Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Triethoc_11

Câu 11: Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH . ĐCSVN đã vận dụng mối qhệ này ntn trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới?

1/ K/n tồn tại xã hội: là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

2/ K/n ý thức xã hội:

- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những ý thức tình cảm, tâm trạng, truyền thống ... của 1 cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

- Ý thức xã hội biểu hiện thông qua ý thức cá nhân.Ý thức cá nhân là biểu hiện độc đáo của ý thức xã hội, không bao hàm nội dung đầy đủ của ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội ở các mức độ khác nhau

3/ Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

• Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định:

- Tồn tại xã hội quyết định sự ra đời của ý thức xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội. Đặc biệt là khi phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật ... sớm muộn sẽ biến đổi theo

- Khi nói tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng khẳng định rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải 1 cách giản đơn trực tiếp đối với tất cả các hình thái ý thức xã hội, mà thường được thực hiện thông qua các khâu trung gian. Chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế đc phản ánh bằng cách này hay cách khác trong tư tưởng ấy

→Do đó: Không thể tìm thấy nguồn gốc của tư tưởng, lý luận trong đầu óc con ng mà phải tìm ở điều kiện vật chất

• Tinh độc lập tương đối của ý thức xã hội:

+/ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội có trước quyết định sự ra đời ý thức xã hội còn ý thức xã hội có sau là sự phản ánh tồn tại xã hội. Nên khi tồn tại xã hội thay đổi thì một số bộ phận của ý thức xã hội vẫn tồn tại chưa thay đổi ngay, đặc biệt biểu hiện rõ trong tâm lý xã hội

- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau:

Một là: ý thức xã hội không phản ánh kịp hoạt động thực tiễn của con ng

Hai là: do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Đúng như Mác nói: Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những ng đang sống

Ba là: do vấn đề lợi ích, tức là ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn ng, những giai cấp nhất định trong xã hội. Do đó, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường đc các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại lực lượng xã hội tiến bộ

→Vì vậy những tư tưởng cũ ko phải tự mất đi mà phải thông qua cuộc đấu tranh cải tạo triệt để toàn bộ xã hội cũ và xây dựng xh mới của các lực lượng xh tiên tiến

+/ Ý thức xh có thể vượt trước tồn tại xh

- Trong những đk nhất định, tư tưởng của con ng đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xh, dự báo tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, hướng hoạt động đó giải quyết nhiệm vụ mới do đời sống vật chất của xh đặt ra.

- Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xh, không có nghĩa là ý thức xh ko còn bị tồn tại xh quyết định. Tư tưởng khoa học tiên tiến ko thoát ly tồn tại xh, nó phản ánh chính xác sâu sắc tồn tại xh

+/ Ý thức xh có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:

- Kế thừa trong sự phát triển của ý thức xh thể hiện những quan điểm, lý luận của mỗi thời đại đều dựa trên cơ sở tài liệu lý luận của thế hệ trước. Kế thừa thể hiện tính tất yếu khách quan, tính tiến lên trong sự phát triển.

- Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển nên không thể giải thích đc 1 tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà ko chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó

- Trong xh có jai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xh gắn với tc giai cấp của nó. Những gc khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xh cũ để lại. Giai cấp lỗi thời thì tiếp thu khôi phục những tư tưởng phản tiến bộ của thời kì lịch sử trước

+/ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xh trong sự phát triển của chúng

- Các loại hình thái ý thức xh: Ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo

- Mỗi hình thái ý thức xh phản ánh 1 mặt, 1 đối tượng nhất định, 1 phạm vi nhất định của tồn tại xã hội. Trong quá trình phản ánh hiện thực, các hình thái ý thức xh ko thể thay thế cho nhau nhưng ảnh hưởng, xâm nhập vào nhau và đều tác động trở lại tồn tại xh

- Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức xh nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức xh khác tạo nên sự phát triển ko đồng nhất với tồn tại xh. Vì vậy khi xem xét 1 hình thái ý thức xh nào đó, chúng ta k chỉ chú ý đến các điều kiện kinh tế xh mà còn phải chú ý đến sự tác động của hình thái ý thức xh khác

+/ Ý thức xh tác động trở lại tồn tại xh

- Sự tác động trở lại của ý thức xh đối với tồn tại xh là 1 biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xh. Sự tác động đó có thể theo 2 khuynh hướng đối lập nhau: tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy tồn tại xh phát triển. Nếu ý thức xh lạc hậu, phản động sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xh

- Mức độ tác động của ý thức xh đối với tồn tại xh phụ thuộc vào:

* Điều kiện lịch sử cụ thể

* Tính chất các mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh những tư tưởng đó

* Vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó

* Mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong quần chúng

→Tóm lại: Nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xh chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xh và của đời sống tinh thần xh nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm sai lầm về mối quan hệ giữa tồn tại xh và ý thức xh

4/ Vận dụng:

Nắm vững quan điểm trên đây của triết học Mác - Lênin, trong công cuộc đổi mới của nc ta hiện nay, Đảng ta đã khẳng định trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam. Chúng ta phải tiếp tục chăm lo giáo dục đời sống tinh thần, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM trong toàn Đảng toàn dân. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, văn học nghệ thuật ... mà tách rời đường lối chính trị đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lầm, không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

Liên hệ sinh viên: Đối với mỗi sinh viên chúng ta cần kiến nghị với đoàn, hội về công tác chăm lo đời sống tinh thần cho sinh viên. Chúng ta cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật do trường lớp tổ chức nhằm góp phần xây dựng đời sống tinh thần ngày càng phong phú tươi đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: #education