Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

2.3 Phần mở rộng vấn đề về thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


2.3 Phần mở rộng vấn đề về thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam

* Nhóm ngành Dệt may

Lí do tôi chọn ngành nghề này để làm rõ cho vấn đề về thực trạng nguồn nhân lực như sau:

· Ăn, ở, mặc là 3 nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc sống con người cho dù thế giới có thay đổi như thế nào. Nhóm ngành dệt may năm trong 3 nhu cầu thiết yếu này.

· Nhóm ngành dệt may là nhóm ngành kết hợp giữa kĩ thuật và kinh tế.

· Nhóm ngành này luôn chiếm tỉ trong GDP lớn trong sự phát triển kinh tế đất nước. Nhân lực cho nhóm ngành này là rất nhiều.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành dệt may được coi là động lực nguyên mẫu của thời kỳ tiền công nghiệp ở cả các nước đã và đang phát triển, nó đòi hỏi trình độ công nghệ sản xuất tương đối thấp và lao động giá rẻ dồi dào.

Báo cáo mới nhất về sự cạnh tranh toàn cầu năm 2019, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp của Việt Nam được đánh giá thấp nhất trong các chỉ số cạnh tranh, chỉ đứng thứ 116/141 quốc gia, kỹ năng số hóa chỉ đứng thứ 97/141(VEF, 2019) [6]. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đương đầu với làn sóng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Ngành dệt may được đánh giá là ngành sẽ bị chịu tác động lớn nhất, do phần lớn lao động chưa qua đào tạo, đã có nhận định rằng xấp xỉ 86% lao động trong ngành may có nguy cơ mất việc do tự động hóa (Jae-Hee Chang and Phu Huynh, 2016) [4]. Do đó đây có thể coi là những chỉ dấu quan trọng đồng thời là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp và nhà quản lý.

Gần đây cụm từ công nghiệp 4.0 được xuất hiện rất nhiều trên truyền thông, báo chí, và các hội thảo khoa học. Nhiều học giả đã nghiên cứu sự tác động của nó đến nguồn nhân lực có thể kể đến là tác giả Chu Thị Bích Ngọc (2018) [2] nêu ra bốn thách thức lớn: Nhu cầu trình độ lao động cao; công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; thị trường lao động toàn cầu; nhận thức về cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn hạn chế. Tác giả Nguyễn Đình Bắc (2018) [1] chỉ ra 3 hạn chế về nguồn nhân lực: số lượng lao động đã qua đào tạo ít; chất lượng chuyên môn thấp; cơ cấu lao động không hợp lý.

Ta cùng nhìn những dữ kiện, thông tin về thực trạng lao động được thu thập, phân tích, đánh giá qua biểu đồ dưới đây .Từ đó đưa ra bức tranh tổng thể về thách thức của lao động của ngành dệt may.

Hình 1: Thống kê về trình độ lao động toàn ngành (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

KẾT QUẢ VÀ DIỄN GIẢI PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Số lượng doanh nghiệp dệt may

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp dệt may trên cả nước xấp xỉ 8,461 doanh nghiệp truy nhiên trong đó nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng chiếm 87% (6.792 DN), điều này cho thấy các doanh nghiệp này khó có thể nâng cấp thiết bị và công nghệ 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Rõ ràng đây cũng là những doanh nghiệp chịu rủi ro cao nhất vì khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp được đầu tư công nghệ 4.0 xét về năng suất và chất lượng.

Về trình độ học vấn

Hình 1 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83%, điều này đồng nghĩa với việc đa số lao động thiếu cả kỹ năng cứng và cả kỹ năng mềm cần thiết không những cho công việc hiện tại mà còn cho những công việc đòi hỏi kỹ năng cao của công nghiệp 4.0. Đối với các công việc như khả năng vận hành máy kỹ thuật số phức hợp, kỹ thuật lập trình, điều khiển robot, giao tiếp người-máy, phân tích dữ liệu, v.v... cần phải có nền tảng tư duy tốt, được rèn luyện bài bản qua nhiều năm, do đó lao động phổ thông chưa qua đào tạo khó có thể đảm nhận được.

Hình 2: Thống kê chi tiết trình độ lao động cho từng nhóm ngành
(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

Hình 2 cho thấy sự phân bổ về trình độ có độ lệch trái rất lớn trong cả 4 nhóm ngành, trong đó trình độ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm ít nhất 81%. Rõ ràng nếu so với tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên thì con số này cao gấp 20 lần. Hình 2 cũng cho thấy nhóm ngành may, mặc dù có giá trị xuất khẩu cao nhất trong toàn bộ các nhóm ngành, nhưng tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo lại chiếm đa số, trong khi các chỉ số về tỷ lệ trình độ như trung cấp, cao đẳng và đại học lại thấp hơn các nhóm ngành khác. Do đó đây sẽ là một rào cản rất lớn cho mục đích chuyển đổi hình thức gia công từ cắt may theo đơn hàng (Cut-Make- Trim- CMT) sang hình thức có lợi nhuận cao hơn như tự thiết kế và gia công sản phẩm (Original Designed Manufacturer-ODM) hay cao hơn nữa là tự thiết kế, gia công và xây dựng thương hiệu gốc (Original Brand Manufacturer- OBM). Bởi để làm được những vấn đề này đòi hỏi lực lượng lao động phải có tố chất, có khả năng sáng tạo dựa trên nền tảng kiến thức đã được đào tạo, sự uyển chuyển trong từng loại mặt hàng sản xuất.

Với những phân tích trên, ngành dệt may Việt Nam đang bị mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu trình độ lao động, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm quá lớn (chiếm 4/5 lực lượng lao động) dẫn đến việc chuyển đổi mô hình sản xuất, tăng năng suất gặp rất nhiều hạn chế, điều này cũng giải thích tại sao năng suất lao động của người Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có năng suất thấp theo tổ chức lao động quốc tế (ILO). Mặt khác lao động có trình độ thấp thì nhận thức của họ cũng bị hạn chế, do đó dẫn đến việc tuân thủ kỷ luật lao động, ý thức lao động không được cao, sự biến động lao động lớn gây nên những thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp xét cả về hiệu quả sản xuất và chiến lược đầu tư, phát triển. Điều quan trọng nữa là trình độ lao động thấp có nguy cơ dẫn đến khả năng tiếp nhận công nghệ sẽ bị hạn chế, và đây sẽ là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 vào trong sản xuất của mình. Rõ ràng đây là bài toán rất lớn cho các doanh nghiệp về việc làm sao để đào tạo lại những lao động này mà không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Về kỹ năng công nghệ 4.0

Sẽ là thiếu sót nếu chỉ đánh giá trình độ lao động mà bỏ qua việc đánh giá kỹ năng của người lao động chuẩn bị sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. 10 kỹ năng cơ bản về công nghiệp 4.0 được đánh giá tại các doanh nghiệp sợi, dệt nhuộm nhằm xác định thực trạng và mức độ sẵn sàng của lao động chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang công nghệ số, một nền tảng quan trọng của công nghiệp 4.0. Chi tiết các chỉ tiêu về kỹ năng được trình bày trong Bảng 1.

Tất cả các kỹ năng trên được khảo sát và đánh giá theo 5 cấp độ từ 1 rất kém đến 5 rất tốt. Kết quả như sau.

Bảng 1: Kỹ năng cơ bản về công nghệ 4.0

Đối với ngành sợi

Trong 10 kỹ năng được đánh giá, không có kỹ năng nào đạt rất tốt, kỹ năng không đồng đều, các kỹ năng như Internet, sử dụng máy tính, sử dụng các thiết bị thông minh chủ yếu ở mức trung bình hoặc tốt. Mức độ này được các doanh nghiệp khẳng định chỉ có thể có các thao tác đơn giản, không thuần thục thậm chí còn lóng ngóng không biết xử lý các sự cố xảy ra. Các kỹ năng như thiết kế 3D, bảo mật, và bí mật cá nhân được đánh giá còn nhiều yếu kém, rõ ràng đây chính là khoảng trống mà doanh nghiệp cần phải chú tâm đào tạo và phát triển, bởi khi áp dụng các công nghệ 4.0 đồng nghĩa với việc các hệ thống được thông suốt và dữ liệu cá nhân, dữ liệu kinh doanh, bí quyết của doanh nghiệp sẽ là những mục tiêu săn tìm của đối thủ và những hackers.

Một điều đáng lưu ý rằng, ngành sợi là ngành có khả năng tự động hóa và vi tính hóa cao nhất do có sự lặp lại của công việc nhiều. Theo ước tính thì khoảng 70% công đoạn của ngành sợi có thể được tự động hóa, điều này có nghĩa là các vị trí trên cần những lao động có kỹ năng công nghệ phải từ tốt đến rất tốt chứ không thể chỉ dừng lại ở mức trung bình. Do đó đây là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo bồi dưỡng lao động của mình.

Đối với ngành dệt

Các kỹ năng 4.0 của lao động ngành dệt có nhiều điểm yếu tương đồng so với ngành sợi. Cụ thể là các kỹ năng như Internet, sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh. Các kỹ năng như 3D, bảo mật, bí mật cá nhân được đánh giá thấp hơn so với ngành sợi. Từ đây cũng có thể suy rộng ra là khả năng làm chủ công nghệ ngành dệt còn nhiều hạn chế, đây cũng là lý do giải thích một phần tại sao giá trị xuất khẩu ngành dệt nhỏ hơn so với ngành sợi và ngành may. Hơn nữa các doanh nghiệp dệt không đáp ứng đủ cho nhu cầu ngành may, vì vậy các doanh nghiệp may đã phải nhập khẩu trên 60% lượng vải để sản xuất.

Đối với ngành nhuộm

Xấp xỉ 100% các kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh, bảo mật, kỹ năng 3D, sở hữu trí tuệ dưới trung bình, điều này cũng không quá bất ngờ bởi ngành nhuộm chưa được đầu tư nhiều về công nghệ do đó tỷ lệ số doanh nghiệp và người lao động trong ngành này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 4 nhóm ngành. Hơn nữa ngành nhuộm chính là đầu vào của ngành may khi mà công nghệ nhuộm không phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến đầu vào của sản xuất may, đây là nút thắt trong chuỗi cung ứng ngành dệt may của Việt Nam.

Đối với ngành may

Ngành may có kỹ năng về công nghiệp 4.0 được đánh giá là yếu nhất trong số 4 nhóm ngành, chưa có kỹ năng nào có tỷ lệ được đánh giá tốt đến 30%. Trên 80% các kỹ năng chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình. Kỹ năng quan trọng như thiết kế 3D, sử dụng máy tính, sử dụng các thiết bị thông minh được đánh giá ở mức yếu kém, điều này có thể hiểu rằng, đa số lao động chưa thể vận hành được công nghệ, chưa kiểm soát và xử lý ở mức có thể chấp nhận được. Điều này cho thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ lao động có trình độ với tỷ lệ lao động có kỹ năng công nghệ, khi mà tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông của ngành may cao hơn các ngành khác thì kỹ năng công nghệ của họ cũng thấp hơn.

KẾT LUẬN

Thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là cơ cấu trình độ lao động bất hợp lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lao động có trình độ đại học rất thấp chiếm dưới 5% cho cả 4 nhóm ngành, rõ ràng điều này sẽ rất khó đáp ứng những yêu cầu của công nghệ 4.0, đòi hỏi các kỹ năng như số hóa, trí tuệ nhân tạo, ngoại ngữ, tin học, lập trình, phân tích dữ liệu, an ninh mạng.

Thách thức lớn thứ hai đó là sự hạn chế về năng lực công nghệ 4.0. Kết quả cho thấy hầu hết các kỹ năng cơ bản để vận hành các thiết bị số của lao động ngành dệt may nói chung còn yếu kém, mặc dù điều này có mối liên hệ với trình độ đào tạo. Tuy vậy điểm mấu chốt vẫn là ở chỗ thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, công tác nghiên cứu và phát triển còn nhiều yếu kém, lao động ít được tiếp xúc với công nghệ do đó dẫn đến kỹ năng bị hạn chế.

Một thách thức lớn nữa rút ra từ nghiên cứu này đó là muốn đầu tư công nghệ 4.0 thì nguồn vốn đầu tư của mỗi doanh nghiệp phải đủ lớn (tối thiểu 50 tỷ), trong khi đó đa số các doanh nghiệp kể cả sợi, dệt, nhuộm, may đều có số vốn đầu tư nhỏ hơn con số này. Do đó nếu các doanh nghiệp không đầu tư được công nghệ 4.0 sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong khi lao động có trình độ và kỹ năng còn yếu kém. Bài viết này đưa ra một số khuyến nghị sau:

Đối với doanh nghiệp, cần chủ động phân loại lao động để có hình thức phù hợp. Cần tích cực phối với với các cơ sở đào tạo đề đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cấp cho lao động của mình.

Đối với các trường đào tạo, cần chủ động cập nhật giảng dạy, đầu tư thiết bị công nghệ 4.0, đồng thời phối hợp với doanh nghiệp tổ chức đào tạo chính quy, đào tạo lại, đào tạo nâng cấp tại doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao về công nghiệp 4.0.

Đối với Chính phủ cần hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn nữa đối với các trường đại học bằng những hành động cụ thể như tăng kinh phí nghiên cứu, số lượng đề tài nghiên cứu về công nghiệp 4.0.

Nguồn: https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t3311/thach-thuc-doi-voi-nguon-nhan-luc-det-may-viet-nam-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html

*Thực trạng nguồn nhân lực được dự báo tại TPHCM từ năm 2018-2025veef các nhóm ngành.

Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM dự báo về nhu cầu nhân lực thành phố giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 như sau:

Giai đoạn 2018 – 2020, tổng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế thành phố tăng trung bình 2,1% một năm từ mức 4.346 nghìn người năm 2018 lên khoảng 4.611 nghìn người vào năm 2020. Giai đoạn 2021 – 2025, tổng nhu cầu nhân lực tăng trung bình 3% một năm, lên khoảng 5.345 nghìn người vào năm 2025.

Theo định hướng đến năm 2025, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực dịch vụ, nhu cầu nhân lực giữa các khu vực cũng có sự dịch chuyển. Đến năm 2018, 2020 và 2025, cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: Dịch vụ (65,19% - 65,68% - 67,84%) – công nghiệp, xây dựng (32,70% - 32,40% - 30,73%) và nông nghiệp (2,11% - 1,92% - 1,43%).

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 19%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 45%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 36%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3 - 5%.

Trong giai đoạn 2018 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 chỗ làm việc (150.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo bình quân chiếm 85%, nhu cầu nhân lực bình quân có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

Biểu 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

6.000

2

Công nghiệp - Xây dựng

28

84.000

3

Dịch vụ

70

210.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Nhà nước

5

15.000

2

Ngoài nhà nước

64

192.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

31

93.000

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Cơ khí

5

15.000

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

8

24.000

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

12.000

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

12.000

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

21

63.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

5

15.000

2

Giáo dục – Đào tạo

6

18.000

3

Du lịch

9

27.000

4

Y tế

5

15.000

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4

12.000

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

9.000

7

Thương mại

13

39.000

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

5

15.000

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

5

15.000

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

55

165.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 5: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

8

24.000

2

Dịch vụ phục vụ

9

27.000

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

10

30.000

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

4

12.000

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

5

15.000

6

Công nghệ - Nông lâm

4

12.000

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

3

9.000

8

Ngành nghề khác

3

9.000

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

46

138.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Nhóm ngành

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

89.250

2

Khoa học tự nhiên

7

17.850

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

84.150

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

20.400

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

12.750

6

Y - Dược

5

12.750

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

7.650

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

10.200

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

255.000

Ghi chú: Tổng số 255.000 chỗ làm việc tính trên nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp – Cao đẳng – Đại học

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Biểu 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025

STT

Trình độ nghề

2018 – 2020

2021 – 2015

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

1

Trên đại học

2

6.000

2

6.000

2

Đại học

15

45.000

18

54.000

3

Cao đẳng

16

48.000

16

48.000

4

Trung cấp

27

81.000

28

84.000

5

Sơ cấp nghề

20

60.000

21

63.000

6

Lao động chưa qua đào tạo

20

60.000

15

45.000

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

300.000

100

300.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

"Cung" chưa gặp "cầu" tại một số ngành

Số liệu của VietnamWorks cũng cho thấy 3 công việc có tốc độ tăng trưởng cao về nhu cầu tuyển dụng là hoạch định-dự án, chăm sóc khách hàng và sản xuất. Nhưng khả năng cao sẽ thiếu hụt lao động ở các ngành chăm sóc khách hàng và sản xuất, vì 2 ngành này không nằm trong top 3 ngành nghề có tốc độ tăng trưởng về nguồn cung lao động.

Bà Phương Mai đánh giá: "Khi so sánh giữa top 3 các ngành tăng trưởng vượt bậc về nguồn cung lao động năm 2019 với top 3 ngành tăng trưởng cao về nhu cầu tuyển dụng 2019, có một số dấu hiệu dư thừa và thiếu hụt nhân lực do chênh lệch cung, cầu. Hiện nay có sự dư thừa nhân lực ở một số ngành nghề như ngân hàng, quảng cáo-khuyến mãi-đối ngoại và thiếu hụt lao động ở các ngành chăm sóc khách hàng, sản xuất. Bên cạnh đó, các ngành , điện-điện tử thuộc top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2019 nhưng lại không thuộc trong top 10 ngành có nguồn cung lao động cao, nên cũng có khả năng thiếu hụt nhân lực".

Tuy nhiên, nếu theo dõi xu hướng của dữ liệu trong giai đoạn 5 năm gần đây, ngành pháp lý không đứng đầu về số lượng công việc trên VietnamWorks, nhưng lượng công việc được đăng tuyển lại tăng liên tục và tăng gần gấp 3 lần chỉ trong vòng 5 năm qua, và ngành này sẽ không giảm trong những năm tới. Lượng hồ sơ ứng tuyển ngành pháp lý cũng tăng gần gấp 3 lần.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top