Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Tự luận

1.

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ  so  với  mức  mà  chính  phủ  đã  cam  kết  duy  trì  trong  chế  đọ  tỷ  giá  hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR.... 

Tác động của việc phá giá tiền tệ 

-Trong ngắn hạn: 

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc 

phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng 

cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu 

ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc 

tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy 

vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: 

các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có 

thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn 

là  việc  dồn  các  nguồn  lực  vào  và  tổ  chức  sản  xuất  không  thể  tiến 

hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng 

xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm 

mạnh.  Nếu  giá  hàng  xuất  khẩu  ở  trong  nước  cứng  nhắc  thì  kim 

ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu 

tính  theo  nội  tệ  sẽ  tăng  lên  do  tỷ  giá  đã  thay  đổi  dẫn  đến  cán  cân 

thanh toán vãng lai có thể xấu đi. 

Trong trung hạn: 

GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của 

dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu 

ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ 

điều chỉnh như sau: 

-Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các 

nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung. 

Nếu  nền  kinh tế  đã  ở  mức  sản  lượng tiềm  năng  thì  các  nguồnlực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất  ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương 

tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. 

Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt  mục  tiêu  tăng  xuất  ròng  thì  

chính  phủ  phải  sử  dụng  chính sách  tài  chính  thắt  chặt  (tăng  thuế  hoặc  giảm  mua  hàng  của 

chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước. 

- Trong dài hạn: 

Nếu  như  trong  trung  hạn,  phá  giá  tiền  tệ  kèm  theo  chính  sách  tài chính  thắt  chặt  có  thể  triệt  tiêu  được  áp  lực  tăng  giá  trong  nước  thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăngiá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và 

tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm. 

Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ? 

Chính  phủ  sử  dụng  biện  pháp  phá  giá  tiền  tệ  để  có  thể  nâng  cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế  để  nền  kinh  tế  tự  điều  chỉnh  theo  hướng  suy  thoái  (vì  khả  năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức 

lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ 

khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại. 

Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá 

tiền tệ. 

Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ  làm  tăng tỷ  giá  danh nghĩa, kéo  theo  tỷ  giá  thực tăng  sẽ kích  thích  xuất khẩu  và  hạn  chế  nhập  khẩu,  cải  thiện  cán  cân  thương  mại.  Khi  tỷ  giá 

tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất 

khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng.  

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư 

thương  mại.  Khi  cán  cân  thương  mại  có  thặng  dư,  xuất  khẩu 

ròng/thặng  dư  thương  mại  mang  giá  trị  dương.  Khi  cán  cân  thương 

mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. 

Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý 

là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm 

hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong 

cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao 

gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. 

Do giá cả hàng hoá ko co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá thực tăng, tỷ giá thực tăng kích thích khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, tức cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

2.

Các nhà hoạch định chính sách chịu ảnh hưởng của John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học người Anh. Theo Keynes, mọi người không có đủ thu nhập để mua mọi thứ mà nền kinh tế có thể sản xuất ra, dẫn đến giá cả suy giảm và các công ty thua lỗ hoặc phá sản. Keynes nói rằng không có sự can thiệp của chính phủ thì điều đó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn. Ông lập luận rằng, khi nhiều công ty bị phá sản thì sẽ có nhiều người mất việc làm hơn, khiến cho thu nhập tiếp tục giảm và dẫn đến nhiều công ty nữa bị thất bại trong một vòng xoáy trôn ốc đi xuống một cách đáng sợ. Keynes cho rằng chính phủ cần phải ngăn chặn sự suy giảm đó bằng cách tăng chi tiêu của chính mình hoặc cắt giảm thuế. Cả hai cách đó đều sẽ làm tăng thu nhập và mọi người có khả năng tiêu dùng nhiều hơn khiến cho nền kinh tế có thể bắt đầu tăng trưởng trở lại. Keynes còn nói, nếu chính phủ bị thâm hụt ngân sách mà đạt được mục đích đó thì cũng là điều nên làm.

Trong những năm 1960, các nhà hoạch định chính sách dường như đã trung thành với lý thuyết của Keynes. Nhưng khi hồi tưởng lại, phần lớn người Mỹ đều cho rằng chính phủ khi đó đã mắc phải một loạt sai lầm trong lĩnh vực chính sách kinh tế mà cuối cùng đã dẫn tới một cuộc kiểm nghiệm lại chính sách tài khoá. Sau khi thông qua một đạo luật cắt giảm thuế năm 1964 để kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp, Tổng thống Lyndon B. Johnson (1963-1969) và Quốc hội đã đưa ra một loạt chương trình chi tiêu trong nước tốn kém với mục đích làm giảm bớt nghèo đói. Johnson cũng gia tăng chi tiêu quân sự để trang trải cho sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những chương trình lớn đó của chính phủ cùng với việc nâng cao tiêu dùng đã đẩy lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ vượt quá khả năng mà nền kinh tế có thể sản xuất ra. Lương và giá cả bắt đầu tăng. Ngay sau đó, sự tăng lương và giá đã thúc đẩy lẫn nhau trong một vòng xoáy tăng mãi. Sự gia tăng toàn bộ về giá cả như vậy được gọi là lạm phát.

Bretton Woods trở nên chao đảo trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, khi nước Mỹ đã tiêu hàng tỷ đô-la ở nước ngoài nhằm trang trải chi phí cho chiến tranh và duy trì thâm hụt thương mại, trong khi thâm hụt ngân sách tại mẫu quốc đã châm ngòi cho tình trạng lạm phát tại một nền kinh tế đang quá nóng.

Trong những năm 1960, Mỹ áp dụng, chính sách tiền tệ nới lỏng tức là in thêm tiền hoặc hạ lãi suất, chủ yếu ở đây là in tiền mà trong đó số tiền in ra để rót vào chiến tranh Vn là không hề nhỏ. Tốc độ tăng của tiền cao hơn lượng dự trữ vàng nên tỉ lệ 35$ đổi 1 ounce k thể duy trì. Theo chính phủ Mỹ quy định 35 $=1ounce vàng (lưu thông tiền tệ), theo cung cầu thị trường thì 35$< 1 ounce vàng (thị trường hàng hóa).

Nếu theo tỷ giá do Mỹ quy định thì vàng bị định giá thấp, còn $ thì đc định giá cao trong lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện để mọi người kinh doanh chênh lệch tỷ giá: mua vàng với giá 35$ ở lưu thông tiền tệ và bán với giá cao hơn ở thị trường hàng hóa, lúc này ai cũng lời trừ mỗi chính phủ Mỹ. Điều này là cho lượng vàng dữ trữ của chính phủ Mỹ ngày càng cạn kiệt, tức USD được dự tính là sẽ phá giá đối với vàng; do đó, các ngân hàng trung ương nước ngoài sẽ chuyển đổi USD dự trữ của mình ra vàng, do lượng vàng không đủ nên chính phủ Mỹ cuối cùng buộc phải từ chối việc chuyển đổi USD ra vàng, nghĩa là chấm dứt duy trì tỷ giá cố định với USD, làm cho Bretton Woods sụp đổ.

3.

Trong thời kỳ chiến tranh và hầu như tất cả các hàng hóa, trang thiết bị, ... cho quá trình tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh.

Để có tiền chi dùng cho việc mua lượng hàng hóa khổng lồ trên, các nước châu Âu buộc phải phát hành một lượng tiền khổng lồ. Với cung tiền lớn như vậy khiến cho lượng vàng dự trữ cho mục đích bảo chứng của các quốc gia châu Âu trở nên quá nhỏ bé. Tình trạng đó đã dẫn đến lạm phát và siêu lạm phát ở các quốc gia châu Âu.

Để bảo vệ chế độ bản vị vàng, các quốc gia buộc phải vay mượn vàng của Mỹ khiến cho lượng vàng dùng cho bảo chứng của Mỹ cũng giảm theo và vì thế kéo nước Mỹ lâm vào tình trạng lạm phát chung.

Tất cả các nước châu Âu + Bắc Mỹ lâm vào tình trạng lạm phát và siêu lạm. phát đã buộc các quốc gia này phải lần lượt bãi bỏ chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng do đó mà hoàn toàn sụp đổ.

Về sự sụp đổ của Bretton Woods cóp tương tự như trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

Tags: