đến cổng, Diệp đã rúm ró cả người trước một cơn co như muốn bẻ gãy sống lưng. Y khuỵu xuống thềm, bấu lấy cây cột bằng gỗ rồi gào lên rặn.

"Agg.... rrrr... ựm..aa....."

Từ phía bờ dậu, một bà cụ già xăm xắn lao ra.

- Ấy ấy ấy ấy... từ từ thôi con. Đừng rặn ở đây, bà chưa đỡ được!...........Trời ơi chúng mày, sao lại đứng ì ra đấy! Khiêng nó vào giường mau lên... !!

Bé Tâm răm rắp làm theo, mắt nó vô thức đảo quanh khu vườn lặng ngắt, phải hoạ hoằn lắm mới khẽ lao xao theo gió. Phía trên chiếc sập nằm ở góc buồng, đã được theo sẵn mấy dải lụa trắng đề phòng có người sang nhà chuyển dạ. Tiếng Diệp nức nở, thút thít quẩn vào liếp tre cũ kĩ, làm nó không dám rời anh nửa bước. Ở phía đằng sau, Loan cùng bà cụ tất bận đun nước, luộc dao, chuẩn bị khăn ấm. Chờ cho cả hai cùng đi lên cả, Diệp mới cố vịn vào Tâm, vừa thở phù phù vừa giữ chặt bụng dưới, khó nhọc bảo em.

- Anh không sao đâu... Tâm sang bên Uỷ ban xã, báo cho anh Ngũ nhé. Giờ này... ôi... ôi... phù.... đau quá...... chắc là anh ấy cũng xong việc rồi...

Tâm mới hớt hải chạy được mấy bước, nó đã khựng lại vì nghe thấy tiếng Diệp gào khóc. "Bà ơi... bà ơi...!!!" Con bé thập thò đứng lại ngó vào, chỉ thấy Diệp đang túm chặt mép giường, đầu lắc nguầy nguậy. Bên dưới chân anh, bà cụ dày dặn kinh nghiệm tỉ mẩn khám trong, những ngón tay xương gầy thêm một lần nữa luồn vào bên trong đường sinh, miết mạnh một đường ở cửa tử cung để đo độ giãn. Khe hở giữa hai vách thịt giãn ra gấp gáp, nhưng vẫn chưa đủ. Bà cụ không hề rút tay ra, chỉ bặm chặt môi, đưa lên bàn tay còn lại ấn nắn xương chậu của Diệp, lẩm bẩm trong miệng ra chiều bực bội... "mới mở bảy phân... sao mà rặn vội thế chứ... em bé tụt hẳn xuống sâu rồi này, ối lại còn cạn, bây giờ buộc phải đẻ thôi... chờ thêm e là ngạt mất."

Nói rồi, bà Túc loay hoay đuổi Loan ra ngoài. Thấy Diệp đờ đẫn quay mặt vào trong bức vách, bà cụ nhoài người, lấy khăn chấm chấm mồ hôi cho y rồi thủ thỉ.

- Bà nói vậy thôi chứ không sao đâu... mày đẻ con dạ, mở đến tầm này là rặn được tốt, tử cung mềm rồi... ở tận Lục Thanh thì nay lò dò sang tận bên sông làm cái gì thế?

- Con qua bên nội... có đám bốc mộ ông nội của con... bà ạ...

- Thằng chồng mày đâu? Vợ thì chửa to mà lại để đi một mình! Tí nữa nó đến để tao mắng nhé!

Diệp bẽn lẽn cười, khẽ đáp lại bà. "Không phải thế đâu bà ơi... nhà con tốt lắm, lo cho vợ lắm bà ạ..." Lúc nào cũng vậy, mỗi lần bất an hay sợ sệt, Diệp vẫn thường nghĩ ngay đến người đàn ông ấy, dù là ở bên hay không ở bên, thì những cử chỉ quan tâm và dỗ dành của hắn luôn đủ sức làm lòng Diệp thật nhanh có thể bình tâm trở lại. Đã từ lâu rồi, mỗi lần nghĩ đến ngày mình vượt cạn, Diệp chẳng còn lo lắng về những cơn đau đến banh da xé thịt như người ta từng kể. Đến khi thực sự phải sinh, y mới nhận ra mình còn sợ chết hơn là sợ đẻ. U bảo, đu đủ trong vườn nhà đang xanh đúng độ, ngày nào u cũng phải ra đuổi chim chào mào, để phần cho Diệp lúc Diệp đẻ xong, nhất định phải ăn nhiều cháo đu đủ móng giò giống như lần trước cho mau về sữa. Cụ Mai đã sắm cho hai chắt sinh đôi của cụ mỗi đứa một cái chăn bông dày sụ, mà Diệp thì còn chưa được quấn con vào chăn, hít hà mùi vải lẫn mùi da thịt thơm ngọt của chúng. Diệp cũng rất sợ phải nằm xuống giữa một cánh đồng hoang vắng, thiên đàng hay là địa ngục cũng chẳng khủng khiếp bằng việc không còn có chồng bên cạnh. Dù mới quen nhau vỏn vẹn bốn tháng ngắn ngủi, nhưng Diệp thích hắn nhiều lắm, chỉ mong sẽ được nắm chặt tay hắn cả một đời này, cùng nhau ngắm nhìn các con từ lúc chào đời cho đến lớn lên. Kẹo chồng mua cho, Diệp vẫn ăn dè mỗi ngày mấy chiếc, còn chưa ăn hết cơ mà! Những đêm nằm ở giữa sân bàn chuyện mai sau, sẽ phải sửa nhà, nếu dư dả tiền, hắn sẽ mua thêm ít đất, cho Diệp mở một cái xưởng nhỏ để làm thuốc ngậm... không ngừng hiện lên bên cạnh tiếng hô to.

"Rặn mạnh lên! Mạnh nữa lên con!"

Tai Diệp bỗng chốc ù đi. Cơn đau ập đến như muốn bẻ gãy xương sườn, đảo lộn gan ruột, dần dần, nó lan rộng ra khắp vùng xương chậu. Cơ thể bé con vùng vẫy bên trong người thầy, không sao thoát hẳn ra được bởi đường ống sinh đang dần khô rát. Ối đã cạn sạch, đầu con kẹt lại. Diệp cảm thấy rõ một khối cứng rắn đang lèn chặt căng nơi đáy tử cung. Nó đau, nó thốn không sao tả nổi. Nằm trong góc buồng phủ đầy bóng tối chỉ chực ập xuống đỉnh đầu, y cố nhổm lên, căng mắt nhòm xuống giữa khoảng trống giữa hai bắp đùi.

"Bà ơi...phù... cái đầu... ựmmm... cái đầu chui ra chưa ạ!"

"Bà chưa nhìn thấy! Con thử dùng sức hơn nữa đi nào!"

Diệp càng cố rặn, chỉ thấy quặn lên cảm giác đau rát sâu trong vùng kín. Mồ hôi lẫn với nước mắt chảy thành từng dòng xuống cổ. Diệp chẳng cần nhìn, cũng biết nom mình thê thảm, xấu xí tanh tưởi vô cùng. Nếu như có chồng ở cạnh bây giờ, liệu hắn có thấy ghê tởm mình không? Diệp chỉ thoáng nghĩ, rồi lại không dám trả lời... Nếu hắn chán ghét, hẳn Diệp sẽ tủi thân lắm. Nhưng nếu để hắn vì vợ vì con mà phải áy náy thì Diệp chẳng nỡ lòng nào. Ngũ đã từng kể, ngày Diệp sinh hạ đứa con đầu tiên, hắn thấy bản thân buồn nhiều hơn vui, cứ xót vợ mãi nhiều ngày sau đó. Chính Diệp cũng biết, chẳng phải đàn ông mà cả phụ nữ, cho dù là ai thì việc sinh nở cũng luôn đi kèm biến cố khó lường, đường vào cửa tử đôi khi được tính bằng giây. Ngày xưa lúc Diệp chào đời, u đang trở dạ thì ngất, Diệp ở trong ấy bị sặc nước ối có lẫn phân su, suýt nữa tắc thở, sau này buồng phổi ốm yếu, cứ khi trái gió trở trời là lại thò lò chảy mũi, ho muốn nổ họng. Bây giờ, Diệp sợ con mình ở lâu trong ấy cạn ối chết ngạt. Chẳng lo thân mình rách tan rách nát, chỉ lo vì mình không chịu gắng sức mà con phải khổ. Cơ thể dù có gồng lên cũng không chống đỡ nổi nữa, Diệp muốn oà khóc rồi lại nhẫn nhịn gào lên.

"Bà cứu con với...không thì em bé chết mất bà ơi!"

Hơn nửa cuộc đời đỡ đẻ cho người, phải bần cùng lắm thì bà cụ Túc mới phải dùng đến cách này. Vừa dùng cẳng tay đè lên bụng Diệp, bà cụ vừa xâm hai ngón tay ngập vào hậu môn, chủ động bấm rách một chút phần cổ tử cung còn chưa mở hết. Máu tươi đỏ lòm phụt ra ồ ạt. Đứa trẻ men theo quán tính trơn trượt thụt xuống bất ngờ, tóc máu trên đầu quét qua những lớp da non vừa bị xé mở bằng tay, lấp ló đã nhìn thấy được từ ngoài hậu môn nở rộng. Tận cùng đau xót, rát buốt, Diệp thậm chí không còn có thể rên rỉ hay bật khóc, trong đầu chỉ còn tồn tại duy nhất một nỗi khao khát được giải thoát cho con và cho chính mình. Y ưỡn sống lưng, hai chân dạng rộng, bàn tay túm lấy một mảnh lụa trắng, gồng cứng thành bụng, dùng cả cơ thể gầy gò để mà vượt cạn tựa như ngọn tre bị quật tơi bời trong gió.

Sau khi cái đầu gian nan trồi ra, phần vai vẫn còn kẹt lại. Bà Túc biết chắc giờ này em bé không còn nguy hiểm, nhưng nếu nằm lại đó lâu, vết rách ban nãy ở cổ tử cung sẽ càng rách thêm. Bà cụ nhanh chóng luồn tay vào phần tiếp giáp khít khao nằm ở giữa vai của nó với miệng ống sinh. Cùng với lúc đó, Diệp đang trằn mình vì đau lại chợt nhổm hẳn người lên, bấm cả bàn chân xuống giường mà rặn thêm mấy hơi thật mạnh. Đứa trẻ đỏ hỏn trôi tuột ra ngoài bằng chính dòng máu ấm nóng của thầy, đột ngột đến mức Diệp thấy sốc lặng hẳn đi. Bà Túc chìa ra đôi tay gầy gò từng đỡ trăm ngàn đứa trẻ, vuốt đi máu nhớt bám đầy gương mặt tin hin của nó. Thấy nó i ỉ như tiếng muỗi kêu, bà cụ sốt ruột, tát mạnh một cái vào mông, chờ cho thằng bé oe oe khóc váng cả nhà, bà mới an tâm thở phù một cái, đương định đặt nó vào trong lòng Diệp thì chợt nhận ra, y đã lịm đi ngay lúc thằng bé chào đời, một tay vẫn còn vướng vào mảnh khăn, tay kia buông lơi thõng xuống dưới đất.

Trẻ con mới sinh, cần được liên tục ủ ấm. Loan thật cẩn thận, đứng nép bên giường ôm nó ghì vào ngực mình. Thị cất tiếng hỏi.
- Thế còn đứa kia chưa ra hả bà?

Bà Túc đang mải vét rau và rửa qua vùng kín cho Diệp, không ngẩng đầu lên mà chỉ nói qua.
- Chắc là mỗi đứa riêng một túi ối. Cứ để thầy nó chợp mắt tí đã, khi nào túi kia vỡ nốt thì tao đỡ tiếp...

Loan không hỏi thêm gì nữa, lặng yên ngắm nghía đứa trẻ bằng một ánh mắt đầy vẻ mãn nguyện. Trong lòng thoáng nghĩ đến Tâm, không biết giờ này, con bé tìm được anh rể hay chưa? Từ đây đi đến Lục Thanh là cả một quãng đường dài, quả thực, Tâm không rành đường ở đây, nó phải vừa đi vừa dừng hỏi đường liên tục mới tìm được Uỷ ban xã. Lúc nó tới nơi, Ngũ vừa tiễn đoàn thanh tra đi được một lúc. Suốt từ buổi sáng đến giờ, hắn cùng hai cán bộ nữa đi khảo sát đường nên trưa không ghé về nhà. Mới chỉ thoáng nghe Diệp qua họ nội cùng với cô Tư, giữa buổi đột ngột trở dạ phải về, Ngũ đã quẳng vội xấp giấy tờ xuống bàn, nhờ Tâm báo cho mọi người nhà mình còn hắn hộc tốc chạy sang bên nhà bà Túc. Ba gian nhà ngói có bụi tre già nằm ngay ở ngã ba sông, sở dĩ hắn biết là vì cái bà cụ ấy đỡ đẻ có tiếng vùng này. Hồi Diệp có mang lần đầu, hắn từng lo lắng mà đi dò hỏi mọi người khắp nơi, còn định nếu như hữu duyên thì sẽ mời bà về đỡ cho y.

Ngũ đi đường tắt tới xóm ngã ba chỉ nhanh bằng nửa thời gian Tâm về tìm hắn. Có điều đến nơi, khắp sân không có lấy một tiếng người vọng ra. Ngũ chợt dừng lại kế bên liếp tre, từ từ ép xuống cảm giác hồi hộp rồi mới bước qua bậu cửa. Ở trong gian nhà tôi tối, lặng yên đến từng nhịp thở... người hắn thương nhất đang nằm thiếp đi, gương mặt tinh nghịch mọi khi giờ đây tràn đầy mỏi mệt. Bên dưới chân tường là một chậu nước đỏ lòm, đựng phần bánh nhau vẫn còn sực lên mùi máu.

Vậy là... Diệp đã sinh con.

Giây phút nhận ra điều đó, Ngũ thấy phổi mình đau đến khó thở. Vợ hắn băng qua cửa tử một mình, chẳng biết đã phải sợ hãi thế nào, tủi thân thế nào, và rồi con hắn chào đời mà không có bất kì người thân nào ở cạnh đón tay. Ngũ còn chưa biết chính bản thân mình nên làm gì trước, hắn chỉ ngồi yên bất động, chờ đôi mắt kia chầm chậm hé ra.

"Anh sang rồi ạ..." Diệp mấy máy môi, thở phào nhẹ nhõm. "Em cứ sợ Tâm sẽ lạc đường..."

"Ừ, anh sốt ruột quá nên qua đây trước, con bé chạy về gọi u mang đồ sang sau."

"Anh đã ăn cơm chưa ạ?..."

"Anh chưa. Ban nãy anh bận nên không về nhà, không biết sáng nay cô Tư đưa em sang nội. Diệp ơi... Anh xin lỗi nhé..."

"Ở bên đám cỗ có cả xôi dừa mà anh thích đấy, nhưng em vội về, quên cả lấy phần cho anh mất rồi..."

Ngũ nắm thật chặt bàn tay đầm đìa mồ hôi của Diệp. Hắn cúi đầu xuống, nhẹ nhàng thơm lên chóp mũi và hai bên má y mỗi bên một cái.

"Con có hư không? Có làm em đau lắm không?"

Diệp cố gượng cười, nước mắt chỉ chực trào ra. "Con ngoan lắm ạ... em rặn có một tí thôi... nhưng mà nó không chịu khóc gì cả... hình như bị bà đánh đít... thế con đâu rồi hả anh? Anh bế con lại cho em xem với, em cũng chưa được ôm con..."

Ngũ kéo chăn lên đắp lại cho vợ, rồi hắn toan đứng dậy đi tìm con thì ở liếp tre vang lên tiếng dép loẹt xoẹt. Bà Túc một tay cắp rá, một tay thấm thấm mồ hôi đi từ dưới bếp vào nhà.

- Anh cu sang rồi đấy hả? Vợ mày nó vừa đẻ xong một đứa, mày ngồi xa ra, để cho nó ngủ... chậc... yếu quá đấy mà. Nước ối cạn sạch mà tử cung đã mở hết đâu, vợ mày nó phải rặn khan, khổ chưa từng thấy, may mà thằng cu nhẹ cân thì mới ép ra được đấy...!

- Cháu cảm ơn bà nhiều lắm, nhà cháu vừa tỉnh rồi ạ.

- Sao đã dậy rồi? Sao ngủ có tí thôi à? ... ừ thôi không sao... bà vừa khuấy lại cơm nguội rồi đây, dưới bếp chỉ còn mỗi thế, đành ăn tạm vậy. Cố húp mấy hơi để còn lấy sức đẻ nốt con ạ...

Ngũ bưng bát cháo loãng nước lên thổi phù phù, trong lòng giờ đây chỉ muốn ôm lấy cả vợ và con. Vừa đưa thìa cháo đến bên miệng Diệp, hắn vừa háo hức.

- Thằng cu đâu rồi hả bà? Nó nằm trong buồng kia ạ?

- Không? Ô hay, thế mày chưa nhìn con à? Chị mày đang bế nãy giờ, tao tưởng hai bác cháu nó đứng chơi ngoài kia?... Để đấy tao ra gọi nó.

Ngũ ngẩn mặt ra, ban nãy vì chạy vội quá, hắn mới chỉ nghe Tâm nói qua quít về chuyện nó thay mọi người đi đưa Diệp về. Tự dưng Ngũ có cảm giác bồn chồn, hắn bèn quay sang hỏi Diệp. "Bà nói chị nào thế em?"

Diệp cũng bắt đầu hoang mang. "Là người qua đường thôi ạ... vợ chồng chị ấy có thuyền nên cho bọn em quá giang một đoạn. Vừa nãy em đẻ, bà bảo chị ấy ra ngoài, em tưởng lúc ấy chị ấy đi về luôn rồi..."

"Lạ thật đấy nhỉ... Lúc anh đi vào có thấy ai đâu?!" Ngũ lẩm bẩm nói, rồi hắn đột ngột đứng lên vụt chạy ra ngoài. Giữa khoảng sân rộng, chỉ độc có hắn và bà cụ già đang cố tri hô tìm kiếm đứa trẻ mới sinh. Cả hai dớn dác nhìn về ngã ba con sông, ở hai bên bờ vẫn luôn dập dìu sóng nước, thế nhưng tuyệt nhiên không còn bóng dáng chiếc thuyền nào cả.


/ 𝐈𝐈𝐈 /

Bà cụ tội nghiệp ra sức phân bua.

- Thôi chết tao rồi mày ơi! Bỏ mẹ tao rồi! Vừa xong vợ mày vào đây thì đã gần đẻ đến nơi, tao cũng cuống lên mải đỡ chứ nào ai kịp hỏi. Lúc ngồi đun nước nó nhận nó là chị gái, thấy nó nhiệt tình lo lắng nên tao tin ngay... Vợ mày đẻ xong thì ngất ra đấy, tao xuống nấu cháo thì mới nhờ nó trông cháu. Giời ơi là giời...! Già rồi mà bị nó lừa! Khốn nạn thân tao...làm sao biết được nó mang thằng bé đi đâu bây giờ...

Dừng lại giây lát sau khi thở ra một tràng tức giận, dường như đã hiểu ra vấn đề, bà cụ xắn áo xắn quần, tất cả chạy sang hàng xóm tìm người tới giúp, miệng thì nghiến răng lẩm bẩm.

- Tiên sư chúng nó... liều thế là cùng...! Lúc bắc nồi cháo, tao vẫn còn nhìn thấy nó nựng yêu thằng bé cơ mà! Chắc chỉ vừa mới đi thôi, chưa chạy xa quá được đâu!!!!

Nằm ở trong nhà nghe tiếng chân người dồn dập, Diệp cố nhịn đau, rên lên một tiếng gắng gượng ngồi dậy. Thấy vợ lê lết đi ra, cái bụng tụt xuống rất nhiều, máu nhỏ tong tỏng dưới mắt cá chân, Ngũ vội quay lại bậc thềm, mau mải đỡ lấy cơ thể gầy guộc của y.

Diệp nuốt nước bọt, hai mắt mở to nhìn hắn, không ngừng lắp bắp. "Con ơi... con mình... con mình đâu rồi hả anh..."

"..." Ngũ không trả lời được câu hỏi ấy, hắn vỗ về Diệp. "Em còn đang yếu, sao lại ra đây làm gì?... nào... để anh bế vào. Giờ nằm ngủ đi một lát, đến lúc thức dậy, anh sẽ mang con về đây, nh...?"

Hắn còn chưa kịp nói hết, Diệp đã ngồi sụp xuống đất, cả người run lên lẩy bẩy, đau đớn nức nở từng lời. "Không...! Em không ngủ nữa! ... Anh ... cứ đi đi.... Em hứa sẽ không ngủ nữa! Từ giờ đến lúc con về... em sẽ không ngủ... cũng không ngất đi nữa đâu..."

Những lời vô thức bật ra trong khoảnh khắc ấy, dường như hoạch định tương lai u ám đang chực đổ xuống một gia đình nhỏ. Có một thời gian, Ngũ từng tập huấn ở tận biên giới. Hắn kể cho Diệp, và cả gia đình về các đứa trẻ dân tộc bị bắt cóc xuống xuôi, bắt ép làm đĩ, buôn người lao động, hoặc là ngược lại. Giờ đây, những câu chuyện hẳn là đang vụt hiện lên, cùng với trăm ngàn mối nguy, chẳng ai đoán được còn gì không may có thể xảy ra với một đứa trẻ đỏ hỏn vừa mới chào đời. Ngũ thật không dám nghĩ đến, con hắn nhỡ ra chết trước khi nó được tìm thấy. Vợ hắn rồi sẽ phát điên, đòi lao xuống sông tự tử theo con. Hoặc là chính Diệp và hắn cả đời đều sẽ tha hương, lang thang khắp nơi đi tìm đứa con thất lạc, để rồi mỗi ngày qua đi, cả hai vợ chồng, bé Tâm, bà cụ oan trái cùng với người mẹ già nua của hắn, mãi mãi đều sẽ tự trách, không thể tha thứ cho những sơ suất của mình. Nếu như sớm nay u hắn không để Diệp đi... Nếu như bé Tâm không vẫy con thuyền... Nếu như bà Túc đừng bỏ xuống bếp... Nếu như chính hắn cố chạy sang đây sớm hơn một chút... Thế nhưng vốn dĩ, cuộc đời không có nếu như, càng không có ai biết được giông tố khi nào sẽ đến.

Trong số năm người vừa ập vào sân, có gã thanh niên thảng thốt hét to.

- Ô kìa? Anh Ngũ phải không?! Cả Diệp nữa này?? Ôi trời! Hoá ra thằng cu bị bắt là con anh à???!

Gặp lại người quen, Ngũ hơi khựng lại. Hắn đang nghĩ ngợi bù đầu nên sau mấy giây mới nhận ra thằng nhóc đã từng đâm mình hồi xưa. Ba thằng chọi con ngày ấy lẽ ra đều phải đi tù, nhưng Ngũ thương hại chúng nó nên không cố chấp làm đơn truy tố, sau cùng tất cả đều được thả ra. Thằng Tưởng lâu nay đã đi làm thuê cho cái xưởng rèn thủ công của xã, nhìn nó bụi bặm, chẳng còn cái vẻ lấc cấc non dại ngày nào. Đã gần ba năm không chạm mặt nhau, Ngũ chỉ gật đầu chào hỏi qua loa lấy lệ. Hắn không chần chừ vẫy mọi người đến, bẻ một que củi vạch ra mấy vạch ngoằn nghoèo trên đất.

- Bây giờ có hai hướng sông phải tìm. Một người cùng cháu đi phía Lục Vân. Bốn người còn lại theo phía Lục Tuy, vì ở miếu Dốc Lục Tuy còn một ngã ba sông nữa, nên khi đến đó bốn người sẽ tự tách đôi để đi hai hướng. Mọi người vừa đi nhớ vừa dò hỏi liên tục. Ở đây cháu đã xé sẵn mấy sợi vải trắng, lối nào không phải thì tìm chỗ dễ nhìn buộc lên rồi quay lại tìm về đường của nhóm khác.

Chờ cho sáu người chia thành ba nhóm, Ngũ mới dặn tiếp.

- Diệp nói cái thuyền dài hơn ba mét, có phủ bạt nâu. Nhưng phải đề phòng trường hợp họ bỏ thuyền lại đi lên đường bộ, người vợ tên Loan, người chồng có một cái bớt đen to ở ngay xương đòn.

Bà Túc gật gù rồi lại cẩn thận bổ sung.

- Con Loan còn có vết sẹo ở mu bàn tay.

Thế rồi, tất cả mọi người không ai chần chừ thêm nữa, lập cập tản theo hai phía đã định. Thằng Tưởng tay còn lăm lăm cái gậy sắt vừa bốc ở ngoài xưởng rèn, dẫu cho trước kia, nó cũng chẳng phải loại người tử tế gì lắm, nhưng cướp con của người khác ngay khi mới đẻ thì đúng là điên rồi! Ở phía sau nó, Ngũ đi nhưng có vẻ chậm hơn. Chốc chốc, hắn lại ngoái nhìn về phía cổng nhà bà Túc. Bà cụ cũng vì nóng lòng dẫn theo đoàn người đi tìm đứa bé tội nghiệp, nên phải tạm thời để Diệp ở lại chờ mình. Ngũ quay đầu lại tới lần thứ ba, vẫn thấy Diệp ngồi ôm bụng nép mình dưới gốc tre xanh, có lúc trông theo mọi người, có lúc đau đáu hướng về dòng sông chảy xiết. Bình tĩnh làm sao khi mà suốt cả buổi chiều, tâm trí căng ra giữa những bất an, tủi thân vì phải đi qua cửa tử mà không có chồng. Bình tĩnh làm sao khi mà rặn đủ tám lần gần như rách ruột để rồi con trai bị những người lạ trắng trợn cướp mất. Bình tĩnh làm sao khi mà hậu môn còn đang chảy máu, trong bụng vẫn còn quặn lên từng cơn mà con thì đang không biết ở đâu, có đói lắm không, có khóc nhiều không, liệu có bình an trở về được không... Ngũ càng nhìn lại, càng thấy rối trí không đành lòng đi. Bóng Diệp bơ vơ, lạc lõng tựa như trăm ngàn khối đá đè lên chân hắn. Chuyện đến nước này, cho dù quyết định thế nào cũng sẽ kéo theo trăm ngàn rủi ro, tuy rằng từng đó con người ai ai cũng chưa hoàn hồn, nhưng nếu phải chọn, Ngũ không thể bỏ Diệp ở một mình khi y còn đang trở dạ, và trong trạng thái hoảng loạn thế này. Hắn bước thật nhanh trở lại, bế xốc Diệp lên và nói.

"Đi với anh nhé?"

Lòng Diệp lúc ấy bừng lên một đốm lửa tàn, vội vã gật đầu như sợ chồng sẽ đổi ý. Ngũ còn thì thầm nói chuyện gì đó để y bớt lo, như là, nếu em vỡ ối thì anh đỡ đẻ, như là, chỉ cần nhà mình luôn ở cạnh nhau... Diệp nghe vào tai câu được câu chăng, dù không hiểu sao chồng lại chọn đi hướng này nhưng y vẫn tin ở hắn.

Suốt cả chín tháng mang thai, Diệp vốn không ăn được nhiều, thế nên sau khi đẻ xong một đứa, Ngũ thấy người vợ nhẹ xọp hẳn đi, chỉ có cái bụng là còn căng tròn, vướng víu. Bà Túc vừa nãy tranh thủ bảo hắn, chửa đôi là vậy, chúng không đều nhau, thường có một đứa to hơn, khoẻ hơn. Nói tới khúc đó, bà cụ vẫn còn uất nghẹn lên cổ. Có lẽ người đàn bà kia sau khi hỏi thăm biết được Diệp chửa thai đôi, đã mang rắp tâm muốn y đẻ ngay trên thuyền để dễ cướp con, lừa y rặn cạn cả ối khi mà tử cung còn chưa mở hết. Chẳng trách lúc đến nhà bà, vùng kín của Diệp tả tơi bết bát, bên trong có hơi rách nhẹ. Bà Túc khám xong, tặc lưỡi mắng y vì tội đã từng sinh nở một lần rồi mà sao lại còn đoảng thế. Diệp chỉ lặng lẽ tự trách, nhìn xuống cái bụng vượt mặt quên cả nói lời thanh minh cho mình.

Ngũ định trên đường nếu tiện thì sẽ hỏi vợ nhiều điều, những chuyện sáng nay ở nhà họ Phan, những chuyện xảy ra trên thuyền, nhưng rồi tâm trí của hắn liên tục phân tâm bởi những giả định, tính toán. Nhất là mỗi khi thấy một bóng người đứng bên bờ sông, Tưởng lại hộc tốc chạy xuống dò hỏi, rồi nó chán nản đi lên, hai vai rũ xuống thất vọng, vò đầu bứt tai. Tuy không nói ra, nhưng Ngũ bắt đầu thấy lo. Hắn thầm cầu khấn gia tiên nhà mình, anh hắn, ông hắn, và thầy u Diệp trên trời, tất cả đều đang dõi theo, không ngừng che chở cho Diệp và hai đứa trẻ. Tiếng thở chậm chạp, nhẫn nhịn của Diệp càng lúc càng rõ, vọng vào tai hắn. Cả người liên tục xóc nảy nãy giờ, bụng y thực sự đau quá. Có lúc, Ngũ đã dừng lại, thử đặt Diệp xuống, nhưng y bước đi xiêu vẹo, thắt lưng nặng nhọc, ê ẩm cũng không khá hơn lúc được hắn bế. Mới đầu chỉ là cảm giác râm ran, thế rồi dần dần xuất hiện một vài cơn gò giống như đương muốn trở dạ. Máu và sản dịch không ngừng tràn ra, có lúc nhỏ giọt bên dưới ống quần. Nhìn phía chân trời nắng đang nhạt dần, Diệp càng lo lắng, mấy lần có ý giục chồng cứ bỏ mình lại để đi cho nhanh, còn y sẽ cố theo, được đến đoạn nào thì được.

May sao lúc ấy, ối vẫn chưa vỡ. Ngũ bế Diệp lên rồi lại bước tiếp. Suốt cả buổi chiều cho đến bây giờ, Diệp mới thấy chồng giãn nét mặt ra. Bên dưới cặp lông mày rậm, đôi mắt tinh nhanh của hắn bất chợt ánh lên một sự nhẹ nhõm. Diệp nhìn theo hướng chồng nhìn. Ở tít đằng xa, dưới gốc cây đề rẽ vào Lục Vân, thằng Tưởng vui mừng nhảy lên vẫy tay ra dấu, một vẻ phấn khởi lộ rõ. Vậy là, Ngũ đã đoán đúng về chuyện Loan nói dối Diệp ngay ở trên thuyền. Hắn đỡ Diệp đến ngồi nghỉ dưới một quán cóc, ấy cũng là nơi mà Tưởng vừa mới ghé vào hỏi thăm.

- Cái Loan nó lấy thằng Nghiêm gần mười bốn năm. - Bà cụ hàng nước lắc đầu thở dài. - Chẳng hiểu thế nào mà không có con. Chúng nó thuốc thang, chạy chữa rồi đi cầu khấn nhiều rồi. Ngày xưa hễ ai mách gì, ở đâu có thầy mát tay là tao lại thấy cái Loan tất tả sắp lễ chầu cho bằng được. Nhưng mà lâu nay nó có vẻ buồn, thầy u thằng Nghiêm cũng trái tính lắm. Ông ấy mới mất năm kia, thế mà lúc trước khi chết lại còn cố dặn vợ nếu vài năm nữa cái Loan vẫn không đẻ được, thằng Nghiêm phải lấy vợ khác để còn có con sau này hương hoả thờ cúng...

- Cái thuyền phủ bạt màu nâu, có phải vừa đi qua đây không bà? Nhà họ ở xóm nào, bà chỉ cho chúng cháu với!

- Ờ ờ... đúng rồi...thằng Nghiêm vừa chèo thuyền qua, chả biết làm sao mà đi vội thế... con Loan có ở trên đó hay không thì tao không rõ. Nhà thì ở ngay sau đình, nhưng cũng ít về, toàn thấy neo thuyền ngủ ngay dưới bãi. Về nhà mà không có trẻ nói cười, nó ắng, buồn như cái nhà hoang ấy... Chúng mày tìm có việc gì, đi đòi nợ hả?

Thằng Tưởng và Ngũ không cần nghe nữa, cả hai vùng đứng bật dậy.

- Cháu không đòi nợ, mà cháu đòi con! Họ vừa bắt cóc con cháu đi rồi!

Bà cụ hàng nước còn tưởng tai mình nghễnh ngãng nghe nhầm, đờ ra một lúc rồi mới trợn tròn hai mắt.

- Ô hai thằng này??? Chúng mày bảo ai bắt cóc? Vợ mày nó đã đẻ đâu? Bụng còn to tướng thế này... À à... sinh đôi cơ à? Có thật là bắt cóc không???! Giời ơi là giời! Liệu có nhầm lẫn gì không?? Sao lại đến nông nỗi ấy hả giời...!!!!!

Dò hỏi đến đây, Ngũ đã biết được ít nhất con mình sẽ không rơi vào thảm cảnh của bọn buôn người nên cũng yên tâm phần nào. Cho dù có muốn hay không, hắn vẫn phải gửi Diệp lại cho bà chủ quán trông hộ một lát. Trời chưa tắt nắng, không rõ là do tổ tiên phù hộ hay do cả hắn và Tưởng cắm đầu cắm cổ mà chạy nên chỉ thoáng chốc, cả hai đều cùng trông thấy con thuyền oan nghiệt thấp thoáng trên sông. Suy đi tính lại, Ngũ muốn dụ nó neo vào gần bờ, hắn nghĩ đánh nhau dưới nước không phải ý hay. Gã kia đi thuyền bao năm vốn rành kinh nghiệm bơi lội, vả lại nếu như ép đến cùng đường, Loan mải chống trả đánh rơi đứa bé mất tăm thì còn nguy hiểm hơn nhiều.

Bàn bạc phân công một hồi, Ngũ đứng trên bờ, nấp sau một bụi cỏ cao, chăm chú dõi theo thằng Tưởng cầm cây gậy sắt nhảy tùm xuống sông. Gió chiều lồng lộng, từng con sóng nhỏ nhấp nhô, nhấp nhô trùm lên cái đầu lặn ngụp, rửa đi hết sạch bụi bặm, lấm lem trên gương mặt nó. Thằng Tưởng vẫn cắt đầu cua, y như lần đầu Ngũ gặp mặt nó trong ở buồng tạm giam trên Công an huyện, nhưng khi sắt thô được tôi trong lửa, trải qua thời gian rèn dũa, ở thằng nhóc ấy hoàn toàn không còn dáng vẻ dại dột lầm lỡ năm xưa. Cuộc đời trớ trêu! Một người đã từng nông nổi bị xúi cầm dao đâm mình giờ đang lăn xả vào cứu con mình, và người nhiệt tình giúp đỡ vợ mình sau cùng lại bắt con mình. Thêm một lần nữa Ngũ chợt nhận ra, chính hắn và Diệp hay bất kì ai cũng đang nhỏ bé đứng giữa dòng đời nhập nhèm trắng đen, cho đến tột cùng chẳng thể nói rõ đâu là người tốt đâu là kẻ xấu...

Thằng Tưởng bơi mãi, bơi mãi, đến khi áng chừng chỉ còn cách con thuyền vài mét, nó dừng hẳn lại, từ từ lặn xuống để tránh không bị phát hiện. Như trong dự tính ban đầu, nó sẽ kín đáo cậy thủng đáy thuyền, vờ như là một sự cố. Sau khi Nghiêm phát hiện ra, hẳn là vẫn đủ thời gian cho gã đưa thuyền vào bờ mà không mảy may nghi ngờ gì cả. Thế nhưng thằng Tưởng còn đang tính toán nên lựa chỗ nào để đục cho dễ, thì không hiểu sao Nghiêm lại buông mái chèo xuống, chui vào trong khoang. Thằng Tưởng bơi men lại gần nấp dưới mạn thuyền, nghe rõ tiếng trẻ con khóc và tiếng đàn bà sốt ruột gắt lên. "Giời ạ, sao mà quấy thế!" Suốt từ nãy giờ dỗ mãi mà nó không nín, Loan đã đang bực mình sẵn, lại thấy chồng vào, thị bèn cau có.

- Ơ kìa đang đi sao mà lại dừng?

- Anh bảo, hay là đậu tạm ở đây để chạy qua nhà, lấy mấy cọc tiền đã rồi hãng đi.

- Không được! Bây giờ mà về, lỡ ai trông thấy tôi ôm thằng bé thì sau còn ai tin nữa!

- Rõ đồ đàn bà, rõ đồ cạn nghĩ! Cô biết nuôi con tốn kém thế nào không hả! Không cầm tiền theo, giờ đi biền biệt cả năm lấy gì mà hốc, còn mấy cọc tiền trong tủ vứt đấy cho trộm nó vơ à!

Phải nghe ngóng thêm một lúc, Tưởng mới vỡ lẽ, ý định bắt cóc đứa trẻ không phải là của mình Loan. Nếu đôi vợ chồng ấy chỉ đơn thuần thèm nghe tiếng trẻ, họ chầu ở chùa, xin một đứa con nuôi cũng đâu có bất khả thi. Thế nhưng cả hai còn muốn trong mắt tất cả mọi người, cái đứa trẻ ấy phải mang danh phận do Loan đẻ ra, họ tính bỏ đi đến một vùng khác, để Loan vờ như có bầu, đôi năm sau về, thằng cu mang họ của Nghiêm, và hai vợ chồng cũng chẳng cần phải đường ai nấy đi. Thằng Tưởng lờ mờ hiểu được hoàn cảnh éo le cũng như những nỗi nghiệt ngã của phận con trường, nó không còn quá khinh ghét người đàn bà kia, trong lòng có phần chua chát cho mỗi phận người. Nhưng sau tất cả, Tưởng nghĩ đến Diệp bây giờ vẫn đang tuyệt vọng đau đớn trở dạ, liệu có thể nào bình an sinh nốt đứa trẻ còn lại hay không, và anh cán bộ kia sau này bỏ hết công việc cả đời chỉ để tìm con? Trời ơi! Một người cán bộ lương thiện, nhiệt huyết liệu có đáng không! Dù cho trong đời này ai cũng mưu cầu hạnh phúc, thì Tưởng vẫn biết, không có thứ hạnh phúc nào nên được xây đắp bằng sự mất mát, khổ đau đến từ người khác.

Thoáng thấy bóng Nghiêm vén mành bước ra, thằng Tưởng lùi xuống nấp đi, cả người từ từ chìm sâu trong nước. Nó lặn thật chậm, sải tay bơi theo con thuyền đang hướng về bờ. Người đàn bà ấy không chịu đi về lấy tiền cùng chồng. Thị giữ đứa trẻ, yên tâm cố thủ trong cái khoang thuyền chật chội, nhưng Nghiêm vừa mới đi khỏi không lâu, tiếng chân vẫn còn sột soạt trên cỏ, Loan chợt nghe thấy hắn chửi um lên. Và rồi liên tiếp sau đó, tiếng đấm, tiếng thụi, một giọng người lạ đột ngột xé tan bãi vắng.

"KHỐN NẠN! CÁC NGƯỜI LÀ LŨ KHỐN NẠN!"

Ngay khoảnh khắc ấy, Loan cứ ngỡ như tất cả đau đớn cũng đang cùng lúc giáng xuống người mình. Thị không kịp suy nghĩ gì, suýt theo phản xạ chồm người lao ra, rồi lại hoảng hốt nép vào một góc nhìn qua khe gỗ. Loan thấy Nghiêm bị một người lạ mặt vật mạnh xuống đất, hắn cố chống trả nhưng không đỡ được đòn đấm liên tiếp như trời giáng đến từ gã kia. Bên ngoài mũi thuyền, thằng Tưởng cũng vừa chống tay, ngoi lên ngồi thở. Cả con thuyền nhỏ chòng chành. Thằng Tưởng giật đứt mành tre, nhìn thẳng vào trong.

Nó gằn từng tiếng. "Ra - ngoài!"

"KHÔNG!" Loan cố gào lên, kiên quyết ôm lấy đứa trẻ đang khóc chết lặng trong tay.

"Đi - ra - ngoài - ngay!" Thằng Tưởng dậm chân lặp lại lần nữa. "Thầy của thằng bé đang ở kia kìa."

"Tôi không cướp con ai cả! Nó là con tôi...!"

Thằng Tưởng thấy điên tiết quá, nó không muốn đánh người đàn bà ấy, nhất là bây giờ khi thị vẫn đương giữ đứa trẻ trong lòng, tất cả không thể manh động. Tưởng quát nhặng lên. "Dân quân kéo đến bây giờ! Chị muốn chồng mình bị đánh đến chết hay sao!... Anh ấy là cán bộ xã, các người sẽ bị vào tù! Đừng có gan lì chống đối!... Ra ngoài!... Mang con trả lại họ ngay!"

Nghe đến mấy chữ "chính quyền", Loan đang như người điên dại bỗng nhiên sực tỉnh. Thị nhìn đứa trẻ rất lâu, vẻ mặt thẫn thờ không còn hồn sắc. Cuối cùng, Loan vịn đứng lên, lập cập bước ra đồng thời nhìn lên bãi đất.

Nghiêm nằm bẹp rúm giữa bụi cỏ ướt, đầu ngoẹo sang bên, một nửa bên mặt tím bầm. Loan thấy nghẹn đắng trong cổ, hai chân nặng trĩu. Thị mang đứa bé đi trong yên lặng, Tâm chưa quay lại, người nhà của Diệp cũng chưa ai tới. Loan đã chắc mẩm, từ bên Lục Thanh sang đó phải mất nửa giờ. Chưa kể từ đầu khi ở trên thuyền, thị còn phòng hờ nói dối mình ở Lục Tuy. Vậy thì tại sao họ vẫn tìm đến được đây, tìm đến Lục
Vân, và nhanh như vậy... Loan không tài nào hiểu được.

Người đàn ông lạ nhìn thị chằm chằm, ánh mắt sắc lẹm như dao, trên áo, trên quần của hắn còn loang đầy máu. Loan thoáng rùng mình, tự hỏi nếu Diệp chết rồi, liệu hắn có giết mình không... Thị ôm đứa trẻ quì sụp xuống đất, nói không thành câu.

- Tôi xin các anh!... Đừng đem chồng tôi báo lên chính quyền!... Tôi cầu xin anh! Tất cả là ý của tôi! Nhà tôi vẫn còn mẹ già, anh ấy không đi tù được...! Tôi cầu xin anh!...Nếu bắt thì bắt mình tôi!

Mặc cho người ở trước mặt liên tục dập đầu quì lạy, Ngũ vẫn lặng thinh không đáp. Hắn khom người xuống, đỡ lấy đứa trẻ nằm gọn trong tấm vải xô rồi thật cẩn thận, giở cái bọc ra. Con trai của hắn bé xíu bé xiu, trông lại đáng yêu thế này chẳng trách người ta nảy sinh lòng tham, nhẫn tâm bắt mất... cái mặt đã nhỏ thì chớ, lại còn xổ ra nước mắt nước mũi đầm đìa, hơi thở yếu ớt vì mệt. Hắn ghé đầu vào thơm lên khắp mặt bé con, miệng không ngừng dỗ. "Thầy xin lỗi con... tại thầy đến muộn, nên con sợ quá đây mà..." Thằng bé dường như nhận ra giọng nói quen thuộc của người đêm đêm vẫn hay thủ thỉ với mình, nó nín khóc ngay, cái mũi tí hon khe khẽ phập phồng, chỉ có đôi mắt sưng lên chẳng mở ra được.

Ngũ ôm thằng bé lên thuyền, đưa mắt nhìn khắp một lượt trong khoang. Cái mũ Diệp vẫn hay đội, giờ bị bỏ quên một góc, dính đầy bụi bẩn lem nhem, nhàu nát. Hắn toan nhặt lại nhưng rồi lại thôi, có lẽ mang về thì cũng chẳng ai muốn đội nó nữa. Trên manh chiếu cũ vẫn còn sực lên mùi tanh dịch ối, vương vãi khắp nơi đầy những mảnh vải đẫm máu đỏ lòm. Không cần hỏi nữa, hắn cũng tự hình dung được, lúc ở trong này, Diệp bị người ta ấn bụng đau đớn thế nào, ép phải sinh con chật vật, khổ sở ra sao... Nếu như cả y và hai đứa trẻ hôm nay có mệnh hệ gì, Ngũ không chắc rằng bản thân sẽ đủ bao dung để mà bỏ qua tất cả mọi chuyện.

Khi hắn chui ra khỏi thuyền, thấp thoáng từ xa có bóng dân quân cùng một cán bộ, có lẽ ai đó qua đường nhìn thấy đánh nhau nên đã chạy đi báo ngay cho xã. Loan càng hoảng sợ, lao ra mép nước khóc lóc cầu xin nhiều hơn. Ngũ hết nhìn con, rồi lại ngẩng lên nhìn người đàn bà ấy, ánh mắt tựa như đáy sông phẳng lặng che giấu sóng ngầm. Sau cùng, hắn giơ gậy sắt chọc mạnh một nhát, đầu gậy nhọn hoắt xuyên thủng ván gỗ. Nước từ dưới sông theo khe nứt lớn tràn vào trong khoang, từ từ nuốt lấy một nửa con thuyền...

- Ơ Ngũ đấy à? - Vừa mới đi xuống bãi sông, người cán bộ kia nhận ngay ra bạn, song thấy sự tình có vẻ bất thường, người thì bị ngất, người thì quì lạy, anh ta bèn lo lắng hỏi. - Ông sang xã tôi có việc gì thế?

- Có chút chuyện riêng ấy mà, không tiện nói ra ở đây... - Ngũ trầm ngâm đáp, thế nhưng khi đến gần bạn, hắn mới ghé tai, nói thầm rất nhỏ. - Hộ tôi một việc được không?

- Được chứ! Nhưng tôi ghi nợ, sang năm ông lên huyện là tôi đòi đấy.

- Diệp đang đau đẻ, bây giờ tôi phải đi ngay. Ông đưa hai người này về nhà của họ, ngày nay và cả ngày mai, báo cho dân quân canh chừng đừng để họ đi đâu nhé.


/ 𝐈𝐕 /


Gió chiều vẫn heo hút thổi, vờn theo bóng nắng nhàn nhạt phủ xuống triền đê. Ngũ ôm đứa bé lọt thỏm trong lòng, thỉnh thoảng đang đi lại cúi sát xuống nghe ngóng nhịp thở của nó. Khi hắn và Tưởng trở lại quán nước ban nãy, bà Miên đã mừng cuống lên, rơm rớm nước mắt rồi chạy ào đến, nhẹ nhàng mở lớp tã quấn lên để xem cháu.

- Trời ơi...!!! Nó giống thầy nhỏ nó chưa!... Bà thương con quá đi mất, cái thằng Diệp con!... Biết vậy sáng nay bà cứ lấy cớ rồi bắt thầy mày ở nhà, bên kia họ có chửi bà thì bà cũng chịu...!!!!

Hoá ra trong lúc ba người bọn hắn đi tìm đứa bé, những người đi hướng còn lại cũng đã dò la được nơi ở của cặp vợ chồng kia. Bà Túc tạt vội về nhà mà không thấy Diệp, chỉ có mẹ chồng của y cùng với bé Tâm, cả thằng cu Phúc đang đứng lơ ngơ giữa khoảnh sân vắng. Bà Túc đưa họ xách theo làn đồ đi đến Lục Vân, vừa hay mới ghé vào đây. Ngũ ấn thằng bé mới sinh vào tay mẹ mình, thế rồi, hắn vội dớn dác nhìn quanh hỏi gấp.

- Diệp đâu rồi u?... Bà ơi, nhà cháu đi đâu rồi ạ?

Bà cụ hàng nước đang mải đóng quán, hất cằm chỉ chỉ.

- Nó vừa bảo tao cho nó ra kia rửa chân rửa tay một tí... nhưng sao đi lâu thế nhỉ?

Ngũ đi về phía cầu ao lùng sục một hồi, mãi mà chưa thấy tăm hơi Diệp đâu. Mọi người bắt đầu nóng ruột, chỉ sợ y đau bụng quá loạng choạng trượt ngã xuống nước. Bé Tâm ngó nghiêng ở dưới bãi cỏ, bỗng nó mừng rỡ hô lên.

- Chắc không phải đâu! Anh Diệp đi bộ đâu đó thôi ạ, dưới đất có máu đây này.

Bấy giờ, nắng đã gần tắt. Phía cuối chân trời chỉ còn hắt lên một vài quầng mây vàng vọt. Ngũ lo trời tối, tìm quanh thế này không phải ý hay. Vệt máu đỏ hồng lẫn với dòng nước đùng đục, chỉ e Diệp vừa trở dạ lần nữa. Một người đang đẻ, lại thêm tâm lí đề phòng hẳn sẽ không muốn ai nhìn thấy mình. Y đau như vậy, có đi cũng không được xa. Ngũ nhào vào trong ruộng mía ở gần quán nước, mắt hắn sáng lên vì thấy dải lụa màu trắng quen thuộc như thể có người đánh dấu để lại.

Phải tìm một đoạn khá dài, bắp chân run rẩy của Diệp cuối cùng lấp ló lộ ra sau một khóm mía. Cái quần ướt sũng sản dịch bị cởi sang bên. Diệp nằm lăn lộn trong bụi cây ấy... oằn lưng rặn đẻ, hai tay không ngừng cào cấu trên mặt đất. Tử cung mở đủ mười phân, y còn mơ hồ cảm thấy thắt lưng gần như vỡ nát, đầu óc xây xẩm đến độ không thể nhận ra tiếng gọi của chồng. Ngay cả khi hắn đến thật gần, quì xuống bên Diệp, gào lên thật to "U ƠI NHÀ CON Ở ĐÂY!", Diệp vẫn còn ngỡ như âm thanh ấy là do chính mình tự huyễn hoặc ra trong sự tủi thân, cô đơn và hoảng loạn... Túi ối bục vỡ từ lúc ngồi ở quán nước, y chỉ thoáng buồn, vậy là mình phải trở dạ tiếp rồi, khi mà chồng chưa quay lại, u vẫn chưa đến. Làm sao còn đủ tin cậy để mà sinh con bên cạnh người ngoài, thà rằng Diệp chết một mình ở đây, bàn tay vẫn sẽ ôm chặt đứa trẻ mới sinh, sẽ không để ai bắt nó được nữa.

Ngũ cởi áo ra, phủ lên vùng kín be bét đầy máu của Diệp, giọng hắn cũng như lạc đi..
- Bà ơi..! Ở đây...! Bà cứu nhà cháu ngay với!...trời ơi!... sao mà khổ thân nhà cháu thế này...!

Diệp đang mê man bất chợt giật mình mở bừng mắt ra, không vì cái ôm siết chặt của chồng, mà là bởi tiếng khóc trẻ con mỗi lúc một sát bên tai. Ngũ đỡ con trai từ chỗ mẹ hắn, đặt nó vào trong lòng Diệp, thơm lên cả hai thầy con và nói. "Anh đưa con về với em rồi này..."

"Trời ơi... trời ơi con tôi..." Diệp khẽ nấc lên, vuốt ve khắp lưng thằng bé, mặc cho cơ thể mềm oặt, nóng ấm của nó ngọ nguậy ở trên người mình. "Thầy yêu con quá, thương quá đi mất thôi... ui ui... sao lại cứ khóc mãi thế... chắc con đói lắm rồi mà..." Diệp không còn tâm trí nào nghĩ về cơn co tử cung vẫn đang quặn lên ở đáy ruột, cố gượng ngồi dựa vào chồng, lần tay vạch vội mấy cái cúc áo để cho con bú. Sữa non chỉ có chút ít, nhưng cũng đủ để lấp đầy cái dạ dày tin hin của thằng bé mới vừa sinh ra đã phải gian nan đi qua một quãng đường dài mới được nằm trong lòng thầy. Cái miệng ọ ẹ chu lên, bú lấy bú để cho thoả cơn khát, nún mãi mà không biết chán. Diệp khẽ nắm lấy bàn tay nhỏ xíu của con, thì thầm cất lên tiếng ru...

cái cò đi đón cơn mưa ...

tối tăm mù mịt ai đưa cò về...

Gió chiều hiu hiu thổi nhẹ, chẳng biết từ bao giờ đã hong khô những giọt nước mắt trên má y. Diệp cảm nhận rõ, đứa bé còn lại bắt đầu vần vò quẫy đạp, sắp muốn chui ra, nhưng vẫn chờ con ngủ thật yên rồi mới giơ lên nhờ mẹ chồng bế. Bé Tâm lôi ra từ trong làn đẻ một cái chăn mềm lót cho anh nằm. Thằng Phúc để ý mọi người chẳng còn im lặng như lúc nãy thầy cho em bú, bây giờ ai cũng xúm lại quanh thầy. Bà cụ lần mò dưới hai chân thầy, rồi thầy nhăn mặt xuýt xoa, đầu vật sang bên nom rất là thương. Giờ thì Phúc đã hiểu rồi... thì ra ngày nó chào đời, nó cũng làm thầy phải đau đớn, trằn trọc như cách mà thầy mà đang phải rặn em, những cái trở mình, vùng vẫy của nó, dù không cố ý nhưng thực sự đã xé toang cơ thể nhỏ nhắn của thầy... Thằng Phúc đưa tay dụi mắt, mon men bước tới bên cạnh thầy nhỏ, lúc này đang dựa hoàn toàn vào người thầy lớn. Diệp quay sang con, mới chợt nhớ ra nãy giờ chưa kịp hỏi han tới nó, giơ tay lần mò sục vào cái quần bị vứt trên đất, lôi ra một vật be bé, yếu ớt bảo con.

- Chị Nguyệt nhà bác Hải vồ lộc cho con đây này...

Thằng Phúc mân mê cái bánh qui vụn trong tay, nó chẳng còn thiết tha gì mấy, chỉ muốn chồm lên bụng Diệp để nằm giống như em nó vừa xong, miệng lại vô thức nói ra những điều mà sâu trong thâm tâm, nó từng rất sợ sẽ phải thừa nhận... "Phúc in lỗi thầy... hu hu... Phúc in lỗi thầy."

Bà Miên hốt hoảng xốc nách cháu lên.
- Kìa! Con... thầy đang đau đẻ, sao con đè vào bụng thầy như thế. Ra đây, ra đây với bà. Lúc nãy bà dặn thế nào, bà cho đi cùng đón thầy thì con phải ngoan cơ mà!

Đột ngột bị lôi ra ngoài, thằng Phúc bèn oà lên khóc.
- Ứ ừ... cho Phúc ôm thầy... muốn ôm thầy cơ... Thầy ơi... thầy bế con với...!

Diệp thương con quá, vừa thở hổn hển rặn đẻ vừa dỗ dành nó.
- Ơi..ơi... con ngoan... ~ con nín đi nào... đợi... ựm.... đợi thầy đẻ em xong... ờ..ờ.. .ggg......rồi thầy bế con ngay mà...

Ngũ cũng xoa xoa đầu nó, chỉ chỉ ra xa.
- Con theo cô Tâm đi hái lá dừa đằng kia, chốc thầy làm con cào cào cho con chơi nhé.

Thằng Phúc mếu máo gật đầu đồng ý. Ngũ không chú ý đến nó nữa, dồn mọi quan tâm đến người đương nằm trong lòng mình, người đương chật vật đi qua đau đớn gần như liên tiếp không còn khoảng cách. Diệp cứ rặn ự ự cả một hơi dài, rồi lại xoay dở bám hết chỗ nọ chỗ kia. "Sao em rặn thế mà con chưa ra được nữa.... Đau quá... đau chết mất thôi..." Ngũ cũng sốt ruột chẳng kém gì Diệp, hắn sợ y đuối sức sắp không chịu nổi, nhìn đến gương mặt căng thẳng của bà Túc, lại ngần ngừ hỏi.

- Nước ối cạn rồi hả bà?

- Không. - Bà cụ trầm ngâm, nghĩ ngợi giây lát rồi đưa cả bàn tay vào khe hậu môn của Diệp thăm dò. Chỉ e... - Thằng anh cái đầu ra trước... Đứa em khéo nằm ngược rồi. Thai đôi hay bị vậy lắm. Tao sờ thấy cái mông nó đây này...

Mỗi lần chuyển dạ, Diệp sợ bàn tay gầy gò của bà cử động bên trong người mình còn hơn cả việc em bé tuột ra. Cổ tay gầy gò không ngừng sượt qua phần cổ tử cung đã rách, sục sạo bên trong thành bụng vẫn còn chen chúc nhau thai bám dính, chạm vào bất kì chỗ nào cũng rát, cũng xót. Có lúc, Ngũ đang vuốt ve trợ sản cho Diệp, vô tình chạm phải bàn tay nhỏ nhắn đầm đìa mồ hôi. Cùng lúc ấy, Diệp cũng cong lưng, hơi nghiêng người đi dụi vào lòng hắn. Bà Túc chỉnh thai lâu quá, y lại gần kiệt sức rồi. Ngũ lay vai Diệp mấy cái nhẹ nhàng, giọng hắn tỉ tê đầy vẻ chiều chuộng. "Đau quá đây mà... Nhà tôi cứ kêu đi... Em đang sinh con, nếu ngay cả khi muốn kêu mà cũng phải nhịn thì anh xót lắm!"

Diệp vẫn thút thít lắc đầu, chẳng có lúc nào chịu ngoảnh mặt ra. "Anh cứ mặc em... ai đẻ cũng đau như vậy thôi mà..."

Có trời mới biết, Ngũ ghét mỗi khi nghe thấy ai đó hay chính Diệp nói những câu ấy thế nào. Trước đây hay là hiện tại, hắn vẫn nghĩ rằng, sinh con là một sứ mệnh khó khăn, chẳng nên để bất kì ai phải trải qua nó một mình. Ngay cả chính hắn mỗi lần Diệp đẻ, không giúp được nhiều ngoài những quan tâm hết sức dịu dàng trợ sản cho y, hắn vẫn muốn được ở bên Diệp và tự mình thực hiện những cử chỉ ấy. Mỗi lần cơn co lắng xuống vài giây, Diệp hé mắt ra, đã thấy bàn tay ấm áp của chồng tỉ mẩn lau đi mồ hôi trên trán mình, ngay cả bàn tay còn lại của hắn xoa nắn vùng ngực vùng bụng cũng chỉ hết sức nhẹ nhàng, cố gắng không làm vợ phải kích thích quá độ hay là khó chịu. Diệp lại gượng cười, luôn miệng nói không sao. Cho dù đứa trẻ không chỉ đơn thuần là những cái gò chốc lát, cái búng đáng yêu như ngày thường nữa. Nó đang vặn vẹo trong lòng tử cung, và tất lẽ sẽ phải xé rách tất cả những gì cản đường chui ra của nó. Cơ thể đàn ông sinh nở khó khăn bởi vì không thể giãn nở được nhiều, cho dù sức lực dẻo dai hơn thì nếu cố rặn quá đà, có người thậm chí còn gãy cả xương chậu hoặc chết vì băng huyết. Càng ở bên chồng, Diệp càng sợ chết nhiều hơn. Y muốn đi qua tất cả những đau đớn này, chỉ cần sống tiếp, bất kể thế nào cũng được, chỉ cần được sống.

"Giời ơi! Tao bó tay rồi!" Bà Túc thất vọng hô lên. Ngũ còn nghe thấy một tiếng một tiếng thở dài bế tắc sau khi bà cụ vần vò cả trong lẫn ngoài cái bụng của Diệp. Cấu trúc song thai vốn dĩ phức tạp, buồng ối, dây rốn chen chúc dày đặc, khó mà điều chỉnh xoay lại ngôi thai bị ngược như là đơn thai. Ngũ hơi xốc nách Diệp đỡ y ngồi dậy. Em bé tụt xuống, thúc mạnh vào đáy tử cung làm Diệp đau thốn mà khuỵu xuống thở dốc. Y tưởng mình sẽ phải quì như thế mà đẻ, nhưng không. Bàn tay to lớn đang xoa lưng Diệp bỗng luồn xuống hai bên bắp đùi. Diệp thấy mình bị bế lên, hệt như cái cách người ta xi tè cho một em bé, nhưng hai đùi bị tách ra rất rộng, ép chặt vào bụng. Y vừa thấy đau, lại vừa xấu hổ. Bà cụ vẫn chưa hài lòng. Ngôi ngược khó sinh, chân cần dạng rộng ra nữa, đè bụng hơn nữa. Ngũ phải tiếp tục làm theo chỉ dẫn, dù Diệp đang giãy nguầy nguậy, ưỡn nửa thân trên dụi vào cổ hắn. "Đau quá...ưm... ư.... anh ơi... thế này đau quá... em không chịu nổi..." Ngũ vẫn phải gồng cứng người, ép hai phần đùi của Diệp ngược lên thành bụng.

"Nghe bà dặn này! Hít sâu... nín thở... rồi... dồn sức rặn thật mạnh. Không cố rặn nhiều, chỉ cần rặn mạnh, đã nhớ chưa nào?"

Diệp không còn lực để nói, thậm chí dù chỉ một cái gật đầu. Chỉ cảm thấy rõ, thai đã tụt xuống hạ vị, nương theo những cái vuốt bụng chuẩn bị chui qua phần cổ tử cung. Diệp tưởng mình chết khi cơ thể con kẹt lại ở giữa đường sinh. Nơi ấy dù đã mở trọn, rách nhiều, nhưng ngôi thai ngược, em bé gập người, tính cả vòng mông cùng với vòng đùi chắc chắn vượt quá mười phân. Y khóc đến khàn cả giọng, hổn hển lấy hơi.

"Bà ơi!... đau... đau lắm! Ựm... a... Chết mất!..."

"Không được dừng lại! Rặn ngay! Dừng lại là rách! Rặn mạnh nữa đi!"

Bà cụ nhòm xuống, quát lên khi thấy cái mông em bé thập thò chưa ra được hẳn. Đứng trụ ở phía đằng sau, Ngũ cũng chết điếng, mỗi lần Diệp đau, bàn tay vô thức cào cấu khắp nơi, cái bụng ưỡn cong, thắt lưng oằn oại, hơi thở rít lên nặng nề, tất cả như những lưỡi dao khoét vào tim hắn. Bên dưới tấm chăn nhàu nhĩ, nước ối cùng với máu tanh ộc ra đã đọng thành vũng. Diệp ở bên trên vẫn gồng đỏ mặt tía tai, bao nhiêu sức lực dồn cả xuống hông, bất chấp cửa mình lúc này đã bị giãn căng đến mức cực độ.

Dần dần, ở mép hậu môn nứt ra một đường. Cơn đau tứ phía ập đến quá mức dồn dập, khiến Diệp chẳng phân biệt được mà tiếp tục rặn không ngừng nghỉ. Ngũ thấy máu từ bên dưới chảy ra ào ào, linh tính cảm thấy một điều bất thường, nhưng hắn không kịp hô ngừng, Diệp đã ưỡn hết bụng lên, cố dạng đùi ra. Cùng với cơn rặn ngay sau lúc đó, cửa mình xuất hiện đường nứt thứ hai. Cơ thể bé con mấp mé cửa sinh, nương theo vết rách và những cơn co tụt xuống đột ngột. Sau khi Diệp ngửa cổ lên, gào khan lần nữa, cả mông lẫn đùi của con gấp gáp trụt hẳn ra ngoài. Chính bà cụ Túc cũng phải giật thót cả mình, chìa vội tay ra. "Đây đây! Để bà... trời ơi... giỏi quá... bà thương... bà thương..." Bà cụ hết sức cẩn trọng lách vào khe bẹn đứa trẻ, xoay tròn người nó liên tục. Mỗi một bên chân lần lượt ra trước. Thế rồi tay trái, tay phải cũng được moi ra. Tới khi chỉ còn cái đầu kẹt lại, bà cụ ấn chặt nắm đấm vào vùng bụng dưới, rồi mới nhịp nhàng kéo hết ra ngoài.

Bé con chưa cần bị đánh thì đã oe oe bật khóc. Diệp nằm lử lả, suýt nữa lịm đi ngay trên vai chồng. Trời tắt nắng hẳn, bốn bề yên lặng. Y còn mê man tưởng rằng mọi người chuẩn bị đưa tiễn mình đi. Cây của những ngày cuối thu khẳng khiu, lá rụng nhiều đến xơ xác. Có chiếc bình thản liệng rơi xuống đất, có chiếc theo gió mà bay về trời... Người khóc vẫn khóc, người vui vẫn cứ reo lên. Người đem tất cả sức lực còn lại ủ ấm cho một đứa trẻ mới sinh, da thịt hẵng còn ướt máu, mềm oặt và mũm mĩm. Tóc con dày quá... lông mi lại dài... cái mũi bé xíu xìu xiu... Là một tí hĩm... Tràng hoa quấn cổ hai vòng. Con bé ra khỏi bụng thầy một lúc mới chịu tỉnh ngủ, phụng phịu chu môi tìm sữa, làm Diệp dù đang thoi thóp, vẫn cố gượng dậy đưa đến miệng con những giọt nhựa sống đầu tiên... Tử cung thêm một lần nữa quặn lên, xót mãi khi tay bà cụ vẫn đang ra sức vét cho bằng hết máu cục máu hòn dính trong thành bụng. Diệp nhăn mặt lại, cắn chặt đôi môi rớm máu, đau đến cạn sức cũng phải giữ mình tỉnh táo, không dám tuỳ tiện thiếp đi dù chỉ vài giây. Sinh đẻ nhọc nhằn là thế, gian nan là thế, vậy mà nhiều người sẽ phải đi đến bao giờ, chỉ để tìm con, chỉ để có con, chỉ để một lần được thấy con xé toạc mình rồi cất tiếng khóc chào đời. Đến với thế gian tốt, xấu, buồn, vui. Diệp ôm các con chìm vào vòng tay âu yếm của chồng, từng dòng chua xót lặng lẽ lăn dài trên má...


/ 𝐕 /


"Trộm vía thị ấy nặng lắm, tôi bế đầm tay thế này phải gần bốn cân."

"Chả không! Túi ối, bánh nhau to hơn của anh nó nhiều, thằng cu chưa được ba cân ấy chứ."

"Phúc ơi nhìn này, con lúc đẻ ra cũng bụ bẫm như vậy, đáng yêu như vậy đấy."

"Cô Tâm bế Phúc lên đi...hi hi... Phúc sờ em bé..."

Cuối ngày, mọi người lếch thếch kéo nhau ra khỏi ruộng mía. Hậu môn của Diệp vẫn còn xuất huyết ồ ạt, đang phải nhét khăn liên tục cầm máu, cần đưa vào bệnh viện huyện gấp. Ngũ chỉ kịp dặn bà cụ hàng nước hỏi tên những hộ có mía hôm nay bị đổ, một vài ngày tới hắn sẽ quay lại đền tiền. Một nhà tốt bụng trong xóm cho hắn mượn tạm đôi cáng và võng, cẩn thận đặt Diệp nằm vào rồi cùng khiêng đi.

Trời xẩm tối muộn, một vài ánh đèn từ phía thị trấn hiu hắt đổ dài. Vậy là, cho dù không sinh con trong viện, Diệp vẫn gặp lại các anh chị đã từng cấp cứu cho mình lúc trước, chỉ là cơ thể rơi vào trạng thái mất máu trầm trọng, nhịp tim tăng nhanh, hơi thở yếu đi và chậm, y không còn nhận ra hay đáp lại câu hỏi của bất kì ai. Ngọc lần đầu tiên chứng kiến bạn mình cuống lên lo cho vợ con, thở dài vỗ vỗ vai hắn.

- Rách cả tử cung lẫn ngoài hậu môn, những vùng nhạy cảm ấy không nhận thuốc tê, đều phải khâu sống. Diệp ngất đi một lát thì tốt hơn.

Thế nhưng ngay khi mũi kim của thị vừa chạm xuống tầng sinh môn, mắt Diệp vốn đang nhắm nghiền mà miệng lại nức nở bật khóc. Dường như cơ thể dù không còn ý thức, y vẫn cảm thấy rõ ràng một thứ sắc lẹm không ngừng xỏ xuyên qua nơi yếu đuối nhất của mình, hết lần này qua lần khác. Thao tắc ấy khắc nghiệt còn hơn cả đau đẻ. Diệp dù không muốn, cả người vẫn co quắp trước những mũi khâu sống bỏng rát như lửa châm vào da thịt, bắp đùi giật lên mỗi lần lớp bông thấm đẫm nước oxy già rót xuống hậu môn. Sau cùng, Ngũ phải đứng thay điều dưỡng đè người Diệp xuống, để cho Ngọc tiếp tục khâu, và sẽ còn khâu rất lâu. Diệp gần lịm đi, bất chợt cảm thấy những lời xin lỗi tràn đầy khổ sở rơi trên má mình, có lẽ trong suốt bốn tháng quen nhau, Diệp chưa từng thấy ở chồng một sự đau đớn, tuyệt vọng đến vậy. Y gồng hết sức bình sinh cố vực mình tỉnh, bàn tay quờ quạng víu lấy người hắn rồi gào thật to.

"ANH ƠI ĐỪNG KHÓC! DIỆP KHÔNG THẤY ĐAU... DIỆP KHÔNG ĐAU MÀ!"

...

Khi Diệp tỉnh lại lần nữa, đập vào tầm mắt không phải chị Ngọc hay những thứ đồ trắng toát, sắc lạnh của bệnh viện huyện. Những đau đớn ấy lướt qua như thể chỉ là một cơn ác mộng mà thôi. Căn buồng quen thuộc có ánh đèn dầu hắt lên bức vách, đốm lửa nhỏ xíu chỉ bằng hạt đỗ, quyện với hơi ấm phả lên từ phía chậu than nho nhỏ cuối giường. An đang lúi húi sắp xếp quần áo thì nghe tiếng Diệp bật ho, nó bỏ vội đồ xuống, chạy đến bên anh.

- Kìa, con chào thầy đi. - An giục con bé đang đứng sau mình. Thế rồi, nó quay sang Diệp vẫn còn ngơ ngác, mừng rỡ mà nói. - Anh ơi, cả nhà chờ mãi, cuối cùng thì anh cũng tỉnh rồi! Anh xem, cháu em lớn chưa này! Hơn một năm trời... bây giờ anh mới chịu tỉnh lại!

Diệp không tin nổi vào tai mình, đờ ra một lúc rồi mới hỏi được.

- Con... con mấy tuổi rồi...

- Dạ hai tuổi ạ.

Bé con ngoan ngoãn đáp, tò mò vuốt vuốt bàn tay của Diệp, cái miệng của nó chúm chím nom rất là yêu. An đang chắc mẩm chỉ tí nữa thôi, anh nó chạy xộc vào đây, anh Diệp mặt buồn thiu nói. "Anh ơi... em nằm liệt giường hai năm, anh phải chăm lo các con một mình chắc vất vả lắm..." Còn anh nó sẽ gầm lên. "Em làm sao thế?? Con mình mới đẻ chiều qua, ông bà đang bế ngoài kia cơ mà?????" Mới nghĩ đến cảnh anh mình nháo nhào phát hoảng vì vợ lần nữa, An thấy khoái quá, nó lén quay đi cười trộm.

Thế nhưng trái với hình dung của nó, Diệp chỉ nheo mắt, bĩu môi một cái.
- Nhóc con, đừng hòng lừa anh, còn lâu anh mới tin nhá! Có ai gửi em trông hộ ấy gì?

An xụ mặt xuống vì chẳng hiểu sao Diệp không mắc mưu của nó giống như mọi lần, nghe nói người mới đẻ xong hay bị thiếu máu, đầu óc ngơ lắm cơ mà.

Diệp lại hỏi nó.
- Anh Ngũ đâu rồi?

- Anh ấy với u đang tắm cho hai đứa.

An gãi gãi đầu, đang định đứng lên đi xếp quần áo tiếp thì nghe Diệp nhắc.

- Em dặn anh ấy bế con cẩn thận, đừng làm rơi con xuống nước... giống như lần đầu nữa nhé?

Đến lượt An đờ người ra. Làm sao anh Diệp biết chuyện ấy nhỉ? Chắc là anh nghe ai kể? Nó nghĩ đơn giản như thế... Diệp vẫn nhìn nó và tủm tỉm cười. An lấy làm lạ. Phải đứng tần ngần rõ lâu, nó mới ô lên, hai mắt lấp lánh, nó chạy sang buồng bên cạnh, vồ lấy anh nó.

- Anh Ngũ anh Ngũ! Anh lại mà xem ngay đi. Anh Diệp vừa tỉnh dậy xong, hình như anh ấy nhớ lại rồi ấy!!!!

Cả nhà lục đục kéo sang. Ngũ nhanh chân nhất là người đầu tiên sà đến cạnh giường, hăm hở gẩy gẩy má Diệp rồi hỏi. "Biết anh là ai không đấy?"

"Là chồng của em ạ?" Diệp vờ nghĩ ngợi một lúc rồi mới trả lời.

"Anh tên là gì?"

"Anh Trần Duy Ngũ."

"Lúc em mang thai thằng Phúc, anh hay gọi em là gì?"

"Là con chuột nhắt bụng to..."

"Thế em gọi anh là gì?"

"Hm... đồ con voi ạ..."

Thấy Diệp tỉnh táo, trả lời câu nào cũng đúng, Ngũ còn chưa kịp hỏi thêm thì bị bà nội tát mạnh vào lưng.

- Thôi ngay! Nó còn mệt thế, mày định ép cung nó à!

Mọi người bật cười ôm ba đứa trẻ xúm xít quanh giường. Bấy giờ, An mới ngờ ngợ nhận ra, người lớn trong nhà không quá bất ngờ với việc anh Diệp nhớ ra mọi thứ. Có lẽ sau cái tai nạn gần như chết hụt ấy, anh đã cố gắng trở lại bên cạnh mọi người từ lâu lắm rồi, trong từng chiếc cúc nhỏ đơm lại cho chồng, từng chiếc hôn nhẹ đặt lên má con, mỗi khi anh gọi mình ơi, bà ơi, hay thầy u ơi, An ơi, cả gia đình này vẫn là tất cả của anh.

Đến giờ phải đi ra trường mẫu giáo, An không nán lại thêm nữa. Trước khi rời đi, nó ghé vào tai Diệp mách lẻo một chuyện gì đó. Cụ Mai theo một thói quen vén ống tay áo giơ lên chùi mắt. Ánh mắt người già đen tuyền, lúc nào cũng loang loáng nước, suốt cả đêm qua đến giờ vẫn còn canh cánh trong lòng cái việc thằng cháu tơ hơ nằm đẻ ngoài ruộng, bị đem vào viện khâu khâu vá vá, rồi dăm hôm nữa lại còn phải lên rút chỉ chứ nào đã xong. Diệp thấy cả u và bà trong buổi sớm nay đều có gì đó kiệm lời khác hẳn mọi ngày, liền hiểu ra ngay mấy lời rỉ tai lúc nãy của An. Y rúc vào chăn và cười hì hì.

- Con có làm sao đâu mà bà cứ nghĩ ngợi thế... u cũng đừng buồn nữa, u nhớ, tối u ninh cháo đu đủ cho Diệp ăn, là Diệp khoẻ ngay ý mà!

Ông Đức cũng ngồi gật gù.

- Đấy đấy mình xem, con nó đã bảo không sao rồi kìa. Hôm qua tại tôi nhờ bà ở nhà nấu cơm cho khách, bà mới để nó đi sang bên ấy một mình, chung qui là lỗi của tôi, thế được chưa nào?... Mà hai đứa này, thầy tính thằng cò đặt tên là Vũ, Trần Duy Vũ, con tí sinh ở ruộng mía, gọi yêu là Mía, tên đặt là My, Trần Hoàng My, các con thấy sao?

- Thưa thầy, vâng ạ.

Chẳng biết có phải do tiếng chuyện rôm rả quá không, mà hai đứa trẻ hay ngủ thin thít trong ổ chăn ấm bỗng ọ ẹ dậy khóc. Mọi người ý tứ tản dần ra ngoài, để lại căn buồng cho đôi vợ chồng. Diệp vẫn còn đau chưa ngồi dậy được, đành phải nằm nghiêng lần lượt cho các con bú. Trong lúc ngắm nghía nắn đầu cho con, y bỗng buột miệng. "Anh này... hai anh chị ấy, sẽ ra sao nhỉ?" Dừng lại một chút, Diệp nén đi tiếng thở dài. "Người ta cũng... chậc... tận mười bốn năm cơ mà... Nhất là những lần họp họ, giỗ chạp, cưới xin, mọi người thản nhiên bàn về con cái... Lúc trước chúng mình lấy nhau một năm mà chưa có con, em đã lo lắng và thấy khổ tâm lắm rồi..."

Suốt từ hôm qua đến giờ, Ngũ chưa dự định quay lại Lục Vân, phần vì bận rộn các con, phần vì ngay thời điểm này, hắn chỉ muốn dành sự mọi sự quan tâm cho con chuột nhắt vừa mới sinh xong, hãng đang còn yếu nằm bẹp một góc... Hắn bế con gái trong lòng, đung đưa cánh tay nhè nhẹ cho nó ngủ lại, mắt vẫn nhìn Diệp tràn đầy thương yêu.

"Em đừng có lo. Tạm thời chuyện đó để anh với thầy bàn thêm đã nhé."

Diệp hiểu ý hắn vâng nhẹ một tiếng. Ngũ chờ con trai ăn xong thiu thiu ngủ nốt, mới ôm hai đứa đặt vào góc giường phía trong, cẩn thận chèn gối xung quanh để cho các con không bị giật mình. Hắn hít chúng mãi. Cái lạnh đầu mùa không thể đủ sức len qua ô cửa đóng kín đã được chèn khăn. Căn buồng có mùi em bé mới sinh, ngòn ngọt, thơm thơm tựa như cam thảo. Hai đứa bé con, đứa nào đứa nấy đều đội mũ len mà Diệp đan cho, đeo cặp bao tay bao chân trắng muốt, nom như con sâu chút chít ủ mình trong kén. Bé bỏng đến thế là cùng! Diệp nằm ngắm con cùng chồng, lại đoán cả đêm hắn và mọi người chẳng nghỉ được mấy, liền vén chăn lên.

"Anh nằm xuống đây với em, tranh thủ chợp mắt, để em ngó con cho anh ngủ này..."

Lúc này tuy không mệt nhiều, nhưng nghĩ đến những ngày tới, việc ở Uỷ ban đã xong, vợ con đều đang bình an ở cữ, Ngũ muốn thả lỏng để cho bản thân nghỉ ngơi chốc lát. Hắn ngả mình xuống sà vào vòng tay của Diệp, đùi gác lên cẳng chân Diệp, không ngừng xoa xoa cái bụng vừa mới sinh xong đương cần ủ ấm của y. Diệp nom mặt hắn có vẻ chùng xuống, bèn cố pha trò.

"Bảo thương mà gác lên đùi người ta thế này? Nặng quá đi mất! Nặng như con voi ấy!"

"Thế anh bỏ chân ra nhá?"

"KHÔNGGG !"

Dưới tấm chăn dày, hơi thở cùng với nhịp tim đập sát gần nhau, quấn quít, hạnh phúc. Từng chút yêu thương êm ái bao trùm cả hai. Diệp lại nhẹ nhàng vỗ về phiến lưng to rộng của chồng, bỗng thấy vòng tay của hắn ôm siết mình hơn. Thế rồi, hắn làm bộ dạng thản nhiên mà nói vu vơ...

"Nhưng mà sau này... em đừng bao giờ quên anh nữa nhé..."

Diệp khẽ lắc đầu, ngón tay len lén đưa tay dụi mắt, không ngừng xót xa nhấn mạnh từng chữ.

"Sẽ không đâu ạ..."

Làm sao quên được khi mà Diệp đã trót yêu, trót phải lòng anh thêm một lần nữa mất rồi. Bên nhau bốn năm hay là bốn tháng, em vẫn thương anh, thương cả gia đình mình biết mấy, vẫn thích dựa dẫm vào anh để được che chở, như anh luôn thích ghì chặt lấy em để có cảm giác an tâm. Tháng chạp năm nay, trong nhà có thêm con trẻ chắc là rất bận... "Chúng mình mặc thêm áo ấm rồi đi hái lộc anh nhỉ?"... Sát tới giao thừa, đợi khi các con ngủ rồi, Diệp muốn bâng quơ hỏi chồng như thế? Hai đứa có thể hoặc không, sẽ lui tới gốc cây thị năm xưa, hay sẽ cùng đi lần mò những góc riêng khác, đón chờ mùa xuân lấp lánh niềm vui đọng trên khoé môi. Bao nhiêu năm cũ qua đi sẽ là bấy nhiêu năm mới em luôn có anh bên cạnh.

Mặc cho dòng chảy thời gian không ngừng lướt qua, cây có rụng lá, rồi lại ra hoa, mây tan trong gió, các con ngày một lớn lên, chừng nào chúng mình còn nắm tay nhau...

thương nhau cả ngày...

cả tháng...

cả năm...

thương nhau cả đời...

ngay ở nơi này mãi là bình yên... mãi là hạnh phúc.


——————— HOÀN ———————

.
.
.
.
.

12/12/2021 - 17/6/2023

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top