Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

2/ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực của nước ta hiện nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


2.1 Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay

Trước hết ta hiểu :

-Nhân lực được định nghĩa bao gồm toàn bộ các tiềm năng của con người trong một tổ chức (từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao).

-Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm cả thể lực và trí lực.

Thể lực chính là tình trạng sức khỏe, sức lực của người đó, phụ thuộc vào thu nhập, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt, chế độ làm việc...

Trí lực chính là nguồn lực tiềm tàng trong mỗi người bao gồm trí thức, tài năng, năng khiếu của mỗi con người

a.Vai trò của nguồn nhân lực.

-Vai trò của nguồn nhân lực đối với kinh tế:

Các nhà kinh tế học cho rằng: một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, ỏ mức bền vững phải dựa trên 3 trục cơ bản là áp dụng khoa học công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó phát triển nguồn nhân lực là then chốt nhất.

Trong các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng, cũng đã khẳng định trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực đóng vai trò hàng đầu và quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng và phát triển không giống nhau. Bởi vì mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau thì có những điều kiện – hoàn cảnh – tiền đề khác nhau. Bước khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp người ta cho rằng: Điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. lúc này yếu tố con người được che lấp bởi những lợi thế tuyệt đối về tự nhiên.

Sang giai đoạn những năm 60, sau khi khoa học kỹ thuật đạt được những thành tựu đáng kể, đem lại cho năng suất lao động cao, thì lúc này máy móc, trang thiết bị được đặt lên hang đầu và phân bố con người phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật.

Nhưng cùng với sự tiến bố của lịch sử con người đã nhận thức rằng: tài nguyên thiên nhiên cho dù có đa dạng, phong phú đến đâu với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì nó cũng dần cạn kiệt; máy móc có hiện đại mà không có người sử dụng thì cũng không mang lại hiệu quả và chỉ có khai thác ở con người mới vô tận. Bởi vì chính con người là sang tạo ra lịch sử.

Đúng vậy, các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng mà không có sức mạnh tự thân và phát huy hiệu quả nếu không có hoạt động ý thức con người. Hơn nữa, chúng là những nguồn lực hữu hạn, sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai thác và sử dụng. Một nguồn lực có thể sang tạo ra các máy móc, thiết bị có thể sử dụng và điều khiển nó, mang tính trí tuệ, nguồn lực vô hạn đó chính là nguồn nhân lực. Nó ngày càng khẳng định vị trí của mình bởi sự chinh phục và cải tạo tự nhiên; khám phá những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên.

Bước sang giai đoạn mới vào những năm 90 đến nay, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đạt được những thành tựu ngoài sức tưởng tượng của con người, thì vai trò quyết định của con người là không gì có thể phủ nhận được.

Trong lý thuyết Mác khi nói về CNTB cũng khẳng định rằng, CNTB dù có những máy móc, trang thiết bị hiện đại nếu không có nhân tố con người sử dụng thì chúng cũng là những vật vô tri vô giác, là vật chết đó mà thôi. Luận điểm này của Mác đã bác bỏ quan niệm cho rằng: Máy móc tạo ra tất cả của cải chứ không phải lao động. Để một công ty hoạt động phát triển và thành công, cần phải có điều hành năng động trong cơ cấu tổ chức và ở tất cả các khâu, các cấp quản lý, cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề và ý thức lao động tốt.

Đối với Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã xác định, trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trị địa lý, công nghệ và nguồn từ bên ngoài thì nguồn lao động và con người là lợi thế về nguồn lực quan trọng nhất. Đây chính là khâu đột phá để đẩy nhanh và vững chắc trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.

-Vai trò của nguồn nhân lực trong chính trị:

Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giải phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thực sự, "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự"2. Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh.

Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân, sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến, dân tin, dân ủng hộ.

Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phổ biến luật pháp của nhà nước đến nhân dân, làm cho dân hiểu dân tin; người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng luật pháp, thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã viết: khi người dân "... biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm"1, "thì việc gì khó khăn mấy họ
cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ"2.

Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.

-Vai trò nguồn nhân lực đối với văn hóa xã hội:

+Đối với văn hóa :Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội. Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho quần chúng nhân dân lao động.

Mặt khác, quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hoá, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.

Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v.v.. Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy dễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội.

Con người có văn hoá cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hoá tinh thần của đất nước, của nhân loại. Do vậy, nếu mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những giá trị văn hoá tinh thần, giá trị văn hoá vật chất của xã hội được bảo tồn, lưu giữ, được nâng cao.

Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hoá nhiều nước trên thế giới.

Trình độ tri thức của mỗi người về văn hoá sẽ là tiền đề cho họ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc mình, làm phong phú đời sống tinh thần cá nhân.

Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển khoa học của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ trí thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội.

+ Đối với xã hôi :

Những vấn đề xã hội bao gồm: Vấn đề lao động việc làm, thực hiện công bằng xã hội, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, v.v. Muốn giải quyết tốt những vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt vai trò nguồn lực con người.

Giải quyết lao động việc làm là một vấn đề được từng gia đình, toàn xã hội chúng ta quan tâm, vì có giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm mới phát huy được những thế mạnh của đất nước, mới giải quyết tốt được những vấn đề xã hội khác. Song, muốn giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người từ nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, tay nghề, năng lực quản lý, tới ý thức chính trị cho người lao động.

Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính sách này chỉ phát huy hiệu quả khi chính những người nghèo thấy được trách nhiệm của mình, cố gắng nỗ lực phấn đấu vươn lên, đồng thời được sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, sự trợ giúp của Nhà nước, v.v.

Như vậy, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần của xã hội. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự
nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tự nhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình. Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự nhiên và xã hội. Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi, thậm chí triệt tiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội.

Nguồn lực con người, xét về mỗi cá nhân, còn là những yếu tố tiềm năng cấu thành con người có thể được khai thác. Nhưng hiệu quả việc phát huy nguồn lực con người lại tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, tuỳ thuộc vào
cách tổ chức xã hội, phụ thuộc vào năng lực và nghệ thuật của người quản lý xã hội, phụ thuộc vào cơ chế và chính sách xã hội.

Nguồn lực con người không khai thác, không phát huy được là lãng phí lớn nhất. Đặc biệt là với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu, càng làm việc trí tuệ của họ càng đa dạng, càng phong phú và sâu sắc.
Nước ta đang còn là một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng.

b.Thực trạng vấn đề nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

Có 3 ưu điểm chính ở nguồn nhân lực Việt Nam.

1. Việt Nam đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" tức là thời kỳ cứ 2 người lao động mới có 1 người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên). Cách đây 30 năm thì gần như cứ 1 lao động có 1 người phụ thuộc. So sánh như thế để thấy "gánh nặng phụ thuộc" của Việt Nam đã giảm hẳn một nửa. Điều này tạo thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư. Thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" dự báo kéo dài 30 – 35 năm nữa tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển. Chúng ta với hơn 63 triệu người (chiếm 69,5% dân số) trong độ tuổi lao động, mang lại nhiều lợi thế về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đông. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam tính đến thời điểm 1/1/2016 là hơn 54 triệu người, trong đó lao động nam chiếm 51,7%; lao động nữ chiếm 48,3%. Tính đến quý II/2017, lực lượng lao động Việt Nam từ 15 tuổi trở lên là 53,40 triệu người, trong đó, tỷ lệ người lao động có bằng cấp, chứng chỉ (tính từ 3 tháng trở lên) là 11,78 triệu.

Tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức thấp, cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm trong các năm 2013, 2014 và 2015 là 2,18%, 2,1% và 2,31%. Số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam tương đối cao và ổn định qua các năm. Đây có thể coi là một lợi thế trong việc ổn định sản xuất và quản lý lao động của quốc gia. Tỷ lệ lao động có việc làm chiếm tỷ trọng cũng khá cao so với lực lượng đến tuổi lao động.

Thêm vào đó, năng suất lao động của người Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Tính theo giai đoạn, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, bình quân giai đoạn 2006 – 2015 tăng 3,9%/năm. Những nỗ lực tăng năng suất lao động thời gian qua góp phần không nhỏ thu hẹp dần khoảng cách tương đối của năng suất lao động Việt Nam so với nước ASEAN

2. Công tác đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam bước đầu gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động...

3. Việt Nam đã phát triển được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ khá đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, cán bộ khoa học của Việt Nam đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được nhiều hơn với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp. Người lao động Việt Nam được đánh giá có ưu điểm là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Nếu xét về số lượng nguồn nhân lực có học hàm, học vị ở Việt Nam hiện nay (theo Niên giám thống kê năm 2014 có hơn 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ) thì chúng ta đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng, không thua kém các nước trong khu vực.

(Trích "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường" – Nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình KHGD quốc gia do Trường ĐH Ngoại thương chủ trì)

Cơ hội

Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.092.334 người vào ngày 28/05/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. (Nguồn: )

Với con số lên đến gần 100 triệu dân, chúng ta có thể thấy ngay rằng, Việt Nam là một thị trường lớn. Ngày nay, ai có sản phẩm hay dịch vụ gì, chỉ cần cung cấp được cho 1% dân số Việt Nam thì người đó đã có thể trở thành triệu phú đô la! Dân số đông, lao động dồi dào cũng là một lý do hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đông dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động xã hội. Chúng ta có đủ lực lượng lao động để thúc đẩy cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

NHƯỢC ĐIỂM

Theo đánh giá của các chuyên gia, xu thế hội nhập sẽ kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực sẽ rất cao, trong khi mức độ sẵn sàng của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam còn chậm. Cạnh tranh giữa nước ta với các nước trên thế giới trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể theo hướng tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Không những thế, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm mạnh và lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Khảo sát cho thấy, khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới; Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc cũng là những thách thức không nhỏ đối với lao động Việt Nam.

Cụ thể:

Hạn chế về thể lực

Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện cụ thể ở một số tiêu chí trọng yếu như thể lực, trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Về thể lực của người lao động, tuy có sự cải thiện trong thời gian gần đây, nhưng nhìn chung nguồn nhân lực Việt Nam có vóc dáng nhỏ bé.

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang bị đánh giá là khá thấp, nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực chưa được phát triển theo hướng toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức... để có khả năng thích ứng với môi trường lao động hiện đại.

Tandon & cộng sự (2000) cung cấp số liệu so sánh 191 nước, cho thấy chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam năm 2000 thấp hơn 13cm, và của nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn 10,7cm so với chuẩn của WHO, còn cân nặng trung bình của người Việt Nam thuộc tốp nhẹ nhất thế giới. Năm 2000, tổng điều tra dinh dưỡng của Việt Nam cho thấy chiều cao nam thanh niên là 162,3cm và nữ là 152,4cm. Sau 10 năm, đến năm 2010, chiều cao nam giới Việt Nam trong độ tuổi 20 - 24 đã tăng thêm 2,1cm, nữ tăng 1cm. Nếu tính riêng tại các thành phố thì nam giới cao 167,4cm, nữ cao 154,7cm; vùng nông thôn chiều cao thấp hơn với nam 164,1cm và nữ 153,2cm. Với chiều cao này, thanh niên Việt Nam cao ngang với Indonesia, Philippines nhưng thấp hơn Singapore, Nhật, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, và thấp hơn Hàn Quốc 9,4cm.

Với chỉ số này, ngay cả khi các doanh nghiệp, tập đoàn muốn đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến thì người lao động rất khó khăn trong sử dụng và vận hành máy móc, thiết bị hiện đại có kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu...) với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh và tâm lý lớn...

Trình độ lao động chưa cao

Chất lượng nhân lực Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2016 chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) trong khi một số nước trong khu vực như Malaysia là 5,59/10, Thái Lan là 4,94/10; Việt Nam đứng thứ 11/12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Ngoài ra, các chỉ số khác cũng rất thấp như năng lực cạnh tranh 4,3/10, xếp hạng 56/133 nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ trong năm 2015 chỉ đạt 20,3%. Nhân lực Việt Nam còn thiếu kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, tác phong công nghiệp và tránh nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

Điểm yếu cơ bản của lao động nước ta là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề dài hạn, có trình độ cao còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... kỹ năng tay nghề yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới. Năng lực cạnh tranh và năng suất lao động còn hạn chế. Năng suất lao động trung bình của Việt Nam chỉ bằng một nửa các nước ASEAN, thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản 135 lần, khiến chỉ số cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế liên tục giảm trong những năm qua.

Bên cạnh đó, sự phân bố không hợp lý, chương trình đào tạo còn nặng lý thuyết, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội... đã dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kĩ thật trình độ cao, các nhà quản lý, chuyên gia giỏi và công nhân lành nghề. Nhiều lao động không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp, vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả. Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là lao động bậc trung, chỉ đáp ứng được khoảng 20 - 30% nhu cầu lao động trong giai đoạn 2011 - 2015.

Có thể thấy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo các năm ngày càng tăng, mặc dù không cao. Hai năm gần đây tỷ lệ này đã có những thay đổi đáng kể, từ 22,2% năm 2016 tăng lên mức hơn 23% vào năm 2017. Sự thay đổi trong tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo là một tín hiệu đáng mừng. Mặc dù chỉ tăng 0,5% - 1% nhưng có thể thấy nhân lực trong các nhóm ngành trọng điểm luôn được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam.

Cần thời gian để xây dựng việc chấp hành luật pháp

Về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, các tiêu chí đánh giá thường thông qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp, văn hoá sản xuất, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động... Trên thực tế, mặc dù người lao động luôn có ý thức và lương tâm nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang nền sản xuất công nghiệp hiện đại, họ cũng bộc lộ những nhược điểm như vẫn còn giữ thói quen của nền sản xuất nhỏ lẻ, thiếu khả năng tính toán để tăng hiệu quả kinh tế, lãng phí, không có ý thức bảo vệ môi trường...

Tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao. Bên cạnh đó, việc chấp hành luật pháp, cách làm việc trong một nền công nghiệp hiện đại vẫn chưa chuyên nghiệp, do đó, cần phải mất nhiều thời gian và sự kiên trì mới có thể xây dựng được.

Cơ cấu lao động

Tỷ lệ cơ cấu lao động trong các ngành, lĩnh vực kinh tế có sự thay đổi đáng chú ý, mặc dù không quá lớn. Năm 2016 có 41,87% lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp; sang năm 2017, con số này giảm còn 40,02%. Trong khi đó, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghệp - dịch vụ và ngành dịch vụ - tài chính - ngân hàng thì có phần tăng lên: Năm 2016, 24,74% lao động trong ngành công nghiệp dịch vụ, năm 2017 tăng xấp xỉ 26%; Năm 2016 có 33,39% lao động trong ngành dịch vụ - tài chính – ngân hàng, năm 2017 tăng hơn 34%.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động đã dịch chuyển đáng kể từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Trích "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường" - Nhiệm vụ KHCN thuộc Chương trình KHGD quốc gia do Trường ĐH Ngoại thương chủ trì

Có thể nói, gần 100 triệu dân tạo nên sức ép rất lớn cho sự phát triển của đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường.

Trước hết là vấn đề việc làm. Dân số đông, lại trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" nên số lao động rất lớn. Giải quyết đủ việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho hàng chục triệu lao động trong hoàn cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt đang là những thách thức lớn nhất hiện nay.

Thất nghiệp, thiếu việc làm, làm việc với năng suất thấp không những cản trở phát triển mà còn tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội. Hiện nay, vợ chồng ít con, gia đình nhỏ nên thường đòi hỏi những dịch vụ như y tế, giáo dục, giao thông... có chất lượng cao hơn. Khi dân số đông, "cung" hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao đang không theo kịp "cầu" dễ gây ra những căng thẳng xã hội.

Vấn đề đặc biệt quan trọng là tác động của gần 100 triệu dân đến tài nguyên, môi trường Việt Nam. Nhiều nước có dân số lớn hơn nước ta nhưng lại có diện tích lãnh thổ rộng hơn nhiều lần. Vì vậy, mật độ dân số của họ thấp hoặc rất thấp. Chẳng hạn, dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 332.742.582 người vào ngày 29/05/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Hoa Kỳ hiện chiếm 4,23% dân số thế giới. Hoa Kỳ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Hoa Kỳ là 36 người/km2. Với tổng diện tích đất là 9.155.898 km2. (Nguồn: )

Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.443.780.552 người vào ngày 29/05/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Trung Quốc hiện chiếm 18,35% dân số thế giới. Trung Quốc đang đứng thứ 1 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Trung Quốc là 154 người/km2. Với tổng diện tích đất là 9.390.784 km2. (Nguồn: )

Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao làm cho đất đai trở thành tài nguyên quý hiếm, giá cả đắt đỏ cản trở sự phát triển của đất nước, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Những hiện tượng chậm giải phóng mặt bằng, khó tìm đất tái định cư, tranh chấp, tranh giành, đầu cơ đất đai diễn ra phổ biến khắp nơi. Dân số đông, lại tập trung cao ở vùng đồng bằng đã tạo ra dòng di cư lớn, là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên rừng và quá tải cơ sở kỹ thuật, ô nhiễm môi trường đô thị.

Thách thức lớn hơn cơ hội, thuận lợi ít hơn khó khăn!

-Về chất lượng giáo dục đào tạo:

Giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong việc phát triển của một đất nước. Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta, họ đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước. Chính vì vậy giáo dục đào tạo đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước

Thực vậy, giáo dục là điều kiện tiên quyết giúp quyết định nền kinh tế của đất nước đó có phát triển hay không, xã hội đó có ổn định hay không, đất nước đó có nhiều nhân tài để phục vụ cho đất nước hay không.

Thế nhưng nền giáo dục của đất nước chúng ta hiện nay vẫn còn chứa đựng những bất cập, chưa vững chắc:

Hiện nay giáo dục chú trọng quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng

Nội dung, chương trình giảng dạy còn lạc hậu, lỗi thời, chưa đổi mới, cải tiến hiệu quả. Chưa áp dụng thực tiễn nhiều, chưa phát huy được tính sáng tạo, năng lực thực hành cho học sinh

Giáo dục việt nam hiện nay chỉ quan tâm đến việc dạy "chữ" cho học sinh. Thế nhưng việc dạy "nhân" và "nghĩa" thì lại bị buông lỏng, giảm sút, nhất là các mặt đạo đức, lối sống. Việc cho học sinh có thể thực hành được các bài học vẫn chưa được đẩy mạnh, khiến cho kĩ năng thực hành, tư duy sáng tạo của học sinh sinh viên bị hạn chế rõ rệt

– Hệ thống giáo dục các cấp bậc từ đại học đến phổ thông còn thiếu đồng bộ, chưa có sự cân đối. Ở phổ thông, các học sinh được học các môn học khoa học mang tính lý thuyết rất nhiều, nhưng khi lên cấp bậc đại học thì những lý thuyết ở phổ thông không thể đem áp dụng ra được, khiến các sinh viên phải học lại từ đầu, như thế phải mất thêm một khoảng thời gian nữa

– Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn rất nhiều bất cập, như việc phân phối cán bộ giảng dạy vẫn còn chưa hợp lý về các trường học. Bên cạnh đó còn có nhiều cán bộ giảng dạy không có tâm đối với học trò của mình

– Việc định hướng và liên kết với nước ngoài trong chương trình giáo dục còn lúng túng, mơ hồ, chưa có mục tiêu, phương hướng rõ ràng

– Tư duy của nền giáo dục còn chậm đổi mới, chưa theo kịp tốc độ phát triển, đổi mới của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, phát triển và hội nhập với thế giới. Việc thực hành cần được áp dụng từ ngay khi còn học phổ thông, để các em có thể phát triển tư duy, sáng tạo, chọn lựa cho mình những ngành nghề phù hợp nhất

Chương trình đào tạo

Thiết nghĩ chương trình đào tạo cần cải tiến đổi mới, cập nhập hằng năm, kết nối thực tiễn với hàng lâm, đưa các buổi ngoại khóa để học sinh có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống bên ngoài một các trực tiếp nhất. Các môn học cần được phân bố lượng thời gian hợp lý, để lượng kiến thức lý thuyết 30% và thực hành 70%

Chất lượng đầu vào

Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở giáo dục đào tạo còn quá thấp, khiến cho chất lượng học tập tiếp thu của sinh viên còn chưa tốt. Đa số học sinh còn học tập một cách thụ động, thiếu đóng góp cho bài học của giảng viên.

Cần nâng cao mức đầu vào của sinh viên, để có thể đạt chất lượng tốt, với những sinh viên có tính tư duy khoa học, sáng tạo cao, học một cách chủ động thì chất lượng đầu ra của trường đó sẽ được cải thiện rõ rệt

Phương pháp giảng dạy

Nhìn chung, chất lượng và lực lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng được nâng cao. Thế nhưng phuong pháp giảng dạy của các thầy cô vẫn mang tính thuyết giảng, làm cho học sinh sinh viên chỉ tiếp thu được một cách thụ động, dạy 1 biết 1, không có hướng cho học sinh tự mày mò, tìm hiểu được.

Mặc phác, các phương tiện giảng dạy hiện nay còn hạn chế nên các thầy cô chưa thể truyền tải hết phần hồn và nội dung của bài học cho học sinh được.

- Có một điều đặc biệt đáng chú ý là tầng lớp học sinh lớp 12 đang chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT có sự biến động rất lớn về việc đăng kí nguyện vọng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn về các nhóm ngành như thế cũng là do các em chưa được thầy cô hướng nghiệp tận tình. Đa phần, thời gian một ngày của các em đều ở trường, ở lớp học thêm.Với lượng thời gian nhiều như thế, đáng nhẽ ra các em nên được phổ cập kiến thức nhiều hơn về các nhóm ngành.Các em phải cần biết được rằng: Nhóm ngành càng được nhiều người đăng kí thì cơ hội trượt càng cao, nếu sau khi ra trường bản thân mỗi người không thật sự giỏi, không trang bị nhiều kĩ năng mềm cho bản thân thì tỉ lệ thất nghiệp, làm trái ngành cũng tỉ lệ thuận với con số đó.Các em hiện chưa thể tính vào nguồn nhân lực lao động chính thức của xã hội.Tuy nhiên, các em là hạt giống vô cùng trân quý mà sau này sẽ đóng góp cho sự phát triển của nước nhà vô cùng to lớn.

+Theo bảng thống kê số lượng học sinh đăng kí tuyển sinh vào khối các ngành nghề hai năm gần đây.

->Năm 2021:

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), sau khi kết thúc thời điểm đăng ký, trên hệ thống đã có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 với 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng (CĐ, ĐH) năm 2021.

Trong số hơn một triệu thí sinh của Kỳ thi, gần 21,8% thí sinh tham dự với mục đích chỉ xét tốt nghiệp, 3,5% thí sinh có mục đích chỉ xét tuyển ĐH, CĐ; còn đa số, chiếm hơn 74,7% thí sinh có mục đích vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển ĐH, CĐ.

Đáng chú ý, số liệu về đăng ký nguyện vọng xét tuyển của thí sinh cho thấy có sự phân hoá mạnh mẽ giữa các ngành nghề được thí sinh lựa chọn. Trong tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021, có một số ngành, nhóm ngành có số liệu thống kê nguyện vọng đáng chú ý.

Nhìn vào số liệu này, một số ý kiến cho rằng có sự mất cân đối ngành nghề trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho biết, để đánh giá xu hướng đăng ký ngành nghề năm nay thì cần phải căn cứ số liệu đăng ký nguyện vọng 1 – nguyện vọng thể hiện sự ưu tiên số 1 của thí sinh khi lựa chọn ngành nghề..

Tỷ lệ nguyện vọng 1/chỉ tiêu cho thấy, những ngành có sự cạnh tranh mạnh nhất, nhiều thí sinh đăng ký nhất năm nay là: An ninh Quốc phòng (566,82%); Báo chí và thông tin (311,65%), Nghệ thuật 210,7%); Du lịch khách sạn, dich vụ cá nhân (201%), Khoa học xã hội và hành vi (197,97%).

Bộ GD-ĐT phân tích, trong tổng số nguyện vọng, thì nhóm ngành kinh doanh quản lý tuy chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất (32,77%). Nhưng khi xét nguyện vọng 1 thì nhóm ngành này chỉ chiếm 186,1%, đứng thứ 6 trong những nhóm ngành có thí sinh đăng ký nhiều nhất.Nhóm ngành ít hấp dẫn nhất tính theo nguyện vọng 1 là Khoa học sự sống (26%) và Khoa học tự nhiên (20,1%).

Theo đại diện Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, việc thí sinh đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành không nên hiểu là lệch hay mất cân đối ngành nghề, mà thể hiện xu hướng nghề nghiệp của năm/giai đoạn đó, thể hiện nguyện vọng của thí sinh và thể hiện phần nào nhu cầu, sự dịch chuyển của thị trường lao động, của nền kinh tế. Đây là điều hết thức bình thường, vẫn diễn ra mỗi kỳ tuyển sinh, từ nhiều năm nay.

Nguồn:

Nguồn: (Bảng)

-> Năm 2020

Theo thống kê từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), kết thúc đợt 1 đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2020, có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng hơn 13.500 thí sinh so với năm trước. Trong số đó có 643.122 em đăng ký xét tuyển (chiếm 71,45%), giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019.

Nhìn vào số liệu này, có thể thấy năm 2020 có 257.030 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT chỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp mà không xét tuyển đại học (chiếm 28,5%). Con số này năm 2019 là 27,8%, năm 2018 là 25,7% và 2017 là 25%. Số lượng học sinh đăng ký thi để xét tốt nghiệp tăng qua mỗi năm, điều này đồng nghĩa tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển đại học sẽ giảm đi.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu. Các trường ở top trên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%.

Trong khi đó, theo đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), trong số 257.030 thí sinh không xét tuyển đại học năm 2020, có thể các em đã lựa chọn cách xét tuyển vào đại học bằng học bạ, đi du học hoặc chuyển qua học nghề. Dù học sinh lựa chọn theo cách nào, thì việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng giảm (năm 2019, tỷ lệ này là 74,01%; năm 2018 là 74,37%) là xu hướng tích cực, thể hiện việc chúng ta phân luồng ngày càng tốt.

Các chuyên gia cho rằng, đây chính là cơ hội để giáo dục nghề nghiệp phát triển đồng thời đặt ra thách thức đòi hỏi giáo dục đại học không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, gắn giáo dục với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thị trường lao động để tăng cơ hội việc làm cho người lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển, nhu cầu tuyển dụng lao động theo năng lực, không quan trọng bằng cấp của doanh nghiệp đã tác động đến tâm lý chọn trường, chọn nghề. Học sinh đã coi vào đại học như một lựa chọn hơn là con đường tất yếu để thành công.

Theo thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm đạt khoảng 85%. Những trường có uy tín về chất lượng đào tạo nghề, có quan hệ tốt với doanh nghiệp có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay ở mức cao.

Nguồn: https://giadinhvaphapluat.vn/257030-thi-sinh-khong-xet-tuyen-dh-cd-nam-2020-xu-huong-hoc-nghe-tang-nhanh-p73215.html

-Du học sinh và chảy máu chất xám:

Từ xua đến nay , dân tộc ta đã có truyêng thống hiếu học và hiền tài không thiếu ở nước ta. Nhưng giữ chân được hiền tài mới là điều đáng nói. Thực tế hiện nay, nhân tài ở nước ta được phát hiện ngày càng nhiều nhưng không được phát triển ở trong nước mà phải qua đào tạo ở các nước phát triển

Đáng buồn hơn nữa, phần lớn nhân tài của đất nước, qua thời gian học tập ở nước ngoài ít ai trở về quê hương để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Điều đó làm dấy lên tình trạng đang báo động đó là hiện tượng " chảy máu chất xám". Đặc biệt là " chảy máu chất xám " ở du học sinh Việt Nam hiện nay

Đa số các du học sinh khi nêu ra lý do để ở lại các nước phát triển mà họ đã du học là do "thiếu đất dụng võ" ở quê hương mình. Sự khác biệt về văn hoá nơi họ tiếp thu học thuật và "bản quán" cũng là một lý do khác. Nhiều du học sinh khi trở về đất nước sau một thời gian tìm việc đã chán nản và tìm cách quay lại định cư ở "quê hương mới".

Để thu hút du học sinh nói chung trở về và đặc biệt thu hút nhân tài thì không có giải pháp tức thì nào hiệu quả. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những nguồn nhân lực này.

Trước hết, vấn đề không hẳn là thu nhập. Mặc dù, để nói thẳng thì hoạt động ở nước ngoài có thu nhập cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, nhưng đó không phải là tất cả, không phải là quan trọng hàng đầu".

"Tuy nhiên, để thu hút du học sinh và nhân tài trở về nước làm việc, cũng cần có một chính sách đãi ngộ phù hợp, theo năng lực thực sự chứ không theo thâm niên. Tức là, đưa ra đãi ngộ xứng đáng theo đóng góp của người lao động, chứ không thể "cào bằng" theo kiểu ba năm lên lương một lần, ai cũng như ai.

Tiếp theo là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tối ưu phục vụ nhu cầu nghiên cứu, sự sáng tạo của người lao động. Bên cạnh đó là môi trường sáng tạo cần được phát triển tự do. Nếu những du học sinh trở về nước lại phải hoạt động trong một môi trường gò bó, nhiều khuôn mẫu, thì kể cả hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã khó khăn chứ đừng nói đến lĩnh vực khoa học xã hội...".

"Điều quan trọng không kém chính là phải đẩy mạnh cải cách mạnh bộ máy hành chính, cải cách thủ tục hành chính để người lao động được tôn trọng thực sự, có được cuộc sống yên ổn, không bị phiền hà, được pháp luật bảo vệ. Hiện nay, vẫn còn một số hiện tượng thủ tục rườm rà, gây nhiều khó chịu cho bản thân những du học sinh đã từng sinh sống trong môi trường "lý tưởng" tại nước ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top