Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

9. Trình bày nội dung quy luật: thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này?
Trả lời:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng.
Đầu tiên xin nói sơ qua các khái niệm căn bản
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Sự tồn tại của chúng là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
Ví dụ: trong nguyên tử có hạt nhân và electron, trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v..
- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau.

Nội dung quy luật: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.

Ý nghĩa thực tiễn: Trong hoạt động thực tiễn, để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt, tránh thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi.
- Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

10. Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trả lời:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: có 3 vai trò chính:
+ Là cơ sở của nhận thức, động lực của nhận thức.
+ Là mục đích của nhận thức.
+ Và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này:
Qua phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, cho thấy chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.

11. Trình bày nội dung quy luật: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Liên hệ với thực tiễn quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay?
Trả lời:
Nội dung quy luật:
- Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất(LLSX) quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất(PTSX) mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất(QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX là "hình thức phát triển" của LLSX. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của QHSX đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho LLSX phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất(TLSX) và do đó LLSX có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Và khi LLSX phát triển đến trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX, thì lúc đó QHSX là "xiềng xích" kiềm hãm LLSX phát triển. Yêu cầu khách quan là tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp hơn bằng một cuộc cách mạng xã hội. Nhưng rồi QHSX mới này sẽ lại trở nên không phù hợp với LLSX đã phát triển hơn nữa, sự thay thế lại diễn ra.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, v.v..và do đó tác động đến sự phát triển của LLSX. QHSX phù hợp thì sẽ là đòn bẩy thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại, nếu QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo, thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
Liên hệ với thực tiễn quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay:
- Trong quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa(XHCN) vào trước những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước XHCN đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng LLSX hiện có không được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt. Thực tế đó là nguyên nhân căn bản và sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế, buộc các nước này phải tiến hành những cuộc cải cách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của QHSX với thực tế trình độ phát triển LLSX, nhờ đó LLSX của xã hội từng bước được phục hồi và phát triển.
- Khi đó nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ vì chính sách tập thể hóa đất đai, quốc hữu hóa công nghiệp tư nhân và các thể chế thương mại khác. Năm 1986, Việt Nam bị liệt vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới, với GDP trên đầu người chỉ là 203 USD. Tăng trưởng chỉ đạt 1,4% trong 10 năm sau khi đất nước thống nhất năm 1976 và Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ kinh tế của Liên Xô. Trước tình hình đó Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986 đề ra đường lối cải cách "từng bước" với mục tiêu đặc biệt là tăng trưởng kinh tế , được biết đến với tên gọi Đổi mới:

+ Quản lý lĩnh vực nông nghiệp: đưa vào một "hệ thống trách nhiệm thỏa thuận với hộ gia đình". Bước này đã biến hộ ra đình thành một đơn vị sản xuất, khích lệ nông dân nỗ lực tối đa.
+ Năm 1990 với việc ban hành Luật Công ty, hợp pháp hóa sự hình thành và phát triển của lĩnh vực tư nhân, đặt lĩnh vực tư nhân là "một thành phần bổ sung của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa" đã thúc đẩy nền kinh tế rõ rệt.
+ Nước ta đã tích cực tận dụng toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thúc đẩy xuất khẩu. Ban hành các đạo luật thu hút FDI ngay sau khi phát động cải cách (1987).
+ Nước ta đã bắt đầu cải cách lĩnh vực ngân hàng, tách các ngân hàng thương mại lớn của nhà nước khỏi ngân hàng trung ương và đặt chúng vào một nền tảng thương mại nghiêm ngặt hơn với việc thành lập thị trường chứng khoán và các ngân hàng tư nhân. Phải mất hơn một thập kỷ kể từ khi bắt đầu cải cách, nước ta mới cho ra đời thị trường chứng khoán đầu tiên của mình (2000)

- Tính đến nay đã đạt một số thành tựu nhất định:

+ Tốc độ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992-1997 tăng bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm. Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%.
+ GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, năm 2007: 835 USD và năm 2008 đạt 1.024 USD.

- Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”. Tóm lại, tuân thủ quy luật phù hợp giữa QHSX và LLSX đã giúp Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và ngày càng nâng cao vị thế của mình trên trường thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top