Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Rối loạn nhân cách ái kỉ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Rối loạn nhân cách ái kỉ

(Narcissistic personality disorder - NPD)

1. Đặc điểm

Họ có xu hướng phóng đại bản thân (phóng đại thành tích, phóng đại khả năng, phóng đại tầm quan trọng của bản thân, phóng đại những khó khăn mà họ đã phải trải qua trong quá khứ ...).

Bị ám ảnh bởi thành công, quyền lực, địa vị.

Luôn mong muốn được ca ngợi, tán dương.

Họ tin rằng họ là độc nhất và khác biệt, nên thường không dễ thông cảm và thấu hiểu cho người khác.

Thường đố kỵ với người khác hoặc nghĩ rằng người khác đố kỵ với mình.

Tự cao tự đại và thường xem thường hay chà đạp người khác để nâng cao vị trí của bản thân.

2. Nguyên nhân mắc bệnh

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, phương pháp giáo dục của người thân có ảnh hưởng tương đối đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ bao gồm ngược đãi hoặc nuông chiều và tán dương quá mức. Di truyền hoặc những bất ổn trong tâm sinh lý cũng một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách ái kỷ. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới và bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành.

3. Biểu hiện cụ thể

Trong tình cảm: Những người mắc chứng rối loạn NPD thường sẽ có xu hướng thích những người ngưỡng mộ anh ta, tán dương anh ta hết lời, hoặc những người cực kỳ nổi bật (tài năng, danh tiếng, địa vị,...) và họ rất khó để có thể yêu ai toàn tâm toàn ý hoặc lâu dài vì họ yêu nhất vốn dĩ chỉ có bản thân họ mà thôi. Họ cũng không quan tâm quá nhiều đến đối phương và cũng không hi vọng đối phương đào quá sâu vào cuộc sống của họ, vì mối quan hệ này thực chất chỉ để họ phục vụ cái tôi của bản thân họ. Đặc biệt, người mắc chứng rối loạn NPD sẽ tuyệt đối không ở bên những người mắc cùng hội chứng với họ.

Trong quan hệ xã hội: Thường tìm kiếm những lời tán dương để khẳng định bản thân, lý tưởng đề ra luôn quá cao với năng lực của họ. Thường thẳng thừng chê bai những lỗi lầm của người khác để đề cao bản thân. Không thích bị chỉ đạo và làm theo lời người khác, hiếm khi nghe theo những lời khuyên bảo và đón nhận ý kiến từ người khác, kiêu căng, ngạo mạn và cho rằng bản thân luôn làm rất tốt, đang đứng cao hơn so với đa số những người xung quanh.

4. Nên đối xử với những người mắc hội chứng NPD như thế nào?

Nếu họ không thật sự quan trọng với bạn thì nên rời đi và tìm kiếm một mối quan hệ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu người đó là cấp trên của bạn thì nên nói ít hơn, không ra vẻ, cố gắng nhiều để hỗ trợ anh ta hơn và đừng bao giờ cố gắng thử thách giới hạn chịu đựng của anh ta.

Nếu những hành vi ngạo mạn hoặc chà đạp người khác của họ vượt quá giới hạn, bạn có thể đề xuất với họ: "Cậu có từng nghĩ cậu làm như vậy người khác sẽ nghĩ về cậu như thế nào chưa?" Bởi vì những người tự ái đặc biệt quan tâm đến bản thân họ trong suy nghĩ của người khác.

Đứng vững và bảo vệ quyền lợi của bản thân, khi trao đổi với người mắc chứng NPD, hãy nói rõ ràng rằng giới hạn của bạn nằm ở đâu và hi vọng họ không xâm phạm. Nhưng cũng đừng vi vọng quá nhiều vì họ không phải những người có thể nghĩ cho người khác.

Đối với những bệnh nhân NPD bạn đôi khi phải kiên nhẫn, hài hước coi những lời nói của họ như một trò đùa hoặc thông cảm cho họ, vì sự tức giận của bạn không hề giúp gì được cho họ, và suy cho cùng đây cũng là một loại bệnh tâm lý, đã là bệnh thì bản thân họ cũng không mấy dễ chịu.

5. Tự luyến hay tự ti?

Nhiều nghiên cứu lại cho rằng tự luyến thực sự là một biểu hiện của mặc cảm, và gốc rễ của tự luyến bắt nguồn từ việc tự ti. Vì lý tưởng và thực tế quá khác biệt nên họ tìm cách che giấu mặc cảm của bản thân bằng cách cố gắng tỏ ra ngạo mạn để giảm bớt mặc cảm. Có thể họ không quá khoe khoang nhưng họ có lòng tự trọng rất cao nên khó có thể nghe lời và thấu cảm với người khác hay khen ngợi họ. Họ thông qua việc hạ thấp, châm biếm và khinh miệt người khác để làm nổi bật bản thân. Cố gắng thể hiện sự khác biệt giữa họ và những người khác để hạ nhục đối phương hoặc đơn giản chỉ để tự an ủi bản thân. Họ luôn cần những lời tán thưởng từ bên ngoài thực chất chỉ để chống đỡ nội tâm mềm yếu của bản thân.

6. Chữa trị

Đây là một căn bệnh khó chữa trị. Hiện tại thì không có một loại thuốc nào chuyên dùng để đặc trị rối loạn ái kỷ. Vì người bệnh thường không tự thừa nhận rằng họ mắc bệnh nên để họ tự tìm đến những chuyên gia tâm lý hay đến bệnh viện là rất khó. Vậy nên nếu phát hiện người thân hoặc bạn bè của bạn mắc phải hội chứng này, hãy khuyên họ tìm đến những chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ đồng thời thấu cảm và quan tâm họ. Có thể cùng họ thực hiện một số hoạt động để giảm stress như đọc sách, ngồi thiền, yoga,... thường xuyên trò chuyện và lắng nghe để giải đáp và thay đổi những hành vi của họ, đặc biệt phải kiên nhẫn vì những bệnh liên quan đến tâm lý thường đều phải mất một thời gian dài để chữa trị.

----

Nguồn : https://www.zhihu.com/question/25562478/answer/109487384

Lược dịch: Ngụy Minh Thư 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top