Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Tu Pele den Maradona

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Huyền thoại về Pele

Đối với những người yêu thích bóng đá thì những danh thủ thế giới nhiều khi tồn tại dưới dạng huyền thoại. Cho dù có xác thực hay không thì những huyền thoại đã phần nào làm nên sức quyến rũ mê đắm của bóng đá. Đầu tiên sẽ là chân dung của "Vua bóng đá" Pele.

Xuất xứ những cái tên của Pele

Cũng như hầu hết những đứa trẻ Brazil khác, để thay thế cho cái tên dài lòng thòng trong tiếng Bồ Đào Nha, cậu bé Edson Arantes do Nascimento được những người trong gia đình gọi ngắn gọn theo họ Edson một cách âu yếm là Edinho, rồi ngắn hơn nữa là Edico và cuối cùng là Dico.Thành công rực rỡ của Pele ngay trong lần đầu thi đấu cùng đội tuyển Brazil ở giải thế giới năm 1958 đã khiến cho Pele nhanh chóng có tiếng tăm trên toàn thế giới và Câu lạc bộ Santos không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền từ người cầu thủ trẻ tuổi nổi danh của mình

Khi ấy, chưa có chuyện các nhà tài phiệt lớn đổ tiền vào câu lạc bộ nên nhiều đội bóng phải tự mình tìm cách kiếm tiền để duy trì hoạt động. Santos chính là một câu lạc bộ như vậy.

Hàng loạt chuyến đi thi đấu biểu diễn ở khắp nơi trên thế giới đã được thiết lập để tiền bạc ào ào đổ vào két của Câu lạc bộ Santos. Trong suốt thập kỷ 60, khi có Pele trong đội hình, chỉ trừ khi phải tham gia các giải thi đấu chính thức, Câu lạc bộ Santos thực hiện các chuyến đi thi đấu biểu diễn quanh năm với mật độ hai hoặc thậm chí ba trận mỗi tuần. Bất cứ câu lạc bộ nào trên thế giới khi thi đấu với Santos cũng muốn có mặt Pele trong đội hình để các cổ động viên được chiêm ngưỡng viên ngọc đen Brazil, thỏa mãn niềm hâm mộ đối với biểu tượng mới của bóng đá thế giới. Bởi vậy nên trong các hợp đồng thi đấu luôn có điều khoản là Pele phải có mặt ít nhất 65 phút trên sân. Danh thủ Clodoaldo, một đồng đội của Pele đã kể lại hiện tượng "cuồng Pele" ấy như sau: "Ai cũng ao ước được chạm vào Pele. Chỉ cần nhìn thấy Pele là người ta đã cảm thấy mãn nguyện. Ở một số nơi, thậm chí người ta còn hôn lên mảnh đất mà Pele đi qua".

Hẳn nhiên là Pele cũng có phần trong những khoản tiền hậu hĩnh thu được từ các chuyến thi đấu biểu diễn đó. Quãng thời gian sau năm 1958, thu nhập hằng năm của Pele xấp xỉ khoảng 150.000 USD, mức thu nhập cao nhất thế giới đối với một vận động viên thời bấy giờ.

Tất nhiên là cái gì cũng có cái giá của nó. Một trong những chuyến đi thi đấu biểu diễn đáng nhớ của Pele cùng với Câu lạc bộ Santos đã diễn ra vào năm 1959 ở châu Âu. Trong vòng 22 ngày, Santos đã phải thi đấu tới 15 trận ở 9 quốc gia. Một nhịp điệu thi đấu khủng khiếp. Lịch trình được sắp xếp sít sao đến nỗi các cầu thủ chỉ có thời gian ăn, ngủ, thi đấu rồi bắt chuyến tàu để đi tới địa điểm thi đấu tiếp theo. Tới một thành phố mới vào buổi sáng thì buổi chiều các cầu thủ đã ra sân! Luôn luôn như vậy. Đối thủ của Santos bao gồm những câu lạc bộ hàng đầu ở châu Âu khi ấy như Anderlech (Bỉ), Inter Milan (Italy), Feyenoord (Hà Lan)..., và một số đội tuyển quốc gia.

Pele, dĩ nhiên phải có mặt trong tất cả các trận đấu của đội. Do danh tiếng của Pele và Santos đang nổi như cồn nên tất cả các đội bóng khi gặp Santos đều muốn đánh bại họ. Không hề có tình cảm nương nhẹ của những trận đấu giao hữu. Có thể hình dung các cầu thủ Santos đã phải chịu đựng một sức ép kinh khủng như thế nào để cho két bạc của câu lạc bộ đầy thêm. Do là ngôi sao nên Pele phải chịu sức ép nặng nề nhất.

Trận thua cay đắng trong đời Pele

Đến cuối đợt thi đấu biểu diễn kiếm tiền như một hành trình khổ nạn này, các cầu thủ Santos đã kiệt sức vì những trận thi đấu và di chuyển liên miên, chịu vô số chấn thương trong những trận "giao hữu" với các đối thủ không hề nương chân, bỗng dưng nhận được một thông báo ngắn gọn: họ sẽ phải thi đấu "ngoài kế hoạch" với Real Madrid, câu lạc bộ lừng lẫy của Tây Ban Nha đang thống trị làng bóng đá châu Âu lúc bấy giờ.

Real Madrid có cả một tuần lễ để chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đụng độ giữa hai câu lạc bộ được coi là lớn nhất của hai châu lục, trong khi Santos mình mẩy thương tích vào trận đầy mệt mỏi. Bởi vậy nên chẳng có gì khó hiểu khi Santos của Pele chịu thúc thủ với tỷ số 3-5. Suốt từ đó về sau, đấy vẫn là trận gặp nhau duy nhất giữa hai câu lạc bộ bóng đá được xếp vào trong số những câu lạc bộ vĩ đại trên thế giới.

Trong cuộc đời cầu thủ kéo dài hơn hai thập kỷ của mình, Pele đã không ít lần gặp phải thất bại. Nhưng không có một thất bại nào như trước Real Madrid trong chuyến thi đấu biểu diễn này lại khiến cho Pele tức giận đến thế. Lý do vì Pele tin chắc rằng nếu như được hồi phục sức lực, Câu lạc bộ Santos của mình hoàn toàn có đủ khả năng đánh bại Real Madrid. Vậy nhưng câu lạc bộ bóng đá hoàng gia Tây Ban Nha đã khéo léo tránh né tất cả mọi khả năng để Santos có cơ hội phục thù. Sau này, Pele đã không giấu nổi sự bực bội khi nói về thất bại thời trai trẻ của mình: "Tôi sẽ không bao giờ quên thất bại đó. Cả Real Madrid cũng không muốn quên đi chiến thắng của họ, bởi vì họ đã liên tục từ chối những trận tái đấu trong suốt 18 năm sau đó khi tôi chơi cho Santos. Họ có lý do để từ chối một trận tái đấu như vậy vì biết rằng trong điều kiện bình thường, khi được nghỉ ngơi đầy đủ, chúng tôi hoàn toàn có thể đánh bại họ. Chỉ ít tháng sau trận đấu đó, có một giải đấu diễn ra ở Argentina, nơi Santos có khả năng gặp và thắng Real. Thế là họ bèn rút khỏi giải đấu đó! Real đã thắng Santos một lần, thế là đủ rồi và họ không muốn mạo hiểm để chiến tích hiếm hoi của họ bị phá vỡ".

Mãi đến lần sinh nhật thứ 6 của Dico, Sosa, một cầu thủ trong đội bóng của ông Dondinho mới tặng cậu bé quả bóng da và đó là lần đầu tiên cậu được chơi với một quả bóng thực thụ.

Cậu bé Dico luôn là đứa giỏi nhất trong số những đứa bạn đồng lứa và mang dáng dấp của một thủ lĩnh. Năm lên 10 tuổi, Dico đã tự lập ra một đội bóng của riêng mình để đi thi đấu với những đội bóng của bọn trẻ con ở các khu lân cận. Dico đặt tên cho đội bóng của mình là Setimo de Setembro, Mùng Bảy Tháng Chín, tên của đường phố nơi gia đình cậu đang sống.

Một hôm, trong khi trận đấu trên đường phố đang diễn ra, một đứa trẻ bỗng hét lên gọi cậu là Pele! Tất cả những đứa khác cũng gọi theo. Dico rõ ràng là không khoái cái tên này một tí nào. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó chẳng có một ý nghĩa nào hết. Biệt danh của cậu do gia đình đặt cho là Dico và cậu muốn lũ bạn gọi mình theo cái tên đó. Nhưng mặc kệ, lũ bạn ương bướng vẫn cứ gọi cậu là Pele. Đã có lần, cậu đánh lộn với một thằng bạn chỉ vì cậu cho rằng cái tên đó là một sự xúc phạm. Nhưng rồi cậu buộc phải chấp nhận và cái tên Pele sẽ theo cậu suốt cuộc đời, không chỉ trên sân cỏ mà còn cả trong cuộc sống. Cậu không thể biết rằng trong mấy chục năm sau, Pele sẽ trở thành một trong những cái tên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Chỉ có một cái tên Pele khác cũng được nhiều người biết là tên của nữ thần núi lửa trên đảo Kilauea ở Hawaii!

Khi thi đấu ở Santos, Pele có biệt danh thứ hai của mình: "Gasoline", tức "Dầu máy". Lý do: vốn là cầu thủ đàn em trẻ nhất trong đội, Pele thường bị các "ma cũ", những đàn anh lớn tuổi hơn, sai chạy đi mua cà phê hay làm những công việc lặt vặt. Mỗi lần như thế, họ lại trêu: "Nhanh lên, đừng để hao "dầu máy" đấy nhé!".

Khi Pele mới lần thứ hai được gọi vào đội tuyển Brazil, trong một trận đấu của câu lạc bộ Santos gặp một câu lạc bộ khác là Americano trên sân vận động Maracana thời kỳ trước khi diễn ra giải thế giới năm 1958 tại Thụy Điển, phóng viên tường thuật trận đấu là Nelson Rodrigues, quá hâm mộ phong độ của Pele trong trận đấu này (Santos thắng 5-3, Pele lập hattrick), đã không hề do dự gọi Pele là O Rei (tức "Nhà Vua" trong tiếng Bồ Đào Nha), đồng thời nhiệt thành tiên đoán: "Với Pele trong đội hình cùng với những cầu thủ khác nữa, chúng ta sẽ không tới Thụy Điển với nỗi sợ hãi. Chính các đối thủ sẽ phải run sợ trước chúng ta".

Đó quả thật là một lời tiên tri chính xác, còn Nelson Rodrigues chính là người đầu tiên đặt danh hiệu "Vua" cho Pele, một danh xưng tương xứng với tài nghệ vô song của người cầu thủ này.

Suýt chút nữa không có “vua"

Năm 12 tuổi, Pele gia nhập câu lạc bộ bóng đá trẻ Bauru Athletic ở Sao Paulo, khi ấy do Waldemar de Brito, một cựu cầu thủ bóng đá quốc tế của Brazil, người từng tham gia đội tuyển Brazil dự giải vô địch thế giới năm 1934 tại Italy huấn luyện. Những kỹ năng bóng đá của Pele khi còn là một cậu bé con đã khiến cho ông Waldemar de Brito chú ý. Ông nhận lời làm huấn luyện viên cho cậu và năm 1956, bất chấp việc Pele vẫn còn bị một vết chấn thương ở đầu gối, ông De Brito đưa Pele đến giới thiệu với Santos, một câu lạc bộ hạng trung ở vùng bờ biển của Brazil. Ông nói với Chủ tịch câu lạc bộ Santos, khi ấy vẫn còn bán tín bán nghi: "Cậu bé này rồi sẽ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới".

Ngày 23/7/1956, khi còn chưa đầy 16 tuổi, Pele được phép chơi thử trận đầu tiên cho Santos. Không có gì để chê. Vậy là mười ngày sau, 3/8/1956, Pele ký hợp đồng với câu lạc bộ Santos, trở thành cầu thủ bóng đá nhà nghề khi mới chưa đầy 16 tuổi. Pele đã nhanh chóng chứng minh rằng người thầy của mình là một nhà tiên tri. Cùng với câu lạc bộ Santos, Pele trở thành huyền thoại.

Mặc dù đạt được ước nguyện thi đấu cho một đội bóng nhà nghề, thế nhưng dù sao Pele vẫn còn là một cậu bé. Trong những ngày tập trung đầu tiên ở trại huấn luyện của đội Santos, nỗi nhớ nhà cồn cào đã giày vò cậu bé lần đầu tiên xa nhà. Không chịu nổi, một hôm, Pele đã quyết định trốn khỏi nơi tập trung đội để về nhà, dù ra sao thì ra. May mắn cho Pele, cho bóng đá, một người làm công ở câu lạc bộ Santos tên là Sabu đã tóm được cậu bé trên đường cậu trốn về rồi đem cậu trở lại câu lạc bộ. Không có Sabu, hẳn là lịch sử bóng đá thế giới đã ngoặt sang một hướng khác.

Bàn thắng thứ 1.000 của Pele.

Con số bàn thắng cứ tăng dần lên và đến khi nó chạm đến mức 990 bàn thì cả đất nước Brazil lâm vào hội chứng "cuồng Pele". Khi ấy, Santos đang thi đấu trong giải vô địch quốc gia và người ta ra sức dự đoán xem bàn thắng của Pele sẽ được thực hiện trong trận đấu với đối thủ nào. Số bàn thắng tiếp tục nhích lên và sau các trận đấu với Santa Cruz, rồi Botafogo, đã lên tới con số 999. Người ta đã dự đoán là Pele có thể sẽ ghi được bàn thắng thứ 1.000 trong trận Santos gặp Câu lạc bộ Bahia trên sân của đội này ở Fonte Nova. Thế nhưng oái oăm thay, trong suốt trận đấu ấy, Pele đã không ghi được bàn thắng nào mà chỉ có một cú sút dội xà ngang! Sự chờ đợi cái thời khắc lịch sử mãnh liệt đến nỗi trong trận đấu này, khi một hậu vệ của Bahia cứu được một bàn thua mười mươi cho đội nhà sau một cú sút của Pele, anh ta đã bị chính các cổ động viên của đội Bahia la ó!

Nhưng rồi cái ngày ấy cũng đã đến. Hôm ấy là ngày 19/11/1969, ngày của Pele! Santos gặp Vasco da Gama trên sân vận động Maracana. Vasco chính là đội bóng mà Pele đã từng khoác áo trong đội bóng hỗn hợp ở giải đấu ra mắt hồi tháng 6/1957. Có tới 125.000 khán giả có mặt trên sân Maracana hôm ấy cũng như hàng triệu cổ động viên Brazil hồi hộp theo dõi mỗi lần Pele chạm bóng. Vasco bố trí đến 3 hậu vệ kèm chặt Pele, quyết không cho cầu thủ kỳ tài của đối phương lập kỷ lục. Nhưng rồi đến phút thứ 83 của trận đấu, Pele nhận một đường chuyền của Clodoaldo trong vòng cấm địa khiến trung vệ Rene của Vasco phải đốn ngã Pele. Trọng tài Amaro de Lima lập tức chỉ tay vào chấm phạt đền. Pele không muốn đá quả này nhưng Carlos Alberto, người đồng đội cùng chơi trong đội tuyển chạy đến thì thầm vào tai Pele. Vậy là Pele bước lên đối mặt với thủ môn quốc tế người Argentina là Andrade. Chưa bao giờ Pele trải qua một cảm xúc kỳ lạ như khi đứng trước trái bóng trong ngày hôm ấy, trước sự nín thở của hàng triệu cổ động viên. Khung thành như hẹp hơn trong khi cái bóng của Andrade thì cứ to ra mãi! Pele lùi lại, từ từ chạy lấy đà rồi thực hiện động tác paradinha nổi tiếng, chuyển động nhanh, bất ngờ dừng rồi tung chân sút. Bóng bay về phía trái trong khi Andrade cũng bay hết tầm về phía đó, nhưng tay của Andrade chỉ chạm nhẹ được vào trái bóng mà không chặn được nó bay vào lưới. Bàn thắng thứ 1.000 của Vua! Pele chạy đến móc trái bóng nằm trong lưới rồi hôn lên nó trước khi được các đồng đội công kênh trên vai. "Đó là bàn thắng mà tôi dâng tặng cho tất cả những trẻ em nghèo khổ trên toàn thế giới" - sau này Pele bộc bạch như vậy.

Sau trận đấu này, sân Maracana có thêm tấm biển đồng thứ hai ghi lại dấu ấn sự kiện lịch sử, còn Pele nhận được phần thưởng kỷ niệm bàn thắng thứ 1.000 của mình là một quả bóng bằng vàng khối nặng khoảng 1,8 kg.

Bàn thắng thứ 1.000 mới chỉ là một điều kỳ diệu trong vô số những điều kỳ diệu mà Pele đã làm được cùng với trái bóng. Đã có vô số những truyền thuyết liên quan đến cuộc đời bóng đá của Pele, thực cũng có mà hư cũng có. Nhưng với những người hâm mộ quả bóng tròn thì chúng đều đáng tin như bản thân những con số thống kê nói lên năng lực ghi bàn ghê gớm đến mức khó tin của Vua bóng đá.

Một trong những truyền thuyết đó liên quan đến một trận đấu của Pele diễn ra ở Colombia năm 1969. Đối phương sử dụng những lời lẽ phân biệt chủng tộc để chọc tức Pele cùng các đồng đội của mình. Một đồng đội của Pele là Edu phản ứng và bị cảnh cáo. Pele phản đối quyết định của trọng tài, liền bị đuổi khỏi sân. Nhưng chỉ vài phút sau, trong khi còn đang loay hoay tháo giày ở trong phòng thay quần áo, Pele đã được một quan chức chạy vội vào và hộ tống quay trở lại sân. Một cảnh tượng khó tin đã diễn ra: các cổ động viên tức giận trước việc trọng tài đuổi Pele đã làm loạn trên sân khiến trận đấu phải tạm dừng. Cuối cùng thì Pele được mời trở lại thi đấu tiếp, còn vị trọng tài nọ được các cảnh sát vất vả hộ tống rời khỏi sân, dĩ nhiên là để đảm bảo an toàn.

Cũng chỉ có Pele là cầu thủ duy nhất có thể làm tạm ngừng một cuộc chiến tranh. Đó chính là chuyến đi thi đấu ở châu Phi năm 1968 của Câu lạc bộ Santos. Khi ấy, tại Nigeria đang diễn ra cuộc nội chiến với vùng lãnh thổ Biafra đòi ly khai. Cả hai bên tham chiến đã thống nhất sẽ tạm ngừng chiến tranh trong vòng 48 giờ đồng hồ để những người hâm mộ có thể xem Pele thi đấu biểu diễn ở Lagos.

Đó không phải là lần duy nhất. Việc Pele, với danh tiếng lẫy lừng của mình, có khả năng ngừng cuộc chiến tranh ở Congo là một chuyện hoàn toàn có thật. Chuyện này xảy ra trong năm 1969. Khi ấy, chính phủ ở Kinshasa (Congo thuộc Bỉ) đang có chiến tranh với chính quyền Brazzaville (Congo thuộc Pháp). Pele cùng đội bóng Santos tới phi trường Kinshasa, thủ đô của nước Cộng hòa dân chủ Congo, để sau đó sẽ tới Brazzaville thi đấu với đội tuyển quốc gia Congo. Chính phủ Kinshasa đã ra thông báo ngừng bắn, sau đó hộ tống đội bóng của Pele tới sát biên giới để họ sang bên Brazzaville thi đấu theo kế hoạch đã định. Ngày 19/1/1969, đội Santos đã thi đấu với đội tuyển quốc gia Congo rồi sau đó, chính phủ ở Brazzaville lại cử đội hộ tống Santos quay trở lại Kinshasa. Tại đây, Tổng thống Cộng hòa dân chủ Congo đã long trọng tiếp đội bóng rồi sau đó thông báo rằng những cổ động viên hâm mộ muốn xem Vua bóng đá Pele thi đấu; đội bóng chỉ có thể rời đi nếu đáp ứng được yêu cầu này! Thế là ngày 21/1/1969, Pele đã ra sân trong màu áo Santos thi đấu với đội tuyển thanh niên của Cộng hòa dân chủ Congo, thắng 2-0.

Vị tổng thống tuyên bố cần phải có thêm một trận đấu "phục thù" nữa để các công dân của ông có thể thỏa mãn xem Vua bóng đá thi đấu thêm nữa. Vậy là hai ngày sau, 23/1/1969, Pele lại ra sân cùng Santos thi đấu với Câu lạc bộ Kinshasal Leopards. Lần này thì Pele và các cầu thủ Santos đã biết rút kinh nghiệm: họ "chịu thua" đội bóng Kinshasal Leopards với tỷ số 2-3. Chỉ đến lúc ấy, họ mới được phép rời khỏi Kinshasa. Khi máy bay chở đội bóng vừa cất cánh rời khỏi sân bay, hai bên lại lập tức lao vào cuộc chiến...

Ronaldo

Viết tặng anh , Luis Nazario De Lima

Từ lâu lắm rồi ,tôi đã rất nhiều lần có dự định viết 1 bài thật hay, thật xúc cảm về anh – với tất cả sự kính trọng , tình yêu và niềm đam mê của 1 tín đồ đúng nghĩa nhất của túc cầu giáo (phải, với anh thì tôi dám khẳng định là thế !) nhưng không hiểu sao mặc dù đã rất cố gắng “chắt lọc ngôn từ” nhưng mỗi khi viết rồi lại cảm thấy chưa hài lòng và lại…xóa đi. Và thực sự là luôn cảm thấy rất khó để có thể diễn đạt được hết cảm xúc cho “Răng hô” của mình, nhưng hôm nay, gạt qua những khó khăn, tôi sẽ viết về anh ! mặc dù bài viết có thể không hay nhưng hy vọng cũng lột tả phần nào 1 tình cảm của 1 người đã từng bị quyến rũ bởi những vũ điệu bất tận của anh…

Tản mạn , lan man hay đôi dòng xúc cảm......

Ronaldo tên thật là Luis Nazario De Lima -1 cái tên dài ngoằng và rất khó để lưu lại trong trí nhớ của mọi người nhưng không hiểu sao tôi lại thích gọi anh với cái tên ấy hơn những cái tên quen thuộc mà mọi người đã biết về anh (nhất là từ khi cái gã CR7 của BĐN xuất hiện),tôi muốn gọi anh như vậy 1 phần là nghe nó thật thân thuộc, phần khác là…để ít người biết tới (cũng thật ích kỷ nhỉ?)

Những ngày qua, nghe tin Ronaldo sắp giải nghệ mà sao bỗng thấy buồn quá, thần tượng bóng đá mới ngày nào vẫn còn “ám ảnh” biết bao con tim túc cầu giáo nay đã sắp phải nói lời chia tay với nghiệp “quần đùi áo số” rồi, việc đó cũng giống như cái tin “sét đánh ngang tai” đối với những người đã trót bị anh mê hoặc. Tôi nhớ về anh với tất cả những kỷ niệm đẹp nhất của 1 ******* bé bắt đầu yêu thích bóng đá năm nào còn “chân đất” đá bóng cùng lũ bạn trên những đồng ruộng, những bãi cỏ hay trên những vỉa hè, đường phố . Ngày ấy, lũ chúng tôi đá bóng mà cứ luôn miệng hô vang “Ronaldo” mỗi khi ghi được bàn thắng hay có pha qua người đẹp mắt , còn mỗi khi đá giải thì ******* nào cũng đòi giành bằng được chiếc áo số 9 mà chẳng thèm đoái hoài gì đến những số áo khác , bất kể dù đó có là số 10 của những nghệ sĩ như Baggio, Zidane hay Rivaldo, đó là những năm tháng mà chúng tôi “phát cuồng vì Ronaldo” kể cả những đứa….chưa từng thấy anh đá bao giờ (chỉ nghe kể lại )……Tiếc và nhớ lắm chứ nhưng biết làm sao được , với phong độ đang ngày một tỷ lệ nghịch với độ tuổi và cái thân hình hiện giờ của anh thì chạy cũng đã là khó rồi chứ đừng nói gì tới là đá bóng . Nhưng thôi,chúng ta sẽ không nói nhiều đến chuyện ấy nữa, bạn hãy cùng tôi ôn lại những cảm xúc về 1 thời hoàng kim của người mà tôi gọi là “kỳ tài số 1” của bóng đá thế giới trong số những danh thủ mà tôi đã từng được chứng kiến!!!

Cầu thủ lớn……

Nhìn cái cách của những ngôi sao được coi là lớn nhất hiện nay thể hiện ở những trận ** WC 2010 vừa qua mới thấy nhớ làm sao những con người mà nhờ họ chúng ta mới biết đến khái niệm về cái gọi là “cầu thủ của những trận đấu lớn” . Cầu thủ lớn ,anh là ai? Chính là người biết cất lên tiếng nói của mình vào những thời điểm mà mọi người cần anh nhất , là ngôi sao biết cách tỏa ánh sáng lung linh của nó khi bầu trời đang ở giai đoạn u tối nhất , là người biết cách lan tỏa tầm ảnh hưởng của mình đến người khác và hơn hết nữa đó còn là 1 danh hiệu (không chính thức) ý nghĩa nhất đối với 1 cầu thủ mà NHM dành cho họ .Và ở đó Ronaldo chính là 1 điển hình tiêu biểu nhất cho cái khái niệm “siêu phàm” ấy- luôn vật vờ , lặng lẽ như 1 bóng ma để kết liễu đối phương vào những lúc mà rất ít người ngờ tới….

Xuất thân từ những trận bóng đường phố , cũng như biết bao tài năng Brazil khác , rời xa những năm tháng “bóng đá hè phố” của 1 cậu bé nghèo khó trong những khu ổ chuột tại Rio de Janeiro, ,anh bước ra Châu Âu để tìm kiếm 1 chân trời mới cho mình . Khi ấy , mọi người vẫn chưa biết rằng bóng đá Brazil đã sản sinh ra 1 trong những con người hay nhất trong lịch sử đầy rẫy những huyền thoại của họ, và đây có thể coi là bước ngoặt quan trọng nhất trong sự nghiệp của Ronaldo. 

Anh là đỉnh cao của sự bùng nổ, là người tạo ra những phút giây vĩ đại , của những khoảnh khắc đầy xúc cảm , là tác giả của sự vỡ òa và cả những thăng hoa và hơn hết những tác phẩm của anh còn là sự kết hợp hoàn hảo của những khát khao cháy bỏng đam mê nhưng cũng thật lãng mạn và đầy gợi cảm….

Thực ra , cái tầm vĩ đại của anh còn lớn hơn huyền thoại của bóng đá Pháp rất nhiều. Chung kết WC France 98 , Brazil đối đầu những chú trống Gaulois – khi ấy vẫn chỉ là tập hợp của những anh chàng không mấy tiếng tăm, của 1 triều đại bị coi là suy thoái sau khi những tài năng lớn nhất của họ không còn đứng trong đội hình của đội bóng áo Lam(Cantona, Ginola) , giới chuyên môn , người hâm mộ và …cả những tay cá cược trên khắp thế giới đều đồng tình với cửa trên dành cho Brazil - những chàng trai đến từ xứ sở vũ điệu Samba khi ấy với đội ngũ của những nghệ sỹ tài ba bậc nhất thế giới túc cầu đã được các nhà cái “cho phép” họ “được quyền” chấp đến 1,5 trái, 1 tỉ lệ rất “phản cảm” so với tầm vóc của 1 trận CK lớn nhất thế giới, thế mà hầu như đại đa số mọi người vẫn dồn cửa cho đội bóng của Zagallo, đơn giản bởi khi ấy đội hình của họ có 1 người không phải thuộc về thế giới này , anh là “người ngoài hành tinh”, là nhân vật kỳ tài mà đã từ rất lâu rồi thế giới mới lại lại sản sinh ra được . Thế nhưng, quả bóng vốn tròn và khó đoán luôn có sự hấp dẫn của riêng nó, tiếc thay sự hấp dẫn ấy lại không dành cho phần đông những người yêu thích cái đẹp khi tình yêu của họ- những vũ công Samba đã chết bởi “3 cú mổ” của chú gà nước Pháp trong 1 trận đấu mà Ronaldo đã gặp 1 sự cố vào loại bí ẩn nhất của lịch sử WC (đến giờ người ta vẫn chưa biết đích xác chuyện gì đã xảy ra với Ronaldo trước trận đấu ấy) 

Hãy điểm qua 1 vài chi tiết để hiểu vì sao tôi gọi anh là cầu thủ lớn trong số những cầu thủ lớn....

Ronaldo đã trở thành người đá bóng hay nhất hành tinh ngay khi anh vẫn còn trong độ tuổi teen. Nhưng điều đó vẫn chưa phải là gì quá cao siêu hay ghê gớm nếu ta không xét đến cái cách mà anh đã làm để đạt được điều đó, với vai trò của 1 cậu bé chỉ mới chập chững bước ra Châu Âu, anh thành người của PSV, CLB đá ở giải VĐQG Hà Lan –giải đấu chỉ vào loại trung bình khá ở Châu Âu, so sánh giữa 1 chàng trai vô danh lại chỉ thi đấu ở 1 nơi không được đánh giá cao mấy với những danh thủ ở lục địa già lúc bấy giớ sẽ là vô cùng khập khiểng ,thế mà những điều đó cũng không thể cản anh trở thành người giỏi nhất thế giới. Thế giới đã từng chứng kiến rất nhiều huyền thoại nổi tiếng ngay từ khi còn rất trẻ, nhưng để trở thành số 1 như anh thì may ra chỉ có Pele là có thể làm được điều đó!!!

3 tháng 10 năm 1996 tại Laliga , trong trận đấu với Compostela anh vượt qua 6 người , bỏ lại sau lưnh khoảng chiều dài hơn 50m để hoàn thành 1 trong những siêu phẩm vào loại hiếm có nhất của bóng đá thế giới. Và kể từ khoảnh khắc ấy người ta cũng bắt đầu gọi anh với 1 sự ngưỡng mộ và kính nể cũng thật “khác người” :“Người ngoài hành tinh” đã xuất hiện trên bầu trời bóng đá của địa cầu 

Thời hoàng kim

Vòng 1/8 WC1998, Chile với cặp bài trùng Za-Sa (Zamorano-Salas) vào loại lợi hại nhất thế giới lúc bấy giờ, cũng phải “tâm phục khẩu phục” trước 2 bàn thắng của Ronaldo trong trận thua 2-4 trước Brazil 

BK WC 1998 trước Hà Lan, im lặng trong gần hết thời gian trên sân , nhưng chỉ 1 giây phút sơ sẩy của Frank De Boer , anh hạ gục Van Der Sar chỉ sau 1 cú bứt phá tốc độ để loại bỏ 2 hậu vệ theo sau.

1999, Brazil dự Copa America với vết thương từ thất bại lịch sử ở nước Pháp vẫn chưa nguôi ngoai, năm ấy Ronaldo trở lại và đưa đội bóng vàng xanh giành danh hiệu thứ 5 trong lịch sử giải đấu cao nhất Nam Mỹ với thắng lợi 3-0 trước Uruquay ( năm ấy anh cũng giành luôn cú đúp “cầu thủ hay nhất” và “vua phá lưới”) . Sau thời điểm đăng quang đó không lâu, Ronaldo lại bị chấn thương khó hiểu và đau đớn nhất trong “lịch sử đau thương” của mình, trong 1 trận đấu với Lazio ở Coppa Italia , Ronaldo tiếp tục trở lại sau chấn thương, anh nhận bóng và vẫn như thường lệ làm những động tác đảo bóng để loại bỏ hậu vệ đối phương ,thế nhưng mới chỉ đảo được 1 vòng chân, anh bỗng đổ quỵ xuống mà không có 1 lực tác động nào vào người, Ronaldo đau đến nổi anh đã phải khóc thành tiếng…..Và 3 năm chấn thương của Ronaldo cũng là 3 năm Brazil bị khủng hoảng thực sự, lần đầu tiên ngôi vị số 1 trong BXH FiFa của Selecao bị truất ngôi sau 1 khoảng thời gian rất dài họ ngự trên đỉnh thể giới, lần đầu tiên ** WC đã không còn “dể như ăn cháo” với họ nữa (Brazil xếp thứ 4 VLWC sau cả Ecuador- đất nước mà bóng đá vẫn còn khá xa lạ với NHM thế giới) . Khủng hỏang là thế nhưng khi Ronaldo trở lại năm 2002 , Brazil lại tiếp tục ….bước lên vũ đài cao nhất của bóng đá thế giới tại mùa hè ở Nhật Bản và Hàn Quốc!!!

Sở dĩ phải nói dài dòng như vậy là để thấy được rằng, vai trò và tầm ảnh hưởng của “số 9” lớn đến thế nào. Ở 1 đội bóng luôn vỗ ngực tự hào về “lạm phát tài năng” như Brazil mà thành công hay thất bại lại bị phụ thuộc quá lớn vào 1 cầu thủ trong suốt thời gian dài (đó là chưa kể đến WC 2006) .Thế thì, cầu thủ đó không phải là thiên tài thì gọi là gì đây !!!?

Thần tượng……..

Không phải ngẫu nhiên mà Ronaldo lại là 1 trong những cầu thủ được yêu mến nhất trong lịch sử của Selecao , và ngay ở cả thời điểm hiện tại anh vẫn là số 1 dù cho bóng hình huy hoàng của anh đã thuộc về quá khứ. Cũng không phải ngẫu nhiên mà anh cũng từng là thần tượng của rất nhiều ngôi sao bóng đá nổi tiếng hiện nay (từ Anelka , Kaka, Pato, Benzama hay mới nhất là Balotelli đều lấy Ronaldo ra làm hình tượng kiểu mẫu của họ thời ấu thơ trong những giấc mơ bóng đá) hay ngay cả chính vị vua của thế giới bóng đá – Pele - cũng từng thừa nhận rằng : “Ronaldo chính là thần tượng của tôi” . Tất cả những sự ngưỡng mô ấy nói lên điều gì nếu không phải là do anh đá bóng quá hay!!!?

Cây bút bình luận bóng đá số 1 Việt Nam trước đây là cố nhà báo Chánh Trinh đã từng so sánh anh với Pele và Maradona khi cho rằng anh là người đầu tiên có thể tiếp bước 2 tượng đài vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá thế giới , và sau này ông cũng đau đớn nhận ra rằng điều đó sẽ không thể xảy ra ,sau khi phải chứng kiến những năm tháng đằng đẳng trên giường bệnh của Ronaldo- đó cũng chính là 1 trong những sự kiện đáng tiếc nhất của lịch sử túc cầu . 

Khi anh trở lại , ra sân và ghi bàn (sau 3 năm phải vật vã với chấn thương) trong 1 trận cầu ở Serie A, chính Pele và Maradona cùng những nhân vật hàng đầu của bóng đá thế giới đã gửi lời chúc mừng đến anh- cho 1 ngày trở lại đầy hứa hẹn…Thực ra , khi ấy đã là 1 hình ảnh rất khác của Ronaldo mà người ta đã từng biết, sau quãng thời gian dài “ngồi chơi xơi nước”, anh đã béo lên rất nhiều, không còn tốc đô của 1 chiếc F1 như ngày nào, cũng không còn sự nhạy cảm tuyệt đỉnh của thời đỉnh cao tuy kỹ thuật và thói quen….ghi bàn thì vẫn chưa biến mất .Tuy nhiên, nói 1 cách khách quan, khi nhìn cái thân hình núc ních mỡ của anh thì với những người yêu mến và kỳ vọng nhiều về Ronaldo lúc ấy đã biết rằng anh sẽ không bao giờ được như xưa nữa, dù thế những phẩm chất đặc biệt vốn có của mình ,chàng trai này vẫn khiến mọi người tin rằng : “bóng đá sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu có anh…”

Người ta vẫn hay đem anh và Zidane ra để so xem ai là người hay nhất trong thế hệ của họ. Nhưng tôi lại không muốn so sánh anh với Zizou, bởi với tôi Zizou chưa đủ để đứng ngang tầm với anh. Bởi vì thực ra, để người ta bắt đầu biết nhiều tới “chàng hói” cũng chính là nhờ 1 phần không nhỏ cho sự cố mà Ronaldo đã gặp phải khi anh đang trong độ tuổi đẹp nhất của sự nghiệp cầu thủ, và “cái chết” của thiên tài ấy đã mở đường để 1 huyền thoại bắt đầu bước ra bóng tối để tỏa sáng trên bầu trời bóng đá thế giới bấy giờ

Chúng ta đã chứng kiến sự trở lại thần kỳ của “người ngoài hành tinh” ở World Cup 2002 khi cùng vũ đoàn Samba bước lên đỉnh cao nhất của thế giới, và trường hợp của Ronaldo chính là 1 ngoại lệ vô cùng hiếm hoi trong bóng đá .Anh là cầu thủ kì lạ và vĩ đại nhất mà các fan của túc cầu giáo từng được chứng kiến. Đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng nếu anh không bị 1 sự cố bí ẩn trong trận chung kết WC1998 và những chấn thương liên tiếp sau này thì không biết Ronaldo sẽ còn vĩ đại đến mức nào nữa, và nếu Brazil vô địch France98 (khi đó anh sẽ sánh ngang với Pele về số lần vô địch WC) thì không biết Zidane có thăng tiến vượt bậc đến vậy để trở thành 1 trong những huyền thoại lớn nhất của bóng đá thế giới được hay không nữa (người ta biết nhiều đến Zidane là từ sau 2 bàn thắng trong trận ck WC98) . Với nhiều người, có thể nói chấn thương và sự đi xuống của Ro béo đã mở ra cánh cửa huyền thoại cho Zizou ! Trở lại năm 2002, lúc ấy thân hình của anh đã “phì nhiêu” hơn rất nhiều, thế mà anh vẫn làm được những việc khiến tất cả phải khâm phục. Chúng ta không biết trước đó anh đã cố gắng tới mức nào, nhưng có 1điều chắc chắn, tài năng của anh mới là thứ đặc biệt hơn rất nhiều so với nỗ lực của mình - người khác lấy sự cần cù để bù đắp khiếm khuyết về tài năng, còn Ronaldo-anh lấy tài năng của mình để che lấp đi những yếu kém về nỗ lực bản thân (nếu nỗ lực thì anh đã không béo như thế rồi ).

Ronaldo đã không thi đấu thì thôi, nhưng khi anh trở lại, bất kể thể lực có bị hao mòn thế nào thì anh vẫn rất tuyệt vời dù cho đó có là khi mà anh đã rơi xuống đáy phong độ và 1 thân hình không phải là của 1 cầu thủ bóng đá (tỏa sáng khi khoác áo Corinthians)

 Với tài năng của mình ,Ronaldo xứng đáng để được lưu danh trong mọi ngôi nhà của những huyền thoại bóng đá, chỉ tiếc 1 điều anh chưa bao giờ trở thành 1 biểu tượng hay 1 vị trí đặc biệt trong trái tim những người NHM của các CLB mà anh đã thi đấu mặc dù anh thừa sức để có thể làm được như vậy. Nhưng , tài vẫn luôn đi cùng với tật, trong mắt của nhiều người anh chính là 1 tên “Judas chính hiệu”, 1 kẻ phản bội và xấu xa nhất . Liệu có mấy ai đã từng khoác cả 2 CLB thù địch trong cùng 1 đất nước như anh,tại La liga hết Barca rồi lại đến Real, ở Serie A anh từng khoác áo cả Inter lẫn Milan. Ở Inter,anh phản bội lại lòng tốt của người cha nuôi Moratti đã cưu mang anh trong suốt những tháng năm đen tối nhất của sự nghiệp để chuyển sang đội bóng Hoàng gia ngay khi mới bắt đầu viết lại câu chuyện huyền thoại của mình, rời Real anh chẳng chọn ai lại đi khoác áo “kẻ thù muôn thửu” của đội bóng cũ, sau những tháng ngày thất vọng ở Milan, Flamengo chìa đôi tay để cứu rỗi anh, thế mà sau đó không lâu - như 1 sự trêu ngươi – anh chuyển sang….Corinthians – CLB “không đội trời chung” với nơi đã cứu vớt anh . Nhưng dù có thế nào đi nữa vẫn sẽ có rất, rất nhiều người luôn dành cho anh chỗ đứng quan trọng trong ký ức về 1 thời vàng son thưởu nào của anh….

Giấc mơ về ngày trở lại…

WC2010 đang tới gần, sẽ có không ít người vẫn đang kỳ vọng về sự xuất hiện của anh ở mùa hè tại Nam Phi, họ muốn chứng kiến hình ảnh cuối cùng của 1 Ronaldo thiên tài năm xưa sẽ tiếp tục tỏa sáng ở 1 giải đấu lớn. Những người yêu mến anh vẫn đang có niềm tin (hay chỉ là 1 giấc mơ )về 1 sự trở lại thần kỳ như chính anh đã từng làm được cách đây 8 năm trong những trận cầu nóng bỏng tại mùa hè ở Châu Á . Tuy nhiên , điều đó có lẽ sẽ rất khó xảy ra khi người đồng đội cũ tại WC94 và France 98 năm nào vẫn chưa cho anh bất kỳ 1 cơ hội nào để thể hiện , và càng mong manh hơn khi thông tin từ khắp trang báo trong những ngày qua về cái vòng bụng ngày một phì nhiêu của anh… 

Brazil dưới sự dẫn dắt của Dunga đang ngày càng khẳng định vị thế bá chủ của họ mặc cho đội bóng vàng xanh của thời điểm hiện tại không còn là những hình ảnh quen thuộc như ngày nào, Selecao giờ đây không còn là tập hợp của những nghệ sĩ ,của những ngôi sao sáng nhất nữa rồi, thay vào đó là những anh chàng biết “đá bóng” nhiều hơn là “chơi bóng” , “cái sự mê hoặc” ngày nào giờ đây đã phải nhường chỗ cho các toan tính của Dunga và tất nhiên cả cái quyến rũ của vũ điệu Samba cũng không còn được như trước nữa. Ngay đến cả Ronaldinho đang ngày một “hồi xuân” cũng chưa có 1 chút dấu hiệu tích cực nào từ Dunga thì bảo làm sao hy vọng sẽ dành cho Ronaldo . Cơ hội dành cho “Ro béo” nói trắng ra thì thực chất cũng chỉ là “học thuyết không tường” của những người “lạc quan tếu” mà thôi…

Vẫn biết sống là phải luôn cố gắng để thực hiện ước mơ của mình, vẫn biết cơ hội luôn dành cho kẻ dám đi đến tận cùng mơ ước của mình ,vẫn biết hy vọng vẫn luôn là nguồn động viên đầy sức mạnh để vươn tới ước mơ. Nhưng, hy vọng có lẽ cũng chỉ là hy vọng mà thôi và giấc mơ ấy có lẽ cũng chỉ còn tồn tại trong hoài niệm của những điều đẹp nhất về anh…..

THIẾU TÁ SIÊU TỐC FERENC PUSKAS

Hồ sơ :

Ferenc Puskás Biró sinh ngày 2 tháng 4 năm 1927 – mất ngày 17 tháng 11 năm 2006) tại thành phố Budapest, thủ đô Hungary.

CLB : Kispest A.C. (1943–1949) Honvéd (1949–1955) Real Madrid (1958–1966 )

ĐTQG : Hungary 84 trận (từ 1945 đến 1956) / 83 bàn thắng. Tây Ban Nha 4 trận (1961-1962) / 0 bàn

Thành tích : 

Giải VĐQG Hungary 354 trận (1943-1956) / 357 bàn, Real Madrid 179 trận (1958-1966) / 154 bàn

6 chức vô địch Hungary

5 chức vô địch Tây Ban Nha

4 giải thưởng Pichichi

1 Cúp C1

1 Cúp liên lục địa (năm 1960)

1 Cúp Nhà vua

Điều đáng tiếc nhất với Puskas là chưa giành được danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, mặc dù ông rất xứng đáng với giải thưởng này.

Thông tin :

Cầu thủ mà ngay cả Johan Cruyff hay Franz Beckenbauer cũng luôn thán phục; còn Ronaldo, Raul, Ronaldinho luôn "nép mình" kính phục khi được diện kiến. Đó chính là Ferenc Puskas

Puskas khởi nghiệp với tư cách cầu thủ trẻ của CLB Kispest - nơi cha ông làm HLV. Ban đầu, trước khi được ký hợp đồng chính thức vào năm 12 tuổi, huyền thoại này đã phải chơi dưới cái tên bí mật Miklós Kovács. Cùng gia nhập Kispest với Puskas còn có ban thân thủa nối khố József Bozsik - cầu thủ mà sau đó cũng trở thành một phần quan trọng của "đế chế bóng đá" Hungary. Năm 1949, được bộ quốc phòng Hungary tiếp quản, AC Kispest trở thành đội bóng quân đội với cái tên mới là Honvéd Kispest. Vì các thành viên cũng được coi như một quân nhân nên chẳng mấy chốc nhờ thành tích đá bóng xuất sắc, Puskas được thăng hàm thiếu tá. Và biệt danh "thiếu tá siêu tốc" cũng ra đời từ đó.Do có thể tuyển quân từ nguồn lính trẻ nhập ngũ, Honved tập hợp được vô số tài năng của bóng đá Hungary. Trong số này có cả hai ngôi sao Zoltán Czibor và Sándor Kocsis. Cùng với họ, Puskas đã giúp CLB giành được 5 chức vô địch quốc gia. Ngoài ra, ông còn giành 4 danh hiệu vua phá lưới ở các mùa bóng 1947-48, 1949-50, 1950-1951 và 1952-1953 (với số bàn lần lượt là 50, 31, 25, và 27). Nếu chỉ tính mùa bóng 1947-1948, Puskas là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại một giải vô địch quốc gia thuộc châu Âu.

Khoác áp đội tuyển quốc gia lần đầu tiên vào ngày 20/8/1945 (khi mới hơn 18 tuổi), Puskas đã khởi đầu sự nghiệp quốc tế vẻ vang của mình bằng cách ghi bàn trong trận đè bẹp Áo 5-2. Từ đây, ông trở thành “cỗ máy dội bom” không thể ngừng lại của đoàn quân được mệnh danh "những phù thủy Magyar". Tính tổng cộng trong 85 lần khoác áo đội tuyển Hungary, Puskas đã có 84 lần phá lưới đối phương (một kỷ lục nếu xét về tính hiệu quả).

Tài năng của Puskas thăng hoa nhanh chóng và tên của ông dần được cả châu Âu ghi nhớ. Tuy nhiên, khả năng chơi bóng "ma thuật" cùng kỹ năng ghi bàn bẩm sinh với cái chân trái khéo léo của Puskas chỉ thực sự được cả Thế giới thừa nhận sau màn trình diễn tuyệt vời tại sân Wembley, Anh. Đội tuyển Anh kiêu hãnh đã phải đón nhận một trận thua "tâm phục khẩu phục" với tỷ số 3-6 trước đội khách từ Đông Âu với màn trình diễn ấn tượng của Puskas và các đồng đội. Đó cũng là trận thua đầu tiên trên sân nhà của ĐT Anh trước một đối thủ không thuộc liên hiệp Anh.

"Đó như là cuộc đấu giữa những con ngựa đua và những con ngựa nuôi. Đó là đối thủ khó nhất mà ĐT Anh từng phải đối mặt, một đội bóng tuyệt vời với một chiến thuật mà chúng tôi chưa từng gặp gặp trước đó."Tiền vệ cánh Tom Finney của đội chủ nhà thốt lên sau trận. Hungary vào thời điểm đó sử dụng sơ đồ tấn công 4-2-4 với bộ tứ tấn công trứ danh Puskas, Joszef Bozsik, Nandor Hidgekuti và Sandor Kocsis. Cũng chính những con người này sau đó 1 năm đã tiếp tục cho ĐT Anh "phơi áo" với tỷ số 1-7 tại Budapest. 

Cùng với Zoltán Czibor, Sándor Kocsis, József Bozsik và Nándor Hidegkuti, chàng thủ quân còn có một biệt danh khác là "người anh nhỏ" đã làm nên một đội tuyển quốc gia mạnh khủng khiếp trong lịch sử với chuỗi 32 trận bất bại liên tiếp. Cho đến nay, đấy vẫn là một kỷ lục hầu như không thể phá vỡ. Trong hành trình đoạt chiếc HCV Olympic 1952 (có thể coi như chức vô địch thế giới không chính thức vì các nước đều cử đội tuyển quốc gia), Hungary đã đánh bại ứng cử viên nặng ký là Nam Tư, bằng tỷ số 2-0 trong trận chung kết diễn ra tại Helsinki (Phần Lan). Puskas đã ghi 4 bàn ở giải này, trong đó có bàn mở tỷ số trận quyết định tranh huy chương vàng. Trong năm 1953, Hungary cũng thêm Cúp "Dr. Gero" - một danh hiệu dành cho các đội tuyển thuộc khu vực Trung Âu. Giải đấu bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài suốt 5 năm. Cuối cùng, Hungary đứng đầu với 11 điểm. Puskas kết thúc giải cùng danh hiệu vua phá lưới (10 bàn), trong đó có hai bàn giúp Hungary đoạt Cúp bằng trận thắng Italy 3-0 ngay tại Rome. Với những thành tích đó Hungary đã tới Thụy Sĩ với tư cách là ƯCV số 1 và duy nhất cho chức vô địch World Cup 1954...

"Tôi vẫn chưa hiểu tại sao ĐT Hungary của Puskas lại không thể giành chiếc cúp vàng năm 1954!"HLV Alex Ferguson của Man Utd, một người rất ngưỡng mộ tài năng của Puskas, cho biết. Quả thực, việc "Đội tuyển Vàng" của Hungary với những chiến thắng như "chẻ trẻ" trước đó không giành được chức vô địch World Cup 1954 là một bất ngờ lớn.

Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ khi Hungary "vùi dập" Hàn Quốc tới 9-0 và "tàn sát" Tây Đức với tỷ số 8-3 trong 2 trận đầu tiên. Tuy nhiên, chấn thương gót chân ở trận gặp Tây Đức đã khiến Puskas phải nghỉ đến trước trận đấu cuối cùng.

Trước trận chung kết với chính Tây Đức, khả năng ra sân của Puskas vẫn bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, sau đó, người ta vẫn thấy ông với băng đội trưởng trên tay góp mặt vào trận chung kết. Lúc đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, sự xuất hiện của Puskas không thật sự hợp lý bởi hàng công 4 người gồm Hidegutki, Kocsis, Budai và Czibor của Hungary đã thi đấu rất ăn ý và hiệu quả trong những trận trước đó. Mọi nghi ngờ tan biến chỉ sau 6 phút khi Puskas tận dụng cú sút đập chân hậu vệ của Kocsis để sút tung lưới Tây Đức từ cự ly gần. Tưởng như mọi chuyện tiếp tục suôn sẻ với Hungary khi Czibor tận dụng đường chuyền về bất cẩn của một hậu vệ Tây Đức để nâng tỷ số lên 2-0. 

Thế nhưng, cũng bằng một sai lầm của hàng thủ, Morlock đã nhanh chóng gỡ lại 1-2 cho ĐT Đức sau 10 phút thi đấu. Tinh thần Tây Đức lên cao và chỉ 8 phút sau bàn gỡ 1-2, Rahn đã đưa trận đấu trở về vạch xuất phát. Kể từ đó, hàng thủ Tây Đức từng để thua 8 bàn trước Hungary tại vòng bảng bỗng chơi hết sức chặt chẽ. Cùng với một chút sự trợ giúp từ trọng tài, Hungary của Puskas đã không thể thêm một lần chọc thủng lưới đối thủ. Và bi kịch đến ở phút 84 khi Uwe Rahn với một cú dứt điểm quyết đoán và hiểm hóc đã mang về chiến thắng kịch tính 3-2 cho Tây Đức. Trong những phút cuối cùng, Hungary đã vùng dậy một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ hội tốt nhất của họ là pha ghi bàn của Puskas đã không được trọng tài công nhận do lỗi việt vị. Dù phản ứng rất quyết liệt nhưng tỷ số 3-2 nghiêng về Tây Đức cuối cùng cũng đã được ấn định cho trận chung kết World Cup 1954.

Năm 1956, Honvéd tham dự Cúp C1 và gặp Athletic Bilbao ở vòng đầu tiên. Trong khi để thua 2-3 trên sân khách, thành phố đóng đô của CLB ở quê hương (thủ đô Budapest) đã trở nên hỗn loạn vì bất ổn chính trị. Sau khi phải "trả giá" vì quyết định chọn sân trung lập Heysel để thi đấu trận lượt về (hòa 3-3 và Honved bị loại bằng kết quả chung cuộc 5-6), các cầu thủ đã không chọn con đường trở về. Họ tập hợp gia đình, bất chấp lệnh cấm của FIFA cũng như liên đoàn bóng đá Hungary, để tổ chức chuyến du đấu vòng quanh thế giới, tới Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Brazil. Sau khi trở lại châu Âu, Honved hùng mạnh đã "tan đàn xẻ nghé". Một số cầu thủ, trong đó có Bozsik, trở về Hungary, trong khi số còn lại bao gồm cả Czibor, Kocsis và Puskás, đã đầu quân cho các CLB Tây Âu. Ở tuổi 29, đời cầu thủ của Puskas tưởng chừng sắp đi xuống bên kia sườn dốc lại bước sang một trang mới vẻ vang hơn.

Quãng thời gian hòa nhập với cuộc sống mới không thực sự suôn sẻ đối với "thiếu tá siêu tốc". Sau vài trận thử việc ở Espanyol, Puskas đã bị liên đoàn bóng đá châu Âu cấm thi đấu hai năm vì quyết định từ chối trở về Hungary. Khoảng thời gian thử thách này thực sự vất vả đối với cầu thủ đã đi quá nửa sự nghiệp. Anh phải lang thang tới Áo, rồi sang Italy - nơi có tin Juve và Milan muốn kiểm chứng tài nghệ của ngôi sao hay nhất Đông Âu. Nhưng cuối cùng, chẳng biết bằng cách nào và quyết tâm lớn đến đâu, Real Madrid đã dũng cảm ký hợp đồng với lão tướng 31 tuổi. Đó là một tân binh vừa trải qua hai năm tròn không được chơi bóng đỉnh cao nhưng lại là nhân vật chính của một trong những quyết định đúng đắn nhất mà CLB Hoàng gia từng đưa ra.

Trong 8 mùa bóng khoác áo "kền kền trắng", Puskas đã ghi được 156 bàn trong 180 trận tại La Liga. Về khoản danh hiệu nội địa, ngoài 5 chức vô địch Tây Ban Nha liên tiếp (1961-1965), "thiếu tá siêu tốc" còn sưu tập thêm 4 giải thưởng Pichichi (vua phá lưới) ở các năm 1960, 1961, 1963, 1964 (khi đã 37 tuổi) với số bàn thắng lần lượt là 26, 27, 26 và 20. Trên đấu trường Cúp C1, tuy gánh nặng tuổi tác đè chặt, nhưng Puskas vẫn kịp chơi 39 trận và ghi được 35 bàn. Đáng kể nhất trong số này là 7 lần lập công bàn ở hai trận chung kết. Đầu tiên là ở mùa bóng 1959/1960, thời điểm ông bùng nổ cùng Di Stefano giúp CLB đè bẹp Frankfurt 7-3 (Puskas 4 bàn, Di Stefano 3 bàn). 3 bàn còn lại được ông ghi trong trận chung kết diễn ra 2 năm sau, khi Real bị Benfica đánh bại với tỷ số 5-3. Tuy chỉ giành một chiếc Cúp C1 cùng Real nhưng tên tuổi Puskas vĩnh viễn được xếp vào hàng ngũ huyền thoại của CLB này cũng như trong lịch sử bóng đá châu Âu. 

Puskas nhận hộ chiếu Tây Ban Nha vào năm 1961 và chơi cho ĐTQG nước này 4 trận nhưng không ghi được bàn thắng nào, trong đó, có 1 trận thắng và 2 trận thua tại *** World Cup 1962 tại Chile. Ferenc Puskas "treo giày" vào 30/06/1967 trước khi tiếp tục góp mặt trong một trận chung kết cúp châu Âu khác cùng Panathinaikos trên cương vị HLV và để thua 0-2 trước Ajax Amsterdam. Sự nghiệp huấn luyện của huyền thoại bóng đá người Hungary này sau đó còn gắn bó với AEK Athens (Hi Lạp), Sol (Paraguay) và Colo Colo (Chile) trước khi ông trở về Hungary năm 1993 và tham gia huấn luyện ĐTQG nước này trong một thời gian ngắn. Ngày 17 tháng 11 năm 2006,ông mất do bệnh viêm phổi tại Budapest, thọ 79 tuổi.

Puskas luôn theo dõi bóng đá, thường đi xem các trận đấu nhưng không nhận thấy thứ bóng đá mà ông từng say mê. "Bóng đá đã mất đi tính hiếu khách của nó. Tôi chẳng hạn, tôi là bạn của những cầu thủ đã cùng chơi nhưng nhiều người trong số ấy là đối thủ trên sân của tôi. Tôi không tin mọi người bây giờ lại cư xử với nhau như vậy. Bây giờ sau buổi tập mọi người về nhà còn trước kia chúng tôi thích ngồi lại với nhau. Bây giờ ở Hung có nhiều cầu thủ giỏi nhưng họ không tin vào những điều chúng tôi đã tin và không nghe các lời khuyên. Bóng đá thay đổi nhiều quá". Ông không hài lòng với tình hình nhưng Pancho đáng yêu không hề bực mình. Ông trung thành với những kỉ niệm ("nếu tôi 20 tuổi tôi vẫn sẽ chơi cho Honved hoặc Real" - ông khẳng định), với lối chơi mà ông đã đem lại vinh quang cho nó, với những bạn chí cốt ở ĐT Hung vĩ đại mà hiện chỉ còn sống có 5 người kể cả ông. Thực ra con người giản dị và kín đáo này bỗng bằng lòng với những gì mình đã có và để biểu hiện điều đó ông lại dùng hình ảnh của bóng đá "Đã từ lâu tôi hiểu rằng người ta không thể ngày nào cũng đặt quả bóng vào 1 chỗ..."

Lại thêm một cái tên nữa chưa từng một lần giương cao chiếc cúp vô địch thế giới, nhưng tên tuổi của ông sánh ngang cùng những cầu thủ vĩ đại nhất mà "thế giới túc cầu" sản sinh ra. Ông là FerencPuskas - một hiện tượng của những năm đầu thập kỳ 50. Một tài năng kiệt suất cả ở khả năng ghi bàn lẫn khả năng kiến tạo.

Puskas chính là một trong những cái tên nổi bật nhất trong "đội hình siêu kinh điển" mà bóng đá Hungary sở hữu ở những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Chính đội hình đó đã làm cả thế giới bóng đá "điên đảo" khi họ thể hiện sức mạnh ở kỳ World Cup năm 1954. Họ đã gieo "nỗi kinh hoàng" cho tất cả các đối thủ, trước khi dừng chân trong trận chung kết với ĐT Tây Đức - đối thủ mà họ đã từng đánh bại với tỷ số 8-3 ở vòng đấu bảng

Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1927, Puskas đã sớm thể hiện tài năng bóng đá khi còn rất trẻ, lúc đó ông chơi cho đội bóng Kispest - một đội bóng của thủ đô Budapest. Trong khoảng thời gian thi đấu cho đội bóng này, ông đã ghi tổng cộng 358 bàn thắng trong tổng số 349 lần được ra sân. Một con số mà mỗi khi nhắc lại, những thành viên của Kispest khi đó vẫn còn phải trầm trồ. Puskas chính là "linh hồn" của đội bóng này trong vòng 5 năm với tư cách là đội trưởng. Năm 1949, Kispest đổi tên là Honved và thuộc biên chế của quân đội.. 

Những màn trình diễn ấn tượng đó đã giúp Puskas lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển trạch của ĐTQG. Ông lần đầu tiên xuất hiện trong màu áo của ĐT Hungary khi mới 18 tuổi. Đó là trận đấu với ĐT Áo, trong thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2 vừa chấm dứt. Trong chiến thắng đậm đà 5-2 của Hungary khi đó, ông đã có một lần chọc thủng lưới đối phương, góp công vào chiến thắng của đội nhà.

Mặc dù không có được những yếu tố cần thiết mà một tiền đạo điển hình cần có, như chiều cao, khả năng tranh bóng trên không,... Nhưng bù lại, Puskas lại sở hữu một chiếc chân trái vô cùng khéo léo, và những thống kê về ông đã khiến nhiều người không khỏi... giật mình. Lấy một ví dụ điển hình, đó là ông đã ghi tổng cộng 83 bàn thắng trong số 84 lần khoác áo ĐTQG Hungary. Một kỷ lục mà ông đã giữ suốt thế kỷ trước. Nó chỉ bị phá vỡ bởi tiền đạo người Iran - Ali Daei vào năm 2003 (cầu thủ này đã ghi được 109 bàn thắng cho ĐTQG, nhưng cựu cầu thủ của Bayern Munich phải mất đến 149 trận đấu).

Người làm Wembley "câm lặng"

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hungary được biết đến như một đội bóng "bất khả chiến bại". Khi đó, Puskas với tư cách là đội trưởng đã cùng các đồng đội đem về chiếc huy chương vàng thế vẫn hội Olympic diễn ra ở Helsinki, Phần Lan vào năm 1952. Sau đó, dưới sự dẫn dắt của HLV Gusztav Sebes, các cầu thủ Hungary hành quân đến Thụy Sỹ để tham dự cúp thế giới với thành tích bất bại trong vòng 4 năm. Trước khi đến Thụy Sỹ năm 1954, đoàn quân của Gusztav Sebes đã có một trận đấu "kinh thiên động địa", khi hạ gục các cầu thủ Anh vốn rất mạnh khi đó với tỷ số 6-3 ngay trên "thánh địa" Wembley vào ngày 25 tháng 11 năm 1953. Với hai bàn thắng ghi được vào lưới đối phương, Puskas đã được là một phần trong trận đấu được coi là một trong những cuộc đối đầu "kinh điển" nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

Puskas và các đồng đội đã khiến 100 nghìn CĐV trên sân Wembley khi đó phải trầm trồ thán phục với màn trình diễn ấn tượng nhất mà họ từng được chiêm ngưỡng. ĐT Hungary với chiến thuật được xây dựng xung quanh "hạt nhân Puskas" khi đó đã chơi một thứ bóng đá khiến người Anh nể phục. Trong khi đội bóng của quê hương "túc cầu giáo" vẫn áp dụng đội hình cổ điển WM (đội hình được HLV của Arsenal, Herbert Chapman nghĩ ra vào những năm 20 của thế kỷ trước), thì Puskas và các đồng đội đã áp dụng thành công sơ đồ chiến thuật 4-2-4 mà HLV Gusztav Sebes đưa ra. Với sự xuất hiện của Puskas, Hungary đã đánh bại "huyền thoại WM" của người Anh. Lối đá đã khiến bao nhiêu con tim hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới vô cùng ngưỡng mộ...

Tuy nhiên, trận đấu này mới chỉ là "một nửa nỗi đau" của người Anh, khi mà trận lượt về ở Hungary, họ còn thảm bại hơn với thất bại 1-7. Một tỷ số còn "kinh hoàng" hơn rất rất nhiều so với những gì đã diễn ra ở Wembley trước đó.

Sức mạnh hủy diệt của Hungary khi đó đã khiến không ai nghi ngờ về việc họ chính là một trong những ƯCV nặng ký nhất của chức vô địch thế giới năm 1954 diễn ra ở Thụy Sỹ. Với tài năng của Puskas trong đội hình, Hungary đã đánh bại CHDCND Triều tiên ngay trong trận đấu đầu tiên với tỷ số 9-0. Puskas là người ghi bàn thắng đầu tiên và cuối cùng trong trận đấu đó. Tuy nhiên, tỷ số đó không làm "giới bóng đá" ngạc nhiên và sửng sốt bằng việc họ "hạ nhục" Tây Đức - cũng là một trong những ƯCV cho chức vô địch năm đó - với tỷ số 8-3 ở trận đấu thứ 2.

Tuy nhiên, niềm vui đi chung với nỗi buồn, khi mà Puskas bị chấn thương đầu gối khá nặng và không thể thi đấu trong những trận đấu tiếp theo. Ông phải ngồi trên khán đài để theo dõi các đồng đội. Dù sao họ vẫn thể hiện được sức mạnh của mình bằng cách đánh bại ĐT Brazil với tỷ số 4-2 ở trận tứ kết. Sau đó là hạ gục Uruguay với cùng tỷ số trong trận đấu tiếp theo. 

Chung cuộc đau lòng!

Mọi con mắt đổ dồn về Puskas khi ông có tên trong danh sách những cầu thủ ra sân trong đội hình Hungary ở trận chung kết với ĐT Đức - đội bóng đã thất bại thảm hại dưới tay họ ở ngoài vòng bảng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Puskas vẫn chưa thực sự khỏe mạnh sau chấn thương, và đây chỉ là một trong những hành động cứu vãn một giải đấu thất vọng của ông, khi phải ngồi trên khán đài theo dõi các trận đấu. 

Nhưng ông đã làm câm lặng những nghi ngờ đó bằng cách thực hiện một sự khởi đầu hoàn hảo cho đội nhà. Ngay từ phút thứ 6, ông đã giúp Hungary vươn lên dẫn trước. Tưởng chừng như mọi chuyện đã an bài và Hungary sẽ lên ngôi khi Czibor nâng tỷ số lên 2-0 sau đó 2 phút. Nhưng người Đức bấy giờ mới "lộ nguyên hình" là một "chiếc xe tăng" chưa bao giờ biết lùi bước. Họ gỡ hòa 2-2 ngay trong hiệp một bằng các bàn thắng của Morlock (10') và Rahn (18'). Và khi thời gian chính thức của trận đấu chỉ còn vài phút nữa là kết thúc, lại là Rahn nâng tỷ số lên 3-2 cho ĐT Tây Đức. Mặc dù đã rất nỗ lực trong những phút ít ỏi cuối cùng, nhưng Puskas và các đồng đội vẫn không tài nào ghi được bàn vào lưới đối phương. Sau 31 trận không biết đến thất bại, Hungary của Puskas đã phải chia tay với chiến thắng, đồng thời "đánh rơi" cơ hội nâng chiếc cúp vô địch thế giới lần đầu tiên trong lịch sử.

Sau trận đấu lịch sử đó, Puskas và các đồng đội trở về với CLB và không quên mang theo ký ức đau buồn đó. Năm 1956, ông cùng CLB Honved sang Tây Ban Nha thi đấu với Athletic Bilbao trong khuôn khổ cúp C1. Cũng sau lần sang Tây Ban Nha đó, ông và một số cầu thủ của Honved đã không quay trở lại đội bóng quê hương nữa. Puskas trở thành cầu thủ của Real Madrid. Đó cũng chính là một trong những bước ngoặt lớn trong cuộc đời cầu thủ của ông. Khi đó, Puskas cùng với Alfredo Di Stefano trở thành cặp tiền đạo "khủng" nhất châu Âu. Họ cùng với những "chú kền kền trắng" khác đưa Real đến một trong những thời kỳ thành công nhất trong lịch sử CLB. Với 5 chức vô địch La Liga liên tiếp trong thời gian đó, Real chính là một trong những đội bóng mạnh nhất châu Âu lúc bây giờ.

Khoảnh khắc huy hoàng nhất của Puskas trong màu áo Real Madrid là khi ông và các đồng đội có mặt ở Scotland tham gia trận chung kết cúp C1 với Eintracht Frankfurt. 130 nghìn khán giả có mặt ở sân Hamden Park đã được chứng kiến một bữa tiệc bàn thắng. Real đánh bại đội bóng đến từ Đức với tỷ số 7-3. Mặc dù Di Stefano đã lập một cú hat-trick, nhưng "đêm huyền diệu" đó để tôn vinh Puskas. Cầu thủ đến từ Hungary ghi 4 bàn thắng còn lại trong chiến thắng tuyệt vời đó. Kết thúc mùa giải với thành tích ghi 35 bàn thắng trong 39 trận đấu. Puskas trở thành huyền thoại vĩ đại của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha.

Vào năm 1962, Puskas được triệu tập vào ĐT Tây Ban Nha để tham dự World Cup ở Chile. Tuy nhiên, đó là một trong những giải đấu thất bại của ông và đội bóng xứ sở đấu bò. Puskas và các đồng đội ra về ngay sau vòng đấu bảng, trong đó, ông không đóng góp được một bàn thắng nào cho ĐT. Puskas gắn bó với Real Madrid đến năm 1967, trước khi tuyên bố nghỉ hưu khi 40 tuổi. Thành tích mà ông để lại trong màu áo trắng của Real là 324 bàn thắng trong 372 lần ra sân. Sau đó, Puskas trở thành HLV của CLB Panathinaikos và đưa đội bóng này đến trận chung kết cúp C1 năm 1971.

 Puskas trở về quê hương Hungary vào năm 1992, ông sống hạnh phúc cùng những người thân trong gia đình ở đây, và qua đời khi mới 65 tuổi. Dù sao ông cũng đã được nằm xuống trên quê hương mình, nơi là cái nôi để ông khẳng định tài năng và được biết đến như một trong những cầu thủ kiệt xuất nhất trong "thế giới túc cầu".

"Thánh" Johan

Có một số cầu thủ mặc dù chưa một lần vô địch thế giới, nhưng vẫn được xếp... ngang hàng với những tên tuổi lừng lẫy của bóng đá thế giới như Maradona, Pele hay Beckenbauer vì những đóng góp cũng như tài năng tuyệt vời của mình. Một trong số những "ông vua không ngai" đó chính là Johan Cruyff - người Hà Lan bay - với khả năng điều khiển trái bóng cùng tư cách đạo đức trên sân cỏ, ông chính là một trong những tượng đài của "thế giới túc cầu".

Johan Cruyff lớn lên và gắn bó với những khu tập luyện và các khán đài SVĐ Arena của CLB Ajax Amsterdam, nơi mẹ ông làm việc. Bố của Cruyff qua đời sau một cơn đau tim khi cậu con trai mới 12 tuổi. Sớm chịu cảnh mồ côi bố từ khi còn nhỏ, Cruyff đã ấp ủ một ước mơ duy nhất: sau này sẽ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Ông bắt đầu tập luyện khi mới là một cậu nhóc 7 tuổi, và theo quyết định của bà mẹ, ông rời trường học để chỉ tập trung hết thời gian vào việc tập luyện bóng đá. Khi đó ông 13 tuổi.

Khi đó, HLV huyền thoại Rinus Michel muốn chiêu mộ các tài năng trẻ cho đội bóng. Ông đã lập một chương trình đào tạo và tuyển mộ những nhân tài trẻ tuổi. Và chính Cuyff chứ không phải ai khác nổi lên như một "vì sao" chắc chắn sẽ tỏa sáng trong tương lai.. Với những màn trình diễn của một "người lạ", Cruyff đã được đá chính trong đội hình 1 của Ajax năm 17 tuổi, và 2 năm sau, vào năm 1966, chàng thanh niên trẻ tuổi khi đó nâng cao chiếc cúp vô địch Hà Lan đầu tiên trong số 9 lần lên ngôi trong sự nghiệp của mình.

Với việc tỏa sáng trong đội hình CLB Ajax, Cruyff trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất thế giới bóng đá thời bấy giờ. Với một phong cách thi đấu nhẹ nhàng thanh thoát, cộng thêm đức độ trên sân cỏ, Cruyff luôn là mẫu cầu thủ được các đồng đội cũng như đối thủ vô cùng kính trọng. Các đồng đội yêu mến và tín nhiệm ông với tư cách là một người thủ lĩnh không thể thiếu luôn mang trong mình sự tự tin trước mỗi trận đấu. Chưa bao giờ họ được nghe một lời nói rằng đội bóng phải kiêng dè đối thủ sắp tới từ miệng của ông. Sở hữu tài năng kiệt xuất với những pha kiến tạo "chết người", khả năng tăng tốc rất nhanh, tầm bao quát của một thiên tài. Đặc biệt là khả năng thi đấu ở rất nhiều vị trí. Ông có thể là một tiền đạo lùi, tiền vệ cánh, hay một tiền vệ kiến thiết xuất sắc không kém bất cứ ai. Còn các đối thủ luôn tôn vinh Cruyff như một cầu thủ "chơi đẹp" và hữu nghị nhất.

Linh hồn của "bóng đá tổng lực"  

Mặc dù là một trong những cái tên thuộc vào hàng "kinh điển" của bóng đá thế giới, nhưng sự nghiệp trong màu áo ĐTQG của Johan Cruyff lại không thật sự kéo dài lâu. Lần đầu tiên ông ra mắt trong đội hình "cơn lốc màu Da cam" là vào tháng 9 năm 1966 trong trận đấu với Hungary. Sau khi có được 48 lần ra sân trong màu áo ĐT Hà Lan, ông chia tay sự nghiệp thi đấu quốc tế vào tháng 10 năm 1977, khi đó ông mới 30 tuổi. Những trận đấu cuối cùng của ông cho ĐT là ở vòng loại cúp thế giới năm 1978. Khi đó, ông và các đồng đội đã giúp đội nhà lọt vào vòng chung kết diễn ra ở Argentina.

Những phút "thăng hoa" của Johan Cruyff với ĐTQG Hà Lan là khi ông tham gia VCK World Cup năm 1974 diễn ra ở Đức. Khi đó, những người hâm mộ không đặt quá nhiều kỳ vọng vào các cầu thủ áo Da cam, những người được dẫn dắt bởi Rinus Michels. Mặc dù là một "bộ óc thiên tài" của bóng đá thế giới, nhưng Michels lúc đó được đưa đến để thay thế Frantisek Fadrhonc ở những phút chót. Và chính sự thay đổi đó đã làm nên một điều thần kỳ đối với ĐT Hà Lan. Sau khi kết thúc vòng đấu bảng, họ đã nổi lên như là một trong những ƯCV hàng đầu cho chức vô địch. Và họ đã lọt vào đến trận chung kết một cách đầy thuyết phục với lối đá tổng lực đầy mạnh mẽ với "linh hồn" là Johan Cruyff. Tiếc cho ông và các đồng đội vì đã thất bại trong trận chung kết trước đội chủ nhà Tây Đức khi đó.

Thất vọng và tranh cãi

Trong trận chung kết World Cup năm 1974 với Tây Đức, ở những phút đầu tiên đội Hà Lan là những người kiểm soát bóng. Thậm chí họ không cho các cầu thủ Tây Đức có cơ hội chạm vào bóng. Bóng cứ thế qua chân hết cầu thủ áo da cam này đến cầu thủ áo da cam khác. Nhưng.... khi bóng đến chân Johan Cruyff, ông đã bị phạm lỗi bởi Uli Hoeness trong vòng cấm. Đội tuyển Hà Lan có bàn thắng mở tỷ số ngay ở phút thứ 2, khi mà các cầu thủ Tây Đức thậm chí chưa được chạm chân vào bóng kể từ đầu trận đấu.

 

Mặc dù bị dẫn trước, nhưng người Đức đã tận dụng ưu thế sân nhà để kết thúc trận đấu ngay trong hiệp một. Phút thứ 26, Bernd Holzenbein bị phạm lỗi trong vòng cấm, lại một quả phạt đền nữa được trọng tài người Anh cho thực hiện trong trận đấu đó. Paul Breitner là người thực hiện thành công và đem lại thế cân bằng cho đội chủ nhà. Gerd Muller chính là cầu thủ ghi bàn quyết định mang về chiếc cúp vô địch trên sân nhà cho Tây Đức bằng một pha dứt điểm chính xác ở phút thứ 43 của trận đấu. Mặc dù trong hiệp hai, cơ hội được chia đều cho cả hai bên, nhưng không có bàn thắng nào được ghi, và Tây Đức đăng quang ở giải đấu năm đó. Còn Hà Lan, họ không thể lên ngôi mặc dù đã có một màn trình diễn vô cùng thuyết phục.

Buổi chiều 7/7 năm 1974 năm đó cũng là lần cuối cùng Johan Cruyff xuất hiện trong màu áo ĐT Hà Lan trên sân khấu bóng đá thế giới. Ông đã tuyên bố sẽ không tham dự VCK World Cup 4 năm sau đó ở Argentina, với lý do không muốn xa gia đình quá lâu như vậy. Sau khi thất vọng với việc... về nhì ở Đức, liên đoàn bóng đá Hà Lan lại một lần nữa thất vọng với những gì Johan Cruyff tuyên bố.Trong khi đó, thành công đến với Cruyff lại là ở cấp CLB. Trong khoảng từ năm 1971 đến 1973, ông cùng Ajax lên ngôi vô địch cúp C1 3 lần liên tiếp, thể hiện sự thống trị của đội bóng Hà Lan. Sau đó ông chuyển sang chơi cho Barca vào mùa giải 1973/74, ngay lập tức ông và các đồng đội mang về chiếc cúp vô địch La Liga cho đội bóng xứ Catalan. Sau khi tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tê vào năm 1978, Johan Cruyff xuất hiện ở giải bóng đá Mỹ vào tháng 5 năm 1979. Nhưng ông cũng chỉ thể hiện tài năng ở đó trong hai mùa bóng, trước khi đến với Levante - đội bóng chơi ở giải Segunda (hạng hai TBN) khi đó - trong một thời gian ngắn.

Năm 1981, ông lại quay về với đội bóng cũ, nơi làm nên tên tuổi của ông - Ajax Amsterdam. Sau 14 bàn thắng với 36 lần ra sân trong màu áo CLB này, Cruyff chuyển đến chơi cho Feyenoord - đội bóng kình địch với Ajax - trong một mùa giải. Sau đó "Thánh Johan" chính thức chia tay sân cỏ.

Sự nghiệp HLV

Trong thời gian làm HLV ở Ajax (1986-1988), ông đã có công đào tạo nên những cầu thủ hàng đầu thế giới như Dennis Bergkamp, Aaron Winter, Brian Roy, và anh em nhà Witschge (Rob và Richard). Đến năm 1988, cũng giống như chu kỳ khi còn là một cầu thủ, ông chia tay Ajax để đến dẫn dắt Barcelona. Ở đây ông đã thành công vang dội với chiếc cúp châu Âu năm 1992 và 4 lần lên ngôi ở giải nội địa với một đội hình mà khi đó người ta gọi là "đội hình trong mơ". Trong đó có cả HLV trưởng của Real Madrid hiện nay, Bernd Schuster.

Sau 8 năm gắn bó với CLB xứ Catalan, Cruyff nói lời từ biệt đội bóng này. Sau một cuộc phẫu thuật tim vào năm 1997, Cruyff đã buộc phải từ bỏ thuốc lá cũng như nghiệp HLV của mình. Ông đã thề sẽ không bao giờ quay lại dẫn dắt bất kỳ một đội bóng nào, và cho đến thời điểm này, ông vẫn giữ lời đúng lời thề năm nào. Sau này, khi nói về ĐT Hà Lan khi đó, ông tự hào tuyên bố: "Chúng tôi đã cho cả thế giới thấy được một cầu thủ yêu bóng đá là thế nào. Các bạn có thể cười và có những khoảng khắc kỳ diệu với sân cỏ. Tôi vinh dự vì là người đại diện cho thời kỳ bóng đá hưng thịnh nhất của Hà Lan, khi đó chúng tôi chơi một thứ bóng đá quyến rũ và hiệu quả."

Paolo Rossi - Ông vua vòng cấm địa 

Có những cầu thủ sinh ra để sở hữu những khả năng kỳ diệu trong bóng đá, người có khả năng làm chủ trận đấu, người có khả năng phô diễn kỹ thuật cá nhân siêu đẳng, người có sức mạnh của một đấu sỹ. Paolo Rossi lại không thuộc một trong số những mẫu cầu thủ đó, đơn giản ông sinh ra chỉ để ghi bàn. Một sự nhạy bén ghi bàn mà bất cứ một tiền đạo nào cũng mơ ước.

Vào năm 1978, cúp bóng đá thế giới thuộc về đội chủ nhà Argentina với ưu thế tuyệt đối của những cầu thủ áo sọc xanh trắng. Nhưng 4 năm sau, họ buộc phải nhường lại vị trí số một cho người Ý. Năm đó, World Cup được tổ chức ở Tây Ban Nha, và thế giới biết đến một cái tên vĩ đại ở vị trí "tiêu diệt khung thành đối phương", Paolo Rossi. Ở kỳ World Cup năm đó, với 6 bàn thắng vào lưới đối phương, ông được nhận danh hiệu "cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất" và "cầu thủ xuất sắc nhất". Đó chính là lần đầu tiên trong lịch sử một giải đấu, cả hai danh hiệu này thuộc về một cầu thủ. Cho mãi đến năm 2005, khi giải bóng đá U-20 thế giới tổ chức ở Hà Lan, Messi mới lại lặp lại thành tích này. Và gần đây nhất là Sergio Aguero ở giải U-20 thế giới diễn ra ở Canada năm 2007 vừa qua. Mặc dù vậy, tầm cỡ của World Cup năm 1982 vẫn ăn đứt hai danh hiệu mà các "hậu bối" người Argentina mới có được.

Rắc rối với Scandal

Mặc dù là một trong những cầu thủ thành công nhất thế giới, nhưng Paolo Rossi không có được một sự khởi đầu hoàn toàn suôn sẻ. Sau khi trở về với những ấn tượng rất đậm nét từ World Cup năm 1978 ở Argentina, Paolo Rossi tiếp tục thi đấu trên hàng công của CLB Perugia. Mùa giải năm đó đã diễn ra hoàn hảo đối với Rossi cho đến ngày 30 tháng 12 năm 1978, khi đội bóng của anh bị nghi ngờ dàn xếp tỷ số 2-2 với Avellino. Sau một thời gian điều tra, Rossi và một số cầu thủ khác bị buộc tội đã điều khiển trận đấu theo ý của mình. Theo đó, họ đã bị cấm thi đấu trong vòng 3 năm. Mặc dù sau đó được giảm xuống còn 2 năm, nhưng nó cũng làm phai nhạt phần nào hình ảnh của tiền đạo mới 22 tuổi trong mắt những người hâm mộ.

Trước khi nhận án kỷ luật, Paolo Rossi là một hiện tượng ở Serie B, khi ông ghi 21 bàn thắng giúp đội bóng Vicenza lên hạng mùa bóng 1976/77. Ở mùa giải sau, ông còn bùng nổ hơn với 24 bàn thắng trong màu áo đội bóng này. Đó chính là điều gây ấn tượng đối với ban lãnh đạo liên đoàn bóng đá Italia, khiến họ triệu tập ông vào đội hình ĐT Ý tham dự World Cup 1978 ở Argentina.

Ngôi sao trẻ

Với một tài năng thiên phú trước khung thành đối phương, Rossi đã trở thành một trong những cái tên đáng chú ý nhất ở kỳ World Cup 1978. Với chỉ 21 tuổi, Rossi có 3 bàn thắng vào lưới đối phương, cùng với hai lần tạo điều kiện cho các đồng đội ghi bàn, Rossi có khi đó hướng tới một tương lai sáng lạn trước mắt.

Mặc dù chỉ cao 1m74 và nặng 66 kg - một điều kiện thể hình không thật sự hoàn hảo cho một tiền đạo, nhưng Rossi lại nổi tiếng với khả năng xuất hiện đúng thời điểm và đúng địa điểm. Trận đấu quốc tế đầu tiên của Paolo Rossi là trận gặp ĐT Pháp ở Mar Del Plata. Ở trận đấu đó, những kỹ năng săn bàn của ông đã được thể hiện một cách hoàn hảo, và những ai chứng kiến trận đấu đó đều có thể nhận ra được một ngôi sao sắp tỏa sáng trong tương lai. Với bản năng của một tiền đạo thực thụ, Paolo Rossi đã khiến mọi người hết lời ca ngợi và khâm phục những màn trình diễn của ông.

Sau khi hết án treo giò, Rossi đầu quân cho Juventus. Đến tháng 4 năm 1982, ông lại được thi đấu sau một thời gian dài xa rời sân cỏ. Thời điểm đó chỉ cách vài tuần trước khi World Cup 1982 ở Tây Ban Nha diễn ra. HLV Enzo Beazot vẫn là sự lựa chọn của LĐBĐ Ý khi đó, và ông không ngần ngại triệu tập Paolo Rossi vào đội hình ĐT sẽ tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Mặc dù Rossi đã không thi đấu trong vòng hai năm, nhưng Beazot tin rằng bản năng săn bàn của tiền đạo này vẫn rất cần thiết với đội bóng áo thiên thanh. Sau này Beazot đã phát biểu về quyết định của mình rằng: "Tôi có linh cảm rằng nếu như ĐT Ý không có Rossi trong đội hình, họ sẽ mất đi một tiền đạo có khả năng săn bàn số một. Cậu ấy là vua ở vòng cấm địa, rất nhanh, rất nhạy bén, và luôn biến các hậu vệ đối phương thành trò đùa. Chính vì vậy, tôi đã quyết định gọi trở lại Rossi vào ĐT."

Và ông đã không phải hối tiếc về điều đó...

Thần tượng của cả một dân tộc

Mặc dù gây thất vọng trước các CĐV nhà cùng với giới truyền thông vì màn trình diễn nghèo nàn ở vòng 1 World Cup năm đó, khi  không ghi được bàn thắng nào trong 3 trận hòa của ĐT Italia, nhưng người hâm mộ đã thực sự ngất ngây trước một Paolo Rossi bùng nổ ở vòng hai. Ông đã đóng góp rất nhiều vào thành tích thắng cả ĐKVĐ Argentina và ĐT Brazil với một phong độ cực kỳ chói sáng. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong trận thắng 3-2 trước đối thủ đến từ xứ sở Samba. Trong đó, Paolo Rossi đã đóng góp cả 3 bàn thắng cho đội bóng áo thiên thanh. Đó là một màn rượt đuổi tỷ số vô cùng ngoạn mục, khi ĐT Ý liên tục là những người dẫn trước, và Brazil rất nỗ lực gỡ hòa. Nhưng họ chỉ làm được điều đó hai lần trong trận đấu, và cuối cùng chấp nhận gục ngã sau khi Rossi ấn định chiến thắng nghẹt thở bằng bàn thắng ở phút thứ 74 của trận đấu.

Từ lúc đó trở đi, cái tên Paolo Rossi luôn được nhắc đến nhiều hơn trước mỗi trận đấu của ĐT Italia. Và các CĐV đã không phải hối tiếc khi dành sự ngưỡng mộ cho cầu thủ này, vì cú đúp của ông trong trận bán kết với Ba Lan đã đưa ĐT Ý vào chung kết một cách đầy thuyết phục. Chưa dừng lại ở đó, Rossi còn ghi bàn mở màn trong trận thắng 3-1 trước ĐT Tây Đức ở chung kết. Ông kết thúc giải đấu với 6 bàn thắng và đoạt danh hiệu "Vua phá lưới".

Cuối cùng thì những ngày tươi sáng cũng đã trở lại với tiền đạo người Italia. Ông được vinh danh ở kỳ World Cup năm đó và một năm sau, danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" cũng... tìm đến với ông. Đó là một thành tích mà không ai ngờ đến, kể cả sau khi HLV Beazot triệu tập Rossi vào đội hình sau hai năm không thi đấu. Paolo Rossi đã làm được một kỳ tích khi trở lại rực rỡ sau những bê bối trong sân cỏ.

Kết cục có hậu

Trở về với Juve cùng với những người đồng đội như Antonio Cabrini, Marco Tardelli, Gaetano Scirea và Claudio Gentile, cộng thêm Michel Platini và Zbigniew Boniek - hai trong số những ngôi sao ở kỳ World Cup mới diễn ra. Tất cả bọn họ đã tạo nên một Juventus hùng mạnh. Đội bóng chủ sân Del Alpi đã có chiếc cúp vô địch quốc gia Italia năm 1983, đoạt Scudetto và cúp C2 năm 1984 và lên ngôi ở cúp C1 sau khi đánh bại Liverpool ở trận chung kết năm 1985.

Sau khi giành được những thành công với đội bóng thành Turin, Paolo Rossi chuyển sang chơi cho AC Milan vào mùa hè năm 1985. Mặc dù không thật sự thành công trong màu áo của Rossoneri nhưng ông vẫn được gọi vào ĐTQG tham dự kỳ World Cup năm 1986 được tổ chức ở Mexico. Mặc dù vậy, Rossi đã từ chối tham gia đội tuyển và tuyên bố treo giò khi mới 31 tuổi.

Cả thế giới bóng đá tiếc nuối khi ông quyết định... dừng cuộc chơi khi chưa quá già. Dù sao mọi người cũng tôn trọng quyết định của ông và trận trọng những gì ông đã để lại cho bóng đá thế giới. Ông luôn được coi là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới và là một "ông vua" thực thụ - Ông vua vòng cấm địa.

Franco Baresi: Mãi yêu Đỏ và Đen

(Bongda24h) – Là một cầu thủ đậm chất Italia, đặc biệt Baresi lại chơi ở vị trí sở trường của người Ý, vị trí trung vệ; số 6 huyền thoại của Rossoneri đã nâng tầm lối chơi phòng ngự trở thành một nghệ thuật. Và tất nhiên, ông là một nghệ sĩ ưu tú của trường phái phòng ngự Calcio.

Baresi là vị thủ lĩnh dẫn đầu đội quân phòng ngự nổi tiếng nhất của AC Milan qua hàng mấy thập kỉ qua. Ông là một phần không thể thiếu trong “bộ tứ hậu vệ” được đánh giá là “siêu việt” nhất trong lịch sử bóng đá đương đại, cùng với Paolo Maldini, Alessandro Costacurta và Mauro Tassotti. Baresi cũng là một trong số không nhiều các cầu thủ chỉ chơi cho một CLB xuyên suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Trong màu áo Milan, ông đã có 532Năm 1999, Baresi được bình chọn là cầu thủ vĩ đại nhất của Milan trong suốt 100 năm thành lập (từ 1889). Ngày 4/3/2004, vào lễ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập FIFA diễn ra tại London, Baresi được lựa chọn vào danh sách 100 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại. Nhưng với Baresi, danh hiệu lớn nhất của cuộc đời ông, như ông đã từng nói, là “Được sống vì Milan và thuộc về các Rossoneri“.

Garrincha - Thiên thần với bên chân không lành lặn

Thứ tư, ngày 12 tháng 03 năm 2008 cập nhật lúc 17:00

(Bongda24h) - Sáng tạo, hài hước, bùng nổ, kỳ diệu,... đó là những gì mọi người dùng để miêu tả một trong những cầu thủ thiên tài mà bóng đá Brazil đã sản sinh ra. Ông nổi tiếng với những pha đi bóng tốc độ và kỹ thuật vô cùng khéo léo. Garrincha chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất của ĐT Brazil vô địch hai năm liên tiếp 1958 và 1962.

Nếu như Pele nổi tiếng với tư cách là một cầu thủ toàn diện với những bàn thắng để đời và kỹ năng chơi bóng siêu hạng, Garrincha lại nổi tiếng với những màn độc diễn sáng tạo, độc đáo và hài hước. Ông luôn mang đến cho khán giả những nụ cười vui vẻ trên sân mỗi khi xem ông biểu diễn tài năng.  

Charlie Chaplin của thế giới bóng đá

Mặc dù là một người hài hước, đặc biệt trên sân bóng, nhưng cuộc sống của ông không hề dễ dàng chút nào. Garrincha - tên thật là Manuel Francisco dos Santos - sinh ngày 28 tháng 10 năm 1933 trong một khu phố nghèo ở thủ đô Rio De Janeiro với một dị tật mà không hề một bố mẹ nào muốn xảy đến cho con mình. Một chân của ông ngắn hơn chân còn lại 6 cm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến ước mơ chơi bóng của ông.

Thê thảm hơn, sau một cuộc phẫu thuật không thành công, chân của ông còn bị biến dạng và cong hơn so với bình thường. Tuy nhiên, chàng trai với trái tim yêu bóng đá bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên rằng hãy từ bỏ đam mê của mình. Khi đó, người em gái nhỏ dễ thương đã đặt cho ông biệt danh là Garrincha (tên một loại chim hồng tước, có cánh ngắn, loại chim này sinh sống rất nhiều ở Pau Grande, Brazil). Kể từ đó, mọi người gọi ông là Garrincha. Không ai ngờ được rằng cái tên đó sẽ trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, sau khi mọi người được chứng kiến những điều kỳ diệu từ đôi chân không lành lặn đó.

Sau nhiều lần bị từ chối bởi một số đội bóng, giấc mơ trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp của Garrincha vẫn không hề nguội lạnh. Ông vẫn kiên trì đến gõ cửa từng đội bóng một. Cuối cùng cũng có một CLB đồng ý nhận ông vào tập luyện và xem xét. Đó là CLB Botafogo. Garrincha được đồng ý cho vào đá tập cùng CLB này là do sự bảo lãnh của Gentil Cardoso, một cầu thủ nhỏ con với đôi chân vòng kiềng.

Chỉ trong lần đầu tiên được thi đấu với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, Garrincha đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người hâm mộ và ban lãnh đạo đội bóng với lối chơi bóng đầy biến ảo ở hai bên cánh. Cái cách mà cầu thủ này lừa bóng bằng những động tác giả thường làm cho những CĐV chứng kiến vô cùng phấn khích và không bao giờ thiếu những tràng cười thú vị trên các khán đài, mỗi khi thấy Garrincha đánh lừa được một cầu thủ đối phương. Được lòng các CĐV như vậy, nhưng vô tình Carrincha lại thường xuyên làm cho những hậu vệ tài năng nhất phải điên đầu mỗi khi đối mặt với ông. Mỗi khi Garrincha có mặt trong sân là có tiếng cười rộ lên, chính vì vậy, người ta gọi ông là "Gã hề Chaplin của sân cỏ". Người đem đến những nụ cười cho môn thể thao vua.

 Garrincha đến từ hành tinh nào vậy?

Không lâu sau những màn trình diễn ấn tượng trong màu áo Botafogo, Garrincha được gọi vào ĐTQG. Lần đầu tiên ông ra mắt giới hâm mộ cả nước là trận đấu với Chile vào tháng 9 năm 1955. Trận đấu đó hai đội hòa nhau với tỷ số 1-1 và Garrincha mới 18 tuổi. Trong tất cả sự nghiệp của mình, "Cánh chim nhỏ" đã có được tròn 50 lần khoác lên mình chiếc áo vàng-xanh và đóng góp cho đội bóng xứ Samba 12 bàn thắng. Trong số đó, có 5 lần ông ghi bàn vào lưới đối phương trong những trận đấu thuộc các vòng chung kết World Cup.

Chỉ 5 năm sau khi có màn ra mắt ở cấp CLB, Garrincha đã trở thành nhà vô địch thế giới với ĐT Brazil ở ngày hội bóng đá năm 1958 diễn ra tại Thụy Điển - kỳ World Cup mà đội tuyển vàng - xanh lần đầu tiên lên ngôi vô địch thế giới (sau đó là những lần đăng quang vào các năm 1962, 1970, 1994 và 2002). Lúc đó, Garrincha là một cầu thủ không thể thiếu trong hàng công gồm có những cầu thủ xuất chúng của bóng đá Brazil như Didi, Zagallo, Vava và thiên tài mới 17 tuổi - Pele. Những năm tháng đáng nhớ nhất trong màu áo ĐTQG của Garrincha diễn ra sau đó 4 năm. Khi đó, ông được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu trong đội hình Brazil, khi phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà HLV Aymore Moreira giao phó. Ở giải đấu đó, sau vòng đấu bảng, "siêu sao" Pele đã dính chấn thương nặng và không thể tiếp tục thi đấu. Do đó, Garrincha đã lĩnh trách nhiệm cao cả trên hàng công của đội bóng. Với 4 bàn thắng (2 bàn trong trận với Anh và 2 bàn trong trận với Chile) ông đã trở thành một trong những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của ĐT Brazil.

"Garrincha đến từ hành tinh quái quỷ nào vậy?" Đó là tít báo mà tờ Mercurio của Chile đã đăng sau khi chứng kiến màn trình diễn của "cánh chim nhỏ" trong trận bán kết. Đội chủ nhà đã bị đánh bại với tỷ số 4-2 với hai bàn của Garrincha. Sau khi thành công vang dội ở giải đấu năm đó, Garrincha nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. 

Thời kỳ "thoái vị" của một huyền thoại

Lần cuối cùng Garrincha xuất hiện trong màu áo ĐTQG, đó là ở sân khấu bóng đá thế giới năm 1966 diễn ra ở Anh quốc. Khi đó, ông vẫn là một cái tên vô cùng nổi bật trong màu áo những nhà ĐKVĐ. Tuy nhiên, rất tiếc cho Garrincha vì đội hình ĐT Brazil dưới sự dẫn dắt của Vicente Feola đã không thành công trong chiến dịch bảo vệ ngôi báu. Họ bị loại ngay sau khi vòng đấu bảng kết thúc. Ở giải đấu đó, Brazil chỉ ghi được 4 bàn thắng, trong đó Garrincha đóng góp một bàn, ba bàn còn lại do công của Tostao, Rildo và Pele.

Tượng đài của bóng đá Brazil đã trở thành một trong những nhân vật tiêu biểu của bóng đá Brazil. Những pha đi bóng của ông chính là cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn Mỹ La Tinh ngày đó. Eduardo Galeano - một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của châu lục này, cũng là một người yêu bóng đá cuồng nhiệt đã viết về Garrincha trong cuốn Những mảng màu sáng, tối trong bóng đánhư sau:

"Khi Garrincha còn ở thời kỳ phong độ đỉnh cao, sân bóng chính là sân khấu và trái bóng không khác gì một con vật nuôi ngoan ngoãn và luôn nghe lời. Trong khi đó, trận đấu lại trở thành một bữa tiệc mà không một vị khách nào được mời mà lại không đến. Trong bữa tiệc trên sân khấu đó, Garrincha nô đùa cùng chú vật nuôi của mình, nhẹ nhàng và lắt léo. Cả hai quyện vào nhau, thả sức trêu đùa những đôi chân muốn ngăn cản họ, rồi cuối cùng là băng lên và bỏ lại tất cả, chỉ còn lại sự bất lực và bực tức vẫn còn với theo".

Xin tiếp tục bằng những tháng ngày trong màu áo ở cấp CLB của Garrincha, ông dành trọn 12 mùa bóng liên tiếp cho đội bóng đã từng dang rộng cánh tay để chào đón ông ngày nào. Ở đó, ông đã đóng góp 232 bàn thắng trong 581 lần ra sân và cùng các đồng đội giành được hai chiếc cúp vô địch giải Rio-Sao Paulo, và 3 lần đăng quang ở giải vô địch bang Carioca. Sau đó, Garrincha chuyển đến chơi cho đội bóng Corinthians vào năm 1966. Tiếp đến là các CLB Portuguesa Santista, Atletico Junior, Flamengo và kết thúc sự nghiệp trong màu áo của Olaria vào năm 1972 với một quá khứ hào hùng sau lưng.

 Thiên thần với bên chân không lành lặn

Thần chết tàn bạo đã cướp đi sự sống của "Thiên thần với đôi chân không lành lặn" (ông được gọi như vậy từ tác phẩm của một nhà thơ Brazil) vào năm 1983, người đã vượt qua sự thiệt thòi về cơ thể tưởng chừng như không thể làm khác được, để trở thành một cầu thủ vĩ đại. Những kỹ năng chơi bóng đã cùng với tình yêu của ông với môn thể thao này đã vượt qua những cản trở tưởng như khắc nghiệt nhất. Mặc dù ông đã ra đi khi mới trải qua một nửa cuộc đời, nhưng trong trái tim những người hâm mộ bóng đá, đặc biệt là những CĐV ở xứ sở của vũ điệu Samba, hình ảnh của ông không bao giờ phai mờ.

Ở nghĩa trang nơi chôn cất di hài của Garrincha, trên tấm bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Nơi đây chôn cất một đứa con ngoan, cậu ấy là bạn của những chú chim hồng tước."

Bài 2 :

Garrincha - thiên tài bị lãng quên

Chú bé có đôi chân dị dạng

Bà mụ là người đầu tiên phát hiện ra dị tật của cậu bé mà bà vừa mới giúp ra đời: chân trái của nó cong vòng ra bên ngoài, trong khi chân phải ngắn hơn lại cong vào phía trong giống như hình chữ C. Cứ như là có một cơn gió quái ác đã thổi bạt hai chân thằng bé về một phía rồi sau đó không để nó quay trở lại vị trí cũ được nữa. Nếu như sau này nó có đi lại được như một đứa trẻ bình thường thì cũng đã là một phép lạ rồi.

Hôm ấy là ngày 28/10/1933 tại Pau Grande, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rio de Janeiro của Brazil khoảng 45 dặm. Bà mụ hoàn toàn không thể biết rằng mình vừa mới đỡ cho ra đời một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá thế giới, người có tên là Manuel Francisco dos Santos. Thế nhưng thế giới sẽ chỉ biết đến cậu bé dị dạng này dưới cái tên Garrincha - Con chim nhỏ - một loài chim có bộ lông màu vàng sẫm điểm những sọc đen, riêng mào và đuôi có màu đỏ, hót cực hay. "Con chim nhỏ" Garrincha rồi đây cũng sẽ cất những tiếng hót tuyệt hay trên các sân cỏ thế giới.

Khi đã 20 tuổi, Garrincha rời đội bóng tỉnh lẻ Teresopolis để tới thử việc ở Botafogo, một trong những câu lạc bộ lớn nhất của Brazil lúc bấy giờ. Huấn luyện viên của Botafogo chia đôi đội hình đá tập, cho chàng trai rụt rè chân thấp chân cao - khi ấy vẫn còn được mọi người gọi là Mane - chơi thử ở vị trí cánh phải rồi ra lệnh cho hậu vệ lừng danh bên cánh trái của đội tuyển Brazil lúc bấy giờ là Nilton Santos "bắt chết" đối thủ. Điều đó chẳng khác gì như một mệnh lệnh "khai tử" chàng trai rụt rè đến từ tỉnh lẻ. Không chỉ có Nilton Santos mà tất cả mọi người trên sân tập lúc ấy đều nghĩ rằng đây là buổi tập đầu tiên nhưng cũng là buổi cuối cùng của chàng trai này ở câu lạc bộ. Khi Mane có bóng, Santos bình thản tiến lại, tin chắc rằng mình sẽ đoạt được bóng một cách dễ dàng. Thế nhưng bằng một động tác bất ngờ đến khó tin, Mane đẩy bóng qua háng Santos và khi hậu vệ này quay lại để đuổi theo thì mất thăng bằng ngã chổng cả chân lên trời... Cầu thủ vĩ đại của Brazil đã ra mắt lần đầu một cách ấn tượng như thế và không phải ai khác mà chính Nilton Santos là người yêu cầu ban lãnh đạo câu lạc bộ Botafogo ký ngay hợp đồng với chàng trai kỳ dị này.

Đó là ngày khởi đầu sự nghiệp của một số phận kỳ lạ trong làng bóng đá thế giới.

Một tài nghệ vô song

Nilton Santos cũng như các hậu vệ khác của đội tuyển Brazil phải lấy làm may mắn bởi vì họ cùng ở chiến tuyến với Garrincha chứ không phải là đối thủ của anh. Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi. Khi di chuyển, do chân phải ngắn hơn chân trái - vào lúc Garrincha trưởng thành ngắn hơn đến 6 cm - nên Garrincha phải dùng một chân làm trụ để lê chân kia theo như người bị thọt. Nhưng nếu chỉ nhìn cái vẻ ngoài Garrincha như thế mà coi thường thì sẽ phải trả giá đắt. Đôi chân của Garrincha nhanh như ánh đèn flash và bằng lối đá được mô tả là "uyển chuyển như cánh bướm nhưng chích đau như nọc ong", Garrincha có khả năng biến mỗi trận đấu có mình tham gia thành một vở diễn đầy kịch tính, tràn đầy niềm vui. Nhưng riêng đối với những cầu thủ được giao nhiệm vụ kèm Garrincha thì đó quả là địa ngục. Rất nhiều đối thủ đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị Garrincha "xỏ lỗ kim" hoặc đi bóng qua người làm cho mất chân trụ ngã sóng xoài trước con mắt của hàng ngàn khán giả. Garrincha biết cách biến những khiếm khuyết mà số phận trớ trêu đã bắt anh phải chịu đựng thành những ưu thế đặc biệt, sử dụng chúng vào tài nghệ lừa bóng để trêu ngươi lại số phận!

Jean Phillipe Retthacker, một chuyên gia về bóng đá đã mô tả nghệ thuật lừa bóng của Garrincha: "Garrincha có thói quen giữ bóng lại một chỗ, thân trên của anh đong đưa như thể đang thôi miên cầu thủ đối phương. Chân phải của Garrincha cũng luôn lúc lắc trên không để thu hút sự chú ý của đối thủ. Khi đối thủ lao vào cướp bóng thì phép lạ xảy ra. Nhờ cấu trúc rất đặc biệt của chân trái, Garrincha xoay người rất nhanh, sử dụng má ngoài chân phải chạm bóng, nhẹ nhàng gạt qua một bên rồi sau đó là một chuỗi các động tác kỹ thuật biến ảo khôn lường...".

Garrincha có tài thoát ra khỏi số đông các cầu thủ đeo bám mình một cách dễ dàng, trong không gian rất hẹp, nói một cách ví von là "chỉ bằng một chiếc khăn mùi xoa". Rất nhiều cầu thủ đối phương đã phải ngậm đắng nuốt cay khi thấy trái bóng lướt qua ngay bên mình mà không làm gì được, vì dường như ở Garrincha có cái linh cảm đặc biệt bén nhạy để xác định đâu là chân trụ của đối phương.

Tài nghệ lừa bóng tuyệt luân của Garrincha đã dẫn tới những câu chuyện huyền thoại nửa hư nửa thực, chẳng hạn như chuyện trong một trận đấu giữa đội của Garrincha với đội Costa Rica, Garrincha đã lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương, nhưng khi đối mặt với thủ môn, anh không sút mà dẫn bóng... quay ra, lại tiếp tục lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương một lần nữa rồi mới sút bóng vào lưới. Lý do là vì Garrincha muốn đưa bóng... qua háng thủ môn, mà anh chàng thủ môn này lại cương quyết khép chân lại...

Hậu vệ Nilton Santos, người đã đề nghị câu lạc bộ Botafogo ký hợp đồng với Garrincha và sau này là một bạn đồng đội thân thiết với Garrincha đã nhận xét rằng "chỉ riêng một mình Garrincha đã là một trận đấu trong trận đấu. Anh ấy luôn làm cho người ta hứng khởi như khi được xem một vở diễn".

Lối chơi kỳ lạ

Nhưng cũng chính phong cách chơi tài tử, ham rê dắt của Garrincha đã suýt chút nữa làm hại sự nghiệp của anh. Khi chuẩn bị nhân sự cho chiến dịch chinh phục World Cup năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển, huấn luyện viên khi ấy của Brazil là Vicente Feola - biệt danh "Gã Mập" - đã định loại Garrincha ra khỏi đội hình. Chỉ nhờ có sự năn nỉ hết nước hết cái của các đồng đội trong đội tuyển mà ông Feola mới đồng ý cho Garrincha đi theo, ở vị trí dự bị, cùng với Pele, khi ấy mới hơn 17 tuổi.

Trận đầu gặp Áo, huấn luyện viên Feola không dám mạo hiểm tung cầu thủ dự bị của mình vào trận. Nhưng rồi chấn thương của Joela cùng với sự sa sút phong độ của Didi đã buộc ông Feola không có lựa chọn nào khác là tung Garrincha vào trận đấu thứ hai, gặp Anh, hòa 0-0, rồi sau đó tung cả Garrincha và Pele vào trận Brazil gặp đội tuyển Liên Xô của Lev Yashin, lần đầu tham dự World Cup và vừa mới vô địch Olympic 2 năm trước đó. Khán giả Thụy Điển đã bàng hoàng chứng kiến sự ra đời của hai ngôi sao lớn, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh phải nhỏ con có đôi chân kỳ dị. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Liên Xô là Kuznetsov (Garrincha không phân biệt được cầu thủ nào của Liên Xô mà gọi tất cả đều là Joao) đã khốn khổ vì đeo bám Garrincha không nổi. Người ta kể lại không biết bao nhiêu lần giai thoại về phong cách thi đấu lạ lùng của Garrincha trong trận đấu này. Sau khi lừa bóng qua và khiến một cầu thủ đối phương ngã bệt trên sân cỏ, Garrincha dừng bóng lại, một chân đặt trên trái bóng, lưng vẫn quay về phía cầu thủ bị ngã nhưng đưa tay ra đằng sau kéo đối thủ lên rồi mới tiếp tục rê bóng!

Giấc mơ triệu phú của một thiên tài

Khi đã ngoài 40 tuổi, Garrincha vẫn chấp nhận chạy đuổi theo quả bóng trong câu lạc bộ mang tên Những nhà triệu phú, gồm những cầu thủ quá lứa lỡ thời đi thi đấu biểu diễn ở các tỉnh lẻ của Brazil. Thiên tài bóng đá Brazil giờ đây thi đấu không phải vì niềm đam mê trái bóng tròn mà đơn giản chỉ vì mưu sinh. Cho tới tận dịp Giáng sinh năm 1982, Garrincha vẫn còn xỏ giày ra sân...

Ba tuần sau đó, người ta đưa Garrincha vào một bệnh viện từ thiện ở thủ đô Rio de Janeiro, trong tình trạng bị ngộ độc rượu. Mọi sự cấp cứu đều vô hiệu. Ngày 20/1/1983, cầu thủ chạy cánh phải vĩ đại nhất của Brazil, người có tên trong mọi danh sách cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, qua đời ở tuổi 50. Trước khi chôn cất, người ta không tìm thấy trong túi áo của Garrincha một đồng nào, chỉ có duy nhất một chiếc vé xổ số. Một quái kiệt sân cỏ có số phận kỳ lạ đã đi vào cõi hư vô với giấc mơ trở thành triệu phú mãi mãi không thành.

Trên bia mộ của Garrincha, Didi, một đồng đội lừng lẫy của Garrincha đã cho khắc dòng chữ: "Garrincha đối với bóng đá cũng như Picasso trong hội họa!". Một lời đánh giá chân thành, đúng đắn và cảm động đối với một thiên tài bị lãng quên...

Gianni Rivera

Gianni Rivera sinh ngày 18/8/1943, bố là công nhân đường sắt tại Alessandria, thành phố 90.000 dân nằm dọc hai bờ con sông Tanaro, miền đông Piemonte, cách Milan khoảng 45 phút xe chạy. Thành phố cũng nằm ở phía đông Turin và phía bắc Genoa với khoảng cách tương tự.

Chính vị trí địa lý như vậy đã khiến cho các đội bóng ở Alessandria gặp khó khăn về mặt nhân sự. Vì bất cứ một cầu thủ nào cũng có suy nghĩ là tại sao lại phải thi đấu ở một câu lạc bộ hạng 2, thậm chí hạng 3 tại Alessandria, trong khi hoàn toàn có thể tìm vận may ở những câu lạc bộ hạng nhất như Milan, Inter, Juventus, Torino, Genoa, Samdoria hay thậm chí Piacenza? 

Tuy nhiên, vào thời niên thiếu của Rivera thì câu lạc bộ bóng đá Alessandria - được thành lập từ năm 1912 - vẫn còn thi đấu ở giải hạng nhất của Ý. Năm Rivera lên 10 tuổi, cậu được nhận vào trường đào tạo bóng đá của câu lạc bộ Alessandria. Rivera thăng tiến rất nhanh trong các đội trẻ của câu lạc bộ và rồi chính tài năng bóng đá phát lộ quá sớm đã khiến cho Rivera là một cậu bé không có tuổi thơ. Đơn giản bởi vì ngày 2.6.1959, Gianni Rivera đã lần đầu tiên có mặt trong đội hình chính thức của câu lạc bộ Alessandria thi đấu với Internazionale (tức Inter Milan) ở Serie A. Khi ấy, Gianni Rivera mới 15 tuổi 9 tháng 15 ngày!

Rivera mới chơi cho câu lạc bộ Alessandria một mùa bóng với 26 trận và ghi được 6 bàn thắng thì tài năng thiên bẩm của cậu-bé-cầu-thủ đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của các câu lạc bộ lớn và đã diễn ra cuộc đua âm thầm nhằm giành giật chữ ký của Rivera.

Lẽ ra Rivera đã thuộc về câu lạc bộ sọc đen trắng - Bianconeri-Juventus ở Turin. Trong một giải thi đấu dành cho các đội bóng trẻ tổ chức ở Turin, các nhà tuyển trạch của Juventus đã sớm nhận thấy tài năng của Rivera và tiến hành đàm phán nhằm đưa chàng cầu thủ trẻ măng về Juventus. Nhưng Juve đã phạm phải một sai lầm lớn: nhìn thân hình mảnh khảnh của Rivera, họ lo ngại cậu không đủ thể lực để tham gia những trận đấu khốc liệt ở Serie A. Bởi thế, đại diện của Juventus đã đưa ra cái giá mua cầu thủ trẻ Rivera là 2.500 bảng Anh!

Huấn luyện viên của câu lạc bộ Alessandria, khi ấy là Franco Pedroni, đã giận tái người khi nghe Juventus đưa ra một cái giá "xúc phạm" đến như thế. Thế là Franco Pedroni nói với người em rể của mình để người này tiếp xúc với một trong số những người quản lý câu lạc bộ AC Milan khi ấy là ông Giuseppe Viani. "Này, ở chỗ chúng tôi có một thần đồng đấy" - người em rể của Franco Pedroni nói với Giuseppe Viani. Sau khi xem Rivera thi đấu trên sân, Viani nói với những người của câu lạc bộ Alessandria: "Tuyệt đối đừng nói với ai chuyện đàm phán này nhé! Tôi ngưỡng mộ anh chàng này đấy. Anh ta sẽ là một nhà vô địch".

Chính Giuseppe Viani là người đầu tiên đã gọi Rivera là Bambino d"Oro - Cậu bé Vàng - biệt danh sẽ đi theo suốt cuộc đời cầu thủ của Rivera. Rivera được mời tới sân của AC Milan chơi thử trong một trận giao hữu tại khu huấn luyện của đội bóng cùng với những ngôi sao lừng lẫy như Liedholm và Schiaffino. Sau trận đấu, hai cầu thủ này chạy tới chỗ huấn luyện viên của AC Milan và kêu to: "Mua anh ta ngay đi!". Hợp đồng chuyển nhượng trị giá tới 65.000 bảng - một cái giá kinh khủng vào thời ấy đối với một cầu thủ hãy còn ở tuổi thiếu niên - đã được ký giữa AC Milan với Alessandria, theo đó hai câu lạc bộ sẽ là "đồng sở hữu" chú nhóc 15 tuổi. Gần ba năm sau, AC Milan mới chính thức ký hợp đồng với Rivera, cùng lúc với việc mua về một cầu thủ tài năng người Anh là Jimmy Greaves. Chơi được có nửa mùa bóng, Greaves bỏ về Anh vì... nhớ nhà! Thế là từ năm 1960, Gianni Rivera chính thức chơi trong đội hình chính của AC Milan, câu lạc bộ mà anh sẽ chơi trong suốt quãng đời cầu thủ của mình.

Sau thảm bại tại World Cup 1966, huấn luyện viên Edmondo Fabbri bị sa thải, thay thế là huấn luyện viên lão luyện Ferruccio Valcareggi. Ông Valcareggi đã tập hợp được trong đội tuyển Ý lúc bấy giờ một lứa cầu thủ trẻ đầy tài năng như thủ môn Dino Zoff, hậu vệ Giacinto Facchetti, các tiền đạo như Luigi Riva, Roberto Boninsegna; ở tuyến tiền vệ có hai gương mặt sáng giá nhất của bóng đá Ý thời bấy giờ, một người tất nhiên là Gianni Rivera, còn người kia là Alessandro Mazzola, thường gọi là Sandro Mazzola! Đó là một cái tên có rất nhiều duyên nợ với Rivera trong đội hình của Squadra Azzurra.

Khoác áo số 10, Sandro Mazzola chơi cho đội bóng áo sọc xanh-đen Nerazzurri-Inter Milan - cừu địch cùng thành phố của AC Milan. Không nghi ngờ gì nữa, Sandro Mazzola cũng là một trong số những tiền vệ tiến công xuất chúng nhất trong cùng thời kỳ với Rivera và không phải là không có lý khi nhiều người cho rằng cuộc đối đầu dai dẳng giữa AC Milan với Inter Milan trong những năm 60 thực chất chính là cuộc so đọ tài năng giữa Gianni Rivera với Sandro Mazzola. 

Điều oái oăm chính là ở chỗ khi được gọi vào đội tuyển quốc gia, do chơi cùng ở một vị trí như nhau trong câu lạc bộ nên cả hai lại cạnh tranh quyết liệt vị trí tiền vệ tổ chức tấn công. Ông huấn luyện viên Ferruccio Valcareggi cho rằng hai người không thể cùng một lúc chơi trong đội tuyển nên cuối cùng đã đi tới một giải pháp mà ông thường áp dụng trong đội tuyển Ý thời bấy giờ, đó là "staffetta", có nghĩa là trong một trận đấu, mỗi người chơi một hiệp 45 phút!

Tuy nhiên, do đoạt được Quả bóng vàng năm 1969 cùng với phong độ đang chói sáng trong đội hình AC Milan thời gian đó nên không có gì đáng ngạc nhiên khi Rivera có mặt trong đội thiên thanh tham dự Giải vô địch thế giới năm sau đó ở Mexico. Sandro Mazzola cũng có mặt; cuộc cạnh tranh vẫn tiếp diễn và huấn luyện viên Ferruccio Valcareggi tiếp tục thực hiện chính sách luân phiên thi đấu giữa hai cầu thủ tài năng này. Để dung hòa, ông Valcareggi không trao áo số 10 trong đội tuyển cho Rivera hay Mazzola mà lại trao cho tiền vệ Mario Bertini; còn Rivera mang áo số 14, Mazzola mang số 15!

Mùa hè năm 1979, ở tuổi 36, Rivera chính thức từ giã sân cỏ, để lại sự tiếc nuối cho các cổ động viên của Rossonerri. Đối với họ, Rivera không phải là một phần của AC Milan - anh chính là AC Milan!

Rời khỏi cuộc đời bóng đá nhưng những phẩm chất có được trong những năm tháng trên sân cỏ như sự tinh tế, hào hoa và điềm tĩnh vẫn còn tiếp tục giúp Rivera rất nhiều trong một chặng đường mới của cuộc đời là hoạt động chính trị. Rất hiếm cầu thủ có được một sự tiếp nối thành đạt như Rivera. Chàng cầu thủ đẹp trai lịch lãm như một diễn viên năm nào được bầu làm Phó chủ tịch của AC Milan cho tới năm 1986 khi Berlusconi - người sau này làm Thủ tướng Ý, tiếp quản đội bóng. Sau đó, Rivera trở thành một nhà hoạt động xã hội, một nghị sĩ quốc hội, rồi... Thứ trưởng Bộ Quốc phòng!

Gerd Muller - Vua dội bom

 Mỗi khi nhắc đến Gerd Muller, những người hâm mộ bóng đá thế giới hẳn không thể không nhớ đến những gì mà ông đã làm được. Đó là những bàn thắng. Những bàn thắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhưng điều đặc biệt làm cho ông khác biệt với những "tay săn bàn" khác, đó là số lượng những bàn thắng mà ông ghi được và hiệu suất cực cao. Chính vì lẽ đó, người ta gọi ông là: Der Bomber(Vua dội bom).

Sinh ngày 3/11/1945 tại Nordlingen, Đức, Gerd Muller đã chứng tỏ được tài năng xuất chúng trong khả năng săn bàn của mình bằng 365 bàn thắng trong 427 lần ra sân ở Bundesliga, cộng thêm 62 bàn trong 68 lần ra quân trong màu áo ĐTQG. Một hiệu suất khủng khiếp! Sau này khi tâm sự về bảng thành tích của mình, cũng như những bàn thắng để đời, Muller đã cho biết: "Bàn thắng quan trọng nhất trong sự nghiệp thi đấu của tôi, đó là bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho Tây Đức trong trận chung kết World Cup năm 1974 diễn ra ở quê nhà. Đó là bàn thắng quyết định chiến thắng cho đội bóng chủ nhà trước những vị khách đến từ Hà Lan. 

Chân sút hàng đầu của Bayern Munich

Không chỉ là chân sút hàng đầu trong ĐTQG lúc đó, Muller còn là "sát thủ" trong màu áo CLB Bayern Munich. Chính "Hoàng đế" Beckenbauer đã thừa nhận rằng: "Tất cả những gì Bayern Munich giành được, đều nhờ những bàn thắng của Gerd Muller." Khi còn là một thanh niên, Gerd Muller khá thấp so với những cầu thủ cùng lứa. Chính vì thế, khi anh chuyển đến chơi cho Bayern Munich vào năm 1964, HLV Zlatko Cajkovski đã nói: "Liệu tôi có thể nhận được gì từ một cầu thủ vẫn còn đang... tăng chiều cao?" Tuy nhiên, vị HLV này có lẽ đã rất ân hận với những gì mình đã nói, vì ông không ngờ rằng mình lại được sở hữu trong tay một thiên tài như vậy.

Muller đã bắt đầu mê mẩn với trái bóng từ năm ông mới là cậu nhóc 9 tuổi. Cho đến năm ông 16 tuổi, những người yêu bóng đá trong vùng đã biết đến tài năng của ông trong màu áo của trường cũng như trong đội hình đội trẻ TSV Nordlingen. Trong mùa giải 1962/1963, Muller đã lập nên một kỷ lục không thể tin nổi, đó là ghi đến 180 bàn thắng cho CLB. Ông cho biết, ông có được một thể lực dồi dào để ghi nhiều bàn thắng như vậy là nhờ thường xuyên được ăn món Sa-lát khoai tây của mẹ.

Dưới trướng của HLV Zlatko Cajkovski, Muller không được trọng dụng và phải ngồi ngoài trong 10 trận đấu liên tục. Chỉ sau khi có sự tác động của chủ tịch CLB khi đó là Wilhelm Neudecker, Muller mới được ra sân thi đấu. Và ngay trong trận đấu đầu tiên của mình, Muller đã lập một cú đúp vào lưới FC Freiburg, mở ra một sự nghiệp huy hoàng sau này. Từ đó trở đi, HLV trưởng của Bayern Munich đã bắt đầu tin dùng tiền đạo tài năng này nhiều hơn, ông thường trêu đùa và gọi Muller bằng cái tên: "Muller béo lùn".

Vào năm 1965, Muller, Sepp Maier và Franz Beckenbauer đã đưa Bayern Munich trở thành một "thế lực" ở Bundesliga. Kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 3 và mang về chiếc cúp quốc gia Đức. Ở những mùa giải 1967, 1969 và 1971 họ tiếp tục đem về 3 chiếc cúp quốc gia. Cùng với "bộ ba siêu đẳng", Bayern Munich đã có được chiếc cúp vô địch nước Đức vào năm 1969, trước khi lập một cú hat-trick vô địch quốc gia trong 3 mùa giải liên tiếp vào các năm 1972, 1973 và 1974. Cũng vào giai đoạn đó, đội bóng có biệt danh "Hùm xám" đã có được chức vô địch cúp C2 vào năm 1967. Chưa dừng lại ở đó, Gerd Muller và các đồng đội còn đem về 3 chức vô địch C1 vào các năm từ 1974 đến 1976, góp phần rất lớn vào bộ sưu tập đồ sộ của đội bóng xứ Bavaria.

Người góp công lớn nhất không phải ai khác, ngoài Gerd Muller. Ông là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho CLB từ mùa giải 1964/65 đến 1977/78, đồng thời là "vua phá lưới" của Bundesliga không dưới 7 mùa giải mà ông thi đấu. Dấu mốc lớn nhất là 40 bàn thắng vào lưới đối phương của Gerd Muller ở mùa giải 1971/72. Cho đến nay đó vẫn là một kỷ lục mà chưa một cầu thủ nào phá được.

Nối bật trong màu áo ĐT Tây Đức

Lần đầu tiên Muller được vinh dự khoác lên mình chiếc áo của ĐTQG Tây Đức là vào năm 1966, trong trận thắng 2-0 trước Thổ Nhĩ Kỳ trên sân khách. 4 năm sau đó, thế giới bóng đá biết đến một Muller có khả năng ghi bàn "siêu việt", sau khi ông sở hữu 10 lần chọc thủng lưới đối phương ở World Cup năm 1970 được tổ chức tại Mexico. Mặc dù năm đó, ĐT Tây Đức chỉ về đích ở vị trí thứ 3, nhưng họ đã cho cả thế giới thấy một đội bóng có khả năng đánh bại mọi đối thủ khác. Chính Muller đã từng nói: "Đối với tôi giải đấu năm 1970 còn quan trọng hơn cả kỳ World Cup 4 năm sau đó tại quê nhà. Chúng tôi đã thể hiện được sức mạnh rất lớn của mình. Mặc dù nhiều người cho rằng ĐT Đức của chức vô địch châu Âu năm 1972 mới là mạnh nhất, nhưng tôi lại nghĩ rằng đội bóng mà tôi được tham gia năm 1970 mới là vô địch."

Muller và các đồng đội trong ĐTQG đã lên ngôi ở đấu trường châu Âu, sau khi vượt qua ĐT Liên Xô ở trận chung kết. Sau đó, ông đã trở thành người hùng của nước Đức bằng màn trình diễn tuyệt vời ở kỳ World Cup diễn ra trên sân nhà, đặc biệt là bàn thắng cực đẹp trong trận chung kết với ĐT Hà Lan. "Rainer Bonhof là người chuyền bóng vào khu cấm địa, tôi chạy trước cùng với hai cầu thủ hậu vệ của Hà Lan. Bóng bật vào chân trái của tôi và nảy lại đằng sau. Tôi chỉ kịp xoay người lại và sút bằng chân phải, sau đó thấy bóng nằm gọn trong lưới." Gerd Muller hồi tưởng lại.

Sau thành công rực rỡ cùng ĐT năm đó, ông tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế khi mới 28 tuổi. Khi đó, mặc dù vợ của các cầu thủ Đức chỉ được ngồi theo dõi trận đấu trên khán đài, và kể cả sau khi ĐT Đức vô địch họ cũng không được xuống sân để tham gia ăn mừng cùng họ, kể cả khi Gerd Muller tuyên bố giã từ sự nghiệp sau khi trận đấu kết thúc, nhưng "Vua dội bom" vẫn rất hạnh phúc với buổi lễ chia tay rất giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa của mình. "Tôi đã nói chuyện với HLV Schon cách trận chung kết 3 ngày về việc sẽ chia tay sự nghiệp thi đấu quốc tế trong màu áo ĐTQG. Ông ấy đã nói rằng tôi nên ở lại sau trận chung kết để tuyên bố điều đó với khán giả. Và tôi đã làm như vậy. Chỉ đơn giản như vậy thôi, không cần phô trương đình đám gì cả."

Vào năm 1979, giống như Pele, Gerd Muller chia tay đội bóng quê nhà để thi đấu ở Mỹ, mảnh đất không mấy phát triển môn thể thao vua, nhưng bù lại, có thể kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, cũng một phần vì HLV trưởng sau này của Bayern Munich đã không trọng dụng ông như thời HLV trước. Muller thường xuyên phải ngồi trên băng ghế dự bị của đội bóng. Cuối cùng ông đã chấp nhận để ban lãnh đạo đội bóng bán sang cho Fort Lauderdale Strikers, một đội bóng chuyên nghiệp của giải bóng đá Bắc Mỹ (NASL). Đó là ngày 6/3/1979. Từ đó cuộc đời và sự nghiệp của ông ngày càng đi xuống. Sự khác biệt về văn hóa và cách sống của hai đất nước đã tác động rất nhiều đến Muller. Những bữa tiệc triền miên sau mỗi trận đấu đã hủy hoại con người ông. Đến một lúc, ông không còn có thể nhớ là mình thường xuyên ngồi bao lâu trước màn hình TV và uống rượu nữa. "Tôi đã tự hủy hoại cuộc sống của chính mình." Gerd Muller thừa nhận.

Sau đó, rất may là một người bạn ở Bayern Munich đã cứu Muller thoát khỏi cảnh sống tha hóa đó, bằng cách đưa ông về với CLB cũ trên cương vị là người giám sát và tuyển chọn những tài năng trẻ, cũng như huấn luyện kỹ năng cho các tiền đạo cũng như thủ môn của đội bóng. Vào năm 1992 ông được bổ nhiệm thành HLV trưởng đội trẻ Bayern Munich, tiếp đó là HLV trưởng của đội nghiệp dư Bayern thi đấu trong giải đấu của vùng Bavaria mùa giải 1995/96. Giờ đây ông đã hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình bằng những hoạt động lành mạnh và đầy ý nghĩa. "Không có gì tốt hơn khi được sống và làm việc ở Bayern." Muller phát biểu một cách đầy tự hào. Người có công lớn trong việc "làm lại cuộc đời" của "Vua dội bom" một thời chính là HLV trưởng của Bayern Munich khi đó, Uli Hoeness.

Vào ngày kỷ niệm 40 năm chơi ở đấu trường Bundesliga của Bayern Munich (tháng 8 năm 2003), Muller đã được tôn vinh với những thành tựu của mình trong lịch sử. Có hơn 1000 khách mời danh dự đã đên chúc mừng và vinh danh ông - một người có đóng góp lớn lao vào nền bóng đá Đức nói chung và Bayern Munich nói riêng. Còn đối với nền bóng đá thế giới, chúng ta đã có được một thiên tài, một tiền đạo xuất chúng. Với 14 bàn thắng sau hai kỳ World Cup, ông đã là cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất ở các kỳ World Cup của thế kỷ trước. Thậm chí, kỷ lục đó của ông chỉ bị phá bởi một thiên tài khác vào năm 2006. Đó là Ronaldo của Brazil. Cầu thủ này đã có 15 bàn thắng tất cho ĐTQG, nhưng anh đã phải mất đến 4 kỳ World Cup mới có thể vượt qua được bậc tiền bối người Đức. Như vậy là dù cho Ronaldo đã vượt qua được kỷ lục về số bàn thắng ghi được, nhưng có thể nói cho đến thời điểm này, chưa ai vượt qua được hiệu suất ghi bàn của Gerd Muller.

Michael Laudrup: Vua kiến tạo và thi sĩ trên thảm cỏ xanh! 

Có lẽ những người hâm mộ bóng đá Đan Mạch  những năm 90 của thế kỉ trước đã quá quen thuộc với danh từ "Hai anh em nhà Laudrup". Đặc biệt là tài năng của người anh – Michael Laudrup. Người đã đi vào lịch sử bóng đá Đan Mạch và thế giới như một ông vua kiến tạo không ngai.

Những nét chính về Michael Laudrup:

Michael Laudrup sinh năm 1964 trong một gia đình có truyền thống bóng đá. Cha (Finn Laudrup) và em trai của ông (Brian Laudrup) đều là những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Và hiện tại ông có hai con trai là Mads Laudrup cùng Andreas Laudrup đều là những cầu thủ trong các đội hình trẻ của Đan Mạch.

Thời kì hoàng kim của ông là giai đoạn thi đấu cho FC Barcelonakhi Michael đoạt 4 cúp La Liga liên tiếp từ mùa giải 1990/91 đến mùa 1993/94. Mùa bóng 1994/95 Laudrup chuyển sang thi đấu cho đội bóng kình địch Real, một vụ chuyển nhượng tốn nhiều giấy mực nhất lúc bấy giờ. Ngay lập tức, ông hoàn thành bộ sưu tập 5 chiếc cup vô địch Tây Ban Nha của mình trong chính mùa giải đầu tiên đó. Về cấp độ tuyển quốc gia, ông đã ghi được 37 bàn trong 104 lần khoác áo "Những chú lính trì" . Ông là cầu thủ có số lần khoác áo đội tuyển Đan Mạch nhiều thứ 3 sau Peter Schmeichel (129) và Thomas Helveg (108) sau khi từ giã sự nghiệp vào tháng 6/1998.

Vào năm 1999, Laudrup được vinh danh là cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Tây Ban Nha trong 25 năm cuối thế kỉ XX và vào tháng 4/2000 ông nhận được huân chương đế chế Đan Mạch cho những gì đã cống hiến cho đội tuyển quốc gia. Tháng 11/2003, ông được bầu là cầu thủ Đan Mạch vĩ đại nhất mọi thời đại. Năm 2004, hai anh em nhà Laudrup đều có tên trong danh sách 125 cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử do Pele bình chọn nhân lễ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập FIFA.

Sau khi nói lời chào tạm biệt bóng đá trong vai trò cầu thủ, Laudrup, với tình yêu bóng đá sâu đậm đã tham gia vào công tác huấn luyện. Ông trở thành trợ lý huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Đan Mạch. Vào năm 2002 ông chính thức nắm cương vị cao nhất trong băng ghế huấn luyện tại câu lạc bộ thời thơ ấu Brondby IFvà đưa đội bóng này tới chức vô địch Đan Mạch Superliga 3 năm sau đó. Hiện tại ông đang là HLV trưởng của CLB Getafe, Tây Ban Nha.

Phong cách chơi bóng:

Với vai trò là một tiền vệ kiến thiết, Laudrup được biết đến như một cầu thủ chuyền bóng "năng động" nhất nhờ vào các kĩ năng và sự thông minh của mình. Ông được mệnh danh là cầu thủ tài năng và có lối đá kĩ thuật nhất mà bóng đá Đan Mạch từng sinh ra. Laudrup đã 3 lần nhận giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu và được Michael Platini miêu tả như một cầu thủ có lối chơi"thông minh" nhất mà huyền thoại người Pháp đã gặp.

Nhưng vị chủ tịch hiện tại của UEFA cũng cho rằng Laudrup không có được nhiều bàn thắng vì thiếu tính "ích kỉ" để tự tung ra các cú dứt điểm. Đồng đội của Laudrup tại Real, Raul trong một cuộc phỏng vấn cũng tán dương ông như một cầu thủ xuất sắc nhất mà Raul đã chơi cùng. Tương tự như vậy là lời nhận xét của Romario, đồng đội của Laudrup tại Barca. Tiền đạo Brazil "đưa" ông vào danh sách 5 cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử gồm có Pelé, Maradona, Romario, Laudrup và Zinedine Zidane. Ngoài ra Laudrup còn được vinh danh như một qu‎ý ông "chơi đẹp" khi mà cả sự nghiệp của mình ông chưa hề phải nhận một thẻ đỏ nào. 

Kĩ thuật, nhẹ nhàng, chuyền sâu tốt, rê bóng tốc độ và khéo léo là những gì mà người ta ngưỡng mộ ở Laudrup. Jorge Valdano, HLV của Laudrup lúc bấy giờ nói:"Cậu ấy dường như có hàng trăm con mắt ở mọi phía". Những pha lừa bóng là thương hiệu riêng của ông khi luôn "giương đông kích tây –nhìn chỗ này nhưng lại dắt bóng chỗ khác". Những cú rê bóng của ông có lẽ là một phần quan trọng nhất tạo nên danh tiếng của Laudrup. Ông thuận cả hai chân nên dễ dàng thực hiện những pha đảo bóng từ chân này qua chân khác một cách nhanh nhẹn khiến hậu vệ đối phương chỉ biết trở thành những anh hề.

Không những vậy, khả năng sáng tạo của ông cũng có một không hai. Laudrup có lối chơi tấn công rất "mập mờ" khiến hàng phòng ngự đối phương luôn luôn "mắc kẹt" trước ông. Đó là những phẩm chất "Made in Laudrup" mà ở Tây Ban Nha hiện nay nhiều cầu thủ bị ảnh hưởng. Rất nhiều đồng đội của Laudrup đã nói rằng: "Chỉ cần chạy về phía trước, anh ấy luôn biết cách đưa bóng tới chân bạn".

Tại Barcelona Laudrup từng chơi cạnh Hristo Stoichkov, người đã ghi rất nhiều bàn thắng từ các đường chuyền của ông, cũng giống như Iván Zamorano, người hưởng lợi rất nhiều khi chơi cùng Laudrup trong màu áo Real.Laudrup được Zamorano tôn vinh là "el genio"(Thiên tài) vì ông đã giúp Zamorano đạt được danh hiệu pichichi– Vua phá lưới La Liga ngay mùa bóng đầu tiên Laudrup đến Bernabeu. Trong khi trước đó, Zamorano chỉ là một cái tên mờ nhạt. Có tới 82% bàn thắng của Zamorano mùa giải 1994-1995 đến từ những pha dọn cỗ của Laudrup. Quá ấn tượng! Xuyên suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Laudrup chính là cầu thủ có nhiều pha kiến tạo nhất trong đội bóng, bất kể ông chơi cho CLB nào.

Chinh chiến tại Italia

Sau những năm làm mưa làm gió tại giải vô địch Đan Mạch và một phong độ ấn tượng trong màu áo các đội trẻ quốc gia, ông chuyển đến chơi cho nhà đương kim vô địch Italia bấy giờ là Juventus vào tháng 6/1983. Nhưng hai mùa giải đầu tiên Laudrup không được tin dùng khi Serie A chỉ cho phép tối đa 2 cầu thủ ngoại trong sân mà Juve lại có trong tay cặp đôi Zbigniew Boniekvà Michel Platini. 

Laudrup lập tức được cho Lazio mượn trong hai năm 1983/1984 và chỉ quay lại Juve khi Lazio bị xuống hạng năm 1985. Thay thế Zbigniew Boniek ở vị trí tiền vệ, ông đã chơi khá hay bên cạnh Michel Platini và đã giành chức vô địch mùa giải 1985-86 củaSerie Acùng với chiếc cup Liên lục địa. Tiếp đó là Mexico1986, nơi ghi nhận bàn thắng để đời của ông sau màn rê dắt bóng sô lô, đây là pha ghi bàn ấn định tỉ số 6-1cho Đan Mạch trước Uruguay.

Mùa giải tiếp theo đối với Laudrup là một kỉ niệm buồn giống như hầu hết các cầu thủ khác của Juve, trong đó có cả Platini. Khi Platini "nghỉ hưu" vào năm 1987, Laudrup được kì vọng sẽ lấp đầy khoảng trống mà Platini để lại cùng với bản hợp đồng mới -Welshvà tiền đạo Ian Rush. Nhưng chàng trai trẻ 23 tuổi lúc bấy giờ không đáp lại được kì vọng ấy. Ông không ghi nổi một bàn nào mặc dù đã chơi đến 30 trận ở mùa giải 1987-88. Cùng với đó là một thất bại toàn diện cùng Đan Mạch tại Euro 1988.

Barcelonavà Real Madrid

Năm 1989, Laudrup chuyển sang Barca, nơi ghi dấu những tháng ngày đẹp nhất của ông. Dưới sự dẫn dắt của Johan Cruyff,Michael Laudrup cùng với hậu vệ người Hà LanRonald Koeman vàtiền đạo Bulgari Hristo Stoichkov, biến Barca thành một đội hình trong mơ. Họ chiếm lĩnh La Ligavới 4 chức vô địch từ năm 1991 tới 1994, cùng với đó là một cúp châu Âu năm 1992. Chính Cruyff cũng phải thốt lên khi nói về laudrup: “Tôi chưa từng thấy ai có lối di chuyển, kĩ năng chơi bóng và cách đọc trận đấu giống mình đến như thế!” 

Nhưng rồi khi Romário đặt chân tới Barca, Laudrup đã thường xuyên phải ngồi ngoài nhường chỗ cho "Quỷ lùn" vì khi đó mỗi trận đấu tại La Liga chỉ cho sử dụng tối đa 3 ngoại binh. Đó là dấu hiệu báo trước sự ra đi của Laudrup.

Năm 1994 ông đến với CLBReal Madridsau khi "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" với thánh Johan và giành luôn được chiếc cúp La Liga thứ 5 liên tiếp nhưng lần này là cùng Real, phá vỡ thế độc tôn của Barca đã kéo dài 4 năm. Vào năm 2002, Laudrup được tờ Marca bình chọn là cầu thủ xuất sắc đứng thứ 12 trong lịch sử CLB. 

Sau hai mùa giải tại Real, Michael cập bến CLB Nhật Bản Vissel Kobetrước khi kết thúc sự nghiệp CLB tại Ajax Amsterdamnăm 1998 bằng chức vô địch. Những trận đấu cuối cùng của ông diễn ra tại World Cup 1998 khi Đan Mạch tiến đến vòng tứ kết. Ở vòng 1/16, khi Đan Mạch gặp Nigeria, ông đã có một đường chuyền đẳng cấp cho Ebbe Sand ghi bàn. Đó là khi ông đánh lạc hướng đối thủ bằng việc tập trung nhìn xuống chân trái cùng quả bóng rồi đột ngột lốp bóng sang chân phải, vượt qua đối phương. Trận đấu đó Đan Mạch  thắng 4-1.

Nhà thơ trên sân cỏ

Không góp mặt cùng đội hình giành cúp châu Âu 1992 của Đan Mạch do bất đồng với HLV lúc bấy giờ là Richard Moller Nielsennhưng với những người hâm mộ, sự cống hiến, nét hào hoa, tính fairplay của Michael Laudrup sẽ còn được nhắc mãi. Những cầu thủ tiền đạo khác luôn được "thẩm định" bằng các bàn thắng và những danh hiệu nhưng Laudrup là một ngoại lệ. Vì "anh" là nhà thơ trên thảm cỏ xanh.

Sándor Kocsis – Bi kịch thế kỷ của “tay súng” huyền thoại

Trong lịch sử bóng đá thế giới, ông là “tay súng” số 1 về hiệu suất săn lùng bàn thắng. Nhưng “chữ tài thường đi với chữ tai một vần”, chỉ trong vòng 25 năm cuối đời, Sándor Kocsis đã trải qua hai bi kịch thế kỷ: chung kết World Cup 1954 và cái chết thảm thương tại một bệnh viện ở Barcelona năm 1979.

Vua của các vị vua

Ở các giải VĐQG, người ta vẫn thường tôn vinh cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất với danh hiệu Vua phá lưới. Và trong những năm 1950, khi chiếc giày vàng châu Âu còn chưa ra đời, Sándor Kocsis đã được NHM “phong tước” Vua của các vị Vua. Vào hai năm 1952 và 1954, Sándor Kocsis ghi được số bàn thắng nhiều hơn bất cứ Vua phá lưới nào ở châu Âu. CLB Honvéd, nơi Sándor Kocsis đầu quân từ năm 1950-1957 và lập công 153 lần sau 145 trận ra sân, cũng là nơi chắp cánh cho ông bay cao ở châu Âu cùng thế hệ vàng gồm toàn những huyền thoại của Hungary.

Sándor Kocsis – “tiền đạo có cái đầu vàng”

Đó là thời điểm Hungary làm điên đảo châu Âu với đội bóng mang biệt danh ma thuật “Magical Magyars”, gồm Zoltán Czibor, József Bozsik, Nándor Hidegkuti và đặc biệt là cặp “song sát” Ferenc Puskás – Sándor Kocsis. Cùng với “siêu tiền đạo” Puskás, Kocsis hợp thành hàng công có sức mạnh ngang ngửa với “vũ khí hạt nhân” trên sân bóng. “Địa chấn” đầu tiên mà họ gây ra chính là chiến thắng 6-3 trước ĐT Anh ngay tại Wembley, những người vẫn tự hào vỗ ngực mình là quê hương bóng đá khi ấy, cùng màn “hủy diệt” Tam Sư 7-1 ở lượt về tại Budapest, mà trong đó Kocsis ghi danh với cú đúp.

Những năm giữa thế kỷ trước, trong khi hầu hết các đội bóng đều chơi với chiến thuật định dạng WM, chơi với quá nửa đội hình là tiền đạo, thì Hungary đã biết vận dụng cuộc cách mạng chiến thuật “tấn công tổng lực” (Hungary mới là cha đẻ của bóng đá tổng lực, không phải Hà Lan), đưa hai trung phong cắm chơi cố định trong vòng cấm đối phương – điều còn vô cùng mới mẻ ở thời kỳ bóng đá được cho là mông muội bấy giờ.

Vậy là, với chiến thuật kỳ lạ cùng những cá nhân xuất chúng, Hungary đã xây dựng nên tập thể hùng vĩ nhất thế giới. Họ bất bại trong 6 năm liên tiếp, trước khi bước vào kỳ World Cup 1954 (thắng 42 trận, hòa 7 trận). Trong đó, phải kể đến hiệu suất ghi bàn “ngoài hành tinh” của Ferenc Puskás (0,99 bàn/ trận) và Kocsis (1,1 bàn/ trận).

Bi kịch thế kỷ của “tay súng” vĩ đại

Được gọi với nickname “tiền đạo có cái đầu vàng”, Kocsis là mẫu trung phong cắm hoàn hảo trong vòng cấm. Ông có thể xoay trở cực tốt trong vòng cấm, mạnh mẽ mỗi khi tham gia không chiến và tỏ ra cực kì thính nhạy với những cơ hội ghi bàn. Chẳng thế mà Kocsis đang là tiền đạo đứng đầu danh sách những chân sút “dội bom” hiệu quả nhất ở đấu trường quốc tế, với 75 bàn sau 68 trận ra sân (hiệu suất 1,10 bàn/ trận). Ngay cả “Vua dội bom” Gerd Mueller (1,097 bàn/ trận) cũng phải “chào thua”. Trong sự nghiệp của mình, Sándor Kocsis cũng đã 7 lần lập hat-trick cho ĐT Hungary.Kocsis – Vua của các vị vua

Nhờ vào tài năng của Kocsis, Hungary dễ dàng tiến vào trận chung kết World Cup 1954 với những màn trình diễn không thể ấn tượng hơn. Họ mở màn giải đấu với trận đại thắng Hàn Quốc với tỷ số 9-0, buộc ĐT Đức hùng mạnh quy hàng với kết quả chung cuộc 8-3, trước khi loại ĐT Brazil ở tứ kết, trong trận cầu được lịch sử ghi lại là “Trận đánh ở Berne”. Trong cuộc đụng độ nảy lửa này (chỉ có 3 thẻ đỏ được rút ra, nhưng thời điểm ấy những cú tắc bóng từ phía sau vẫn không phạm luật), Kocsis ghi hai bàn thắng quan trọng để đưa Hungary đi tiếp (4-2). Ở bán kết, một lần nữa “Vua của các vị vua” lại lên tiếng bằng cú đúp định mệnh trong hiệp phụ, giúp Hungary đánh bại nhà ĐKVĐ Uruguay (4-2) và ghi tên vào trận chung kết.

Bi kịch đã xảy ra khi Kocsis cùng đồng đội gặp lại những cỗ xe tăng Đức. Họ sớm vượt lên dẫn trước 2-0 chỉ sau 8 phút đầu hiệp một, nhưng “phép màu Berne” lại giúp những chú đại bàng ngược dòng thành công. Đó là trận đấu duy nhất ở World Cup 1954, Kocsis không ghi bàn, dù trước đó, ông đã 11 lần “nổ súng”. Đến tận bây giờ, người Hungary vẫn không thể quên được những nghi vấn không lời đáp ở trận đấu đó, khi mà Kocsis bị từ chối một quả penalty, còn Puskas ghi được một bàn thắng hợp lệ vào phút bù giờ cuối cùng, song trọng tài biên lại bắt lỗi việt vị.

Hai năm sau, cuộc cách mạng ở đất nước Hungary đã khiến Kocsis phải tìm đến Tây Ban Nha, khoác áo FC Barcelona. Dù rất thành công trong màu áo Azulgrana, nhưng nỗi nhớ quê hương và đồng đội da diết khiến Kocsis ngày một tiều tụy. Tháng 7/1979, đúng 25 năm sau trận đấu với Đức diễn ra, Kocsis trầm mình từ tầng bốn một bệnh viện ở Barcelona, kết thúc chuỗi ngày chiến đấu trong vô vọng với căn bệnh máu trắng và ung thư dạ dày

Eusebio - "Con báo đen" 

 Eusebio chính là tên tuổi vĩ đại nhất của bóng đá Bồ Đào Nha. Sinh ra ở Mozambique, Eusebio trở thành cầu thủ gốc Phi đầu tiên đạt "tầm quốc tế" ở vị trí tiền đạo trung tâm. Người ta thường gọi ông là "con báo đen" trước khung thành đối phương, hay "viên ngọc đen" của bóng đá Bồ Đào Nha.

Cùng với người đồng đội Mario Coluna trong màu áo Benfica cũng như ĐTQG Bồ Đào Nha, Eusebio đã mang một luồng gió hoang giã nhưng kỳ diệu của "lục địa đen" đến với trời Âu. Có một điều đặc biệt là Coluna cũng là một cầu thủ gốc Mozambique. Thành tích ghi 9 bàn thắng trong kỳ World Cup 1966 và đoạt luôn danh hiệu cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất năm đó chính là những dấu ấn vàng son trong lịch sử sự nghiệp "quần đùi áo số" của ông.

Eusebio da Silva Ferreira bắt đầu sự nghiệp của mình ở CLB địa phương, Sporting Club Lourenco Marques, khi đó ông 18 tuổi. Tài năng của ông đã tạo nên cuộc "chiến tranh ngoài sân cỏ" giữa hai đội bóng hàng đầu Bồ Đào Nha, đó là Sporting Lisbon và Benfica. Hai đội bóng này đã tìm đủ mọi cách để đánh bại đối thủ, hòng có được chữ ký của Eusebio. Khi đó, Eusebio đã bị bắt buộc chuyển sang đội Lisbon. Tuy nhiên, ông đã kiên quyết cự tuyệt và đầu quân cho Benfica.

Những kỹ năng chơi bóng trên vỉa hè khi còn là một cậu nhóc đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối chơi của ông khi đã thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Với một thể lực tuyệt vời, công thêm sự nhanh nhẹn như một con báo châu Phi và khả năng ghi bàn đỉnh cao, Eusebio đã chứng minh tài năng của mình đối với bóng đá thế giới. Chỉ cần đến lần thứ hai được ra sân trong màu áo đội hình chính thức của Benfica, đó là trận đấu trong một giải giao hữu ở Paris, ông đã ghi liền một hat-trick vào lưới đối phương khi đó là Santos, đội bóng của "vua bóng đá" Pele.

Trong suốt những năm tháng chơi cho Benfica, ông đã ghi tổng cộng 317 bàn thắng trong 301 lần ra quân. Một thành tích mà hầu hết các tiền đạo trứ danh đều thèm muốn. Ở độ tuổi hai mươi, ông đã trở thành một ngôi sao sáng trên bầu trời bóng đá châu Âu nói riêng. Hai bàn thắng vào lưới Real Madrid trong trận chung kết cúp C1 năm 1962 đã chính thức xác nhận điều đó. Chiếc cúp bạc danh giá năm đó đã thuộc về đội bóng Bồ Đào Nha sau chiến thắng đậm đà 5-3 trước đại diện của nước láng giềng Tây Ban Nha.

Tượng đài của bóng đá Bồ Đào Nha

Eusebio có trận đầu tiên trong màu áo ĐTQG vào tháng 10 năm 1961, khi đó đội bóng bán đảo Iberia gặp Luxembuorg ở vòng sơ loại World Cup. Với 7 bàn thắng trong những trận đấu ở vòng sơ loại, Eusebio đã đưa ĐT Bồ Đào Nha đến với mùa hè nước Anh năm 1966. Trước đó một năm, ông đã được nhận danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" với một màn trình diễn tuyệt vời trong sân cỏ. Cộng thêm sự tỏa sáng ở World Cup năm 1966, ông đã đi vào lòng người hâm mộ bóng đá như một huyền thoại bất tử. Đất nước Bồ Đào Nha tự hào về ông, người dân Mozambique tự hào về ông.

Quay lại với những diễn biến ở giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh năm 66. Ở trận đầu ra quân, Bồ Đào Nha hạ gục Hungary với tỷ số 3-1. Mặc dù trận đấu này, Eusebio không ghi được bàn thắng nào, nhưng ở trận đấu với Bulgarie, ông đã để lại dấu ấn bằng bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 cho đội nhà. Trận đấu đó, Eusebio và các đồng đội giành thắng lợi chung cuộc 3-0. Nhưng đó chưa phải là những gì ghê gớm nhất của "báo đen" ở mùa giải năm đó. Trong trận đấu thứ 3 ở vòng bảng, đối thủ của ông và các đồng đội là Brazil với Pele trong đội hình. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của tiền đạo xứ sở Samba cũng không giúp được Brazil tránh được thất bại trước đội bóng được biệt danh là "Brazil của châu Âu", và người tỏa sáng nhất trong trận đấu đó không ai khác, chính là Eusebio với cú đúp ở các phút 27 và 85.

Ngôi sao của Bồ Đào Nha năm đó tiếp tục thể hiện một phong độ gây sửng sốt làng bóng đá thế giới ở trận tứ kết với Triều Tiên. Với 4 bàn thắng của Eusebio, Bồ Đào Nha đã hoàn thành cuộc lội ngược dòng sau khi đã bị dẫn trước 3-2 ở hiệp một. Chiến thắng 5-3 trong trận đấu đó không chỉ giúp Bồ Đào Nha lọt vào trận bán kết mà còn khẳng định thêm tài năng hiếm có của "viên ngọc đen" xuất sắc xuất xứ từ Mozambique. Mặc dù đội bóng này cuối cùng cũng đã phải dừng chân trước đội chủ nhà Anh quốc trong trận bán kết, nhưng Eusebio cũng đã kịp ghi thêm một bàn thắng nữa ở chấm phạt đền trong trận thua 1-2 của đội nhà. Cộng thêm bàn thắng mở tỷ số trong trận thắng Liên Xô 2-1 (tranh giải ba),  Eusebio đã trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu năm đó, với 9 bàn thắng tất cả. Sau này, khi nói về chiến công lẫy lừng năm 1966, Eusebio cho biết: "World Cup năm đó là một trong những giây phút tuyệt vời nhất trong sự nghiệp thi đấu của tôi. Mặc dù chúng tôi đã không vượt qua được đội chủ nhà, nhưng như thế là quá đủ để bóng đá Bồ Đào Nha có thể ăn mừng."

Kết thúc trong niềm vinh quang

Mặc dù sau đó Eusebio không một lần tham dự World Cup cùng ĐT Bồ Đào Nha, nhưng tên tuổi của ông chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người yêu bóng đá nước này. Ông kết thúc sự nghiệp thi đấu trong màu áo ĐTQG với thành tích 41 bàn thắng trong 64 lần ra quân. Chừng đó là quá đủ để Eusebio được điền tên vào danh sách những vì tinh tú sáng chói nhất của làng bóng đá thế giới.

Cũng như ở ĐTQG, Eusebio đã có một cuộc đời bóng đá đáng nhớ ở cấp độ CLB. Ông đã từng cùng với Benfica giành 11 danh hiệu vô địch Bồ Đào Nha, 5 lần đoạt cúp quốc gia, hai lần vô địch châu Âu. Sau khi chia tay CLB này, ông đã bôn ba khá nhiều nơi như Boston Minutemen hay Monterrey, rồi quay lại Bồ Đào Nha trong màu áo Beira Mar. Nhưng tất cả những lần thi đấu cho các CLB đó không đem lại thêm gì cho "báo đen" vì những chấn thương dai dẳng hành hạ ông. Eusebio đã quyết định chia tay sự nghiệp thi đấu của mình vào năm 1978, kết thúc những trang sử hào hùng mà ông đã từng tham gia. Với tất cả những gì đã làm được, Eusebio xứng đáng là huyền thoại số 1 Bồ Đào Nha từ trước đến nay. Mặc dù sau ông đã có những tên tuổi lớn được sản sinh ra như Luis Figo hay Cristiano Ronaldo, nhưng Eusebio vẫn là một tượng đài không thể thay thế ở đất nước này.

 Bobby Charlton: Hiệp sỹ vương quốc Anh và sự nghiệp lẫy lừng trên sân cỏ

Một trong những nạn nhân sống sót trong vụ tai nạn máy bay kinh hoàng của CLB Manchester United ở Munich, Bobby Charlton đã tiếp tục sống và cống hiến cho môn thể thao vua những khoảnh khắc không thể quên. Ông đã cùng ĐT Anh lên ngôi vô địch thế giới, đã từng được hoàng gia Anh phong tặng tước hiệu Hiệp sỹ, nhưng trên hết, ông là một trong những vị đại sứ đích thực của bóng đá thế giới. 

“Sir Bobby”, người Anh gọi ông như vậy, hiện đang là một trong 4 người giữ kỷ lục hơn 100 lần khoác áo ĐT xứ sở sương mù. Ba người còn lại là thủ môn Peter Shilton, Billy Wright và Bobby Moore. Trong khi Shilton, Wright và Moore là những cầu thủ chơi ở vị trí phòng ngự, nơi mà các cầu thủ có thể chơi với một phong độ cao trong một thời gian khá dài, thì Bobby Charlton lại là một tiền đạo lùi. Ở vị trí này, rất ít người có thể đạt được một phong độ ấn tượng và tạo được sự tin tưởng lâu như vậy. Số lượng khoác áo ĐTQG của ông đã nói lên điều đó.

Charlton là một trong những cầu thủ có một nền thể lực dồi dào với tốc độ kinh hoàng trong khi không có được một chiều cao lý tưởng. Ông chỉ cao 1m73 (khá thấp so với các cầu thủ châu Âu). Tuy nhiên, đó không phải là điểm yếu của Bobby Charlton, khi ông đã có 49 bàn thắng trong 106 lần khoác áo ĐTQG, nhiều hơn tiền đạo Gary Lineker đúng một bàn. Đó vẫn là một kỷ lục của bóng đá Anh cho đến thời điểm này. Từ khi ông từ giã ĐT Anh vào năm 1970, vẫn chưa có một cầu thủ nào có thể phá vỡ được kỷ lục này.

Sự nghiệp vinh quang ở cấp CLB

Chính Joe Armstrong, người phụ trách tuyển trạch của Manchester khi đó đã phát hiện ra tài năng của Bobby Charlton khi quan sát ông thi đấu cho độI bóng East Northumberland Schoolboys. Sau khi bàn bạc với HLV Matt Busby, Armstrong đã đưa tài năng lớn của bóng đá Anh sau này về với sân Old Trafford vào năm 1953. Sau một thời gian thử việc ở CLB thành Manchester, Bobby Charlton chính thức ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho đội bóng này khi ông 17 tuổi. Vào tháng 10 năm 1956, ông kỷ niệm sinh nhật lần thứ 19 của mình bằng việc ghi 2 bàn trong lần đầu tiên được ra sân, khi đó MU đối đầu với Charlton Athletic.

Mùa giải năm đó, MU đăng quang ngôi vô địch giải bóng đá Anh, và Charlton có màn trình diễn không tồi khi ghi tổng cộng 10 bàn thắng trong 14 lần được ra sân. Không chỉ có thế, đội chủ sân Old Trafford còn lọt vào trận chung kết cúp FA và bán kết cúp C1. Tất cả các cầu thủ đều rất hào hững với những thành quả đạt được, cũng như vô cùng háo hức chờ đến lúc được chinh phục những chiếc cúp tiếp theo. Tuy nhiên, tai hoạ đã xảy ra vớI thế hệ được gọi là “Busby Babes”. Chiếc máy bay chở đội bóng gồm toàn những cầu thủ trụ cột đã gặp tai nạn trên đường băng Munich. Đó là ngày 6 tháng 2 năm 1958. 8 cầu thủ xuất sắc của MU đã mãi mãi không bao giờ còn được tung hoành trên sân cỏ nữa. Bobby Charlton đã may mắn thoát chết trong vụ tai nạn kinh hoàng đó, lúc đó ông 20 tuổi.

Từ “đống tro tàn” đó, HLV Busby đã xây dựng lại đội bóng mà nền tảng là “người sống sót” Charlton. Và với sự “hồi sinh” đó, vinh quang đã quay trở lại với đội bóng với biệt danh “Quỷ đỏ” vào năm 1963 với vị trí cao nhất ở cúp FA. Tiếp theo đó là những lần đăng quang ở giải bóng đá Anh vào các năm 1965 và 1967. Chưa dừng lại ở đó. Đúng 1 thập kỷ sau khi chia tay vĩnh viễn các đồng đội ở Munich, Charlton, thủ môn Billy Foulkes và “MU mới” đã dâng tặng những người đã khuất chiếc cúp vô địch châu Âu năm 1968, sau khi hạ gục Benfica 4-1 trong trận chung kết diễn ra ở Wembley. Bobby Charlton là người hùng của trận đấu với cú đúp vào lưới đội bóng đến từ Bồ Đào Nha.

Khởi đầu trong màu áo ĐTQG

Mặc dù đặt dấu ấn với vị trí tiền đạo cánh trái, nhưng trận đấu đầu tiên của Charlton trong màu áo ĐT Anh, ông lại đá ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Và cũng như lần ra mắt ở Manchester, lần ra mắt này của Charlton rất hoàn hảo. Ông ghi một bàn trong chiến thắng huỷ diệt 4-0 trước độI chủ nhà Scotland ở Hampden Park (sân nhà của CLB Celtic). “Tôi vẫn còn nghe thấy âm thanh khi quả bóng chạm vào mành lưới của Scotland khi đó,” Sir Bobby hồi tưởng lại. “Sau đó, tất cả những gì mà tôi cũng như mọi người nghe thấy là sự im lặng rất lâu.” 

Với màn ra mắt quá ấn tượng đó, không ai ngạc nhiên khi Bobby Charlton được triệu tập vào ĐTQG tham dự World Cup năm 1958 ở Thuỵ Điển. Tuy nhiên, ông và các đồng đội đã có một kỳ World Cup đáng quên, khi phải chia tay đất nước vùng Scandinavi ngay sau vòng 1. Họ đã bị thất bại trong trận play-off với ĐT Liên Xô với huyền thoại Lev Yashin trong khung gỗ. Ở giải đấu năm đó, Bobby Charlton đã không được trọng dụng vì HLV Walter Winterbottom cho rằng ông vẫn còn bị ảnh hưởng về vụ tai nạn ở Munich cách đó không lâu.

Bốn năm sau đó, Bobby Charlton trở thành một trong những cầu thủ quan trọng nhất của “Tam sư” ở Chile. Bàn thắng đầu tiên của Charlton ở đấu trường quốc tế là bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0, khi ĐT Anh giành thắng lợi trước Argentina với tỷ số chung cuộc 3-1. Trận thắng đó đưa ĐT Anh vào vòng tứ kết, nhưng họ đã không may khi… đụng Brazil ở vòng đấu này. “Những chú sư tử” kiêu hùng đã không thể thắng được đội bóng của đất nước Samba, đội sau đó lên ngôi vô địch.

Huy hoàng

Năm 1966 là một năm mà không một người yêu mến bóng đá Anh nào có thể quên được. ĐT Anh đã giành chức vô địch trên sân nhà với sự toả sáng của tài năng 28 tuổi, Bobby Charlton. Cùng với các đồng đội và người anh trai Jack Charlton (đá hậu vệ), ông đã đem về chiếc cúp Jules Rimet  cho quê hương của môn bóng đá sau khi đánh bại ĐT Đức trong trận chung kết. Lúc đó, ĐT Anh đã có một sự khởi đầu không như ý, khi bị Uruguay cầm hoà với tỷ số 0-0 ngay ở trận đầu ra quân. Chiến dịch đoạt cúp của họ cần phải có một “cú hích”, và Charlton chính là người tạo ra điều đó.

Hai bàn thắng của Bobby Charlton trong trận bán kết với Bồ Đào Nha đã đưa “những chú sư tử Anh” lọt vào trận chung kết ở Wembley năm đó. Có thể nói đó là một trận chung kết rất thú vị trong lịch sử các kỳ World Cup. Hai huyền thoai, một của Anh, một của Đức… bám chặt lấy nhau trong phần lớn thời gian của trận đấu. Siêu tiền đạo của ĐT Anh, Bobby Charlton “đọ sức” với siêu hậu vệ của ĐT Đức, Beckenbauer. Khi Charlton tấn công, Beckenbauer phòng ngự, khi Beckenbauer băng lên, Charlton lùi về… bắt chặt. Tỷ số cuối cùng là 4-2, và Beckenbauer là người chiến bại. Sau này, khi nhận xét về trận thua đó, “Hoàng đế” đã nói: “ĐT Anh giành thắng lợi trước ĐT Đức là vì Bobby Charlton chơi hay hơn tôi một chút.” 

  Kết cục có hậu

Mặc dù không thành công trong việc bảo vệ chiếc cúp vô địch ở Mexico 4 năm sau đó, hay không thuận lợi trong sự nghiệp huấn luyện viên, nhưng với những gì đã đạt được trong quãng thời gian làm cầu thủ, Bobby Charlton đã trở thành một trong những tượng đài lớn nhất của bóng đá Anh nói riêng và thế giới nói chung. Quả bóng vàng châu Âu năm 1966 là một danh hiệu xứng đáng dành cho một tài năng cũng như nhân cách lớn. Hiện nay ông đang là đại sứ của bóng đá trên khắp toàn cầu, chủ tịch danh dự của CLB Manchester United, nơi gắn liền vớI tên tuổI của ông. Lúc sinh thời, HLV Matt Busby đã từng nói: “Cậu ấy (Charlton) gần như đã đạt đến mức hoàn hảo mà một cầu thủ bóng đá luôn mơ ước.”

Kempes - "Võ sỹ giác đấu" với điệu Tango không bao giờ lỗi nhịp

Mario Kempes, người được Diego Maradona coi là cầu thủ đã viết tên Argentina trên bản đồ bóng đá thế giới, nổi tiếng với những vũ điệu Tango mê hồn trên sân cỏ. Thêm vào đó, ông là một trong số ít những cầu thủ chưa phải nhận bất cứ một thẻ phạt nào trong sự nghiệp thi đấu của mình.

Ở Argentina, ngoài "cậu bé vàng" Maradona, không ai có thể so sánh với tiền đạo lừng danh Mario Kempes, ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1954. Người đã đặt nền móng cho sự nghiệp bóng đá của Kempes chính là người cha thân yêu của ông. Cha ông là một cầu thủ bóng đá nghiệp dư khi còn khá trẻ, và ông muốn con trai mình cũng sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá như ông. Chính vì thế, ông đã hướng cho Kempes con đường "quần đùi áo số" khi mới là một cậu nhóc 7 tuổi. Và chỉ 7 năm sau, ông đã biết mình không hề sai lầm khi con trai ông đã trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong giải bóng đá của vùng. Và trận đấu đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của Kempes là vào ngày 5 tháng 10 năm 1973, khi đó Kempes chơi cho Instituto de Cordoba. Đội bóng này đã thắng Newell's Old Boys với tỷ số 1-0.

  

Với những thành công ở cấp độ CLB của Argentina, Kempes không khó để đạt được mục đích cao cả của mình, đó là được triệu tập vào ĐTQG. Mặc dù là một trong những cầu thủ xuất sắc của xứ sở Tango, những sau khi về hưu, Kempes vẫn rất khiêm tốn: "Đất nước tôi luôn sở hữu những cầu thủ hàng đầu thế giới. Tôi chỉ là một trong số rất rất nhiều những cầu thủ đã từng được khoác áo ĐTQG mà thôi."

Một trong những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời cầu thủ của Kempes đó là lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc áo sọc xanh trắng của Argentia, hôm đó là trận đấu với ĐT Bồ Đào Nha ở Cannes, vào ngày 19 tháng 4 năm 1972. Điều tuyệt vời là Kempes đã đóng góp một bàn thắng trong chiến thắng 3-1 của đội nhà. Tuy nhiên, lần đầu tiên Kempes thi đấu đủ 90 phút trong 1 trận đấu của ĐT Argentina là vào năm 1973, khi đội bóng này thi đấu ở vòng loại World Cup 1974 khu vực Nam Mỹ, lúc đó cầu thủ này mới 19 tuổi. Trong  trận đấu với Bolivia ở La Paz, Argentina được báo chí gọi với cái tên "đội bóng ma quái", tất cả vì cho đến khi trận đấu bắt đầu người ta mới biết rằng có những cầu thủ nào được triệu tâp. Còn trước đó hoàn toàn không có một chút thông tin nào. Trong trận đấu đó, ĐT Argentina do HLV Enrique Omarr Sivori dẫn dắt đã giành chiến thắng trước đội chủ nhà với bàn thắng duy nhất của Oscar Fornari. 

Được mệnh danh là "võ sỹ giác đấu", Kempes đã từng góp mặt trong ba kỳ World Cup (Đức 1974, Argentina 1978 và Tây Ban Nha 1982), với 18 lần ra sân tất cả. Kỷ niệm đáng quên trong sự nghiệp của ông có lẽ là kỳ World Cup đầu tiên ở Đức, khi đó ĐT Argentina đã trình diễn một lối đá đáng hổ thẹn và bị loại ngay từ vòng đầu tiên, sau khi thất bại dưới tay của Hà Lan (khi đó có trong đội hình "thánh Johan"). Chính thành tích nghèo nàn của ĐTQG ở kỳ World Cup đó, Kempes đã không có cơ hội để có được những bàn thắng cho riêng mình.

Ba năm sau, Kempes trở thành cầu thủ Argentina có giá chuyển nhượng đắt nhất trong lịch sử khi chuyển đến CLB Tây Ban Nha, Valencia. Sở dĩ Kempes được đội chủ sân Mestalla để ý đến là do cầu thủ này chơi cực hay trong màu áo CLB Rosario Central. Chỉ trong hai mùa giải với 107 lần ra sân trong màu áo CLB này, Kempes đã 86 lần sút tung lưới đối phương. Với sự có mặt của "võ sỹ giác đấu", Valencia đã mang về một  chiếc cúp nhà vua Tây Ban Nha, một lần giương cao siêu cúp châu Âu, hai lần đoạt danh hiệu Pichichi (lần đầu tiên là mùa giải 1977 với 24 bàn thắng, và mùa tiếp theo với 28 bàn thắng ghi được).

Ngày đó Argentina còn bị cai trị bởi chế độ độc tài, chính vì thế việc triệu tập các cầu thủ vào ĐTQG cũng bị giám sát rất gắt gao. Kempes là một trong hai cầu thủ duy nhất đang thi đấu ở nước ngoài được HLV Cesar Luis Menotti gọi vào ĐTQG để thi đấu ở World Cup 1978. "Kempes làm một cầu thủ với nền tảng thể lực vô cùng sung mãn, kỹ thuật cá nhân điêu luyện, khả năng chạy chỗ và dứt điểm thuộc vào hạng thượng thừa. Cậu ấy là một cầu thủ mang lại sự khác biệt giữa những cầu thủ thi đấu trên sân và có thể chơi tốt ở vị trí tiền đạo trung tâm." Đó là những lời nhận xét mà HLV Menotti dành cho Kempes khi ông này chọn ra đội hình để thi đấu ở World Cup 1978 trên sân nhà.

Ở giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh năm đó, những trận thắng trước Hungary và Pháp đã giúp đội chủ nhà dễ dàng vượt qua vòng đấu bảng mặc dù để thua Italia. Tuy đội nhà có được thành tích khá tốt, nhưng Kempes không thể hài lòng với những gì mà mình đã thể hiện, khi ông không có được một bàn thắng nào để góp vào những chiến thắng của các đồng đội khi đó. "Tôi đã nói là cậu phải cạo râu đi," HLV Menotti hồi tưởng lại. "Và với 6 bàn thắng, cậu ấy ngay lập tức đã trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất ở kỳ World Cup năm đó. Qua thành tích đáng nể như vậy, Kempes nghiễm nhiên được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu."

Trở lại với diễn biến của World Cup năm đó, hai bàn thắng của Kempes ở vòng sau đã giúp Argentina giành thắng lợi trước các cầu thủ Ba Lan, trước khi hòa với đội bóng láng giềng Brazil. Tiếp đó lại là cúp đúp của tiền đạo Valencia giúp cho đội chủ nhà đánh bại Peru với tỷ số đậm đà 6-0. Qua đó đảm bảo một xuất chắc chắn cho Albiceleste lọt vào vòng trong với tư cách đội đầu bảng B và đá trận chung kết với "cơn lốc màu da cam" Hà Lan.

Ngày 25 tháng 6 năm 1978 là một ngày không thể quên trong lòng những người hâm mộ bóng đá Argentina. Đội bóng con cưng của họ đã đánh bại những cầu thủ đến từ đất nước của hoa Tulip với tỷ số 3-1. Và hai trong số ba bàn thắng đó thuộc về tiền đạo Mario Kempes. Lần đầu tiên trong trận đấu, Kempes bắt thủ môn đối phương phải vào lưới nhặt bóng là ở phút thứ 38. Bàn thắng thứ hai thể hiện sức mạnh phi thường và độ rướn đáng nể ở phút bù giờ thứ 15. Nhớ lại khoảnh khắc cùng các đồng đội giương cao chiếc cúp vô địch thế giới, Kempes nói: "Chiến thắng ở World Cup năm đó là một trong những giờ phút vô cùng thiêng liêng, vì tất cả người dân Argentina đã chờ đợi giây phút đó quá lâu rồi. Tôi còn nhớ là mình đã được gọi vì một số cầu thủ khác không thể có mặt, ví dụ như Osvaldo Piazza chẳng hạn. Thậm chí tôi còn được khoác chiếc áo số 10 của Maradona sau này, lúc đó cậu ấy đã không được gọi vào danh sách tham dự giải đấu. Tuy nhiên, cậu ấy không được triệu tập cũng là một tác động gián tiếp để trở thành một huyền thoại của bóng đá Argentina cũng như thế giới. Còn tôi, tôi trở thành cầu thủ Argentina ghi bàn nhiều thứ hai trong một kỳ World Cup, sau Guillermo Stabile." 

Rồi 4 năm sau, ĐT Argentina lên đường đến Tây Ban Nha dự kỳ World Cup tiếp theo với hầu hết những cầu thủ đã từng làm nên chiến thắng lịch sử trên sân nhà năm 1978. Tuy nhiên, họ đã mang về một nỗi thất vọng vô cùng lớn cho các CĐV, khi bị loại ở vòng hai trong khi Kempes không có được bàn thắng nào cho riêng mình. Sau kỳ World Cup đáng quên đó, chiếc áo số 10 của Kempes đã được truyền lại cho Diego Maradona - người đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng: "Kempes chính là người đã viết tên Argentina trên bản đồ bóng đá thế giới."

Không chỉ nổi tiếng với những bàn thắng đã ghi được (20 bàn trong 43 lần ra sân), Mario Kempes còn được biết đến như là một trong những cầu thủ chơi fairplay nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Ông chưa từng một lần phải nhận thẻ vàng cũng như chưa bao giờ bị truất quyền thi đấu.

Sự nghiệp thi đấu của Kempes kéo dài từ năm 1973 đến 1996. Instituto de Cordoba (1973-1974), Rosario Central (1974-1976) and River Plate (1981-82) của Argentina. Ở Tây Ban Nha, Kempes thi đấu cho Valencia (1976-1981 và 1982-1984) và Hercules de Alicante (1984-1986). Từ năm 1986 đến năm 1992 ông chơi bóng ở Áo, đầu tiên là First Vienna (1986-1987), sau đó là Saint Polten (1987-1990) và cuối cùng là Kremser (1990-1992). Sau đó Kempes nghỉ thi đấu trong vòng 3 năm, và làm trợ lý cho HLV người Uruguay, Hector Nunez ở CLB Valencia. Cũng trong thời gian đó, ông được nhận sự tôn vinh của thành phố Mendoza, Argentina. Đến năm 1995, Kempes trở lại với bóng đá, khi tham gia thi đấu ở giải quốc gia Chi lê. Sau đó ông trở thành quản lý của CLB vô địch Indonesia, Pelita Hyatt. Ông quyết định treo giầy ở tuổi 41.

Lần đầu tiên Kempes dấn thân vào con đường huấn luyện năm 1997 với CLB KS Lushnja của Albani. Năm1999 ông trở thành HLV của CLB The Strongest của Bolivia, sau đó là một CLB khác cũng của Bolivia, Independiente Petrolero. Hiện nay, Kempes đang là nhà phân tích bóng đá cho kênh truyền hình ESPN.

Michel Platini: Hiệp sỹ của đất nước hình lục lăng

Trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình, Michel Platini chưa bao giờ cùng ĐT Pháp bước lên ngôi cao ở đấu trường World Cup. Mặc dù không có được danh hiệu quý giá nhất của cuộc đời cầu thủ, hay đúng hơn là danh hiệu này luôn lẩn tránh ông, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng Platini là một cầu thủ đặc biệt, một huyền thoại của bóng đá thế giới với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, khả năng đọc trận đấu siêu việt và những kỹ năng tuyệt vời trước cầu môn đối phương.

Sinh ngày 21 tháng 6 năm 1955 tại Pháp, Michel Francois Platini được thừa hưởng và đã phát triển gấp nhiều lần tài năng đá bóng của ông bố Aldo Platini. Dù cho không thể dìu dắt các đồng đội đến với chiếc cúp vô địch thế giới với tư cách thủ quân của đội bóng áo lam, nhưng Michel Platini luôn nhận được tình cảm yêu mến từ những người hâm mộ đội bóng "gà trống" bởi phong cách của một thủ lĩnh cả về khả năng lẫn tinh thần đối với các đồng đội. Chính những điều đó đã khắc sâu vào tâm khảm những người yêu bóng đá Pháp cái tên Michel Platini mãi mãi như một vị anh hùng.

Platini bắt đầu chơi bóng ở cấp CLB là ở AS Nancy-Lorraine, sau đó là đến AS Saint-Etienne và cuối cùng là kết thúc sự nghiệp ở Juventus. Tất cả những CLB này đều là những niềm tự hào mà Platini luôn nhắc đến. Ông đã từng nói: "Tôi bắt đầu chơi bóng cho đội bóng lớn nhất vùng Lorraine, sau đó là đội bóng lớn nhất của Pháp, và kết thúc sự nghiệp ở đội bóng vĩ đại nhất thế giới."

Một trong những số 10 vĩ đại nhất thế giới lần đầu tiên xuất hiện ở đấu trường World Cup là vào năm 1978, lúc đó ông mới chỉ là chàng thanh niên 23 tuổi và khoác trên mình chiếc áo số 15. Đây cũng là kỳ World Cup đánh dấu sự trở lại của ĐT Pháp, khi họ lần đầu tiên góp mặt ở ngày hội bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh kể từ năm 1966. Tuy nhiên đây không phải là giải đấu thành công của Platini và các đồng đội, khi họ chỉ có một chiến thắng trước Hungary với tỷ số 3-1. Còn lại là thua 1-2 trước Italia. Dù sao trước khi bị loại khỏi World Cup, Platini cũng đã kịp có cho riêng mình một bàn thắng, bàn thắng đầu tiên ở đấu trường bóng đá lớn nhất thế giới, đó là pha gỡ hòa 1-1 trước khi thất thủ với tỷ số 1-2 trong trận đấu với Argentina. 

Tên tuổi của Platini thực sự được biết đến rộng rãi vào kỳ World Cup năm 1982 tại Tây Ban Nha. Khi đó, số 10 huyền thoại của bóng đá Pháp đã dẫn dắt đoàn quân áo Lam vào đến trận bán kết gặp Tây Đức. Trước khi bắt đầu diễn ra World Cup năm đó, Platini đã đồng ý ký một bản hợp đồng chuyển đến chơi cho CLB Juventus của Italia. Ông đã chơi cho đội bóng này đến năm 1987 và quyết định giải nghệ sau đó. Trở lại với Espana 82 trong trận đấu với Tây Đức. Có lẽ chưa bao giờ những người hâm mộ bóng đá Pháp lại phải rơi nhiều nước mắt như vậy, khi đội bóng con cưng của họ đã thủ hòa với ĐT hùng mạnh Tây Đức với tỷ số 3-3 trong hai hiệp chính (Platini là người gỡ hòa 1-1 bằng pha đá phạt đền thành công ở phút thứ 26), sau đó để thua tức tưởi với tỷ số 4-5 trong loạt luân lưu định mệnh. Tuy nhiên, dù bị loại nhưng ĐT Pháp đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng những người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới. Họ đã chơi đầy cố gắng và ra mắt một đội bóng vô cùng ấn tượng với những tài năng như Jean Tigana, Dominique Rocheteau và đặc biệt là Michel Platini - một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của "thế giới túc cầu". Ở giải đấu năm đó, không ai có thể phủ nhận tài năng cũng như nhân cách tuyệt vời của Platini. Có lẽ hình ảnh sẽ còn đọng lại mãi trong lòng những ai chứng kiến trận đấu bán kết giữa Pháp và Tây Đức sẽ nhớ mãi, đó là lúc Platini nắm chặt tay người đồng đội Patrick Battiston để động viên khi cầu thủ này không thể tiếp tục thi đấu được do chấn thương, và phải rời sân bằng cáng. Ngoài tài năng kiệt xuất, tình cảm trong cách hành xử chính là một trong những phẩm chất đã làm nên tên tuổi của Platini.

Danh hiệu quốc tế lớn nhất mà Platini có được trong sự nghiệp của mình đó là chiếc cúp vô địch châu Âu vào năm 1984 cùng những chú "gà trống Gô Loa". Được thi đấu trên sân nhà với sự cổ vũ nhiệt tình của các CĐV. Platini và các cầu thủ áo Lam đã đem về vinh quang cho nền bóng đá của đất nước hình lục lăng. Platini chính là ngôi sao sáng nhất kỳ Euro năm đó với 9 bàn thắng trong 5 trận đấu. Đặc biệt phải kể đến 2 cú "hat-trick hoàn hảo" vào lưới của Bỉ và Nam Tư. Vì sao lại gọi là "hat-trick" hoàn hảo? Đó là trong ba bàn thắng ở mỗi cú hat-trick của mình, Platini đã ghi một bàn bằng chân phải, một bàn bằng chân trái và bàn còn lại được ông dứt điểm chính xác bằng đầu. Rất thú vị!

Thành công ở Euro 1984 là một trong những mốc đáng nhớ trong cuộc đời cầu thủ của Platini, đặc biệt là trong thời gian đó, khi cầu thủ này là thủ lĩnh của "Lão bà thành Turin" đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý. Có thể kể đến hai chức vô địch Serie A, một cúp quốc gia Italia, một cúp UEFA (Platini là cầu thủ người Pháp đầu tiên được vinh dự nâng cao chiếc cúp này), một siêu cúp châu Âu, một cúp C1 châu Âu. Riêng Platini, ông là "vua phá lưới" giải bóng đá khắc nghiệt nhất hành tinh trong ba năm liên tiếp (83, 84, 85). Cũng trong ba năm đó, ông cũng lập kỷ lục là cầu thủ duy nhất cho đến thời điểm này có trong tay danh hiệu "quả bóng vàng châu Âu" trong ba năm liên tiếp.

Platini đã từng nói: "Nếu như giải bóng đá thế giới được tổ chức thường niên, thì có lẽ trong khoảng từ 1984 đến 1986, ĐT Pháp phải lên ngôi vô địch từ 2 đến 3 lần." Có lẽ những phát biểu đó của cựu cầu thủ người Pháp cũng không phải là hồ đồ, khi mà ở thời điểm đó, ĐT Pháp là một đội bóng rất mạnh ở châu Âu cũng như thế giới với những cầu thủ rất xuất sắc trong đội hình như: Michel Platini, Alain Giresse, Jean Tigana, Luis Fernandez. Bốn cầu thủ này được mệnh danh là "bộ tứ kỳ diệu", khi họ thi đấu vô cùng ăn ý và tạo nên một sức manh khủng khiếp trước hàng thủ đối phương. Họ đã đánh bại ĐT Ý ở vòng 1/16 bằng hai bàn thắng của Platini, và Yannick Stopyra. Sau đó là hạ gục các cầu thủ Brazil trên chấm phạt 11m, trong một trận đấu mà Pelé đã từng gọi là "trận đấu của thế kỷ 20" (Platini là người gỡ hòa 1-1 cho ĐT Pháp trong hai hiệp chính). Tuy nhiên, có vẻ như định mệnh đã bắt Platini và các đồng đội chỉ có thể đi đến trận bán kết của các kỳ World Cup mà thôi, khi gặp lại đội bóng đã loại họ cũng ở bán kết năm ngoái, đó là ĐT Tây Đức. Lần này không có luân lưu, và ĐT Pháp dưới sự chỉ đạo của HLV Michel Henri cũng không có được bàn thắng danh dự trong trận đấu đó. Trong khi đó, đối thủ của họ lại có tới hai bàn thắng được chia đều cho mỗi hiệp. Brehme và Rudi Voeller là những người lập công cho Tây Đức.   

Platini cũng là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết cúp C1 mùa bóng 1984/85. Khi đó đối thủ của Juventus là Liverpool, hai đội đã thi đấu trong một cuộc chiến mà để lại một vết thương trong lịch sử cúp châu Âu, khi 39 CĐV của CLB Juventus đã thiệt mạng do sự cố sập SVĐ. Giờ đây người ta vẫn nhắc đến kỷ niệm buồn đó với cái tên "thảm họa Haysel". Platini đã từng nói: "Đêm hôm đó quả là một đêm buồn, chúng tôi không cảm thấy vui mừng với chiếc cúp vô địch, thậm chí ban tổ chức còn trao cúp cho chúng tôi ở trong phòng thay đồ của SVĐ."

Sau khi quyết định chia tay sự nghiệp bóng đá lẫy lừng của mình vào năm 1987, Platini trở thành HLV trưởng của ĐT Pháp. Lúc đó ông đã tin tưởng trao cho Didier Deschamps chiếc băng đội trưởng và trọng dụng hai cầu thủ tài năng của bóng đá Pháp, đó là Eric Cantona và Jean-Pierre Papin. Chính thế hệ cầu thủ mà Platini tin tưởng đã cùng nhau làm nên thành công trong ĐTQG ở thời điểm đó. Họ lập kỷ lục bất bại trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1988 đến tháng 2 năm 1992 và đương nhiên lọt vào vòng chung kết UEFA năm 1992. Tuy nhiên, Platini và các học trò đã không lặp lại được thành tích vinh quang cách đó 8 năm, khi thất bại ngay ở vòng một của giải đấu. Sau cú sốc đó, Platini chia tay chiếc ghế huấn luyện ở ĐTQG.

Sau một thời gian vắng bóng, Platini trở lại với bóng đá vào năm 1998, khi nước Pháp vinh dự được đăng cai World Cup. Ông đã đứng ra lo liệu sự kiện trọng đại đó cho nước nhà với tư cách đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup. Và ông đã cùng với người Pháp hưởng trọn niềm vui chiến thắng, khi đội bóng áo Lam do HLV Aime Jacquet dẫn dắt đã hạ gục Brazil với tỷ số khó tin 3-0 để bước lên bục vinh quang. Sau thành công ở World Cup 98. Platini tích cực hoạt động trong lĩnh vực bóng đá, và những đóng góp của ông đã được đền đáp khi được bầu là chủ tịch LĐBĐ châu Âu, thay cho vị lãnh đạo kỳ cựu, Lennart Johansson, từ nhiệm kỳ năm 2007. Với câu nói nổi tiếng "tôi muốn làm những gì có thể cho bóng đá, để đền đáp lại những gì bóng đá đã đem lại cho tôi", Platini đã, đang và sẽ là "tài sản" quý giá của nền bóng đá nhân loại. 

"Hoàng đế" Beckenbauer và vị trí libero huyền thoại

Không ai có thể phủ nhận được sự vĩ đại của Beckenbauer cả ở vai trò một cầu thủ, cũng như khi trở thành HLV. Ông đã cùng ĐT Tây Đức giành chức vô địch thế giới năm 1974 với vai trò đội trưởng, và sau đó 16 năm, ông dẫn dắt thành công các cầu thủ Đức lên ngôi khi là HLV trưởng. Bắt đầu sự nghiệp ở hàng tiền vệ, nhưng tên tuổi của Beckenbauer lại gắn liền với vị trí libero. Nói đến vị trí liberotrong bóng đá, Beckenbauer là số 1. 

Sinh ngày 11 tháng 9 năm 1945 trong một gia đình không có truyền thống bóng đá (bố ông là một nhân viên bưu điện), Beckenbauer bắt đầu cuộc sống gắn liền với trái bóng từ khi lên 9 tuổi. Khi đó ông chơi cho SC Munchen 06, trước khi ra nhập Bayern Munich năm 1958. Lần đầu tiên ông ra sân trong màu áo đội bóng này là trận tiếp FC St Pauli hôm 6 tháng 6 năm 1964, khi đó Beckenbauer chơi ở vị trí tiền vệ cánh trái. Dù cho đó là lần đầu tiên đá ở giải trong vùng, nhưng ông đã chơi rất ấn tượng và cùng với những tài năng trẻ khác là Gerd Muller và Sepp Maier giúp đội bóng tiến đến chơi ở Bundesliga mùa bóng sau đó.

Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Beckenbauer được bắt đầu khi ông chơi cho ĐTQG vào ngày 26 tháng 9 năm 1965, khi đó ông mới 20 tuổi. Đó chính là cái mốc quan trọng để một "hoàng đế" ra đời và cùng với đội bóng tham dự 3 kỳ World Cup liên tiếp. Lần đầu tiên là năm 1966 ở Anh. Beckenbauer đã gây sự chú ý với thế giới bóng đá bằng hai bàn thắng vào lưới Thụy Sỹ ngay ở trận đấu đầu tiên, khi đó Tây Đức thắng với tỷ số 5-0. Mặc dù không vượt qua được ĐT Anh trong trận chung kết, nhưng 30 năm sau, Beckenbauer vẫn phát biểu một cách đầy tự tin rằng: "Trở thành á quân thế giới khi mới còn là một cầu thủ trẻ không phải là một thành tích tồi đối với tôi."

Lần thứ hai Beckenbauer vinh dự được cùng ĐTQG đến với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh đó là vào năm 1970 ở Mexico. Đó cũng là một mùa giải đáng nhớ đối với "hoàng đế" khi ông chơi trận bán kết với Italia cùng một bên vai bị trật khớp. Các bác sỹ của đội tuyển đã phải dùng một chiếc băng đeo để cố định cánh tay cho cầu thủ mang trong tim một khát khao thi đấu vô cùng lớn. Tiếc là sự quyết tâm của ông không thể giúp được các đồng đội lọt vào trận chung kết, khi để thua với tỷ số 3-4 chung cuộc. Năm đó, ĐT Tây Đức về thứ 3 sau khi đánh bại Uruguay trong trận tranh huy chương đồng bằng bàn thắng duy nhất của Wolfgang Overath.

Beckenbauer đã hồi tưởng lại kỳ World Cup năm đó: "Năm 1970 quả là một năm đáng nhớ. Các CĐV ở đó thật tuyệt vời. Công tác an ninh cũng rất tốt, làm cho các cầu thủ có thể yên tâm trình diễn hết khả năng của mình và có những trận đấu đẹp mắt. Chỉ có đúng một nhân viên cảnh sát có trang bị vũ khí làm công tác an ninh. Đó là điều không thể có trong bóng đá ngày nay. Đất nước Mexico đầy màu sắc và luôn náo nhiệt trong những ngày diễn ra World Cup, còn bóng đá thì thực sự thăng hoa."

Vinh quang trên sân nhà

Năm 1974 là một mốc lịch sử không thể quên đối với Beckenbauer nói riêng cũng như những người hâm mộ bóng đá Tây Đức nói chung. Họ đã giành được chiến thắng trên sân nhà với sự dẫn dắt của người nhạc trưởng xuất chúng Beckenbauer. Ông đã thi đấu không thể ấn tượng hơn ở vị trí libero huyền thoại. Beckenbauer chỉ huy tất cả đội bóng ở phía sau hàng phòng ngự, ông di chuyển tự do và liên tục tham gia vào những đợt tấn công cùng các đồng đội. Khi đó, các cầu thủ đối phương rất khó khăn để có thể cản được đứa con ưu tú của nước Đức. Mỗi lần Beckenbauer lên tấn công là một lần đội bạn điêu đứng.

Trước khi kỳ World Cup năm đó diễn ra, Beckenbauer và các đồng đội đã nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ phía các CĐV nhà. Họ muốn đội bóng phải giành chiến thắng bằng bất kỳ giá nào. Chính điều đó đã ăn sâu vào ý chí của các cầu thủ Tây Đức, họ hiểu rằng, khi là chủ nhà nghĩa là bạn sẽ phải chịu áp lực gấp đôi, vì tất cả mọi người đều muốn bạn phải giành được vinh quang về cho tổ quốc.

Đội tuyển Tây Đức với những Beckenbauer, Sepp Maier, Paul Breitner, Wolfgang Overath, Gerd Muller và những cầu thủ còn lại dường như đã thấm nhuần tư tưởng "phải thắng". Họ chơi cực kỳ ấn tượng và đã đem về chiếc cúp vô địch lần thứ hai cho nước này. Sau khi cùng các đồng đội đánh bại "cơn lốc màu da cam" với tỷ số 2-1 trong trận chung kết, Beckenbauer đã vinh dự trở thành người đội trưởng đầu tiên được nâng cao chiếc "cúp vô địch mới", vì cúp "nữ thần vàng" - Jules Rimet đã được trao vĩnh viễn cho Brazil năm 1970.

Sau khi cùng Bayern Munich đoạt được ba chiếc cúp vô địch châu Âu, 4 chiếc cúp vô địch Bundesliga, 4 lần lên ngôi ở cúp quốc gia Đức, Beckenbauer rời CLB xứ Bavaria để đến đầu quân cho New York Cosmos. Ông muốn thử sức ở một môi trường bóng đá khác và cũng muốn có được một cuộc sống dễ chịu hơn. Sau khi trở về Đức đá cho Hamburger SV từ 1980 đến 1982, Beckenbauer lại quay về với Cosmos và kết thúc sự nghiệp thi đấu ở đó.

Thành công nối tiếp

Mặc dù kể từ khi ra nước ngoài thi đấu, Beckenbauer không một lần được triệu tập vào ĐTQG, nhưng với những gì ông để lại là quá đủ cho một sự nghiệp lừng lẫy. Với 103 lần khoác áo ĐT Tây Đức và trở thành cầu thủ đầu tiên vượt qua ngưỡng 100 lần ra sân trong màu áo ĐTQG.

Năm 1984, sau sự thất bại của HLV Jupp Derwall ở Euro năm đó, Beckenbauer được bổ nhiệm ngồi vào chiếc ghế huấn luyện đội bóng. Và ông đã đặt dấu ấn của mình hai năm sau đó bằng việc dẫn dắt các học trò băng băng tiến vào trận chung kết, và chỉ chịu dừng bước trước một Argentina sở hữu trong đội hình "cậu bé vàng" Diego Maradona.

4 năm sau ở Italia, Tây Đức trở thành đội bóng những nhà vô địch World Cup. Họ không bị đánh bại bất cứ một trận nào cho đến khi nâng cao chiếc cúp danh giá. Andreas Brehme chính là người ghi bàn thắng duy nhất từ chấm phạt đền, mang về chiến thắng quý giá cho Tây Đức trong trận chung kết với Argentina. Vừa trả được món nợ hồi năm 1986, Beckenbauer còn trở thành người đầu tiên từng vô địch thế giới với cả hai vị trí, cầu thủ và huấn luyện viên.Beckenbauer đảm nhận vai trò chủ tịch của CLB Bayern Munich đến năm 1998, sau đó trở thành phó chủ tịch liên đoàn bóng đá Đức. Sau khi thành công trong việc chạy đua để nước Đức dàng quyền đăng cai World Cup 2006, Beckenbauer đã chứng kiến thành công của đội bóng trên sân nhà với tư cách chủ tịch ban tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh năm đó.

Dino Zoff: Hòn đá tảng

- Chính xác phải dùng từ "hòn đá tảng" đối với Dino Zoff, thủ môn huyền thoại mà "đất nước hình chiếc ủng" đã sinh ra. Với việc chơi trong 3 kỳ World Cup và bowớc lên ngôi cao cùng ĐT Ý năm 1982 tại Tây Ban Nha, 112 lần khoác lên mình chiếc áo màu thiên thanh, sở hữu kỷ lục 1142 phút không bị thủng lưới, cùng màn trình diễn tuyệt vời mỗi khi đứng trước cầu môn, Dino Zoff xứng đáng là một trong những thủ môn vĩ đại nhất mà thế giới bóng đá từng có.

Mặc dù bóng đá đã mang ông ra khỏi sự "quê mùa" của vùng nông thôn Đông Bắc nước Ý, để đến với vinh quang trên toàn thế giới, nhưng có vẻ nhý tư tưởng chăm chỉ làm việc vốn có của những người nông dân đã thấm nhuần vào Dino Zoff, khi đứa con của miền quê nông nghiệp này luôn nói rằng: "Tôi đạt được mọi thứ cho đến bây giờ đều là do làm việc chăm chỉ mà có."

Khởi đầu khó khăn

Có vẻ như việc sinh ra trong một vùng quê nghèo khó của nước Ý đã ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của Dino Zoff. Ông đã bị cả hai CLB lớn của Italia lúc đó là Juventus và Inter Milan từ chối khi chỉ cao vẻn vẹn 1m49 khi đã 14 tuổi. Lúc đó, bà Adelaide, mẹ của Dino Zoff đã rất thất vọng và quyết tâm cho con theo bằng được nghiệp bóng đá bằng việc tuyên bố: "Tôi sẽ làm con tôi cao hơn bằng cách ăn thật nhiều trứng." Và những nỗ lực của bà mẹ thương con đã được đền đáp, khi 5 năm sau ông cao vỏng lên và trở thành một chàng trai với chiều cao 1m82. Ông trở thành thủ môn của Udinese năm 1961. Tuy nhiên, những ngày tháng ở đội bóng này không nhiều, khi Dino Zoff chia tay Udinese để đến với Mantova chỉ sau 4 lần ra sân. Sau màn trình diễn rất ấn tượng trong màu áo Mantova, Dino Zoff đã được đề cử là một trong 4 thủ môn sẽ cùng ĐT Ý dự World Cup, cùng với Enrico Albertosi, Roberto Anzolin và Pierluigi Pizzaballa. Tiếc là HLV Edmondo Fabbri đã không chọn ông vào ĐTQG mà quyết định chọn ba thủ môn còn lại.

Năm 1967 là một năm có thể coi là "song hỷ" đối với Dino Zoff. Vợ ông đã sinh một bé trai kháu khỉnh và CLB Napoli đã chính thức mời ông về thi đấu. Họ đã chấp nhận bỏ ra 130 Lia (tiền Ý) cộng thêm thủ môn Bandoni để đổi lấy người chấn giữ khung thành xuất sắc của Mantova. Đội bóng miền Nam Italia đã đánh bại AC Milan trong cuộc đua này và họ đã không hề ân hận về điều đó. Ông đã thi đấu rất thành công trong màu áo Napoli và tiếp tục lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển trạch viên cho ĐTQG. Sau này, khi phát biểu về những năm tháng thi đấu trong màu áo Napoli, ông nói: "Tôi đã có những thời gian tuyệt vời ở đây. Napoli đúng là một nơi lý tưởng để thi đấu và sinh sống."

Những thành tích đáng nhớ

lần đầu tiên Dino Zoff được ra sân trong màu áo ĐTQG đó là trận thắng 2-0 trước Bulgari vào tháng 4 năm 1968. Đó là trận tứ kết EURO năm đó. Và sau đó ông là thành viên của ĐT Ý vô địch châu Âu sau khi đánh bại Nam Tư trong trận lượt về.

Mặc dù được gọi vào ĐT Ý tham dự World Cup 1970 tại Mexico, nhưng Dino Zoff không được ra sân trong đội hình chính, đó là một trong những mốc lịch sử đáng thất vọng với ông. Hai năm sau đó, ông chuyển đến chơi cho "Bà đầm già" Juventus. Đội bóng đã từng hắt hủi ông cuối cùng đã phải ký hợp đồng với một trong những tài năng lớn trước khung gỗ này. Và họ đã đúng. Với sự góp mặt của Dino Zoff, Juventus đã giành được 6 chiếc cúp vô địch Italia trong 11 năm. Chưa dừng lại ở đó, “bản hợp đồng” trị giá 330 triệu Lia của đội chủ sân Delle Alpi đã cùng với các đồng đội đem về thâm 1 chiếc cúp UEFA và hai lần vô địch cúp quốc gia. Với 570 lần thi đấu ở đấu trường khắc nghiệt nhất thế giới, trong đó là 330 lần với Juve, Dino Zoff đã trên đường đến với danh hiệu thủ môn huyền thoại như thế. Danh hiệu duy nhất mà ông không có được ở cấp CLB, đó là chiếc cúp C1 châu Âu. Mặc dù đã 2 lần cùng với Juventus lọt vào đến trận chung kết, nhưng ông và các đồng đội đều chịu thất bại trước Ajax năm 1973 và Hamburg sau đó vài năm.

Thành tích đáng nhớ nhất trong sự nghiệp thi đấu của ông đó là lần đeo băng đội trưởng ĐT Ý vô địch World Cup năm 1982 ở Tây Ban Nha. Điều đáng chú ý là ông đã cùng với Giampiero Combi trở thành hai thủ môn duy nhất cho đến thời điểm này giữ danh hiệu những thủ môn đeo băng đội trưởng duy nhất lên ngôi vô địch thế giới. Đặc biệt hơn ở Dino Zoff mà bậc tiền bối không có, đó là Dino Zoff nâng cao chiếc cúp vô địch cùng ĐT Ý khi ông đã 40 tuổi, qua đó trở thành thủ môn lớn tuổi nhất từng đăng quang chức vô địch giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh.

Sự nghiệp huấn luyện

Sau khi giã từ những tháng ngày đứng trước khung thành, Dino Zoff quyết định dấn thân vào con đường huấn luyện. Đầu tiên, ông đảm nhiệm vai trò huấn luyện thủ môn ở Juventus. Công việc này kéo dài từ năm 1988 đến 1990. Sau đó ông bị sa thải mặc dù đã cùng đội bóng này lên ngôi vô địch cúp UEFA năm đó. Chia tay Juventus, Dino Zoff đã chuyển đến Lazio làm công tác huấn luyện, sau đó ông được bổ nhiệm làm chủ tịch CLB này vào năm 1994. Đến năm 1998, ông được chỉ định làm HLV trưởng ĐTQG Italia. Với sự phá cách trong lối chơi (thiên về tấn công hơn là phòng ngự kiểu catenacio truyền thống), ông đã dẫn dắt các học trò lọt vào trận chung kết với người Pháp. Mặc dù đã dẫn trước với tỷ số 1-0 trong phần lớn thời gian thi đấu, nhưng các cầu thủ áo thiên thanh cuối cùng đã chấp nhận thất bại trước "những chú gà trống Goloa." Bàn thắng ở hiệp phụ của Trezeguet đã làm "giấc mộng vô địch" của người Ý tan vỡ. Chỉ sau đó vài ngày, ông viết đơn xin từ chức, một phần vì áp lực từ sự chỉ trích rất gay gắt của chủ tịch CLB AC Milan và cũng là thủ tướng Italia lúc đó.

Sau thất bại cùng ĐTQG, Dino Zoff quay về với Lazio, nhưng lại đến Fiorentina không lâu sau đó. Những ngày tháng ở đội bóng thành Florence cũng không kéo dài lâu, ông đã quyết định nghỉ ngơi sau một thời gian cống hiến cho đội bóng. Với những gì đã đạt được, Dino Zoff đã có được một thành tích vang dội mà bất kỳ một thủ môn nào cũng muốn có. Thế giới tôn vinh ông là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại.

Socrates - Nhà hiền triết của samba sân cỏ 

Lịch sử bóng đá Brazil có Pele là vua bóng đá và cả Pele trắng là Zico. Zico từng nói về Socrates: “Đó là một cầu thủ mà tôi luôn ngưỡng mộ. Socrates là mẫu cầu thủ điển hình mà tất cả dân quần đùi áo số Brazil đều nên noi theo. Tôi rất tiếc vì nếu tuyển Brazil do Socrates làm thủ quân đoạt được chức VĐ World Cup 1982, có lẽ bây giờ bóng đá Brazil đã đi theo một con đường khác, đó là con đường của bóng đá nghệ thuật - nơi các nghệ sĩ sân cỏ tìm niềm vui qua trái bóng và những trận đấu đẹp”.

Kỳ 1: Hai kỳ World Cup đáng nhớ

Zico lớn hơn Socrates Brasileiro Sampaio de Souza Vieira de Oliveria (thường được gọi là Socrates) 1 tuổi, vào đội tuyển sớm hơn Socrates nhưng từ giã ĐTQG lại trễ hơn. Họ là 2 danh thủ cùng thời nhưng Socrates là thủ lĩnh đích thực của Selecao, thể hiện qua chiếc băng thủ quân ĐTQG ở 2 VCK World Cup 1982 và 1986. Pele nói rằng Socrates là cầu thủ Brazil đáng xem nhất tại Espana 1982. 

Ở kỳ World Cup ấy, Brazil có đội hình được sánh ngang với Selecao 1970 (được chọn là đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại) cho dù Brazil 1982 của Socrates không vô địch World Cup. Rất nhiều người hâm mộ xứ sở Samba cho rằng Brazil 1982 là Selecao đáng nhớ nhất kể từ sau Selecao 1970 (tất nhiên trên cả Selecao vô địch World Cup 1994 và 2002). Lý do rất đơn giản: Selecao 1994 và 2002 chơi quá thiên về phòng ngự chứ không thi đấu khoáng đạt, đẹp mắt như Selecao 1982 (hoặc 1986) do Socrates làm thủ quân. 

Trong một cuốn sách nổi tiếng về bóng đá Brazil, tác giả Alex Bellos đã viết: “Socrates là cầu thủ Brazil mà tôi nhớ nhất tại 2 kỳ World Cup 1982 và 1986. Socrates là cầu thủ rất đặc biệt dựa theo cách chơi bóng. Anh ấy ung dung, khoan thai, xem bóng đá như thú tiêu khiển chứ không phải nghề kiếm sống hoặc trò sinh tử. Socrates có thể “biến mất” trong hầu hết thời gian của trận đấu rồi bất chợt xuất hiện, định đoạt số phận trận đấu chỉ bằng một cú chạm bóng thiên tài”.

Khi đến Brazil tìm tư liệu cho cuốn sách của mình, Bellos đã tìm gặp bằng được Socrates vì “đó là cầu thủ mà tôi muốn gặp nhất”. Bellos thậm chí đã nhờ Socrates viết phần dẫn nhập (preface) cho quyển sách vào hàng best-seller của mình. Sự trân trọng của Bellos đối với Socrates còn được thể hiện qua một chương được dùng làm phần kết cho cuốn sách kể trên.

Xem lại những tư liệu về hình ảnh của Socrates, Bellos bị hút hồn bởi calcanhar (theo ngôn ngữ Brazil là cú đánh gót). Đây là tuyệt chiêu của Socrates. Chính Pele phải thừa nhận: “Socrates làm cú calcanhar tuyệt hơn bất kỳ ai! Socrates xử lý bóng mà không cần quan sát còn giỏi hơn hầu hết cầu thủ bóng đá khác xử lý bóng có quan sát!”. 

Cùng với Zico và Falcao, Socrates tạo nên hàng tiền vệ vào loại mạnh nhất trong lịch sử bóng đá tại World Cup 1982. Ở giải này, Socrates trình làng giới mộ điệu bóng đá thế giới ngay ở trận đầu tiên của Brazil (gặp Liên Xô). Khi đội nhà bị dẫn 0-1, Socrates có bóng ở phần sân bên trái, đi bóng vào trung lộ, vượt qua 2 cầu thủ truy cản trước khi tung cú sút sấm sét từ xa làm tung nóc lưới khung thành của Rinat Dassaev lừng danh. Brazil thắng trận này 2-1. Bàn thắng của Socrates lý giải hùng hồn việc bóng đá Brazil luôn được ngưỡng mộ trên toàn thế giới qua mọi thời đại. 

Brazil được xem là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch ở giải này không chỉ bằng lối chơi quyến rũ, hiệu quả mà còn nhờ những cá nhân thiên tài như Socrates. Mỗi lần Socrates xuất hiện trên sân là khán giả lại có dịp thưởng thức những pha bóng có một không hai của ông. Đến trận đấu kinh điển Brazil – Ý ở giai đoạn 2, Socrates lại ghi 1 bàn thắng để đời khác. Từ pha phát động tấn công nhanh xuất phát bằng cú ném biên bên cánh phải, Socrates âm thầm đột phá vào vùng cấm địa, vượt qua 3 cầu thủ đối phương rồi hạ Dino Zoff ở góc cực hẹp. 

Brazil chỉ cần hòa là vào chung kết World Cup nhưng đã thua Ý 2-3, chính xác là thua một mình Paolo Rossi với cú hat-trick siêu đẳng. Đó là kỷ niệm không thể nào quên của Socrates. Từ đó đến nay, ông chỉ xem lại trận đấu ấy đúng một lần. Không phải Socrates không dám đối diện với “thảm kịch” năm xưa. Đối với ông, một trận bóng đá rốt cuộc cũng chỉ là một trận bóng đá, một buổi trình diễn lớn mà mọi người cảm thấy hài lòng là đủ.

Socrates là một trong những diễn viên chính trong buổi trình diễn lớn ấy, tuy có chút buồn nhưng ông không quá thất vọng: “Tôi đã đi nhiều nơi và bất kỳ ở đâu người ta cũng nói về Brazil 1982 thay vì đội Ý vô địch kỳ World Cup ấy. Selecao 1982 được xem là đội bóng đúng nghĩa sau cùng trong bóng đá hiện đại. Tôi thật sự hài lòng về nhận xét ấy!”.

Sau thất bại ở World Cup 1982, Brazil do Socrates làm thủ quân hành quân đến Mexico với mong muốn chinh phục chức VĐTG đã “bị đánh mất” trước đó 4 năm. Brazil của Socrates lại cống hiến một trận đấu kinh điển khác cho lịch sử bóng đá thế giới.

Ở vòng tứ kết, Brazil gặp Pháp, dẫn trước 1-0 song bị gỡ 1-1. Selecao được hưởng một quả phạt đền. Thông thường Socrates là người thực hiện, song lần ấy ông nhường lại cho Zico. Pele trắng sút hỏng, trận đấu hòa 1-1 sau 120 phút. Đến loạt sút luân lưu, đến lượt Socrates bị Joey Bats chinh phục. 

Brazil lại thua trong tức tưởi, nước mắt lại tuôn rơi trên khóe mắt của hàng triệu triệu CĐV Brazil. Thậm chí có người đã nhảy lầu tự vẫn vì không chịu nổi cú sốc này. Với riêng Socrates, ĐTQG thế là quá đủ rồi. Ông chấm dứt khoác áo Selecao với 65 lần được tuyển, ghi 25 bàn trong 7 năm phục vụ quốc gia. Như thế cũng đủ để Pele điền tên Socrates vào danh sách 100 cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong cuộc bầu chọn của FIFA năm 2004. 

“Mũi tên vàng” Alfredo Di Stéfano

Alfredo Di Stéfano sinh ngày 04-07-1926 tại Barrancas, Buenos Aires, Argentina, là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Đối với những cổ động viên của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, Real Madrid, không cầu thủ nào có thể so sánh được với Di Stéfano.

Cựu cầu thủ này từng gắn bó lâu năm với câu lạc bộ Real Madrid, và trong thời gian thi đấu cùng ngôi sao Ferenc Puskas, anh luôn đóng vai trò là cầu thủ trụ cột quan trọng nhất giúp đội bóng Hoàng gia chiếm giữ Cup vô địch Châu Âu trong suốt thập niên 50, trong giai đoạn đó, câu lạc bộ này đã từng đoạt danh hiệu vô địch  trong 5 mùa giải liên tiếp từ 1956. Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Di Stéfano cũng từng gắn với các đội tuyển quốc gia Argentina, Colombia, và Tây Ban Nha.

Di Stéfano là một tiền đạo đây sức mạnh với một thể lực ổn định, linh hoạt trong chiến thuật, và trên hết, những phẩm chất này đã giúp anh trở thành nhạc trưởng của giàn nhạc Real với thứ bóng đá tấn công đẹp mắt.

Sinh ra trong một gia đình Italy di dân tới Argentina, sự nghiệp cầu thủ của Di Stéfano khởi đầu tại câu lạc bộ River Plate, Argentina năm 1943. Ông đã từng 6 lần vô địch quốc gia trong thời gian 12 năm đầu của sự nghiệp cầu thủ tại Argentina và Colombia (chơi cho câu lạc bộ Millonarios tại Bogota) trước khi chuyển sang thi đấu cho đội bóng Real năm 1953. Đối thủ của Real - đội bóng Barcelona – khi đó tưởng chừng như đã có được ngôi sao này, nhưng chính phủ Tây Ban Nha lúc đó lại đưa ra một giải pháp “Salomonic” và Barcelona đã không chấp nhận giải pháp trên, điều đó giúp Real Madrid có được ngôi sao này.

Với 49 bàn thắng trong 58 trận đấu, Di Stéfano là ngôi sao ghi bàn hàng đầu của châu Âu trong một thập niên, kỷ lục của ông chỉ bị tiền đạo Raul của Real vượt qua hồi năm 2005. Có thể, thành tích nổi bật nhất của ông trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ chính là trận thắng 7-3 trước đội bóng Eintracht Frankfurt trong trận chung kết Cup vô địch Châu Âu tại Hampden Park hồi năm 1960, một trận đấu được nhiều người nhận xét là một cuộc trình diễn đẹp mắt nhắt của bóng đá cấp câu lạc bộ Châu Âu. Ông được bầu chọn là “Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu” những năm 1957 và 1959.

Di Stéfano đã từng giành được vô số danh hiệu vô địch quốc gia, các Cup vô địch khác cùng câu lạc bộ Real, nhưng lại chưa từng chinh phục được vinh quang tại các vòng chung kết World Cup. Ông chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Espanyol năm 1964 và ông đã thi đấu ở đó cho tới khi quyết định “gác giầy” ở tuổi 40.

Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ, Di Stéfano chuyển sang làm huấn luyện viên. Ở vai trò huấn luyện viên, ông đã từng dẫn dắt các câu lạc bộ của Argentina như Boca Juniors và River Plate đoạt danh hiệu vô địch quốc gia, và ông cũng giành được thành công với đội bóng Valencia với danh hiệu vô địch các câu lạc bộ Tây Ban Nha và Cup quốc gia, và ông đã cùng đội bóng đăng quang vô địch Cup Châu âu hồi năm 1980. Ông cũng từng làm huấn luyện viên câu lạc bộ Real trong khoảng thời gian giữa những năm 1982 và 1984. Hiện tại, ông đang là chủ tịch danh dự của câu lạc bộ Madrid.

 Hiện tại, Di Stéfano vẫn đang là cây ghi bàn xuất sắc thứ ba trong lịch sử các đội bóng hạng nhất của Tây Ban Nha, với 228 bàn thắng ghi được trong 329 trận đấu, xếp sau Hugo Sánchez (234 bàn) và Telmo Zarra (251 bàn). Di Stéfano cũng là tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất ở mọi thời đại trong lịch sử của Real Madrid ở giải đấu vô địch quốc gia, với 216 bàn thắng trong 282 trận đấu của giải vô địch quốc gia từ năm 1953 đến 1964.

Di Stéfano được “Vua bóng đá”  Pelé bầu chọn là 1 trong 125 Top những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất hiện còn sống hồi tháng 3 năm 2004, và ông được rất nhiều người trong làng bóng đá thế giới bầu chọn là một trong số 6 tiền đạo tài năng nhất trong lịch sử bóng đá, cùng với những tên tuổi khác như Diego Maradona, George Best, Johan Cruijff và Pelé. Trong thời gian làm cầu thủ của mình, Di Stefano thậm chí còn được một số người đánh giá cao hơn cả “vua bóng đá” Pelé.

Trong ngày thứ bảy 24-12-2005, Di Stefano đã bị một cơn đau tim. Tuy nhiên hiện tại tình trạng sức khỏe của ông đã ổn định. Alfredo Di Stefano cũng đã từng được Maradona ca ngợi: "Xét về mặt kỹ thuật cá nhân, anh ấy đã xuất sắc hơn tôi rất nhiều ở những khả năng anh ấy có thể làm được với một trái bóng, khả năng quan sát tốt trên sân cũng như lối chơi linh hoạt của tôi là những cái tôi hơn anh ấy, nhưng với những bài tập luyện đúng, anh ấy cũng có thể dễ dàng làm được như vậy." Một sự cống hiến kinh ngạc của một cầu thủ được coi là xuất sắc nhất mọi thời đại, chắc chắn ngôi sao này rất xứng đáng với sự ca ngợi này.

Marco van Basten – vũ công trên sân cỏ

Luôn chơi bóng như một diễn viên ba lê, tên tuổi của Van Basten đã trở thành huyền thoại không chỉ với bóng đá Hà Lan mà cả bóng đá thế giới. Nhưng, cầu thủ được coi là tài hoa bậc nhất của bóng đá Hà Lan những năm 80 đã phải sớm từ giã sự nghiệp thi đấu vì một chấn thương quái ác. Tại World Cup sắp tới ở Đức, Van Basten sẽ tham dự với tư cách HLV trưởng của ĐTQG Hà Lan. 

Marco Van Basten

Marco van Basten được đánh giá là cầu thủ xuất sắc nhất thế hệ mình không phải bởi ông ghi được nhiều bàn thắng cũng không phải bởi Basten có nhiều bàn thắng đặc biệt nổi bật.

Điều khiến Basten trở thành tiền đạo đáng sợ nhất  đơn giản chỉ vì ông là cầu thủ có khả năng hiếm có trong việc chớp thời cơ. Dường như áp lực thi đấu không có tác động gì đến cầu thủ này. Nó chỉ càng làm cho ông bộc lộ được hết tài năng của mình.

Tuy nhiên, Van Basten chính là cầu thủ ghi được một trong những bàn thắng đẹp nhất mọi thời đại trong một trận đấu cho đội tuyển Hà Lan. Hơn thế bàn thắng ấy đã đem lại vinh quang về cho xứ sở hoa Tuylip sau bao ngày mong mỏi. Đó là thước đo chính xác nhất tài năng của tiền đạo này.

Muốn hiểu hết ý nghĩa bàn thắng của Basten trong trận chung kết giải vô địch Châu Âu năm 1988 mà chúng ta vừa nhắc tới, chúng ta phải quay lại với đội hình đội tuyển Hà Lan những năm 1970 – bậc thầy của thứ bóng đá tổng hợp. Đội Hà Lan khi ấy được dẫn dắt bởi Johan Cruyff đã làm say đắm bất cứ ai theo dõi họ thi đấu. Bóng đá khi đó không còn là một môn thể thao mà đã trở thành nghệ thuật. Họ là đội tuyển xuất sắc nhất thế giới dù không giành được bất cứ danh hiệu nào. Và mặc dù thất bại trong cả hai trận chung kết World Cup nhưng những người Hà Lan đã chứng tỏ được đẳng cấp của mình.

Sau thời Cruyff, đội tuyển Hà Lan rơi vào khủng hoảng, thậm chí họ còn không vượt qua được vòng loại World Cup năm 1982 và 1986. Vì thế khi cầu thủ 23 tuổi van Basten và thế hệ cầu thủ trẻ của Hà Lan bao gồm cả Rudd Gullit và Frank Rijkaard tham dự Euro 1988, các cổ động viên Hà Lan không còn mấy tin tưởng vào đội tuyển.

Tuy nhiên, trong Euro năm đó, Basten đã chứng tỏ được tài năng của mình. Mặc dù chỉ là tiền đạo dự bị thứ hai trong đội hình nhưng Basten đã ghi 5 bàn thắng và trở về quê hương như một người hùng. Đầu tiên ông lập hat-trick trong trận Hà Lan gặp Anh. Sau đó ông ghi bàn vào những phút cuối cùng giúp Hà Lan loại đội chủ nhà Tây Đức trong trận bán kết. 

Khi đội tuyển Hà Lan chờ đón trận chung kết gặp Liên Xô trên sân vận động Olympic ở thành phố Munich, các cổ động viên Hà Lan tràn trề hi vọng đội nhà giành chức vô địch. Đó là áp lực rất lớn đối với các cầu thủ. Nhưng không ai nói điều đó với Basten.

Trong trận chung kết, Hà Lan dẫn trước 1-0. Nhận bóng từ Gullit từ một góc rất hẹp, Van Basten dẫn bóng và bất ngờ tung một cú lốp đưa bóng vào khung thành của đội Liên Xô. Đó là một bàn thắng kinh điển và đã đảm bảo cho đội tuyển Hà Lan chiến thắng đầu tiên và duy nhất trên đấu trường quốc tế trong vòng nhiều năm.

Dường như là một điềm báo khi van Basten sinh đúng vào ngày lễ Halloween năm 1964. Và khi lớn lên, chàng trai xứ Utrecht này trở thành nỗi ám ảnh của các hậu vệ trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà ông được gọi bằng cái tên “Marco Goalo”.

Sự nghiệp của Van Basten cũng giống như hầu hết các danh thủ Hà Lan khác đều bắt đầu từ Ajax. Khi gia nhập Ajax, Basten mới có 18 tuổi và khi đó CLB lừng danh này đang phải vật lộn để giành lại những vinh quang đã từng có vào những năm 70 khi Cruyff đưa tên tuổi CLB lên một tầm cao mới với 3 danh hiệu vô địch Châu Âu.

Năm 1983, ông tham dự trận đấu quốc tế đầu tiên trong giải trẻ Thế giới. Tuy nhiên sau đó một chấn thương nghiêm trọng đã suýt nữa huỷ hoại sự nghiệp của Basten. Năm 1986, Basten đã trở thành cầu thủ hàng đầu Châu Âu. Ông giành được danh hiệu “Đôi giày vàng Châu Âu”. Với hàng tấn công được dẫn dắt bởi Basten, Ajax hai lần vô địch giải bóng đá Hà Lan, hai lần giành cúp Quốc gia Hà Lan và một lần vô địch Châu Âu.

Trận chung kết giải vô địch Châu Âu với Dynamo Dresden là trận đấu cuối cùng của van Basten với Ajax. Trong thời gian thi đấu cho CLB này, ông đã ghi được 128 bàn thắng chỉ trong 143 trận đấu. Đó là một hệ suất ghi bàn chưa một tiền đạo nào đạt được. Hơn nữa, những bàn thắng của Basten luôn là những bàn thắng hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, trong giải vô địch Châu Âu đó, Van Basten đã gặp phải một chấn thương mắt cá cần phải phẫu thuật nhưng ca phẫu thuật đã không được tiến hành bởi CLB Ajax nhận thấy họ không thể thiếu Basten trong những trận đấu sống còn ở giải này.

Mùa bóng sau đó, Basten đến với AC Milan. Đây chính là nơi ông lấy lại phong độ và tiếng tăm đang dần lu mờ của mình. CLB Milan đã từng vô địch Châu Âu năm 1963 và 1969, nhưng ở thời điểm Basten đến (1986), CLB này vừa được ông vua truyền thông và sau này là thủ tướng Italy Silvio Berlusconi cứu thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Milan là một trong những đội bóng sáng lập ra giải vô địch Italy năm 1898, nhưng trong thời điểm đó họ lại phải núp dưới bóng của đối thủ truyền kiếp Internazionale. Ngài Berlusconi đã bỏ ra 20 triệu đôla để khôi phục lại CLB và một phần trong số tiền ấy được dùng nhằm đưa Van Basten, Gullit và Rijkaard về sân San Siro. Ngài chủ tịch CLB còn mời được vị HLV tài năng hàng đầu Arrigo Sacchi, người sau này dẫn dắt đội tuyển quốc gia Italy tại Euro 96.

Hiệu quả đến tức thì! Milan đã lần đầu tiên vô địch Serie A sau 9 năm im hơi lặng tiếng. Họ đã làm được điều đó dù không cần nhiều đến sự đóng góp của Van Basten. Chấn thương mắt cá lại quay lại hành hạ ông và mùa giải đầu tiên ở Milan ông chỉ thi đấu được 11 trận.

Lúc đầu, Basten rất lo lắng vì rất có thể ông không tham dự được giải Châu Âu. Tuy nhiên ông đã lo lắng một cách vô ích vì không những tham dự được mà ông còn là vua phá lưới năm đó và được đề cử danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới cùng với Gullit và Rijkaard. Và cuối cùng ông chỉ xếp sau hai người đồng hương này trong danh hiệu cá nhân danh giá nhất thế giới. Đó là một điều chưa từng thấy khi cả 3 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lại cùng chơi cho một CLB và trong cùng một đội tuyển quốc gia.

Sự trở lại ấn tượng và phong độ xuất sắc sau đó đã đem lại cho Van Basten 3 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu (1988, 1989,1992) – ngang bằng với thành tích của Cruyff và Michel Platini.

Chức vô địch Châu Âu đến với Van Basten năm 1989 khi Milan đè bẹp đội bóng vô địch Romani Steaua Bucharest 4-0 trong trận chung kết tại Barcelona. Trong chiến thắng ấy, Van Basten và Gullit chia nhau mỗi người 2 bàn.

12 tháng sau, họ lặp lại chiến tích của mình khi đánh bại Benfica 1-0 trong trận chung kết, lần này là tại Viên. Tuy nhiên, van Basten và những đồng đội tài năng của mình lại có một World Cup thảm bại tại Italy 90. Đội tuyển Hà Lan không thắng nổi một trận nào. Họ toàn hoà tại vòng đấu bảng trước khi bị Đức đánh bại 2-1 ở vòng 2.

Sau đó, Van Basten bất hoà với HLV Sacchi và bị UEFA cấm thi đấu 4 trận vì đánh nguội cầu thủ đối phương trong một trận đấu tại cúp Châu Âu. Trong mùa bóng 1990-1991 phong độ của Basten giảm sút rõ rệt. Ông chỉ ghi được 11 bàn trong 33 trận đấu. Tuy nhiên ngay trong mùa giải năm sau, ông lấy lại được phong độ và ghi được 25 bàn trong 31 trận.

Tại Euro tiếp theo tổ chức tại Thuỵ Điển, Hà Lan đã lọt vào bán kết và đánh bại Đan Mạch. Trong trận đấu đó, Van Basten đã đá hỏng một quả penalty nhưng điều đó không ngăn cản việc ông được đề cử “Cầu thủ xuất sắc nhất Thế giới lần thứ 2”.

Mùa thu năm ấy, tại Milan, Basten đã chơi những trận đấu xuất sắc nhất trong sự nghiệp của ông. Ông ghi 13 bàn thắng trong 15 trận đấu. Đó là một thành tích đáng nể phục. Tuy nhiên sau đó Basten phải trải qua 2 ca phẫu thuật  mắt cá chân khá nghiêm trọng và chấn thương này liên tục hành hạ Basten.

Trận đấu quan trọng cuối cùng trong đội hình Milan của Basten là trận thua 1-0 trước Olympique Marseilles tại cúp Châu Âu năm 1993. Đó là một thất bại cay đắng với Basten. Đội Marseilles sau đó bị phát hiện đã có hành vi tiêu cực ở giải quốc gia Pháp và họ đã bị tước danh hiệu vô địch Pháp và danh hiệu vô địch Châu Âu.

Van Basten cố gắng vượt qua chấn thương để thi đấu thêm hai năm nữa. Tuy nhiên cuối cùng ông cũng phải đối mặt với sự thật và tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá vào tháng 8 năm 1995. Trong sự nghiệp cầu thủ của mình, Van Basten đã ghi 90 bàn trong 147 trận đấu cho Milan, 2 lần giành danh hiệu “vua phá lưới” tại Serie A và lập kỷ lục ở cúp Châu Âu với 18 bàn thắng trong 23 trận đấu cho CLB của mình.

Trong trận đấu quốc tế cuối cùng vào tháng 10 năm 1992 tại vòng loại World Cup, đội bóng của van Basten đã thắng Ba Lan. Trong 58 trận thi đấu cho đội tuyển Hà Lan ông đã ghi 24 bàn thắng. Basten có 10 mùa bóng tuyệt vời nhưng chấn thương mà ông phải chịu đựng đã sớm kết thúc sự nghiệp vẻ vang của ông.

Van Basten có đầy đủ những yếu tố của một cầu thủ tài năng. Ông thi đấu rất thanh nhã nhưng cũng đầy sức mạnh, đôi chân nhanh nhẹn và đặc biệt nguy hiểm trong những pha đổi hướng và không chiến.

“Marco luôn chơi bóng như một diễn viên balê, nhưng thật đáng tiếc chấn thương mắt cá chân đã khiến anh không giữ được phong độ của mình.”, Rene Marti - bác sĩ điều trị cho Basten nói.

Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi van Basten là người đi đầu ủng hộ việc làm trong sạch bóng đá. Ông cho rằng cần phải tăng cường các hình thức xử lý đối với các cầu thủ phạm lỗi. Nếu như một cầu thủ phạm 5 lỗi trong một trận đấu dù cho không có lỗi nào quá nghiêm trọng thì vẫn phải thay ra.

“Tôi cho rằng thẻ đỏ hay thẻ vàng là chưa đủ đối với các hậu vệ chơi thô bạo,” Basten nói. “Càng ngày các hậu vệ càng sử dụng nhiều tiểu xảo và có rất nhiều lỗi đã không bị phát hiện.”

Tuy nhiên, Basten không cho rằng mình là nạn nhân của những hậu vệ thô bạo. “Điều khiến tôi khó chịu nhất không phải là vì tôi bị chấn thương mà chính bởi cách điều trị của một số bác sĩ.”, ông nói. “Kẻ làm trầm trọng hơn chấn thương của tôi không phải hậu vệ đối phương mà chính các bác sĩ phẫu thuật.”

Zico - Tiền vệ tài ba 

Ông sinh ngày 3/3/1953, được biết đến với biệt danh Zico, là một cầu thủ Brazil nổi tiếng và là một trong những tiền vệ giỏi nhất thế giới từ trước đến nay. Tên thật của ông là Arthur Antunes Coimbra và là một tiền vệ cũng từng mang chiếc áo số 10 trùng với số áo của huyền thoại bóng đá Pele.

Ông được danh thủ huyền thoại Pele phong danh hiệu là một trong 125 cầu thủ vĩ đại nhất đương đại vào tháng 3/2004. Ông được coi là cầu thủ Brazil giỏi nhất sau Pele và Garrincha.

Zico đã từng thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ World Cup năm 1978, 1982 và 1986, ghi được 52 bàn thắng trong tổng số 72 trận đấu của đội tuyển Brazil.

Năm 1983, Zico đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và được xem như một trong những cầu thủ chơi hay nhất trong lịch sử bóng đá. Ông cũng là một cầu thủ hàng đầu Brazil ghi được nhiều bàn thắng nhất tại World Cup 1982. ĐT Brazil cũng được xem là một trong những đội tuyển quốc gia mạnh nhất thế giới. Zico đặc biệt nổi tiếng với những pha ghi bàn đẹp mắt mà có lúc ngỡ như không thể vào khung thành được.

Zico xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở vùng ngoại ô Quintino, Rio de Janeiro. Cũng giống như nhiều thanh niên Brazil khác, ông chơi bóng như một thú tiêu khiển hàng ngày và đêm về lại mơ sẽ trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp.

Khi còn tuổi thiếu niên, Zico đã lọt vào mắt của một phát thanh viên đài phát thanh, Celso Garcia – người đã đưa Zico đến chơi thử cho CLB Flamengo, và Zico dần dần trở thành một trong những cầu thủ được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử bóng đá.

Về thể chất, Zico không có thân hình vạm vỡ và có tiền sử bị sung huyết. Do đó, ông đã phải thực hiện một chế độ tập luyện cho hệ cơ và thân thể. Sự kết hợp giữa tập luyện chăm chỉ và chế độ ăn uống dưới sự bảo trợ của CLB đã giúp ông có một cơ thể cường tráng với sức vóc như một vận động viên. Và chính điều này là yếu tố quyết định sự thành công của ông sau này.

Sự nghiệp

Khi còn ở Flamengo, Zico luôn là con át chủ bài trong suốt thời gian vinh quang của lịch sử CLB. Từng đoạt nhiều danh hiệu khác nhau, Zico trong thời gian đầu ở Flamengo đã đưa CLB lên đỉnh vinh quang tại giải Copa Libertadores và Cup Liên lục địa năm 1981, thêm cả 3 lần vô địch quốc gia.

Trong khi thi đấu, Zico ghi bàn thắng bằng những cách không thể tưởng tượng nổi, ông không những vừa là người tổ chức, vừa là cộng sự vĩ đại của đội mà còn nổi tiếng vì khả năng bao quát trên sân. Ông chơi bóng thuận cả hai chân và là một chuyên gia của các quả đá tự do.Trong một kỳ chuyển nhượng trị giá hàng triệu USD, ông đã chuyển sang chơi cho CLB Udinese của Ý từ năm 1983 đến 1985. Mặc dù để lại trong lòng các CĐV Brazil một nỗi buồn, Zico vẫn giúp CLB Udinese trở thành một trong những CLB hàng đầu Italia. Tuy nhiên, sau này CLB cũng không giành được chiến thắng ở những giải đấu quan trọng, và cuối cùng, Zico đã quay trở lại Brazil và CLB Flamengo dưới sự bảo trợ của một nhóm các công ty lớn.

Trở lại Brazil và thi đấu cho CLB Flamengo, Zico đã bị chấn thương đầu gối sau một pha va chạm với hậu vệ Marcio Nunes của CLB Bangu và phải nghỉ thi đấu mấy tháng. Ông vẫn tham dự World Cup 1986 trong khi chưa khỏi hẳn chấn thương.

Tại giải đấu lớn nhất thế giới năm ấy, ông đã sút hỏng một quả phạt đền trong thời gian hai hiệp đấu với ĐT Pháp. Trận đấu kết thúc với tỉ số hoà và 2 đội phải thi đá luân lưu 11m. Sau khi Sócrates và Júlio Césarmột sút hỏng một loạt các quả đá penalty, Zico đã sút thành công và trở thành người hùng mang lại chiến thắng cho ĐT Brazil.

Phục hồi sức khoẻ sau chấn thương, Zico lấy lại được phong độ, và năm 1987 ông đã dẫn dắt CLB Flamengo đứng thứ 4 trong giải vô địch quốc gia. Nhiều người đánh giá Zico là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của CLB Flamengo.

Những thành tích thi đấu của ông đã khơi nguồn cảm hứng cho ca sĩ Jorge Benjor sáng tác một bài hát mang tên "Camisa  10 da Gávea" để thể hiện sự ngưỡng mộ tài danh Zico. Bài hát này cũng tạo ra một huyền thoại về Số 10 của CLB.

Sau đợt bầu cử Tổng thống đầu tiên của Brazil trong nhiều năm, ngài tân Tổng thống Fernando Collor de Mello đã cử Zico là Bộ trưởng Bộ thể thao. Trong khoảng 1 năm đương nhiệm, ông đã có đóng góp quan trọng nhất cho nền bóng đá Brazil, đó là xây dựng một điều luật liên quan đến tính thương mại của các CLB trong nước. Sở dĩ Zico làm vậy vì hầu hết các CLB vẫn tồn tại như các tổ chức nghiệp dư chứ không phải chuyên nghiệp.

Zico bỏ ngang vị trí chính trị để tiếp nhận một công việc khác thú vị hơn có lợi cả về vật chất và tinh thần. Đó là vào năm 1991, Zico gia nhập đội bóng của tập đoàn công nghiệp luyện kim Sumitomo (hiện nay là CLB Kashima Antlers). Ông đã giúp CLB vừa nhỏ vừa không chuyên trước kia của thành phố Kashima-cho (nay là TP Kashima) trở thành một trong những CLB giỏi nhất Nhật Bản.

Phong cách huấn luyện, tài năng cộng với trình độ chuyên môn chuyên nghiệp của Zico đã hoà nhập được với nền văn hoá Nhật Bản. Ông đã mang chất Nhật Bản áp dụng vào tất cả các khía cạnh phát triển của CLB, và với vị trí là môt cầu thủ, ông nhanh chóng trở thành thần tượng quốc gia sau nhiều pha ghi bàn tuyệt đỉnh và vai trò trợ lý chuyên môn của ông.

Năm 1994, Zico nghỉ thi đấu và chuyển sang làm cố vấn chuyên môn cho Kashima Antlers, phân chia thời gian của mình cho cả Nhật Bản và Brazil. Năm sau nữa, ông thành lập Trung tâm bóng đá Zico CFZ ở Brazil.

Huấn luyện viên ĐT Nhật Bản

Ảnh hưởng của Zico và vai trò của ông trong việc phát triển bóng đá Nhật Bản lớn chưa từng có: các quảng trường công cộng đều có tên ông, các bức tượng chân dung ông được xây dựng khắp nơi và trở thành hình ảnh để quảng cáo cho ấn phẩm gần đây nhất của NXB Winning Eleven Asia.

Ông thay thế Philippe Troussier để trở thành HLV của ĐT quốc gia Nhật Bản vào tháng 7 năm 2002. Bất chấp sự khởi đầu không suôn sẻ và nhiều lời bàn tán về việc ông nên rút lui, cộng thêm một lời đề nghị kỳ quặc mời ông về làm cầu thủ cho một CLB không chút tiếng tăm nào của Anh, ông vẫn quyết định ở lại vị trí cũ.

Ông đã dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản giành Cup Kirin (Giải đấu thường niên của Nhật do tập đoàn Kirin tài trợ), Cup châu Á năm 2004 và giúp cho ĐT đủ tiêu chuẩn tham dự World Cup 2006. Và, Zico cũng tuyên bố sẽ thôi không làm HLV nữa sau khi giải đấu lớn nhất hành tinh năm nay kết thúc.

Gabriel Batistuta: 'Vua sư tử' thành Florence 

 Các tifosi của đội bóng thành Florence không ai không biết đến Batistuta, bởi anh là biểu tượng của đội bóng áo tím. Những đóng góp của anh cho đội bóng Fiorentina là không kể xiết. Chỉ biết rằng, người dân của Florence không ai không ngước nhìn lên bức tượng mang tên "Gabriel Batistuta", mỗi khi đi qua trung tâm thành phố.

Gabriel Batistuta sinh ngày 1-2-1969 trong một gia đình có cha là công nhân trong một lò mổ - ông tên Omar Batistuta và mẹ Gloria Batistuta là thư ký trong một trường học tại thị trấn Avellaneda, tỉnh Santa Fe, Argentina, nhưng anh lại lớn lên ở thị trấn Reconquista gần đó. Sau anh, ông bà Omar và Gloria Batistuta còn sinh hạ thêm 3 cô con gái tên là Elisa, Alejandra và Gabriela.

Ở tuổi 16, anh đã gặp được tình yêu trong cuộc đời mình khi cô gái đó vừa bước sang tuổi 15 (lễ sinh nhật mừng người con gái bước qua tuổi thiếu niên, và nó thường được tổ chức rất lớn tại Argentina). Chuyện kể rằng Irina Fernandez lúc đầu hoàn toàn không chú ý chút nào tới Gabriel, nhưng 5 năm sau đó, vào ngày 28-12-1990, Irina và Gabriel đã làm lễ cưới tại nhà thờ Saint Roque. Đôi vợ chồng trẻ đã chuyển tới Florence năm 1991, một năm sau khi cậu con trai của họ Thiago ra đời.

Batistuta khởi đầu sự nghiệp năm 1988 tại đội bóng hạng Nhất Argentina, Newell's Old Boys. Một năm sau, anh gia nhập River Plate trước khi sát cánh cùng Boca Juniors năm 1990. Tại đây, bằng khả năng ghi bàn tuyệt vời của mình, anh đã chinh phục được các CLB bóng đá châu Âu. 

Năm 1991, anh ký hợp đồng thi đấu cho CLB Fiorentina của Italy, rồi đưa CLB tới danh hiệu Cup quốc gia và Siêu Cup Italy năm 1995 và 1996. Khi CLB Fiorentina bị xuống hạng Seria B, Batistuta đã ở lại với CLB và giúp nó trở lại giải đấu hàng đầu 2 năm sau đó. Là một anh hùng trong lòng các cổ động viên thành Florence, các fan của Fiorentina đã dựng một bức tượng đồng của anh năm 1996, một sự công nhận cho những đóng góp của Batistuta cho Fiorentina.

Tuy vậy, Batistuta chưa bao giờ dành được một danh hiệu Italia nào với Fiorentina và chỉ khi anh đầu quân cho AS Roma năm 2000, anh mới dành được chức vô địch Seria A đầu tiên và cũng là cuối cùng của mình. Batistuta chơi mùa giải cuối cùng tại Qatar cho CLB Al-Arabi trước khi giải nghệ năm 2005. Tại đây, anh ghi được 25 bàn thắng ngay trong mùa giải ra mắt.

Vẻ bề ngoài lịch lãm và đúng chất đàn ông của Batistuta không chỉ làm siêu lòng các cô gái trên đất nước hình chiếc ủng mà còn khiến cho rất nhiều đạo diễn mời anh tham gia vào các bộ phim của họ. Chính vì thế,  Batistuta đã tham gia một số bộ phim giải trí và anh cũng được mời tham dự vào rất nhiều chương trình truyền hình. Tuy nhiên, dù trở thành một người nổi tiếng, Batistuta vẫn luôn giữ hình ảnh khiêm tốn của một người được sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động. 

Năm 1996, trong trận thắng 2-1 của đội bóng Fiorentina trước AC Milan, anh đã ăn mừng bàn thắng quyết định của mình khi thốt lên "Te amo, Irina" (Anh yêu em, Irina) trước các ống kính camera. Với một vẻ ngoài nam tính hấp dẫn cùng với một tình yêu chung thuỷ đã khiến Batistuta trở thành người yêu trong mộng của rất nhiều thiếu nữ Italia.

Anh cũng là tay săn bàn xuất sắc thứ 8 trong lịch sử giải đấu Seria A với 184 bàn 318 trận từ 1991 đến 2003. Ở cấp độ quốc gia, anh đang giữ danh hiệu tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina với 56 bàn trong 78 lần khoác áo đội tuyển. Batistuta đã tham dự 3 kì World Cup. Năm 2004, anh được chọn là một trong 125 huyền thoại sống của bóng đá thế giới bởi Pele.

Batigol cũng chấm dứt sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 78 trận đấu và 56 bàn thắng cho đội tuyển Argentina. Anh từng tham dự World Cup với Argentina các năm 1994, 1998 và 2002. Trận đấu cuối cùng của anh trong màu áo sọc xanh trắng là chiến thắng trước Nigeria với tỷ số 1-0, ở World Cup 2002. Batigol cũng là thủ lĩnh của đội Argentina giành danh hiệu Copa America năm 1991 và 1993. 

Suốt World Cup 2006, anh làm bình luận viên cho Televisa Deportes và hiện tại là cho show "La jugada". Còn bây giờ anh ở đâu, Gabriel Batistuta ?!

Thư gửi Gabriel Batistuta!

Khi hàng triệu người Argentina say sưa với chiến thắng đậm đà của đội tuyển nhà, em tự hỏi: “Anh ở đâu, Batistuta?. Trên khán đài, hàng nghìn CĐV Argentina nhảy múa vũ điệu Tango, huyền thoại bóng đá Maradona quá khích, ăn mừng chiến thắng. Mỏi mắt nhìn, em chẳng thấy anh đâu.

Em mê bóng đá là nhờ có anh, từ trận cầu giữa Argentina - Hy Lạp tại VCK World Cup 1994. Em không quan tâm anh là cầu thủ lập hattrick. Em chỉ biết anh có nụ cười thật hiền và sống thủy chung.

Em yêu anh từ màu áo tím Fiorentina, luôn theo dõi anh từ CLB này sang CLB khác. Vì anh, em có thể dũng cảm một mình giữa đêm khuya đi xem bóng đá. Rồi em nghe tin anh giải nghệ, nghe nói anh trở về thành Florence...

Chiếc áo số 9 quen thuộc đã có chủ. Còn em thức xem Argentina cũng chỉ vì muốn được nghe nhắc lại tên anh. Báo chí không còn nói về anh nữa. Nhưng em vẫn nhớ đến anh, và em tự hỏi, giờ này anh ở đâu, Batistuta thân yêu?

Ruud Gullit 

 (sinh ngày 9-11- 1962) là một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất thế giới trong thập kỷ 80 và 90. Anh là thành viên cùa đội tuyển Hà Lan tại EURO 1988 và world cup 1990. Ruud Gullit được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất châu âu năm 1987 và cầu thủ hay nhất thế giới vào năm 1987 và 1989. Ruud Gullit là cầu thủ đa năng và đã chơi ở nhiều vị trí khác nhau trong sự nghiệp thi đấu của mình. 

Ruud Gullit ký hợp đồng với Meerboys khi còn là một thiếu niên vào năm 1970. năm 1978, anh trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của HFC . Gullit chơi 91 trận cho câu lạc bộ này và ghi được 32 bàn thắng. 

Năm 1982, Ruud Gullit chuyển đến Feyenoord, nơi anh ra sân 85 trận và ghi được 30 bàn thắng. Năm 1985, Ruud Gullit đầu quân cho PSV Eindhoven với giá 400 ngàn bảng. cùng với câu lạc bộ này, Ruud Gullit chơi 68 trận và ghi được 46 bàn thắng. 

Silvio Berlusconi đã ký họp đồng với Gullit đển đưa anh về AC Milan vào năm 1987. Lúc đó, Ruud Gullit đã đạt kỷ lục chuyển nhượng là 1,7 triệu bảng. tại AC Milan , cùng với hai đồng hương là Marco van Basten và Frank Rijkaard, họ đã lập thành một bộ ba vô cùng hiệu quả . Từ năm 1988 đến 1992, Ac Milan đã có được 3 chức vô địch quốc gia và hai cúp châu Âu. 

Tháng Bảy năm 1995, Ruud Gullit ký hợp đồng với Chelsea vói tư cách cầu thủ tự do. Trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ này, Ruud Gullit không đạt được nhiều thành công như mong đợi. 

Năm 1981, vào dịp kỷ niệm sinh nhận lầntứ 19, Ruud Gullit đã khoác áo lần đầu tiên cho đội tuyển Hà Lan trong trận gặp Thụy Sĩ. 

Ruud Gullit là một trong những cầu thủ góp công lớn nhất trong việc giúp Hà Lan giành chức vô địch EURO 1988. 

Trước khi vòng chung kết world cup 1994 diễn ra, Ruud Gullit đã chính thức nói lời chia tay với sự nghiệp sân cỏ quốc tế. 

Mùa hè năm 1996, khi Glenn Hoddle rời chiếc ghế huấn luyệnviênChelsea để trở thành huấn luyện viên đội tuyển Anh, Ruud Gullit đã được bầu l2m huấn luyện viên kiêm cầu thủ. Ruud Gullit đã có được sự khởi dầu khá tốt trong sự nghiệp huấn luyện. Năm 1997, Chelsea đã giành được chiếc cúp FA. Đó là danh hiệu lớn đầu tiên của câu lạc bộ này trong vòng 26 năm. Ruud Gullit cũng trở thành huấn luyện viên không phải người Anh đầu tiên có được danh hiệu này. Mùa giải sau đó, Chelsea giành vị trí thứ hai tại giải ngoại hạng, lọt vào vòng tứ kết cúp FA và Champion League, tuy nhiên , Ruud Gullit vẫn bị sa thải. 

Năm 1998, Ruud Gullit trở thành huấn luyện viên của Newcastle United F.C và sự nghiệp huấn luyện của ông là khởi sắc. Newcastle đã lọt đến trận chung kết cúp FA ngay trong mùa giải đấu tiên ông dẫn dắt. Mùa giải năm sau, những người hâm mộ quay lưng lại với Ruud Gullit sau những kết quả nghèo nàn của câu lạc bộ. Hơn nữa, mâu thuẫn giữ ông và đội trưởng Aln Shearer đã làm cho công việc của ông trở nên khó khăn hơn. 5 vòng đấu trước khi mùa giải 1999/2000 kết thúc, Ruud Gullit nói lời chia tay với câu lạc bộ này. 

Trước khi mùa giải 2004/05 bắt đầu, Ruud Gullit trở thành huấn luyện viên của Feyenoord Rotterdam. Sau một mùa giải không có được danh hiệu nào, Ruud Gullit chính thức nói lời chia tay với sự nghiệp huấn luyện viên. 

Denis Irwin: Chiến binh cần cù 

12 năm ở Old Trafford, Denis Irwin cần cù bền bỉ bên đường biên trái. Trầm lặng không phô trương, điềm tĩnh không ồn ào, nhưng những gì anh đóng góp cho Quỷ Đỏ quả là vô giá. Trong số những huyền thọai MU hiện đã giã từ sân cỏ, Irwin cũng là người có bảng thành tích phong phú nhất, với 15 danh hiệu các lọai.

Denis Joseph Irwin sinh ngày 31-10-1965 tại Cork, Cộng Hòa Ireland, cùng quê với Roy Keane. Năm 18 tuổi, anh bắt đầu sự nghiệp tại Leeds United, trước khi chuyển sang Oldham Athletic vào năm 1986. Sau 4 mùa giải đóng vai trụ cột trong hàng phòng vệ Oldham, Irwin đến Old Trafford năm 1990 với giá chuyển nhượng 650 000 bảng. Ngày 25 tháng 8 năm 1990 đánh dấu lần đầu tiên anh ra sân trong màu áo MU, ở trận gặp Coventry. 

Trong mùa bóng đầu tiên ở MU, Irwin chơi vị trí hậu vệ cánh phải. Năm 1991, anh được đẩy sang cánh trái để nhường chỗ cho tân binh Paul Parker. Từ đó trở đi, hành lang trái trở thành độc quyền của Irwin. Anh lên xuống nhịp nhàng, thủ tốt mà công cũng hay. Có thể nói Irwin là 1 trong những hậu vệ cánh có khả năng tham gia tấn công tốt nhất ở châu Âu, với tốc độ nhanh, khả năng xoay trở khéo léo, những đường chuyền dài thông minh và các cú tạt bóng đầy nguy hiểm. Thêm vào đó, Irwin cũng thường xuyên thực hiện những cú sút từ xa cực mạnh, trước khi David Beckham “ra ràng”, chính anh là chuyên gia đá phạt của MU. Là hậu vệ, nhưng Irwin ghi được không ít những bàn thắng đẹp, chẳng hạn như bàn thắng từ cú sút xa 25 mét trong trận thắng Coventry 1-0 năm 1993, từ pha sút phạt siêu đẳng trong trận gặp Liverpool cũng năm 1993, hay từ pha lừa bóng điệu nghệ và dứt điểm trong trận gặp Wimbledon tại vòng 5 cúp FA năm 1994.

Không như nhiều cầu thủ khác, phong độ của Denis Irwin lúc nào cũng ổn định, không lên xuống thất thường. Quan trọng hơn, trước những trận đấu lớn, anh lúc nào cũng vẫn điềm tĩnh, ung dung. Cứ lặng lẽ mà tiến bước, Irwin gặt hái cùng MU hết danh hiệu này đến danh hiệu khác, khởi đầu từ cúp C2 và Siêu Cúp châu Âu năm 1991, League Cup năm 1992, cho đến 2 cú đúp các năm 1994 và 1996, cùng với 2 chức VDQG các năm 1993 và 1997. Mùa bóng 1998-1999, ở tuổi 33, Irwin càng chứng tỏ mình là chỗ dựa vững vàng cho Quỷ Đỏ. Khi sức ép tăng cao, anh đứng ra đảm nhận những trách nhiệm khó khăn, quyết định nhận trở lại nghĩa vụ thực hiện các quả penalty. Trong 5 trái phạt đền MU được hưởng mùa đó, Irwin đá 4 trái, và lần nào cũng thành công. Sai lầm duy nhất của Irwin trong mùa 98-99 là chiếc thẻ đỏ trong trận bán kết cúp FA, khiến anh không được tham gia trận chung kết gặp Newcastle United. Nhưng chiến thắng huy hòang tại giải VQDG và Champions League dĩ nhiên là quá dư để bù đắp cho niềm nuối tiếc nho nhỏ ấy. 

Sau vinh quang 1999, phong độ của Irwin vẫn được duy trì, có điều thể lực sút giảm không cho phép anh thi đấu với mật độ dày đặc như trước. Trong mùa 1999-00, nhiều trận anh không ra sân, nhường vị trí cho hậu vệ trẻ người Pháp Mikael Silvestre. Năm 2000, anh quyết định từ giã đội tuyển quốc gia Ireland để dành sức thi đấu cho United, nhưng cùng với tuổi tác, sự có mặt của anh trên sân cũng thưa hơn, và vai trò chuyên gia đá penalty cũng dần dần được anh trao lại cho Paul Scholes. Irwin lần thứ 500 khóac áo MU trong trận đấu gặp Leicester tại Old Trafford vào đúng ngày lễ Thánh Patrick (Thánh bảo hộ dân tộc Ireland) năm 2001.(*) HLV Alex Ferguson tôn vinh Irwin trong trận đấu ấy bằng cách đặc cách trao cho anh chiếc băng thủ quân vốn thuộc về Roy Keane. 

Irwin 1 lần nữa đeo băng đội trưởng MU vào ngày 12 tháng 5 năm 2002, trong trận đấu chia tay của anh tại Old Trafford. Ở tuổi 36, anh vẫn chưa muốn nghỉ ngơi, nên chỉ 2 tháng sau đã tiếp tục ký hợp đồng với đội hạng nhất Wolverhampton Wanderers, CLB anh hâm mộ thời còn thơ ấu. Chỉ sau 1 năm, lão tướng Irwin đã góp công lớn đưa Wolverhampton thăng lên ngọai hạng. Thi đấu ở ngọai hạng được 1 mùa, Wolves rớt trở lại hạng nhất. Có lẽ với độ tuổi gần tứ tuần như Irwin thì hạng nhất là nơi thích hợp hơn cho anh. 

Ở đội tuyển quốc gia Ireland, với phong độ luôn luôn ổn định, Irwin là lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ trái trong suốt 10 năm. Sau lần đầu chơi cho Ireland trong trận gặp Morocco năm 1990, anh có tổng cộng 56 lần khóac áo tuyển quốc gia, ghi được 4 bàn thắng, từng tham dự World Cup 1994.

GORDON BANKS

Gordon Banks được ghi nhận như một thủ thành hay nhất trong các giải vô địch thế giới 1966 và 1970

Trong cuộc đời thủ thành của Gordon Banks, có thể nói cái khoảnh khắc gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong lý ức hang vạn khan giả và đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới như 1 huyền thoại chính là quả cứu nguy cho đội tuyển quốc gia 1 bàn thua trông thấy. Trong trận đấu giữa Braxil và Anh tại World Cup 1970, khi cầu thủ tiền đạo cánh của Braxil là Jaizinho lật 1 đường chuyền bổng vào khu vục 16m50 của đội Anh, Pele đã nhảy lên đánh đầu đưa quả bóng bay thẳng vào góc phải khung thành của Banks, lúc đó anh đang đứng giữa khung thành, nhưng nhanh như tia chớp, với phản xạ tuyệt vời, Gordon Banks đã bay người sang phải đấm bật bóng ra khỏi vạch cầu môn để rồi quả bóng bay vợt xà ngang.

Và từ quả cứu nguy đó,Gordon Banks đã đi vào lịch sử bóng đá của nhân loại mhư 1 thủ thành vĩ đại thuộc mọi thời đại, sánh ngang với những thủ thành vĩ đại khác như: Lev Iashine của Nga, Planicka của Tiệp Khắc, Karbakhan của Mexico, Ghôshis của Hunggri…

Về sau này, vua bóng đá Pêlê đã kể lại: “lúc đó tôi nghĩ rằng không có 1 thủ môn nào đáng ghét hơn chàng thủ môn đó và tôi cũng không thể tin được là tại sao Banks lại có thể đẩy được quả bóng đó ra khỏi khung thành. Nhưng tôi vô cùng khâm phục anh ta và tôi cho rằng đó là pha bóng tuyệt vời nhất từ trước đến nay”.

pha cứu nguy kinh điển trước cú đánh đầu của Pelé

Các cổ động viên thì cho rằng họ thật sự không thể tin vào mắt mình khi quả bóng không nằm trong lưới sau động tác bay người như tên bắn của Gordon Banks. Còn đối với Gordon Banks mọi chuyện lại rất đơn giản: “đó chỉ là điều bình thường mà tôi làm được, tuy nhiên tôi lấy làm khó chịu khi các CĐV luôn đòi hỏi tôi thực hiện các kỳ tích đó trong các trận đấu khác.”

Gordon Banks sinh năm 1937 tại thành phố Sheffield. Sự nghiệp bóng đá của Gordon Banks bắt đầu từ năm 1955 khi anh mới 18 tuổi, chơi trong đội bóng tỉnh lẽ không mấy tiếng tăm, đó là CLB Chesterfield. Tuy vậy, tài nghệ bắt bóng của Gordon Banks nhanh chóng được nhiều người biết đến và chẳng lâu sau Banks đã ký hợp đồng với CLB hạng nhất của Vương quốc Anh là: Leicester City. Gordon Banks bắt đầu đứng trong đội hình đội tuyển quốc gia đấu trận quốc tế đầu tiên vào năm 1963 với đội tuyển Scotland và sau 9 năm với 73 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, Gordon Banks lại gặp các đối thủ Scotland trong trận đấu quốc tế cuối cùng của mình.

Gordon Banks là 1 thủ thành nhanh nhẹn, đầy long dũng cảm, có phản xạ tuyệt vời bộ óc phán đoán cực kỳ nhạy bén với 1 thể lực cường tráng khỏe mạnh, dẻo dai, hết sức linh hoạt đã tự khẳng định vị trí của mình khi được chọn là người trấn giữ khung thành đội tuyển quốc gia Anh.

Đặc biệt tài nghệ của Gordon Banks thực sự tỏa sang khi anh cùng với đội tuyển quốc gia thi đấu trong vòng chung kết World Cup 1966. Hàng vạn khan giả đã được chứng kiến những pha bóng tuyệt vời trong trận bán kết với Bồ Đào Nha và trận chung kết với CHLB Đức.

Trong 4 trận đầu tiên, Gordon Banks đã bảo vệ nguyên vẹn lưới khung thành của đội Anh. Đến trận bán kết, Eusebio mới chọc thủng lưới khung thành của Banks bằng quả sút phạt 11m nhưng Bồ Đào Nha đã không thể thắng nổi, chịu thất bại để nhường quyền vào chơi trận chung kết cho đội tuyển Anh. Trận chung kết giữa Anh và Đức rất quyết liệt, được đánh giá là trận đấu hay trong lịch sử các kỳ World Cup và Gordon Banks cùng đội tuyển Anh đã thực hiện được giấc mơ đẹp của mình. Đội tuyển Anh sang Mexico tham dự vòng chung kết World Cup 1970 với đội hình rất mạnh, có thể còn mạnh hơn so với đội hình đã giành thắng lợi 4 năm trước, họ hy vọng tiếp tục giữ cúp vàng. Trong trận đấu với Rumani Gordon Banks đã bảo vệ nguyên vẹn lưới khung thành , đẩy bật được nhiều đường bóng như trái phá từ các phía dội đến, các cầu thủ Anh thắng Rumani với tỷ số 1-0.

Các cầu thủ đội tuyển Anh và Gordon Banks bảo vệ khung thành đã đương đầu với đội tuyển Braxil là đội bóng có sức mạnh ghê gớm bao gồm hang loạt ngôi sao rực rỡ như: Pêlê, Jaizirnho, Tostao, Rivelino…Trước đối thủ như vậy, Gordon Banks thật khó long để chặn đứng các đợt tấn công của Jaizirnho thế nhưng anh đã đẩy được quả đánh đầu của Pêlê và chính nhờ quả đấm bật cứu nguy đó của Banks đã cho phép đội tuyển Anh tiếp tục thi đấu. Dù bị thua Braxil với tỷ số sát nút 1-0, Gordon Banks cùng với các đồng đội giành chiến thắng trước đội tuyển Tiệp Khắc đã cho phép họ lọt vào vòng tứ kết để chạm chán với đội tuyển Tây Đức. Hai ngày trước khi diễn ra trận đấu, Gordon Banks được trao tặng huân chương Hoàng Gia Anh (OBE).

Thật không may cho đội tuyển Anh vào buổi sáng của cái ngày diễn ra trâun đấu, Gordon Banks bỗng dưng bị lên cơn đau dạ dày rất dữ dội, không thể nào tham gia trận đấu.

Đội tuyển Anh tưởng chừng như đã giành thắng lợi khi họ dẫn 2-0 thế nhưng họ đã phạm sai lầm khi thay thế 1 thủ thành khác, tiếp đến lại vấp phải sai lầm nữa về mặt chiến thuật khi lẽ ra đưa Bobby Charlton vào sân thì tung 1 cầu thủ đầy mệt mỏi Terry Cooper để gánh chịu lấy thất bại trước đội tuyển Tây Đức với tỷ số 2-3.

Hợp đồng thi đấu giữa Gordon Banks và Leicester kết thúc giữa chừng khi CLB tuyển được 1 thủ môn trẻ đầy tài năng, Peter Shilton tròn 17 tuổi còn Gordon Banks đã bước sang tuổi 28. lẽ dĩ nhiên, ông chủ tịch CLB nghĩ về tương lai và quyết định lấy Shilton. Sau đó Gordon Banks đã sang thi đấu cho CLB Stoke City, thi đấu xuất sắc trong 5 mùa bóng cho Stoke City và đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất màu bóng 1972-1973. nhưng thật bất hạnh, vụ tai nạn xe hơi đã cướp mất ánh sang trong con mắt phải của Gordon Banks. Tuy nhiên chỉ sau 3 tháng dưỡng bệnh, Banks trở lại tập luyện nhưng anh không thể thực hiện được những gì mà anh mong muốn. Gordon Banks kể lại: “khi tôi quyết định trở lại thi đấu tôi thực sự gặp khó khăn về khoảng cách nhất là những quả bóng bổng và tôi nhận biết rằng đã đến lúc tôi phải giã từ sân cỏ”. Nhưng 4 năm sau, vào năm 1977, khi bước vào tuổi 39, Banks đã trở lại sân cỏ trong CLB Fort Lauderdale Strikers (Mỹ). Lúc đó Gordon Banks chỉ thi đấu bằng kinh nghiệm, sự nhanh nhẹn hơn là thị giác đã bị khiếm khuyết và anh chỉ thi đấu 1 mùa bóng cho Strikers.

Mặc dầu không còn thi đấu cho Strikers nhưng Gordon Banks vẫn được tổ chức NASL đánh giá cao khi amh tiếp tục sự nghiệp bóng đá với vai trò HLV cho các cậu bé trương Lauderdale. Và lúc đó, người cầu thủ từng được bầu chọn là thủ môn hay nhất thế giới, thủ môn có cú phá bóng đẹp nhất và được NASL đánh giá cao trong thời gian thi đấu cho Fort Lauderdale Strikers mới thực sự chịu xếp đôi găng tay huyền thoại của mình lại.

Peter Schmeichel: Chiến binh huyền thoại của Quỷ Đỏ

Là người có tính tranh đua, thích công kích và đặc biệt không giới hạn thúc đẩy các đồng đội chiến đấu và chiến đấu - những điều đó đã tạo ra một "Ông lớn Đan Mạch" thành một pháo đài không thể phá thủng. Anh chính là Peter Schmeichel, huyền thoại Man Utd.

Sinh ra ở Gladsaxe, Đan Mạch, anh đã là một cổ động viên của United khi còn bé và thần tượng của anh là thủ môn ở thập niên 80 Gary Bailey. Anh bắt đầu chơi bóng ở một vị trí không một người hâm mộ nào có thể tin được đó là nơi của những chân sút hàng đầu hiện nay đang ngự trị nhưng đó cũng có thể là một điều may mắn cho chính anh, vì anh hiểu và biết những cảm giác khi là một cầu thủ ở vị trí hoàn toàn khác sau này. Tài năng bẩm sinh thực sự đã trỗi dậy, rất sớm anh trở thành thủ môn chuyên nghiệp và chơi cho đội bóng địa phương Hvidovre tuy vậy mọi chuyện chỉ mới thực sự bắt đầu, anh chuyển đến Brondby để được tham gia giải đấu cao nhất của Copenhagen.

Alex Ferguson đã tìm thấy tiềm năng của một thủ môn hàng đầu thế giới và mang anh về Old Trafford tháng 8 năm 1991 với một cái giá rất nhỏ £500.000, một cuộc đầu tư sinh lời của câu lạc bộ. Không có gì là thiếu tôn trọng với hai thủ môn lúc đó là Les Sealy và Jim Leighton nhưng thực sự vị trí thủ môn luôn luôn là một điểm yếu, nơi có rất nhiều vấn đề của MU. Người đàn ông lớn này đã giải quyết những khó khăn đó và những thành tích tuyệt vời đến rất sớm: League Cup: 1992, Premier League: 1993, 1994, 1996, 1997, và năm 1999 anh có chiếc cúp thứ F.A thứ 3 (1994, 1996) điều đó đã giúp anh trở thành thủ môn 3 lần có cú cúp đôi. Và tất nhiên trong tất cả thành tích mà anh đã đạt được với "Quỷ đỏ" không thể không nào quên được chiếc cúp Champion League năm 1999, một cú ăn ba trong một mùa giải.

Buồn thay anh quyết định rời nước Anh vào cuối mùa giải năm 1999 bởi vì với 60 trận liên tục không có nghỉ đông đã làm kiệt sức một thủ môn huyền thoại nhưng trước hết là một con người ở tuổi 35, một lứa tuổi được coi là "hết hạn" với bóng đá đỉnh cao. Trong một môi trường có một chút nhiệt huyết ở Sporting Lisbon (Bồ Đào Nha) vào năm 2000 cũng là mùa giải đầu tiên của anh ở đây và hơn hết anh cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp đội bóng này lần đầu tiên đọat cúp vô địch sau 17 năm. Schmeichel chơi trận cuối cùng ở cấp Quốc Tế cho đội tuyển quốc gia là ở trận Đan Mạch gặp Slovenia vào tháng 4 năm 2001 cũng là trận đấu thứ 129 của anh.Có lẽ anh quyết định nghỉ ngơi chăng? Câu trả lời là: không.

Đã có một vài sự liên hệ từ một vài đội bóng và một "cú sốc" với người yêu bóng đá trên thế giới cũng như Man Utd nói riêng anh trở lại giải Ngoại Hạng Anh trong màu áo của Aston Villa với giá chuyển nhượng tự do vào năm 2001. Thậm chí một cú sốc lớn hơn đến với người hâm mộ United khi anh đã trở lại Manchester nhưng đầu quân cho đội bóng kình địch Manchester City do sự lôi kéo của cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Anh, Kevin Keegan vào đầu mùa giải 2002, một lần nữa giá chuyển nhượng là tự do.

Anh chứng minh mình vẫn là một thủ môn tốt nhưng thời gian ở Maine Road đã làm ảnh hưởng xấu tới những chấn thương và Peter cuối cùng đã quyết định kết thúc sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp để giúp cho sức khỏe tốt hơn vào tháng 5 năm 2003. Tuy đã rời xa "đá bóng" nhưng anh không từ bỏ "bóng đá" khi quyết định trở thành một nhà bình luận thể thao.

Anh là một nhà vô địch trong việc cản các cú sút tầm xa, đặc biệt là hiếm khi bị thua từ ngoài vòng cấm địa trong sự nghiệp ở United. Không chỉ có vậy, với những cú sút gần anh cũng thực sự có thể khống chế tốt. Trong những ngày còn đi học, với việc tham gia vào đội bóng ném, anh đã tỏ ra hoàn hảo trong việc dặm nhảy và cản các pha bóng nhiều nhất có thể. Khi một đối một với người tấn công, trong các thủ môn Schmeichel là tuyệt nhất trên thế giới.

Peter đã từng nói nếu đối mặt với một cầu thủ mà đột phá qua được hàng thủ của Manchester United và đối mặt với chính bản thân mình, tìm cách để chiến thắng, Schmeichel sẽ cố gắng để thu hẹp góc sút đến hết mức có thể. Theo các nhà phân tích thể thao sự phân bố chiều cao và độ rộng lớn trên cơ thể của anh là một sự sắp xếp có ý đồ của một ngôi sao, khi anh làm việc đó các cầu thủ tấn công sẽ có mục tiêu là vào các góc nhỏ hơn là góc cao.

Những pha cản bóng tuyệt vời của anh có quá nhiều và đều đáng được đề cập đến nhưng nổi bật nhất trong số đó là: màn trình diễn tuyệt vời trong trận tranh cúp F.A năm 1996 với Newcastle United, Khi anh giữ vững mảnh lưới trước sức công phá của đội quân "trắng đen" trong suốt 90' và cuối cùng MU giành chiến thắng 1-0.

Tiếp tục gây ngạc nhiên trận đấu gặp Rapid-Vienna cũng là một trong những trận đấu tuyệt vời của anh điều đó được so sánh giống như khi Gordon Banks gặp Pele, một sự phản chiếu tuyệt vời. Sau đó là một cú cứu bóng đi vào lịch sử trong trận đối đầu gặp Arsenal ở bán kết FA Cup vào đúng như giây phút cuối cùng anh đã cản được cú sút Penalty của Dennis Bergkamp. Thêm một điểm dành cho anh khi cứu nguy trước sự bắn phá ác liệt của Inter Milan mà ở đây là sự đối đầu với cầu thủ người Chile, Zamorano vào năm 1999. Với đội tuyển Quốc Gia anh là một trong những nhân tố giúp cho Đan Mạch giành được chiếc cúp Châu Âu vào năm 1992 tại Thụy Điển.

Anh còn là giữ sạch lưới khi gặp Đức trong trận trung kết và Đan Mạch thắng 2-0. Thậm chí anh còn ghi bàn cho đội tuyển Quốc gia từ một cú sút Penalty vào tháng 6 năm 2000 trước đội Bỉ trong một trận giao hữu quốc tế.

Không chỉ biết cứu bóng Schmeichel còn tạo ra một vài điều mới lạ với chính bản thân mình ở vị trí cuối cùng trong hàng phòng ngự. Thật sự làm kinh ngạc đến một vài thủ môn, anh đã trở một mối đe dọa trong việc tham gia tấn công có khi là cú chuyền đây uy lực đến cho Giggs hoặc Becks để bắt đầu một đợt phản công cho United, thường là ở gần phía góc của đường biên dọc. 

Vào thời điểm đó United sẽ chơi gây áp lực trên toàn sân (pressurising), sau đó một trong các cầu thủ trên chuyền lại cho Peter, anh đỡ bóng và chuyền tới trong một cú lao vào dũng mãnh của Giggs, cầu thủ này sẽ phá tan hàng phòng ngự đối phương đang bối rối trước sự xuất hiện của thủ môn người Đan Mạch. Một trong những lần tham gia tấn công nhiều nhất là nếu United đang bị dẫn trước và thời gian chỉ còn lại khoảng mấy phút, khi nhận được bóng anh sẽ chuyền nhanh về phía góc cho đồng đội rồi rời khung thành chạy nhanh vào vùng cấm địa đối phương.

Schmeichel cũng đã từng ghi một bàn trong môt hoàn cảnh tương tự trong trận đối đầu với Rotor Volgograd vào năm 1995. Sau đó trong những giây sắp tàn ở trận trung kết cúp C1 năm 1999 gặp Bayern Munich anh đã bị thương và tất nhiên là không còn một pha tham gia tấn công nào được trình diễn nữa... Nhưng đó chuyện không đáng ngạc nhiên trong bóng đá nhưng người hâm mộ chỉ cảm thấy thiếu vắng một "hương vị mới".

Schmeichel mang lại sự tin tưởng không chỉ cho đồng đội mà cho cả đội bóng. Cũng như là trở thành một thủ môn tuyệt vời nhất anh cũng là một người "ồn ào" nhất trên sân bóng. Anh luôn trút nỗi giận dữ lên đầu các hậu vệ những người phối hợp với anh ở hàng phòng ngự nếu nghĩ họ mắc lỗi, giọng hét của anh có lẽ còn có thể giống như tiếng còi xuyên suốt sân bóng. Sự phẫn nộ của Peter là thường xuyên xảy ra, anh là một người cầu toàn hay bị ám ảnh vì bóng đá? Nếu một bàn thắng được ghi mà trước đó anh đã cản phá được nó thì đó được coi như một sự xúc phạm.

Thậm chí kể cả trong tập luyện anh có thể bực mình với bất kì đồng đội nào nếu tỏ ra có những lỗi cơ bản. Schmeichel đã hò hét với các đồng đội bắt đầu từ năm 1990 và điều đó được coi là một vấn đề thông thường. Những người đồng nghiệp chính xác thấy lợi ích từ sự "ồn ào" hơi thái quá ấy. Anh giúp họ có sự chú ý nhất định, và không thể bao giờ "ngủ" được với anh ở "đằng sau" họ. Anh cảnh giác cho họ những gì mà họ chưa chắc có thể nhận thức được. Anh sẽ di chuyển lên ngang với hàng phòng ngự và truyền đạt cho họ những ý tưởng của mình. Những cầu thủ thì luôn biết "gã đàn ông nóng tính" này ở phía sau để kiểm soát mọi thứ.

Không có một cầu thủ nào có thể mong muốn có được những thành tích tốt hơn như vậy khi rời "The red devils". Là nhà vô địch ở Premier League (ngoại hạng Anh), FA Cup (cúp liên đoàn - quốc gia Anh), đội trưởng đội bóng vô địch Champion League (C1) và được nâng trên tay những danh hiệu nổi tiếng. Cú ăn ba là một kết cục công bằng với một năm huy hoàng đối với anh và xứng đáng cho những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Mọi người nói rằng Peter chắc chắn đáng được hưởng 12 điểm một mùa giải ở Manchester United. Nếu thiếu anh MU sẽ có bao nhiêu danh hiệu? Bao nhiêu lần anh ngăn cản những những cú sút quan trọng được thừa nhận hoặc dừng lại các cú sút từ Bergkamp, Shearer, Owen, Zidane, Ronaldo... bản danh sách còn tiếp tục.

Nếu một vài năm trước thì câu hỏi đã là: "Ai làâu hỏi đó c cầu thủ quan trọng nhất của United ở thập niên 90?" Hiển nhiên phần lớn các câu trả lời sẽ là Eric Cantona, nhưng bây giờ nếu hồi tưởng lại quá khứ, câu trả lời tới có thể là Peter Schmeichel không? Anh là người cuối cùng của hàng phòng ngự, một hòn đá tảng mà đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh.

Trong 9 năm, người đàn ông nay đã cứu giúp hình ảnh bóng đá của MU và là một phần cơ bản để tạo lên những danh hiệu mà Sir Alex mang lại. Bên cạnh những tên tuổi thành danh trên thế giới như Shilton, Zoff, Jennings và Yashin, Peter Schmeichel sẽ luôn luôn và mãi mãi được coi là một thủ môn xuất sắc nhất mà thế giới đã từng có.

Roberto Baggio, một huyền thoại, một thực tế

Mắt anh ngấn lệ, đỏ heo khi nghẹn lời chào tạm biệt người hâm mộ bóng đá trên thế giới vào ngày 16/05/2004. Sân vận động San Siro hôm đó tràn ngập biểu ngữ như "Baggio, một huyền thoại, một thực tế". Vâng, anh chính là Roberto Baggio, chúa của người Italia!!!

Và dù cuối cùng, Brescia chịu thua 2-4 trước tân vô địch AC Milan, nhưng trận đấu vẫn là một kỷ niệm không thể nào quên với Baggio. Hơn nữa, bàn thắng thứ 45 cho Brescia tại Serie A (bàn thắng thứ 205 trong 452 trận ở Serie A) trên sân Rigamonti vừa qua đã đưa anh vào lịch sử CLB với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho đội bóng ở giải vô địch quốc gia. 

Thành công rực rỡ

"Trong 20 năm qua, anh là thần tượng của cả thế giới". Những tiếng gọi "Baggio, chúng tôi yêu anh" vang lên cả một góc trời… "Hôm nay, lại một lần nữa tôi hiểu rằng sự nghiệp cầu thủ 21 năm qua của tôi không bao giờ vắng bóng các cổ động viên. Họ thực sự là những người bạn đồng hành trung thành", Baggio xúc động phát biểu khi đôi mắt ngấn lệ.

Roberto Baggio được mệnh danh là "người phù thuỷ với quả bóng" bởi sự xuất hiện của tiền đạo có nghệ thuật rê bóng điêu luyện và kỹ xảo ghi bàn siêu đẳng này trong các CLB hàng đầu Italy như AC Milan, Inter Milan, Juventus, Fiorentina luôn là nỗi kinh hoàng cho đối thủ của họ. Trong thập niên 1990, ba lần khoác áo màu thanh thiên tại trận chung kết World Cup (các năm 1990, 1994 và 1998), hình ảnh "nghệ sĩ sân cỏ" với mái tóc đuôi ngựa có sức hút ghê gớm đối với toàn thế giới. Năm 1993, không ai khác ngoài Roberto Baggio giành danh hiệu Quả bóng châu Âu và đăng quang ngôi Cầu thủ của Năm do FIFA bình chọn. 

Sinh ngày 18/2/1967 trong một gia đình có 8 người con tại thị trấn nhỏ Caldogno, phía Bắc Vicenza, cậu bé Roberto trải qua thời thơ ấu với niềm đam mê lớn dành cho đá bóng và lái xe mô tô hơn là học tập. Cứ mỗi buổi tối, cậu con trai của ông Fiorindo, chủ một cửa hiệu và bà nội trợ Matilde đều đặn xuất hiện ở sân bóng đá địa phương và tài năng "làm xiếc" với quả bóng cũng như cái cách học trò ông Gian Pero Zenere ghi bàn giòn giã đã lọt vào "mắt xanh" của một người chuyên săn cầu thủ. Cậu đã được giới thiệu vào chơi cho CLB Vicenza với giá 500 USD. Năm đó, Roberto tròn 15 tuổi. 

Roberto có sự khởi đầu chậm ở Vicenza nhưng khi HLV mới, ông Bruno Giorgi trở về, cơ hội toả sáng của anh đã lớn dần. Cầu thủ trẻ có phong độ nổi bật đã góp phần đáng kể đưa Vicenza từ giải Serie C1 lên chơi ở giải Serie B. Năm 1985, Baggio chuyển sang chơi cho CLB giải Serie A Fiorentina và sau một năm trình làng giải đấu danh giá nhất Italy, anh ghi bàn thắng đầu tiên vào ngày 10/5/1987 trong trận Fiorentina gặp Napoli, dù lúc đó chấn thương đầu gối vẫn chưa lành hẳn… Với 9 bàn thắng ấn tượng trong mùa giải năm đó, Baggio được mời vào đội tuyển quốc gia thi đấu cùng Hà Lan tại Rome năm 1988 và hai năm sau, tên anh đã xuất hiện trong danh sách đội hình đội tuyển quốc gia tham dự World Cup 1990 tại Italy. 

Khi Baggio đã trở thành một phần trong đội bóng Fiorentina, các cổ động viên của họ đã mất ít nhất hai ngày để "thích nghi" với thông tin anh đầu quân sang Juventus FC với cái giá kỷ lục – 17 triệu USD. Từ nửa đầu thập niên 1990, những gì cầu thủ cao 1m74 trình diễn ở CLB của HLV Vicini đã khẳng định anh là một trong những cầu thủ xuất sắc của Serie A.

Năm 1995, anh truyền cảm hứng cho Juve giương cao chiếc Cup vô địch Serie A. Đó cũng là năm anh chuyển sang CLB AC Milan để rồi, một năm sau đó, anh bước lên bục vinh quang cùng đội bóng thành Milan trong cuộc chinh phục Serie mùa bóng 1995-1996. Lại thêm một sự nuối tiếc cho các tifosi của AC Milan khi anh đồng ý đặt bút ký hợp đồng với Bologna F.C. Năm 1997 rồi đến Inter Milan năm 1998. Tại giải đấu lớn nhất thế giới năm 1998 ở France, Baggio chính là người đã thực hiện cú phạt đền đẹp mắt trong trận gặp Chile ở vòng tứ kết. Ngày 14/9/2000, Baggio chính thức trở thành "người nhà" của CLB Brescia và đối với giới hâm mộ CLB hiện đang xếp hạng 10 Serie này, thủ quân Baggio chính là người "thắp lửa" cho đội bóng của họ...

Cuộc sống ẩn mình

Đối với Baggio, bóng đá đã chấm hết kể từ ngày 16/5/2004. Đó là trận đấu cuối cùng trong đời, khi anh vẫy tay chào các cổ động viên. Kể từ đó, Baggio rất ít khi xuất hiện, hiếm ai nhìn thấy anh, kể cả những người hàng xóm.

9 tháng sau ngày giã từ sân cỏ, Baggio đang ở thị trấn nhỏ và thơ mộng Altavilla Vicentina, ngoại ô thành phố Vicenza, nơi có đội bóng đầu tiên trong sự nghiệp, Vicenza Calcio. Lần gần đây nhất Baggio xuất hiện trên các phương tiện truyền thông là 1 tháng trước, trong một chương trình của đài phát thanh xứ Lombardia. Anh thổ lộ: "Tôi không nghĩ đến việc trở lại với bóng đá nữa. Tôi đang tìm cảm hứng cho một cuộc sống mới không có bóng đá".

"Đối với tôi, anh ấy như một bóng ma. Tôi không thấy tên anh trong danh sách dân cư của thị trấn. Thực ra thì hiện giờ Baggio ở đâu", thị trưởng Altavilla, Gianniara Petucco, nói. Fabio Viviani, HLV đội trẻ Vicenza, một người bạn của Baggio khẳng định: "Không còn muốn xuất hiện nơi đám đông nữa, đó là cách sống của anh ấy".

Giờ đây, nơi mà anh trốn cuộc sống ồn ào để chui vào cuộc sống êm ả của mình, sau biết bao vinh quang và mất mát, là một biệt thự lớn xây bằng đá trắng với cánh cổng bằng gỗ tùng già, phía trên mái vòm là một hoạ tiết trang trí bằng đồng. Xung quanh biệt thự là một cánh rừng bạt ngàn rộng đến 800 nghìn mét vuông. Baggio mua mảnh đất này năm 1990 khi anh mới chuyển đến Juve, từ tay của một ông đại tá thời Thế chiến II. Baggio đã cho phá một nhà máy cũ được xây dựng trên đó từ những năm 1930. "Ngày trước, phía trước nhà Baggio có một con suối nhỏ trong mát có tên Bisso. Nước suối rất trong và uống được", một người hàng xóm của anh kể lại. 

Baggio không quan hệ với hàng xóm và mãi về sau, anh mới biết gần nhà mình là dinh cư của Farina, cựu chủ tịch Vicenza và AC Milan, và chân sút huyền thoại Paolo Rossi, người dọn về Altavilla sau khi trở thành nhà vô địch thế giới năm 1982. Nhiều người thậm chí không biết Baggio đang sống ở đây còn bạn bè anh luôn than phiền không bao giờ gặp anh. "Tôi không thấy anh ấy trả lời mỗi khi tôi gọi điện thoại", một người bạn kể. "Anh ấy không ở đây. Anh ấy ở Argentina", một người Sri Lanka làm công trong ngôi nhà nói vọng ra nếu ai đó muốn gặp Baggio. Còn người em rể của anh, Claudio, thì "gầm gừ": "Hãy đi khỏi đây". Nhờ có anh này, sân nhà không bị ngập trong tuyết, những tiếng chim gõ kiến và quạ kêu bị đẩy ra xa. Sóc chạy trên những cành cây và chim hót khi xuân về.

Khu biệt thự của Baggio rất rộng, chừng 1 nghìn mét vuông, có bể bơi, phòng tập thể lực, một rạp chiếu phim nhỏ, một phòng thờ Phật và một nhà kính để trồng rau và hoa. Không ai tin Baggio có thể trở thành một "lão nông", nhưng thời gian rảnh rỗi của anh là bên những luống hoa. Baggio thích núi và từ ngôi nhà của mình, anh có thể nhìn thấy những ngọn núi của rặng Berici mờ xa, gần đó có một ngôi nhà thờ nhỏ trên ngọn đồi, nơi nhà văn Fogazzaro đã sống.

Anh có nhớ bóng đá? "Nó không nghĩ đến bóng đá nữa, nó dành tất cả thời gian cho gia đình. Nó đi lại giữa Italy và Argentina. Nó có rất nhiều việc với căn nhà ở Altavilla và trang trại ở La Ciquita", bà Matilde - mẹ Baggio - cho biết. Trang trại La Ciquita, cách Buenos Aires 600 km, rộng tới 400 ha, có hai hồ nước nhỏ và một rặng núi xa xa.

Ông bố Florindo thì tiết lộ: "Roberto nói rằng nó muốn tránh xa sự ồn ã và giả dối của cuộc đời thực. Nó nghĩ mình sẽ trở thành một ông tiên. 20 năm trước, khi nó theo đạo Phật, tôi không đồng ý, đến giờ vẫn vậy. Cuộc đời thật dài và luôn có thời gian để nhìn lại mình".

Hoàng tử nhỏ Dejan Savicevic 

Mỗi khi Savicevic chạm bóng, các CĐV hô to “Genio, Genio, Genio!” (thiên tài). Savicevic là đại diện cho thứ bóng đá lãng mạn và bay bướm. Những gì Savicevic trình diễn trong trận đấu giữa Milanvà Sao ĐỏBelgradetại Cúp C1 mùa giải 1989/1990 đã khiến Silvio Berlusconi bị mê hoặc. 

Ông chủ của Milantìm mọi cách để đưa ông về San Siro và chính ông là người đầu tiên gọi Savicevic bằng biệt danh “Il Genio”.

Savicevic sinh ngày 15-09-1966 tại Podgorica, Liên bang Nam Tư (cũ), nay thuộcSerbia& Montenegro. Năng khiếu bóng đá của Savicevic bộc lộ rất sớm và ngay lập tức cậu bé lọt vào mắt xanh của những nhà săn lùng tài năng trẻ trên khắp đất nước. Sự nghiệp cầu thủ của Savicevic bắt đầu từ rất sớm khi ông mới bước sang tuổi 15 trong màu áo của đội trẻ OFK Titograd. Chỉ một năm sau, Savicevic được lên chơi ở giải hạng nhất Nam Tư trong màu áo CLB Budicnost Titograd. 

Sau 6 năm khoác áo Budicnost và thể hiện một phong độ tuyệt vời, BLĐ của CLB Sao Đỏ Belgrade, CLB danh giá nhất liên bang Nam Tư ngày ấy, để ý và quyết định đưa bằng được ông về. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên Savicevic được gọi vào ĐTQG trong trận đấu với Thổ Nhĩ Kỳ. Những ngày tại Sao Đỏ Belgrade là khoảng thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Savicevic trên quê hương. Ông giúp Sao Đỏ Belgrade 3 lần liên tiếp VĐ Nam Tư (vào các năm 1990, 1991, 1992), 2 Cúp quốc gia (1990, 1992) cùng với chiếc Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử CLB và Cúp Liên lục địa năm 1991. 

Sau khi vượt qua nhà vô địch nước Pháp bằng loạt sút luân lưu trong trận chung kết, Sao Đỏ kế vị ngôi vua của Milan trên đấu trường châu Âu và Savicevic bắt đầu được các CLB lớn của châu Âu chú ý. Cuối cùng Berlusconi sau thời gian dài theo đuổi đã có được chữ ký của ông. Mùa Hè năm 1992, Savicevic chính thức được đưa về Milanello. Tại đây, Savicevic gặp lại những người đồng đội từng là đối thủ của ông tại Cúp C1 mùa giải 1989/1990, những người đã giúp Milanvượt qua Sao ĐỏBelgradetrong loạt sút luân lưu đầy may rủi.

Mùa bóng đầu tiên ở Savicevic không hề dễ dàng như ông nghĩ. Savicevic liên tục phải ngồi dự bị và ông chỉ được ra sân 10 lần trong mùa giải 1992/1993, tuy nhiên ông cũng kịp ghi 4 bàn thắng trong những lần hiếm hoi được ra sân, một con số không tồi của một tiền vệ. Mùa bóng đó, Milanvượt qua Portođể vào chung kết Champions League gặp Marseille (tuy nhiên, đó là trận chung kết mà tất cả các Rossoneri đều muốn quên). 

Tuy nhiên, mùa bóng sau đó thực sự ngọt ngào với cả Milanlẫn Savicevic. Milanlần thứ 3 liên tiếp đoạt Scudetto, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử CLB. Và mùa giải đó, Savicevic đưa Milanmột lần nữa lọt vào trận chung kết Champions League gặp Barca của HLV Johan Cruyff. Trận chung kết Barca được đánh giá mạnh hơn nhưng Milanđã dạy cho những người TBN một bài học về bóng đá tấn công. Savicevic thực sự làm ngất ngây tất cả những người chứng kiến trận đấu bằng một phong độ chói sáng. 

Ông là người tạo cơ hội cho Massaro ghi bàn mở tỉ số bằng một pha đi bóng như chỗ không người bên cánh phải. Sau đó ông tự mình ghi bàn thắng thứ 3 trong chiến thắng 4-0 của Milan. Đó là một bàn thắng tuyệt vời từ khoảng cách khoảng 32 mét với một góc sút hẹp, vừa thể hiện sự tinh tế cũng như khả năng quan sát của ông. Đến ngay cả Cruyff cũng không khỏi thán phục bàn thắng này cho dù nó dập tắt mọi hy vọng của Barca. Một năm sau, Milanlần thứ 3 liên tiếp lọt vào trận chung kết Champions League nhưng đành chịu thất thủ trước Ajax Amsterdam. 

Mối quan hệ giữa Capello và Savicevic không thực sự tốt và có phần gượng ép. Trong suốt sự nghiệp của mình, Capello không ưa những cầu thủ có lối chơi bay bướm, nhưng Savicevic là một ngoại lệ, dù không thích nhưng Capello vẫn phải chịu đựng vì có sự can thiệp của Berlusconi, người rất thích Savicevic. Tuy nhiên, mỗi khi có dịp là Capello sẵn sàng đẩy ông lên ghế dự bị. 

Sau 2 mùa bóng liên tiếp thất bại cùng Milan, Savicevic trở lại Sao Đỏ Belgrademùa giải 1998/1999. Một lần nữa ông đưa đội bóng này đến với chức vô địch quốc gia trước khi giã từ sân cỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông là một trong những cầu thủ hay nhất lịch sử bóng đá thế giới. 

Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ với những thành công rực rỡ, Savicevic chuyển sang làm HLV. Tuy nhiên con đường huấn luyện của ông rất ngắn. Sau khi không thành công trên cương vị HLV trưởng của Serbia& Montenegro, Savicevic quyết định từ chức.

Lev Yashin: Khởi nghiệp từ môn khúc quân cầu

Thật là thiếu sót khi nhắc đến Maradona, Pele hay Beckenbauer,... mà không dành một chỗ trang trọng nhất dành cho Lev Yashin - người đã để lại cho những người yêu bóng đá trước đây những sự thăng hoa tột bậc với những pha "bay lượn" trước khung thành của mình. Ông đã được bầu là thủ môn vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Lev Yashin sinh năm 1929 trong một gia đình công nhân tại Moscow. Năm 12 tuổi, ông cũng phải đi làm việc trong một nhà máy của quân đội để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2. Ở đây Lev Yashin thi đấu cho đội của nhà máy và với những màn trình diễn ấn tượng, ông được mời vào đội trẻ của Dynamo Moscow sau đó.

Trận đấu đầu tiên của Lev Yashin trong màu áo Dynamo Moscow diễn ra khi ông 21 tuổi. Đó có thể coi là một màn ra mắt tệ hại mà ông không bao giờ muốn thấy. Lev Yashin đã để lọt lưới trong một tình huống mà thủ môn đội bạn phát bóng lên và không chạm bất cứ cầu thủ nào. Điều này khiến ông chỉ được chơi đúng 2 trận trong mùa giải năm đó và không xuất hiện trong đội hình chính trong vòng 3 năm sau. Mặc dù vậy, Lev Yashin vẫn quyết tâm trụ lại với đội bóng để tìm kiếm cơ hội cho mình. Trong thời gian không được đá ở đội một, Lev Yashin còn "tranh thủ" làm thủ môn cho đội hockey của Dynamo và cùng đội bóng này vô địch giải hockey Liên bang Nga. Riêng Yashin về vị trí thứ 3 trong danh hiệu "thủ môn xuất sắc nhất giải".

Trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình, từ năm 1949 đến 1971, Lev Yashin chỉ khoác áo cho Dynamo Moscow. Cùng với đội bóng này ông đã lên ngôi ở giải vô địch Liên bang Nga 5 lần và vô địch cúp quốc gia 3 lần.

Đến năm 1954, sau 4 năm chơi bóng cho Dynamo Moscow, Lev Yashin được triệu tập vào ĐTQG và ở đây ông đã tạo cho mình một tên tuổi lẫy lừng với 78 lần ra sân. Cùng với ĐTQG, Lev Yashin đăng quang ở kỳ Olympics mùa Hè năm 1956. Sau đó 4 năm, ông cùng các đồng đội bước lên bục cao nhất của bóng đá châu Âu với chức vô địch Euro 1960 được tổ chức ở Pháp.

Lev Yashin cũng vinh dự được góp mặt trong 3 kỳ World Cup liên tiếp từ 1958 đến 1966. Trong đó, ngày hội bóng đá năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển chính là nơi để Yashin ghi tên vào danh sách những ngôi sao sáng nhất của làng túc cầu thế giới. Ở trận đấu với Brazil (sau đó lên ngôi vô địch với sự góp mặt của Pele) tại vòng bảng, khi phải đối đầu với những chân sút siêu đẳng bên phía đối phương, nhưng Lev Yashin đã khiến đội bóng này phải tâm phục khẩu phục, mặc dù sau đó Liên bang Nga vẫn chịu thất bại với tỷ số 0-2. Cùng với thành tích lọt vào đến tứ kết của ĐTQG, Lev Yashin cũng được chọn vào đội hình tiêu biểu của giải đấu năm đó.

Đến kỳ World Cup năm 1962, một lần nữa Yashin giúp Liên bang Nga lọt vào trận tứ kết. Tuy nhiên, giải đấu đó cũng có một kỷ niệm buồn dành cho thủ môn xuất sắc này. Trong trận đấu với ĐT Colombia, khi đội nhà đã dẫn trước đến 4-1, Lev Yashin lại mắc phải những sai lầm rất sơ đẳng khiến đội bóng đến từ châu Mỹ san bằng tỷ số 4 đều. Trong đó có một bàn thua từ một pha đá phạt góc và ăn bàn trực tiếp của Coll bên phía Colombia (bàn thắng này trong tiếng Anh gọi là Olympic goal). Điều này khiến tờ L'Eqiupe đăng tin dự đoán rằng thời của Lev Yashin đã hết. Tuy nhiên, chỉ một năm sau Lev Yashin đã khiến tất cả những tin đồn xấu về tài năng của ông phải câm nín, khi ông giành chiến thắng trong cuộc đua đến danh hiệu "cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu". Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất cho đến lúc này một thủ môn có vinh dự nhận giải thưởng danh giá của tạp chí France Football.

Phong độ cực kỳ xuất sắc của ông đã giúp ĐT Liên Xô có một năm đại thành công khi kết thúc kỳ World Cup 1966 ở vị thí thứ tư. Sau khi từ giã sự nghiệp trước khung thành vào năm 1967, Lev Yashin vẫn tiếp tục góp công cho ĐTQG Liên Xô ở kỳ World Cup năm 1970, khi ông được chọn làm trợ lý HLV và cùng với các cầu thủ lọt vào trận tứ kết.

Với những gì đã đóng góp cho bóng đá Liên Xô, Lev Yashin đã vinh dự được nhận huân chương Lenin vào năm 1967 (huân chương danh dự có cấp bậc thứ hai của nhà nước Xô Viết khi đó). Trận đấu chia tay Lev Yashin được diễn ra ở SVĐ Lenin với sự chứng kiến của hơn 100 nghìn khán giả. Trận đấu đó còn có sự xuất hiện của những huyền thoại như Pele, Eusebio và Beckenbauer. Sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu, ông vẫn tiếp tục làm việc ở ban điều hành của Dynamo Moscow. Hiện nay, bức tượng của ông vẫn được đặt trang trọng trong sân vận động Dinamo. Sau khi Lev Yashin qua đời năm 1990. Cái chết của ông có liên quan đến một trong những chấn thương đầu gối mà ông gặp phải khi còn thi đấu.

Năm 1994, ban lãnh đạo FIFA đã chọn ông vào danh sách đội hình tiêu biểu của thế kỷ 20, đồng nghĩa với việc phong tặng ông danh hiệu "thủ môn xuất sắc nhất thế kỷ 20". Tờ tạp chí bóng đá thế giới (World Soccer Magazine) bầu ông vào danh sách 100 cầu thủ vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Cho đến lúc này, rất nhiều người hâm mộ vẫn còn nhớ những pha cứu thua không tưởng của "người nhện" và coi ông như là "người gác đền" vĩ đại nhất của bóng đá thế giới.

Chiếc áo đấu đánh số 1 luôn gắn với các thủ môn. Đó không phải chỉ là hình thức. Thủ môn luôn được coi là một nửa sức mạnh của đội bóng. Tóm lại, đó là cầu thủ quan trọng nhất trong việc quyết định thành bại của một đội bóng. Trong đội ngũ những người mang áo số 1 của bóng đá thế giới, Lev Yashin là người vĩ đại nhất.

Yashin sinh ra ở thủ đô Moskva năm 1929 trong một gia đình công nhân. Cuộc sống khó khăn như bất kỳ gia đình lao động nào. Mùa hè 1942, giữa những năm tháng mịt mù khói lửa của Thế chiến thứ II, cậu bé Yashin bắt đầu làm phụ việc thợ tiện trong nhà máy chế tạo công cụ cơ khí Tusino ở Moskva khi mới 13 tuổi.

Yashin cũng chơi bóng như bao đứa trẻ khác và tham gia đội bóng thiếu niên của nhà máy dưới sự dẫn dắt của HLV đầu tiên trong đời là Ivan Subin. Yashin bắt đầu bộc lộ năng khiếu và tỏ ra vượt trội so với các đồng đội.

Khi chiến tranh đã lùi lại phía sau, công cuộc tái thiết và phát triển đất nước trở thành sự nghiệp của toàn dân. Thể thao Liên Xô cũng phát triển rực rỡ trong những năm tháng đó. Năm 1949, Yashin được HLV dạy cả hai môn bóng đá và khúc côn cầu Alekxei Chernyisov mời về chơi CLB thể thao lừng danh của thủ đô Dinamo Moskva. Khi đó, Yashin cũng đã 20 tuổi, độ tuổi tương đối muộn đối với một cầu thủ muốn theo đuổi sự nghiệp thi đấu bóng đá chuyên nghiệp. Thế nhưng, lực cản không chỉ là xuất phát chậm. Điều đáng sợ hơn là tài năng của Yashin không có cơ hội bộc lộ bởi cái bóng quá lớn của đồng đội Alexei Khomich, người khi đó là thủ môn ĐTQG Liên Xô.

Mòn mỏi trên ghế dự bị sau 3 lần nỗ lực ghê gớm nhưng bất thành để giành vị trí thủ môn trong đội hình chính thức của đội bóng đá CLB này, Yashin đã nghĩ tới việc rẽ sang một con đường khác, đó là khúc côn cầu trên băng. Với tư cách thủ môn đội khúc côn cầu Dynamo Moskva, ông đã giành được Cúp QG khúc côn cầu Liên Xô (1953).

Nhưng rồi cơ hội đã tới để Yashin có thể ra sân còn bóng đá thế giới có được thủ môn vĩ đại nhất của nó. Khomich bị chấn thương và Yashin được vào sân thi đấu chính thức. Kể từ đó, sự nghiệp thi đấu của ông lật sang một trang mới. Yashin bước ra ánh sáng và không có gì, kể cả bộ quần áo đen kịt đặc biệt ông mặc khi thi đấu có thể che lấp tài năng rực rỡ chưa từng có và có lẽ sẽ không bao giờ có nữa của làng bóng đá.

Ghi nhận một thiên tài

Người hâm mộ dành cho Yashin rất nhiều biệt danh ấn tượng. "Báo đen" là để ca ngợi sức mạnh, sức bật và khả năng phản xạ nhanh nhẹn, "Nhện đen" và "Bạch tuộc đen" để nói về khả năng chặn bóng, bắt bóng dính trong những tình huống khó khăn một cách xuất sắc như thể có 8 cánh tay giống loài nhện hay cả chùm vòi như loài bạch tuộc và cả vì trang phục thi đấu đen tuyền của ông. Yashin còn gây chú ý bởi ông rất hay đội một cái mũ dạ màu tro khi chơi bóng.

Trên sân cỏ, dù không là đội trưởng nhưng Yashin đã luôn là thủ lĩnh trong lối chơi phòng ngự của đội bóng. Thời của ông, việc chỉ định thủ môn làm đội trưởng vẫn là một điều khá xa lạ. Băng đội trưởng vẫn được dành cho thủ lĩnh và ở đa số các đội bóng, thủ lĩnh trên sân không phải là các thủ môn.

Yashin được coi là người tiên phong trong thay đổi phong cách thi đấu của thủ môn. Đó là không chỉ thụ động cản phá bóng mà phải làm chủ vòng cấm địa và hạn chế tối đa khả năng dứt điểm của đối phương. Phong cách bắt bóng dũng mãnh đậm chất điền kinh thể hiện ở vô số pha bắt bóng rất nhanh, rất quyết liệt ngay trong tầm kiểm soát của tiền đạo đối phương trong suốt sự nghiệp thi đấu kéo dài của Yashin đã giành được thiện cảm của những người hâm mộ trên khắp thế giới.

Nhờ năng lực vượt trội mà Lev Yashin đã đánh bại Gordon Banks, thủ môn huyền thoại người Anh được sự hỗ trợ ghê gớm về mặt truyền thông, để chiếm chiếc áo số 1 trong phần lớn các cuộc bình chọn đội hình tiêu biểu của thế giới mọi thời đại. Thực tế là chính Banks cũng có lần thừa nhận ông sẽ đưa Yashin vào danh sách nếu phải chọn ra đội hình xuất sắc nhất thế giới. Banks nhận xét: "Ông ấy có những pha cứu bóng vĩ đại, biết di chuyển hợp lý nhất để bảo vệ khung thành và có những đường phát bóng hiểm hóc. Ông ấy cũng là một chính nhân quân tử".

Tài năng sân cỏ của Yashin đã giúp cho các đội bóng của ông có được thành tích tốt nhất còn bản thân ông đã trở thành biểu tượng cho một thủ môn hoàn hảo. Tất cả mọi chân sút đều tự hào nếu ghi được bàn vào lưới Yashin. Ông là người duy nhất từng được nhận Quả bóng vàng dành cho Cầu thủ xuất sắc nhất năm của châu Âu (vào năm 1963). Ông cũng nổi tiếng với thành tích chặn được khoảng 150 quả penalty trong sự nghiệp thi đấu, thành tích mà có lẽ không thủ môn nào khác làm được. Khi được hỏi về bí quyết của mình, ông nói chẳng rõ đùa hay thật rằng bí quyết thành công là "hút thuốc để bớt căng thẳng và uống rượu mạnh để giãn cơ bắp".

Theo một số nguồn tin, vẻ bình tĩnh đến mức vô cảm mà Yashin có được, kể cả ở những trận đấu quan trọng và căng thẳng nhất trong suốt sự nghiệp, một phần cũng do ông thường dùng rượu mạnh và hút thuốc để lấy tinh thần trước các trận đấu lớn.

Cuộc đời thi đấu của Yashin chỉ gắn với một CLB duy nhất là Dynamo Moskva. Sau khi treo găng, Yashin lại đem tình yêu bóng đá và những kinh nghiệm quý báu của mình truyền dạy cho lớp trẻ. Ông từng làm HLV ở nhiều đội bóng nhỏ và các đội bóng trẻ ở Phần Lan.

Vì những đóng góp xuất sắc của mình cho nhân dân, cho đất nước và nêu cao hình ảnh của một VĐV chân chính, Yashin đã được trao tặng Huân chương Lênin (1967), phần thưởng cao quý thứ hai của Liên Xô. Tại SVĐ Dynamo ở Moskva, người ta đặt một bức tượng đồng tạc hình Lev Yashin.

Để ghi nhận những đóng góp của Yashin, FIFA bắt đầu trao giải thưởng mang tên Lev Yashin dành cho Thủ môn xuất sắc nhất tại mỗi kỳ World Cup và người đầu tiên được nhận giải này là Michel Preud'homme của Bỉ năm 1994.

Sự tôn kính của người hâm mộ và các đồng nghiệp dành cho Yashin là vô bờ bến. Trận đấu tôn vinh những đóng góp của Lev Yashin cho bóng đá do FIFA tổ chức tại SVĐ Lenin ở Moskva năm 1971 đã trở thành một ngày hội lớn của bóng đá thế giới với sự chứng kiến của 100.000 người hâm mộ, một loạt các ngôi sao, trong đó có Pele, Eusebio và Franz Beckenbauer.

Raymond Kopa - thợ mỏ

Nhờ tai nạn mà thoát khỏi những hầm mỏ tối tăm

Raymond Kopaszewski sinh ngày 13/10/1931 tại vùng Noeux-lex-Mines của nước Pháp. Gia đình cậu bé là người Ba Lan và cái tên Kopaszewski dài ngoằng đích thị là một cái tên Ba Lan. Thế nhưng, những người hàng xóm của gia đình cậu bé không tài nào có thể phát âm nổi tên của cậu. Họ đơn giản gọi tên cậu theo kiểu Pháp, rút ngắn lại thành Kopa! Đó là cái tên sẽ trở nên bất tử trong lịch sử bóng đá Pháp và Raymond Kopa chính là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mà bóng đá Pháp đã sản sinh ra cho đến khi Platini xuất hiện.

  

Như tên gọi của nó, Noeux-les-Mines là vùng mỏ của nước Pháp, nơi có những mỏ than nằm sâu dưới mặt đất hàng trăm mét. Nghề làm công nhân mỏ than là phương cách chủ yếu để kiếm sống của những cư dân ở vùng này và cũng giống như nhiều nghề khác, đó là một nghề cha truyền con nối. Là một người Ba Lan nhập cư vào Pháp, ông bố của Kopa phải trần lưng làm việc cả ngày dưới những mỏ than để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ước mơ lớn nhất của ông là được chuyển lên làm việc ở khu vực phía trên mặt đất của mỏ than, nơi công việc đỡ vất vả hơn.

Khi mới 14 tuổi, Kopa đã theo bố xuống mỏ than để làm việc. Công việc ở dưới mỏ rất cực nhọc đối với một cậu bé nhưng cũng như nhiều gia đình thợ mỏ ở đây, đó là việc bình thường. Cũng do phải xuống mỏ làm việc từ sớm nên chuyện học hành của Kopa hầu như chấm dứt từ đó.

Khả năng chơi bóng xuất hiện ở Kopa từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi, cậu bé Kopa đã được chơi trong đội bóng mang tên khu mỏ, đội US Noeux-les-Mines. Nhưng đó cũng chỉ là những trận đấu ở lứa tuổi thiếu niên, trong phạm vi cấp vùng. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt trên toàn châu Âu đã làm đình trệ mọi hoạt động trong đời sống dân sự, trong đó có bóng đá. Mãi đến khi chiến tranh kết thúc, các trận đấu bóng đá mới dần dần được khôi phục lại và Kopa, khi ấy đã bước sang tuổi 15, có lẽ sẽ mãi mãi là một người thợ mỏ suốt đời chúi đầu trong những mỏ than tăm tối nếu như không có một... tai nạn xảy ra!

Năm 1947, trong khi đang đẩy một xe goòng than trong hầm lò số 3 ở khu mỏ Noeux-les-Mines, một tảng than lớn đã bất thần rơi trúng chiếc xe goòng của Kopa, đè lên tay chàng trai 16 tuổi. Sau một ca phẫu thuật, các bác sĩ đã phải tháo khớp đầu ngón tay trỏ ở bàn tay trái của Kopa. Do chấn thương này, Kopa nhận được trợ cấp thương tật suốt đời, đồng thời không thể tiếp tục làm thợ mỏ nữa. Tình thế đó buộc Kopa phải nghĩ đến một nghề nghiệp khác để có thể kiếm sống trong suốt quãng đời còn lại chứ không thể trông mong vào khoản trợ cấp thương tật hằng năm trị giá 3 ngàn franc. Thoạt tiên, Kopa mơ ước trở thành thợ điện, một nghề nghiệp cũng chẳng sang trọng gì nhưng chắc chắn không vất vả và nguy hiểm như cái nghề thợ mỏ dưới những tầng đất sâu thăm thẳm hàng mấy trăm mét. Nhưng rồi Kopa nhanh chóng nhận ra rằng để trở thành thợ điện cũng không phải là chuyện đơn giản. Cần phải tìm một phương cách khác để có thể thoát ra khỏi những mỏ than tối tăm và đầy bất trắc.

Lối thoát ấy, Kopa tìm thấy ở bóng đá

"Tái ông mất ngựa", họa phúc khôn lường, đó có lẽ cũng là một trong vô vàn những điều ngẫu nhiên trong lịch sử bóng đá đã khiến cho nước Pháp, thay vì có một thợ mỏ vô danh, lại có được một trong những cầu thủ kiệt xuất nhất của mình, người đã làm rạng danh bóng đá Pháp trong những năm cuối cùng thập kỷ 50 của thế kỷ XX.

Như sau này Kopa đã tự nhận xét rằng nếu như ông không sinh ra trong một gia đình thợ mỏ nhập cư nghèo khó mà trong một gia đình giàu có thì cái khát vọng vượt thoát ra khỏi đời sống bần hàn hẳn sẽ không mạnh mẽ đến mức biến ông trở thành một cầu thủ bóng đá xuất chúng, với một sự nghiệp bóng đá mà bất cứ một nhà viết sử nào của bóng đá Pháp cũng phải nhắc đến bằng những dòng trân trọng nhất.

Kevin Keegan - Đấng cứu thế

Trải qua rất nhiều đội bóng với tư cách là cầu thủ cũng như HLV, Kevin Keegan đã để lại những ấn tượng tốt đẹp với mọi nơi ông đã đi qua. Đặc biệt là Newcastle United, CLB có biệt danh là "chích chòe" này đã dành cho người hùng của mình một tên gọi mà ai cũng thèm muốn: Đấng cứu thế!

Vạn sự khởi đầu nan

Joseph Kevin Keegan sinh ngày 14/2/1951 (đúng ngày Valentine) ở Armthorpe, gần Doncaster nước Anh. Bố mẹ ông là người gốc Ailen. Đội bóng của cầu thủ lừng danh một thời này khi còn là một cậu bé chính là Coventry City, lúc đó được dẫn dắt bởi HLV Jimmy Hill. Mặc dù là một trong hai cầu thủ thi đấu lâu nhất cho Coventry với hơn 6 năm, nhưng Keegan không nhận được một bản hợp đồng để chơi cho đội hình một. Đến năm 16 tuổi, Keegan trở thành cầu thủ của Scunthorpe United, một trong hai đội bóng chuyên nghiệp đang chơi ở giải hạng 4 nước Anh khi đó.

Keegan được chơi cho Scunthorpe United trận đầu tiên khi 17 tuổi. Lúc đó, đội bóng của ông gặp Peterborough United. Mùa bóng năm đó, Keegan chơi tất cả 29 trận cho CLB này. Phải đến mùa giải năm 1969/70, ông mới thường xuyên được ra sân trong đội hình chính và đã chơi tất cả 48 trận đấu trong một mùa năm đó. Mặc dù giúp đội nhà lọt vào đến vòng đấu thứ 5 cúp FA, nhưng Keegan không thể giúp được Scunthorpe United tránh khỏi thất bại ở đấu trường chính. Họ kết thúc mùa giải trong top 4 đội bóng bét bảng. Dù sao, Keegan cũng để lại "tiếng thơm" với những đội bóng khác bằng lối chơi kỹ thuật bên hành lang cánh phải và 18 bàn thắng ông ghi được trong tổng số 124 lần khoác áo Scunthorpe United cũng là một điều khá ấn tượng. Hiểu được giá trị của cầu thủ này, ban lãnh đạo Liverpool đã quyết định đưa ông về sân Anfield với cái giá 35 nghìn bảng vào năm 1971, lúc đó Keegan vừa tròn 20 tuổi.

Vào ngày 14/8/1971, Keegan có màn ra mắt các CĐV Liverpool cực kỳ ấn tượng. Trong trận đấu với Nottingham Forest ở Anfield, ông đã ghi bàn thắng cho đội chủ nhà chỉ sau khi trận đấu bắt đầu được 12 phút. Ngay lập tức, Keegan được chọn vào đội hình U23 nước Anh. Lần đầu tiên ông được chơi đủ 90 phút trong màu áo U23 ĐTQG là trận đấu ở vòng loại World Cup 1974 với ĐT láng giềng xứ Wales trên sân Ninian Park. Trận đấu đó, các cầu thủ Anh giành thắng lợi với tỷ số 1-0. Bàn thắng đầu tiên mà Keegan ghi được cho ĐTQG cũng diễn ra trong một trận đấu với ĐT xứ Wales, và lần này cũng được diễn ra ở Ninian Park. Đó là vào ngày 11/5/1974, kết quả là 2-0.

Năm 1973, Keegan lần đầu tiên được nếm trải cảm giác vinh quang ở đấu trường trong nước. Khi ông cùng với bản hợp đồng mới của Liverpool lúc đó là John Toshack giúp cho đội bóng chủ sân Anfield lên ngôi lần đầu tiên sau 7 năm ròng. Cũng năm đó, họ còn đem về Anh chiếc cúp UEFA (hay còn gọi là cúp C2 châu Âu). Keegan chính là người hùng của trận chung kết khi ghi 2 bàn ở trận lượt đi. Chung cuộc Liverpool giành thắng lợi 3-2 trước đối thủ Borussia Mönchengladbachđến từ nước Đức. Tuy nhiên, mùa giải năm sau lại là một năm thất bại đối với Keegan, khi ông và các đồng đội không bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng đá Anh, mặc dù ông vẫn thường xuyên ghi bàn vào lưới đối phương. Năm đó, CLB vô địch là Leeds United, đội bóng có chuỗi thành tích bất bại 29 trận liên tiếp trong cả mùa bóng.

Sau 323 trận và ghi được 100 bàn thắng cùng 1 chiếc cúp vô địch C1, 2 chức vô địch UEFA cúp, 3 lần đăng quang ở giải bóng đá Anh, 1 cúp FA và 2 lần giành chiến thắng trong trận chung kết siêu cúp nước Anh, Keegan chia tay Liverpool để đầu quân cho CLB Hamburg của nước Đức. Bản hợp đồng của ông với đội bóng này có giá trị 500 nghìn bảng. Ngay sau khi Keegan ra đi, Liverpool đã phải đưa Kenny Dalglish về thay thế vị trí của ông. Sau khi từ giã đội bóng thành phố cảng nước Anh, Keegan có nói: "Điều tôi sợ nhất trong quãng thời gian khoác áo Liverpool là bỏ lỡ cơ hội ghi bàn thắng đầu tiên trong màu áo đội bóng này. Nếu lần đó tôi không ghi bàn thắng có lẽ tôi đã chết ngay trên sân vì run sợ. Khi tất cả các CĐV trên sân Anfield bắt đầu cất lên lời hát 'bạn không bao giờ đơn độc' là nước mắt tôi cũng bắt đầu trào ra. Đã vài lần tôi khóc trong khi đang chơi bóng cho Liverpool."

Trải qua rất nhiều đội bóng với tư cách là cầu thủ cũng như HLV, Kevin Keegan đã để lại những ấn tượng tốt đẹp với mọi nơi ông đã đi qua. Đặc biệt là Newcastle United, CLB có biệt danh là "chích chòe" này đã dành cho người hùng của mình một tên gọi là ai cũng thèm muốn: Đấng cứu thế!

Khi chuyển từ Liverpool sang Hamburg, Keegan trở thành cầu thủ được trả cao nhất trong lịch sử bóng đá Đức khi đó. Ông ghi bàn thắng đầu tiên cho CLB mới trong trận giao hữu với Barcelona và đội bóng cũ Liverpool. Nhưng ông lại không giúp gì được Hamburg khi chịu thất thủ trong trận tranh siêu cúp châu Âu với chính Liverpool với tổng tỷ số sau hai lượt trận là 7-2. Không những thế, Keegan còn bị đuổi khỏi sân trong trận giao hữu giữa mùa giải với FC Lubeck, sau khi "nói chuyện" với một cầu thủ đối phương bằng... nắm đấm. Mùa giải đầu tiên cũng không trôi qua một cách tốt đẹp đối với Hamburg khi họ chỉ xếp thứ 10 chung cuộc. Nhưng với 12 bàn thắng cho đội bóng mới, Kevin Keegan vẫn nhận được những lời ca tụng của các CĐV, và cùng năm đó, ông nhận được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu, do tạp chí France Football bình chọn.

Mùa giải 1978/79 mới thật sự là thành công đối với Keegan và các đồng đội trong màu áo Hamburg. Với sự dẫn dắt của HLV mới, Branco Zebec, cùng với sự tỏa sáng đúng lúc của cầu thủ đến từ nước Anh, Hamburg đã lên ngôi vô địch sau 19 năm chờ đợi. Cùng với thành công trong màu áo CLB, Keegan còn tiếp tục thành công ở danh hiệu cá nhân, khi ông lần thứ 2 liên tiếp nhận giải thưởng "Quả bóng vàng châu Âu". Khi đó, ông được các CĐV yêu mến đặt cho biệt danh là: "Chú chuột vĩ đại". Sau thành công trong màu áo Hamburg, Keegan chia tay đội bóng nước Đức để trở về quê hương thi đấu cho đội bóng thành phố cảng Southampton.

Sửng sốt!

Vào ngày 10/2/1980, HLV của Southampton khi đó là Lawrie McMenemy đã mở một cuộc họp báo để công bố một tin gây chấn động thành phố Southampton nhỏ bé nói riêng cũng như cả châu Âu nói chung. Đó là việc "đương kim quả bóng vàng châu Âu" - Kevin Keegan - đồng ý về đầu quân cho họ. Đây đúng là một tin cực sốc vì Southampton là một đội bóng không được nhiều người biết đến khi đó, họ mới được chơi ở giải đấu cao nhất nước Anh khi đó. Bản hợp đồng này cho thấy HLV trưởng của họ có tài thương thuyết đến thế nào, đặc biệt khi mà Keegan chính là thủ quân của ĐT Anh tham dự cúp bóng đá châu Âu ở Italia năm đó.

Ông chơi trận đầu tiên cho Southampton là trận giao hữu với Shamrock Rovers vào ngày 23/7/190. Ở mùa bóng đầu tiên, cùng với những tên tuổi lớn khi đó như Alan Ball, Phil Boyer, Mick Channonvà Charlie George, Kevin Keegan đã giúp đội bóng này về đích ở vị trí thứ 6, cao nhất trong lịch sử tồn tại của mình. Mùa bóng sau đó, sau khi Southampton về vị trí số 1 ở nửa đầu tiên, với chỉ 3 trận thắng ở lượt sau, họ đánh mất chính mình và chỉ về đích ở vị trí thứ 7 chung cuộc. Nhưng điều đó cũng không ngăn được Keegan đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải bóng đá Anh năm đó. Thêm vào đó là huân chương danh dự của đế chế Anh dành cho những đóng góp của ông đối với bóng đá nước nhà.

Cũng năm 1982, cơ hội để Kevin Keegan cùng với các đồng đội trong màu áo ĐT Anh lên ngôi vô địch thế giới là rất lớn, khi họ vượt qua vòng loại và tham dự VCK ở Tây Ban Nha. Không may cho Keegan khi một chấn thương lưng quái ác đã cướp đi cơ hội được ra sân của ông ở vòng bảng thứ nhất. Với quyết tâm tham dự VCK năm đó, Keegan bí mật thuê một chiếc ô tô và đi đến Đức để nhờ một chuyên gia về sức khỏe mà ông biết khi còn thi đấu cho Hamburg chữa trị. Keegan trở lại Tây Ban Nha và ra sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu với đội chủ nhà. Tiếc cho Keegan khi trong một trận đấu có tính chất buộc phải thắng như vậy, ông đã bỏ lỡ một cơ hội ghi bàn mười mươi sau khi đánh đầu trượt trong một tình huống cực kỳ ngon ăn.

Sự nghiệp lừng lẫy ở Newcastle

Sau khi chia tay Southampton, Kevin Keegan quyết định đầu quân cho Newcastle vào năm 1982, khi đó đội bóng này đang phải vật lộn ở giải hạng hai. Với 48 bàn thắng trong tổng số 78 lần ra sân, Keegan đã cùng với các đồng đội nổi tiếng như Peter Beardsley, Chris Waddle và Terry McDermott đưa đội bóng này về với giải hạng nhất sau 6 năm vắng bóng. Sau thành tích tuyệt vời đó, ông nhận được sự vinh danh của CLB này như một trong những tên tuổi vĩ đại nhất trong lịch sử đội bóng, mặc dù chỉ gắn bó cùng với họ hai mùa từ 1982 đến 1984. 

Sau khi Bobby Robson lên nắm quyền ở ĐT Anh, ông không triệu tập Keegan vào đội hình chính. Keegan tỏ ra rất bực tức với quyết định này và tuyên bố sẽ không bao giờ chơi cho ĐTQG nữa. Như vậy, ông giã từ sự nghiệp thi đấu với 63 lần khoác áo ĐT Anh, cùng 21 bàn thắng ghi được và 31 lần đeo băng đội trưởng. Cùng năm đó, ông quyết định chia tay Southampton do không được HLV McMenemy ưu ái như trước. Điểm đến mới của Keegan là Newcastle, đội bóng lúc đó đang thi đấu ở giải hạng nhì

Cuối mùa bóng1983/84, Kevin Keegan quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế trước sự tiếc nuối cùa rất nhiều người hâm mộ. Trận đấu cuối cùng của ông trong màu áo Newcaslte là trận giao hữu với Liverpool. Sau trận đấu đó, Keegan đã lên máy bay trực thăng và chia tay sân St James' Park trước những tràng pháo tay nồng nhiệt của các khán giả.

Cuộc đời HLV

Mặc dù tuyên bố rằng sẽ không bao giờ "dính dáng" đến bóng đá với tư cách là một HLV, nhưng chỉ 8 năm sau trận đấu cuối cùng với Newcastle, Keegan đã nhận lời dẫn dắt đội bóng này với mục đích đưa họ thoát ra khỏi cơn khủng hoảng trong thời gian đó. Ngay lập tức, ông cứu đội bóng này khỏi xuống hạng và tiếp tục được chơi ở giải hạng nhất ở mùa giải năm 1992/93. Mặc dù nhiều nhà quan sát nhận xét rằng, Newcastle cũng sẽ chỉ xếp trên hạng 20 vào bậc là cùng, nhưng với 11 chiến thắng liên tiếp, Newcastle dưới sự dẫn dắt của Keegan bỗng nhiên trở thành ƯCV nặng kí nhất cho danh hiệu vô địch. Thành công tiếp tục đến với đội bóng này, khi họ đưa về bản hợp đồng kỉ lục của CLB, Andy Cole từ Bristol City. Với 12 bàn thắng trong tổng số 12 trận đấu cuối cùng của mùa giải, Andy Cole giúp Newcastle đăng quang ở giải hạng nhất, và đương nhiên lên chơi ở đấu trường ngoại hạng.

Mùa bóng 1993/94 đối với người hâm mộ đội chủ sân St James' Park giống như một giấc mơ vậy. Họ được chứng kiến Newcastle chơi thăng hoa và về đích ở vị trí thứ 3 chung cuộc, đồng nghĩa với việc được tham dự cúp châu Âu lần đầu tiên kể từ những năm 1970. Trong khi đó, Andy Cole trở thành "vua phá lưới" với 34 bàn thắng, đồng thời trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất một mùa giải trong lịch sử CLB. Tuy nhiên, một năm sau, chính Andy Cole lại là "tội đồ" khi chuyển đến Manchester United, khiến hàng công của Newcastle giảm hẳn sức mạnh. Họ đã thắng 6 trận liên tiếp và tràn trề cơ hội lên ngôi vô địch sau  67 năm chờ đợi. Tuy nhiên, những thất bại sau đó đã khiến đội bóng này chỉ về đích ở vị trí thứ 6 và không được tham dự cúp châu Âu.

Sau khi đưa Alan Shearer về với CLB và đang "làm mưa làm gió ở đấu trường ngoại hạng Anh năm 1997, Kevin Keegan đã tuyên bố từ chức một cách đầy bất ngờ. Ông tuyên bố sẽ chia tay đội bóng vào cuối mùa giải năm đó. Ông chỉ phát biểu rất ngắn về quyết định của mình: "Đó là quyết định của tôi và nó thuộc về cá nhân. Tôi thấy mình cũng đã làm hết sức vì CLB và tốt hơn hết là tôi nên dừng lại ở đây. Tôi luôn mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đội bóng trong tương lai."

Sau khi chia tay Newcastle, Kevin Keegan còn dẫn dắt Fulham, ĐT Anh và Manchester City. Mặc dù vậy, ông không có được thành công như những gì đã trải qua với đội chủ ấn St James' Park trước đó. Cho đến ngày 16/1/2008, ông lại nhận lời quay trở lại với Newcastle sau khi đã tuyên bố "đoạn tuyệt" với bóng đá. Nhiệm vụ của ông lần này lại là giúp đội bóng lấy lại được hình ảnh vốn có sau khi không thành công với Sam Allardyce. Mặc dù sự khởi đầu không suôn sẻ với 8 trận không biết mùi chiến thắng. Tuy nhiên, chuỗi trận thành công sau đó đã giúp Newcastle về đích ở vị trí thứ 12, vị trí mà không CĐV nào dám nghĩ tới trong cơn khủng hoảng khi đó. Dù sao, "mối tình cũ" của Keegan và Newcastle đã không diễn ra tốt đẹp. Khi mà ở đầu mùa giải mới, vì mâu thuẫn về chính sách chuyển nhượng với ban lãnh đạo đã khiến Keegan bị sa thải. Điều này đã dẫn đến sự phẫn nộ đối với các CĐV yêu mến đội bóng. Họ đã quyết định tổ chức biểu tình và lập hẳn một hội chống lại ban lãnh đạo đội bóng và đòi họ phải ra đi.

Chỉ cần điều đó cũng thấy được tầm ảnh hưởng của Keegan lớn đến mức nào. Ông đã đem lại cho Newcastle quá nhiều mỗi khi làm việc với họ. Chính vì thế, đối với St James' Park, Keegan là "đấng cứu thế" là một vị thánh sống trong lòng họ.

George Best - Đơn giản là "The Best"

Sau những tháng ngày cống hiến cho Manchester United, George Best được biết đến như một trong những tài năng lỗi lạc nhất của bóng đá châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Ở quê hương ông, Belfast, Bắc Ailen, những người hâm mộ có một khẩu hiệu rằng" Maradona tuyệt vời, Pele xuất sắc hơn, còn Best là số 1".

Sinh ngày 22 tháng 5 năm 1946 ở Belfast, Bắc Ailen, George Best chính là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất thế giới mọi thời đại. Ông có những khả năng tuyệt vời mà một cầu thủ chạy cánh cần đến: khả năng chọn địa điểm, khả năng điều tiết trận đấu, những pha bứt tốc độ nhanh khủng khiếp, thuận cả hai chân, nhạy bén trong việc ghi bàn và khả năng đánh bại những cầu thủ phòng ngự siêu đẳng nhất. Đó chính là những gì khiến Best trở thành "số 1" trong lòng những người hâm mộ bóng đá. Đặc biệt là những ai yêu mến Manchester United - CLB mà ông đã để lại tên tuổi của mình trên bầu trời "túc cầu giáo". Điểm sáng nhất đối với George Best là chức vô địch châu Âu của "Quỷ đỏ" năm 1968. Cùng năm đó, ông "lên ngôi một mình" ở danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu". Chỉ có điều, cũng giống như không ít những tên tuổi lớn khác, George Best chưa một lần cùng ĐTQG tham dự một kỳ World Cup nào trong sự nghiệp cầu thủ của mình. 37 lần ra sân và 9 bàn thắng là những gì George Best để lại cho ĐTQG Bắc Ailen.

Khi George Best 15 tuổi, ông đã được chuyên gia săn tìm tài năng của Manchester United, Bob Bishow phát hiện. Ông đã nói với HLV trưởng của MU lúc đó là Sir Matt Busby rằng: "Tôi đã tìm được cho ngài một thần đồng bóng đá." Mặc dù bị chê là quá nhỏ và... nhẹ cân so với tuổi 15, nhưng cuối cùng giám đốc nhân sự Joe Amstrong cũng đã quyết định ký hợp đồng với cầu thủ người Bắc Ailen này.

Hai năm sau, vào ngày 14 tháng 9 năm 1963, George Best có trận đấu đầu tiên của mình trong màu áo "Quỷ đỏ". Khi đó MU đối đầu với West Bromwich Albion và có chiến thắng tối thiểu 1-0. Sau đó hai tuần, Best có bàn thắng đầu tiên cho đội chủ sân Old Trafford bằng pha lập công vào lưới Burnley. Kết thúc mùa giải năm đó, Best ghi được 6 bàn cho MU, và cùng với CLB này về nhì ở giải vô địch quốc gia, ngậm ngùi nhìn Liverpool lên ngôi. Nhưng chỉ một năm sau, George Best đã được nếm mùi vinh quang trên đỉnh cao của bóng đá Anh, khi cùng các đồng đội trong màu áo MU lên ngôi và ngạo nghễ nhìn sự xuống dốc thê thảm của Liverpool (năm đó The Kop đứng ở vị trí thứ 7).

George Best chính thức đi vào lòng người hâm mộ khi ông 20 tuổi. Đó là màn trình diễn không thể xuất sắc hơn trong trận tứ kết cúp C1 với Benfica năm 1966. Hai bàn thắng trong trận đấu đó đã khiến tên tuổi của ông được tung hô trên rất nhiều các mặt báo thể thao ở Anh cũng như một số nước khác. Tài năng của George Best đã được các phương tiện thông tin đại chúng đưa lên tận mây xanh. Ông còn được gọi là thành viên thứ 5 của Beatle. Với mái tóc dài, khuôn mặt điển trai và cuộc sống khá "ngông" ngoài sân cỏ, George Best ngày càng nổi tiếng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới mộ điệu. Thậm chí ông còn được mời tham gia chương trình Top of the Pops - một chương trình trên truyền hình chỉ dành riêng cho các ngôi sao ca nhạc ở Anh. Ngoài cái nickname "Người Beatle thứ 5", Best còn được gọi yêu mến là "cậu bé Belfast" nơi quê nhà.

Mùa bóng 1966/67 cũng là một năm thành công của Best và MU, khi ông cùng "Quỷ đỏ" lên ngôi sau khi tạo ra khoảng cách 4 điểm chung cuộc với đội đứng sau. Nhưng một năm sau mới là đỉnh cao của huy hoàng đối với người đàn ông đến từ Belfast. Lần đầu tiên MU lên ngôi ở đấu trường châu Âu, cũng là lần đầu tiên George Best nâng cao chiếc cúp vô địch C1 trong đời. Đặc biệt hơn, ông cũng là người ghi bàn trong chiến thắng 4-1 của MU trước Benfica trong trận chung kết. Tất cả những tinh hoa mà Best thể hiện trong mùa giải năm đó đã khiến ông được nhận giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu". Một phần thưởng nữa dành cho Best là danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm do Hiệp hội các cây bút thể thao bầu chọn.

Tuy nhiên, đó cũng là những điều tuyệt vời nhất mà "Belfast Boy" làm được trước khi sa đà vào những scandal ngoài sân cỏ. George Best mở liên tiếp 2 hộp đêm ở Manchester là Oscar's và Slack Alice's (sau này đổi tên thành Hộp đêm phố 42). Ông còn hợp tác với cầu thủ của Manchester City, Mike Summerbee mở những cửa hàng thời trang. Tuy nhiên, George Best thành công hơn ở những "lĩnh vực": cờ bạc, người đẹp và rượu. Chính điều đó đã khiến sự nghiệp của ông xuống dốc không phanh. Sau 466 lần ra sân với 178 bàn thắng, George Best chia tay MU vào năm 1974, khi đó ông 27 tuổi. Với 11 năm khoác áo "Quỷ đỏ", Best là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho MU trong 6 năm liên tiếp. Mùa bóng 1967/68, ông có danh hiệu "Vua phá lưới giải ngoại hạng Anh". Trong hơn một thập kỷ sau, Best đầu quân cho 11 CLB khác nhau, nhưng không ở đâu ông có thể lại là chính mình như khi còn là một cầu thủ của MU.

Năm 1999, Best được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới (IFFHS) xếp thứ 11 trong danh sách những cầu thũ vĩ đại nhất châu Âu, và thứ 16 trong danh sách những cầu thủ vĩ đại nhất thế giới của thế kỷ trước. Vào năm 2004, năm kỷ niệm 100 năm ngày tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới (FIFA) ra đời, huyền thoại Pele cũng đã đề tên George Best trong danh sách 125 cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại hiện còn sống. Đó là những danh hiệu vinh quang mà ông xứng đáng được nhận sau những gì đóng góp cho nền bóng đá châu Âu và thế giới.

Cuộc sống xa hoa và trác táng ngoài sân cỏ đã cướp đi sức khỏe của George Best. Ông không tránh khỏi số phận của một cầu thủ "lắm tài nhiều tật" và đã từ giã cõi đời vào ngày 25 tháng 11 năm 2005 vì bệnh sơ gan do uống quá nhiều rượu. Mặc dù không còn nhìn thấy George Best trên cõi đời, nhưng những hình ảnh, những khoảnh khắc tuyệt vời trên sân cỏ của ông sẽ mãi mãi trong tâm trí những người hâm mộ môn thể thao Vua. Những gì thuộc về cuộc sống cá nhân ngoài sân cỏ của ông không thể nào làm lu mờ đi được điều tuyệt diệu mà ông mang đến cho thế giới bóng đá, cho những phút giây khiến cả cầu trường sôi động và bất ngờ với những pha bứt phá đầy tốc độ và không kém phần khéo léo của ông. Hãy yên nghỉ nhé George Best! Hình ảnh của ông luôn ở trong tim những người hâm mộ bóng đá thế giới. Đối với một góc nào đó trong cái cộng đồng yêu mến "túc cầu giáo" rộng lớn này, ông mãi mãi là BEST, mãi mãi là số 1...

Zidane

Zidane tên đầy đủ là Zinédine Yazid Zidane , người hâm mộ đặt cho anh biệt danh là Zizou , anh được coi như một trong những cầu thủ suất sắc nhất mọi thời đại của BĐ Thế giới .

Tin the thao CỰC NHANH. WEBSITE Cập nhật tin the thao , bong da MỚI NHẤT . Cập nhật tin tức bong da 24h, the thao 24h nhanh nhất VIỆT NAM. Ngắm anh the thao ĐẸP VÀ HÓT NHẤT.

Anh sinh ngày 23 tháng 6 năm 1972 tại TP cảng Marseille , Pháp . Anh là cầu thủ bóng đá người Pháp , gốc Algérie . Zidane từng dẫn dắt ĐT Pháp đăng quang ngôi vô địch Thế giới năm 1998 lần đầu tiên khi World Cup được tổ chức trên đất Pháp , sau đó 2 năm là chức vô địch Euro 2000 , sự nghiệp thi đấu quốc tế đầy vinh quang của anh khép lại với danh hiệu quả bóng vàng ở WC 2006 mặc dù đội bóng của anh đã chịu thất bại trước ĐT Italia trong loạt sút luân lưu đầy may rủi .

Khởi đầu sự nghiệp :

Zidane được sinh ra ở thành phố cảng Marseille của Pháp và là con trai trong một gia đình nhập cư gốc Algérie. Cha và mẹ của anh, Smail và Malika, đã di cư từ làng Aguemone thuộc vùng Kabylie của Algérie năm 1953 đến định cư ở Paris, trước khi chuyển đến Marseille một vài năm sau .

HLV Jean Varraud của đội bóng thành phố Cannes ngay lập tức bị cuốn hút khi thấy cậu bé 14 tuổi chơi bóng. Ông mời Zidane về AS Cannes. Và sau 6 tuần thử, Zidane được kí hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong cuộc đời.

Điều đáng tiếc là Zidane không được thi đấu cho đội bóng quê hương, đồng thời cũng là đội bóng anh ưa thích nhất: Olympique de Marseille. Kể cả sau khi thành danh rồi, anh vẫn khao khát được một lần được mặc chiếc áo trắng của Marseille.

Zidane ra mắt ở giải hạng Nhất Pháp vào ngày 20 tháng 5 năm 1989 khi AS Cannes tiếp FC Nantes của Didier Deschamps và Marcel Desailly trên sân khách. Lúc đó, Zidane chưa đầy 17 tuổi. Đến ngày 8 tháng 2 năm 1991, anh ghi được bàn thắng đầu tiên và đội bóng “chịu hậu quả” cũng chính là Nantes. Phần thưởng cho bàn thắng đầu tiên là một chiếc ô tô do đích thân chủ tịch đã hứa tặng. Mùa bóng năm đó không thể thành công hơn với đội bóng thành phố biển. Họ được lên chơi ở cúp UEFA.

Tuy nhiên ngay năm sau, Cannes lại bị loại khỏi cúp UEFA, và nghiêm trọng hơn là họ bị xuống hạng.

Zidane chuyển đến FC Girondins de Bordeaux vào mùa hè năm 1992 khi vừa tròn 20 tuổi. Anh đã ghi 10 bàn thắng trong mùa bóng đầu tiên và 6 bàn trong 3 mỗi mùa bóng kế tiếp và trở thành linh hồn của đội bóng.

Ở đây, với sự kết hợp của bộ tam hoàn hảo gồm Zidane, Bixente Lizarazu và Christophe Dugarry ở ba tuyến, Bordeaux đã đoạt được cup Intertoto để bước vào đấu trường châu Âu bằng “cửa hậu”.

Bordeaux đã hạ gục A.C. Milan 3-0 sau khi thúc thủ 0-2 ở trận lượt đi nhờ sự toả sáng của Zidane và Dugarry.

Trong trận tứ kết với Real Betis, Zidane sút tung lưới đội bóng TBN này bằng một cú nã đại bác kinh điển từ khoảng cách 40 m. Ở trận bán kết với Slavia Praha, anh trình diện làng bóng đá thế giới cú lừa bóng điệu nghệ theo kiểu xoay người 180 độ (roulettes) khiến cả giới túc cầu phải trầm trồ thán phục và nhiều cầu thủ sau đó đã bắt chước.

Ở trận chung kết lượt đi với “Hùm xám” Bayern München, Zidane bị treo giò. Đội bóng rượu vang không Zidane đã để thua 0-2 và sau đó để mất chiếc cup UEFA năm 1996 vào tay đối thủ.

Ngay năm 1995, đội ĐKVĐ Premiership Blackburn đã có ý định kí hợp đồng với Zidane. Chính HLV Kenny Dalglish công khai bày tỏ mong muốn có được Zidane và Dugarry trong đội hình. Thế mà khi đề nghị mua cầu thủ được đệ trình đến ông chủ của Blackburn là Jack Walker thì ông này tuyên bố một câu xanh rờn: “Việc gì phải kí hợp đồng với Zidane khi đội ta đã có… Tim Sherwood?”

 Thật sự là một câu hỏi hết sức ngờ nghệch thể hiện tầm cỡ vĩ đại của một ông trùm của một đội bóng vĩ đại ở ao làng Premiership  

Toả sáng tại Juventus

Nhưng các ông lớn của bóng đá châu Âu không mấy ai ngờ nghệch như Jack Walker cả. Năm 1996, Zidane chuyển đến Ý cho đội bóng ĐKVĐ Champions League Juventus FC với phí chuyển nhượng là 3 triệu bảng Anh. Anh đã cùng đội bóng giành Scudetto mùa 1996-97 và cúp Liên lục địa, nhưng lại thất bại trong trận CK C1 năm 1997 với tỉ số 1-3 trước Borussia Dortmund. Anh đã ghi được 7 bàn trong 32 trận để giúp Juventus giữ lại Scudetto mùa tiếp theo nhưng cũng lần thứ hai liên tiếp thúc thủ trong trận CK C1, lần này là trước Real Madrid.

Juventus thi đấu không thành công ở cúp C1 năm 2000 – 2001, còn Zidane thì phải lĩnh chiếc thẻ đỏ khi húc đầu vào Jochen Kientz của Hamburger SV. Chiếc thẻ đỏ này cộng với chiếc thẻ đỏ ở Serie A trước đỏ khiến Zidane mất khá nhiều điểm trong cuộc bầu chọn Quả bóng Vàng năm đó.

Năm 2001, Zidane đã gia nhập “dải thiên hà” Real Madrid với 76 triệu euro, khoản phí chuyển nhượng tốn kém nhất trong lịch sử bóng đá thời điểm đó trong một hợp đồng bốn năm.

Anh đã ghi được bàn thắng quyết định đem về cho Real chiếc cúp C1 thứ 9 và là chiếc cúp C1 đầu tiên của anh trong chiến thắng 2-1 trước Bayer Leverkusen năm 2002. Mùa tiếp theo, Zidane giúp CLB giành chức vô địch La Liga và anh lần thứ ba được FIFA bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Ở Real lúc đó là cả một dải thiên hà với các sao sáng như Luís Figo, Roberto Carlos, David Beckham, Ronaldo, Raúl González… nhưng nhiều tờ báo cho rằng Zidane là khoảng 50% sức mạnh của Real.

Năm 2004, người hâm mộ bình chọn anh là “Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu” trong vòng 50 năm qua thông qua một cuộc bỏ phiếu trên Internet. Cũng nhân dịp kỉ niệm 100 năm FIFA, anh được bầu chọn trong danh sách 100 cầu thủ tiêu biểu mọi thời đại của làng túc cầu (FIFA 100).

Zidane lập được cú hat-trick đầu tiên ở tuổi 33 trong chiến thắng 4-2 trước Sevilla FC, nhưng mùa bóng cuối cùng của Zidane ở Real đã “trắng tay”. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2006, Zidane chơi trận cuối cùng cho Kền kền trắng và cũng ghi được bàn thắng cuối cùng ở cấp độ CLB trong trận hoà 3-3 với Villarreal CF. Toàn đội bóng và CĐV đều mặc áo có đề “Zidane 2001-2006″ để cảm ơn anh.

Zidane tuyên bố sẽ chính thức giải nghệ sau World Cup 2006.

Trong màu áo đội tuyển Pháp

Ngày 17 tháng 8 năm 1994, anh lần đầu tiên được gọi vào ĐTQG khi 22 tuổi trước ĐT CH Czech trên chính sân Parc Lescure của Bordeaux. Anh vào sân ở phút 63 khi Pháp đang bị dẫn 0-2. Nhưng có Zidane trên sân, mọi thứ đã thay đổi. Anh ghi một cú đúp vào lưới đối thủ giúp Pháp có một trận hoà 2-2.

Từ đó, Zidane trở thành một cầu thủ không thể thiếu trong chiến lược trẻ hoá đội tuyển Pháp hướng tới World Cup 1998 của HLV Aimé Jacquet. Bất chấp mọi lời chỉ trích, Jacquet đặt tất cả niềm tin vào Zidane, Djorkaeff… và mạnh tay gạt bỏ những ngôi sao thành danh như Cantona, Ginola…

Đỉnh cao sự nghiệp của Zidane là chức vô địch thế giới năm 1998 với ĐT Pháp trên sân nhà. Tưởng chừng đó là một World Cup bỏ đi với anh khi ngay trong trận đấu bảng thứ 2, Zidane đã lĩnh thẻ đỏ trực tiếp khi đạp vào chân một hậu vệ của Arap Xêut. Thế nhưng, sau khi Pháp chật vật lọt qua vòng 2 bằng chiến thắng ở phút cuối cùng của hiệp phụ trước Paraguay, Zidane đã trở lại và toả sáng rực rỡ. Đỉnh điểm là hai cú tét đầu thành bàn trong trận CK với Brasil giúp Pháp lần đầu đăng quang. Zidane là ngôi sao của những thời khắc lịch sử.

Zidane tiếp tục thăng tiến với ĐT Pháp bằng chức vô địch Euro 2000. Pháp trở thành đội đầu tiên giữ cả hai chức vô địch thế giới và châu Âu kể từ khi Tây Đức vô địch vào năm 1974. Anh ghi một bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha bằng cú sút phạt thần sầu, rồi bàn thắng vàng loại Bồ Đào Nha khỏi bán kết. Zidane được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của Euro 2000.

Trước kì World Cup 2002 diễn ra, Pháp thống lĩnh mọi danh hiệu của làng túc cầu. Và ngay cả những người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận họ là ứng cử viên số 1, là vô đối. Nhưng trước khi WC diễn ra đúng một tuần, Zidane dính chấn thương đùi trong trận giao hữu với Hàn Quốc. Vì thế, Zidane phải ngồi ngoài 2 trận đấu đầu tiên. Vắng anh, Pháp như bị mất hết sức mạnh và nhuệ khí và chịu thua 0-1 trước “đàn em” Sénégal rồi hoà không bàn thắng với Uruguay trong một trận cầu mà Thierry Henry phải lĩnh thẻ đỏ.

Dù chưa lành vết thương nhưng Zidane phải nén đau lết chiếc chân băng bó ra chơi trận đấu quyết định với Đan Mạch nhưng anh cũng không thể giúp gì cho đội Pháp đã rệu rã. Pháp kết thúc WC 2002 trong sự hổ thẹn khi về nước mà không ghi nổi một bàn thắng.

Ngày 12 tháng 6 năm 2004, sau khi Pháp bị Hy Lạp loại khỏi Euro 2004, Zidane tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá quốc tế. Tuy nhiên, khi thấy đội Pháp quá chật vật với vòng loại World Cup 2006, theo lời mời của HLV Raymond Domenech, Zidane trở lại đội tuyển và ngay lập tức được trao chiếc băng đội trưởng. Với Zidane trở lại, Pháp thi đấu khởi sắc hẳn lên và lọt vào VCK World Cup.

Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Zidane đạt được cột mốc 100 lần khoác áo ĐTQG trong chiến thắng 1-0 trước Mexico, trở thành người Pháp thứ tư đạt được điều này sau Marcel Desailly, Didier Deschamps và Lilian Thuram.

Sau khi bị phải ngồi ngoài đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 34 trong trận cuối cùng củaTrước kì World Cup 2002 diễn ra, Pháp thống lĩnh mọi danh hiệu của làng túc cầu. Và ngay cả những người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận họ là ứng cử viên số 1, là vô đối. Nhưng trước khi WC diễn ra đúng một tuần, Zidane dính chấn thương đùi trong trận giao hữu với Hàn Quốc. Vì thế, Zidane phải ngồi ngoài 2 trận đấu đầu tiên. Vắng anh, Pháp như bị mất hết sức mạnh và nhuệ khí và chịu thua 0-1 trước “đàn em” Sénégal rồi hoà không bàn thắng với Uruguay trong một trận cầu mà Thierry Henry phải lĩnh thẻ đỏ.

Dù chưa lành vết thương nhưng Zidane phải nén đau lết chiếc chân băng bó ra chơi trận đấu quyết định với Đan Mạch nhưng anh cũng không thể giúp gì cho đội Pháp đã rệu rã. Pháp kết thúc WC 2002 trong sự hổ thẹn khi về nước mà không ghi nổi một bàn thắng.

Ngày 12 tháng 6 năm 2004, sau khi Pháp bị Hy Lạp loại khỏi Euro 2004, Zidane tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá quốc tế. Tuy nhiên, khi thấy đội Pháp quá chật vật với vòng loại World Cup 2006, theo lời mời của HLV Raymond Domenech, Zidane trở lại đội tuyển và ngay lập tức được trao chiếc băng đội trưởng. Với Zidane trở lại, Pháp thi đấu khởi sắc hẳn lên và lọt vào VCK World Cup.

Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Zidane đạt được cột mốc 100 lần khoác áo ĐTQG trong chiến thắng 1-0 trước Mexico, trở thành người Pháp thứ tư đạt được điều này sau Marcel Desailly, Didier Deschamps và Lilian Thuram.

Sau khi bị phải ngồi ngoài đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 34 trong trận cuối cùng của vòng bảng do đã lĩnh đủ 2 thẻ vàng, Zidane đã kiến tạo Patrick Vieira ghi bàn và tự mình ghi bàn “kết liễu” Tây Ban Nha vào phút 91 trong trận đấu vòng 2. Pháp gặp lại Brasil ở tứ kết. Và lão tướng 34 tuổi này đã làm lu mờ tất cả dàn sao của Brasil gồm cả Ronaldinho, Ronaldo, Robinho, Kaká… bằng những vũ điệu mê hồn để qua mặt các vũ công samba. Từ đường sút phạt của anh, Thierry Henry đã ghi bàn thắng quyết định đem về chiến thắng 1-0. Zidane được bầu chọn là Man of the Match.

Sau khi ghi bàn quyết định giúp Pháp loại BĐN ở bán kết, Zidane lại một lần nữa lập công trong trận CK World Cup bằng cú sút phạt penalty hất bóng kì diệu kiểu panenka. Tuy nhiên, anh đã bị truất quyền thi đấu ở phút thứ 110 của hiệp phụ thứ 2 sau khi húc đầu vào Matterazzi. Thiếu anh, một lần nữa, Pháp thúc thủ, nhưng lần này là trên chấm phạt đền oan nghiệt.

Có lẽ khi thực hiện cú húc đầu vào ngực của Materazzi , Zizou đã lường trước được mọi chuyện , nhưng anh không thể làm khác được khi mà trung vệ người Italia đã xúc phạm đến người thân của anh.

Và có lẽ , với những CĐV yêu mến anh , hình ảnh Zidane lầm lũi rời khỏi SVĐ là một hình ảnh để lại nhiều cảm xúc nhất

Tuy nhiên, sau đó, Zidane đã được trao giải thưởng “Quả bóng Vàng” World Cup[9].

Anh và các đồng đội được chào đón ở quê nhà như những người hùng. Chính Tổng thống Jacques Chirac ca ngợi Zidane là một “người đàn ông của nhiệt huyết”.

Diego Armando Maradona: Vị thánh và tên tội đồ 

Có một lúc nào đó người ta từng coi Diego Armando Maradona là tên tội đồ, nhưng sau tất cả, anh vẫn là vị thánh trong trái tim nhiều, rất nhiều người.

Vị thánh

Cầu nguyện cho Diego .

Mùa hè năm 1986, ở độ cao 2.500m trên sân Azteca tại Mexico City, Diego Maradona bật cao hơn thủ môn Peter Shilton và dùng "bàn tay của Chúa" đưa bóng vào lưới đội tuyển Anh. Đó là lúc anh ở gần mặt trời nhất. Đó cũng là lúc anh từ giã hình ảnh "cậu bé vàng" để đạt tới ngưỡng của sự vĩ đại, không chỉ đối với đất nước Argentina mà cả thế giới rộng lớn này.

Chỉ một khoảnh khắc sau "bàn tay của Chúa", Maradona lại làm cả thế giới rơi nước mắt sau một pha bóng có lẽ là đẹp nhất trong lịch sử các kỳ World Cup. Nhận bóng từ phần sân nhà, giữa sự kèm cặp của 2 đối thủ Peter Reid và Peter Beardsley, Maradona đã biểu diễn một màn pháp thuật diệu kỳ. Anh chạy vòng qua mặt Beardsley, dốc thẳng xuống cánh phải trước sự chới với của 2 cầu thủ Anh, trên đường đi tới, anh đánh bại hậu vệ Terry Butcher và loại khỏi vòng chiến đấu đối thủ Terry Fenwick trước khi làm xiếc với thủ môn Peter Shilton và tung cú sút rung lưới quân Anh. Trong suốt hành trình hơn nửa chiều dài mặt sân, quả bóng cứ như dính chặt vào đôi chân của Maradona; mọi vật cản đều trở nên nhỏ bé và người anh hùng dân tộc Argentina đã sinh ra trong khoảnh khắc ấy. Tất cả những ai chứng kiến kỳ World Cup rực lửa trên cao nguyên Mexico lúc đó đều biết rằng một vị thánh của bóng đá đã xuất hiện. Vị thánh đó là Maradona và vị thánh đó, gần như chỉ một mình, đã đưa đất nước Argentina trở lại đỉnh cao thế giới.

Trở về từ kỳ tích Mexico, Maradona tiếp tục thăng hoa trên đất Ý. Bằng đôi chân ma thuật của mình, anh đưa đội bóng vô danh Napoli đến với danh hiệu Scudetto năm 1987 và sau đó 2 năm là chiếc Cúp UEFA danh giá.

4 năm sau Mexico City diễm tuyệt, Maradona vẫn là vị thánh tại mùa hè rực lửa trên đất Ý. Cùng với bản nhạc Un'Estate Italiana huyền hoặc của Gianna Nannini, những bước chân Diego Maradona là tất cả những gì đẹp nhất mà người ta được chứng kiến trong kỳ World Cup này. Và cho dù sau đó Argentina gục ngã trước Đức trong trận chung kết, hình ảnh một Maradona thần thánh vẫn vẹn nguyên.

Tên tội đồ

Sau những tháng ngày vinh quang, bóng tối bắt đầu bao trùm lên cuộc đời của Maradona huyền thoại. Khi anh tới nước Ý để đưa Napoli leo lên đỉnh cao chói lọi cũng là lúc anh dấn thân vào thế giới đầy rẫy những cạm bẫy. Tồi tệ thay, nếu như trên sân cỏ, Maradona không bao giờ gục ngã trước bất kỳ một đối thủ nào thì trong trường đời, anh đã phải khuất phục trước những bàn tay đen tối. Những băng đảng mafia nước Ý, những liều ma túy chết người, những cuộc vui say, hoan lạc dần biến vị thánh của bóng đá thế giới thành một gã du côn. Nghiện ngập và cáu kỉnh, Maradona bắt đầu hủy hoại hình ảnh thần thánh của mình.

Ngày 17/3/1991, FIFA ban bố lệnh cấm thi đấu 15 tháng đối với Maradona sau khi phát hiện anh sử dụng chất kích thích. 15 tháng là một thời gian quá dài đối với một cầu thủ bóng đá. 15 tháng, đối với một con người yêu trái bóng cuồng nhiệt và có cá tính mạnh mẽ như Maradona quả là thử thách không thể vượt qua. Thế là, những hình phạt với mục đích răn đe đã vô tình đẩy anh tiếp tục lún sâu vào vũng lầy tội lỗi.

Sau 15 tháng "lưu đày", Maradona trở lại sân cỏ với khát vọng tẩy sạch hình ảnh đen tối của quá khứ. World Cup 1994 là cơ hội lớn dù lúc này anh không còn trẻ nữa. Anh khởi đầu giải đấu trên đất Mỹ khá suôn sẻ; những bước chạy của anh, dù không mạnh mẽ như 8 năm trước tại Mexico nhưng vẫn mang một chút gì đó rất ma quái. Thế nhưng, chỉ sau vài bước chạy, Maradona đã trượt chân. Anh bị loại khỏi giải đấu vì dính tới ma túy. Một lần nữa, thanh danh của thiên tài bóng đá thế giới lại hoen ố.

Maradona những năm tiếp sau đó là một người đàn ông mập ú, hút xì gà như hun khói và sẵn sàng gây sự với bất cứ ai. Anh xách súng đuổi những tay phóng viên tò mò, hét lên trước mặt những vị trọng tài kém cỏi và dùng nắm đấm với những ai mon men đến gần. Anh tiếp tục xài chất cấm và cơ thể ngày một rệu rã đi. Cuối cùng, vị thánh ngày nào đã lâm trọng bệnh. Cơ thể của một Maradona thiên tài không thể đứng vững trước sự hủy hoại tàn bạo của ma túy.

Sau tất cả, anh vẫn là vị thánh

Hình ảnh “Bàn tay của Chúa”.

Năm 2002, người ta đã lập một nhà thờ mang tên "Hand of God" (Bàn tay của Chúa) tại thành phố Rosario ở Argentina để thờ đấng Diego Armando Maradona. Người ta lấy những cuốn tự truyện của Maradona làm kinh thánh, lấy những câu phát biểu của anh làm "lời răn của Chúa", lấy ngày sinh của Maradona làm mốc để tính lịch. Những ai từng giúp đỡ Maradona thì được phong thánh; những ai từng không tốt với anh bị biến thành quỷ dữ. Những tín đồ của Maradona giáo đặt tên cho con trai mình là Diego. Từ 400 tín đồ trong ngày thành lập, đến nay, Maradona giáo đã thu hút khoảng 20.000 người tham gia trên toàn cầu.

Tất nhiên, sự ra đời tôn giáo trên chỉ là một phần nhỏ trong những tình cảm mà người hâm mộ dành cho siêu cầu thủ Nam Mỹ này. Dù lúc này hay lúc khác, ở một vài nơi nào đó, một vài người nào đó vẫn còn nặng thành kiến với quá khứ của Maradona nhưng những người yêu mến anh vẫn ngày một nhiều. Người ta yêu mến Maradona vì ngoài tài năng, anh là con người biết yêu và biết ghét đến tận cùng, một con người không cần những nghi thức ngoại giao, thẳng thắn phỉ nhổ vào những kẻ đạo đức giả.

Tuần qua, khi Maradona ngã bệnh, hàng ngàn người đã kéo đến xung quanh bệnh viện để cầu nguyện cho anh; họ thắp nến, hát vang những bài ca ngợi Diego thành thánh và giương cao hình ảnh của anh, của gia đình anh. Tổng thống Argentina cũng gửi tới bức thông điệp: "Trân trọng ôm hôn Diego. Chúc anh chóng bình phục. Như tất cả mọi người dân Argentina, tôi vô cùng đau xót khi được tin Diego lâm bệnh. Tất cả chúng ta đứng bên Diego. Anh đã làm cho cả dân tộc này khóc lên vì sung sướng. Anh là một con người vĩ đại". Nhà lãnh đạo Fidel Castro của đất nước Cuba xinh đẹp cũng gửi tới Maradona lời động viên chân tình. Ngay cả đài BBC của nước Anh, đất nước từng chịu những đau khổ trước bước chân ma quái của anh, cũng liên tục phát đi hình ảnh chàng trai Maradona tung hoành qua nửa tá cầu thủ Anh.

Sau tất cả, Maradona vẫn là thần thánh, hình ảnh của anh vẫn được các công dân Argentina, từ chú bé đường phố bình thường đến những siêu sao bóng đá như Batigol, Juan Veron... xâm lên mình và khắc sâu trong tim. Không chỉ tại đất nước tango, cả thế giới vẫn hâm mộ anh và ngày đêm cầu nguyện cho anh chiến thắng lưỡi hái tử thần.

:))

“Ở Argentina, cái tên Diego Armando Maradona đi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, chỉ đứng sau Chúa và không hề thua kém Che Guevara. Hay nói một cách chính xác hơn, Maradona giống như một pho sách khổng lồ mà tất cả phải say mê tìm hiểu”*. Những trang đầu tiên của pho sách ấy khởi nguồn từ Fiorito, ngôi làng nhỏ nằm ở ngoại ô thủ đô Buenos Aires.

Nằm ở ngoại ô phía Nam Buenos Aires và cách trung tâm thủ đô Argentina không quá xa, nhưng ngôi làng Fiorito như thuộc về một thế giới khác. Trái với cuộc sống ngột ngạt và hào nhoáng của Buenos Aires, ở Fiorito chỉ có người dân lao động nghèo, những ngôi nhà dột nát cùng không ít mảnh đất bỏ hoang. Cuộc sống ở đây không được chính quyền thủ đô quan tâm, hay có thể nói trong mắt những quan chức cấp cao Fiorito không hề tồn tại. Không ít người phải bỏ xứ ra đi nhằm đổi đời, trong khi những ai ở lại phải đấu tranh để tìm kiếm từng miếng ăn.

Những đứa trẻ ở Fiorito ngoài các buổi học thì đối với chúng đồ chơi là thứ xa xỉ. Người lớn không có nhiều thời gian chăm sóc, nên chúng phải tự tìm cách để tạo nụ cười trên những gương mặt có dấu hiệu già trước tuổi. Với trẻ em ở Fiorito, trái bóng tròn là vật mang đến cho chúng niềm vui lớn nhất. Hàng chục đứa trẻ trong làng vẫn thường tụ tập trên khu đất trống để chơi bóng mỗi buổi chiều, sau giờ tan học. Chúng chơi cho đến tối mịt, khi mặt trời đã lặn và không thể nào nhìn thấy quả bóng thì mới chịu ra về, đồng thời không quên hẹn nhau cho cuộc đấu ngày hôm sau.

Trong mắt người dân Fiorito nửa sau thập niên 1960, Diego Maradona là đứa trẻ đặc biệt nhất. Với thân hình nhỏ bé, Diego luôn làm cho người đối diện phải liên tưởng đến một đứa trẻ đầy bệnh tật và đau yếu. Đúng là cậu bé Diego ấy rất dễ dàng bị quật ngã khi thời tiết thay đổi, hoặc tốn quá nhiều sức cho các trận “thư hùng” giữa những đứa trẻ trong làng, giữa trời hè nắng gắt. Nhưng ngược lại, Diego luôn là “ngôi sao” với khả năng điều khiển quả bóng rất ấn tượng, cùng tốc độ vượt trên cả những bậc “đàn anh” trong làng.

Để trở thành “ngôi sao” của Fiorito, Diego tập luyện bất cứ khi nào có thể, từ chợ, trường học cho đến trục đường tàu duy nhất chạy qua làng. Thứ mà Diego dùng để thay thế bóng có thể là cam, giẻ lau, hoặc bất kỳ vật gì khác mà cậu bé nghĩ rằng mình có thể tung hứng trên bắp đùi. Mới 6 tuổi, Diego đã là trụ cột của E’toile Rouge (Ngôi sao đỏ), một trong những đội bóng thống trị các giải đấu mà ngôi làng Fiorito tổ chức. Xuất thân ở vị trí hậu vệ, nhưng Diego luôn thích biến mình thành tiền đạo, trước khi quyết định “chạy lăng xăng và trở thành cầu thủ tự do. Chỉ có tự do thì tôi mới phát huy hết điểm mạnh của mình”**.

Là con của một trong những gia đình nghèo nhất làng, sống dưới mái nhà cũ kỹ đến mức nó có thể đổ sập xuống chỉ sau một cơn giông, nhưng Diego vẫn tự hào mà không chút mặc cảm. Diego đã sống trong ngôi nhà mà sau này anh gọi là “pháo đài vững chắc và sang trọng” ấy bằng thứ tình cảm thiêng liêng của gia đình gồm 10 miệng ăn. Trừ bố mẹ và 7 anh chị em của mình, Diego không quan tâm Mmaradonađến điều gì khác ngoài trái bóng. Với chú bé, trái bóng bị mất gần hết lớp da bên ngoài, được một người anh họ tặng trong dịp lên 3, là vật bất ly thân. Kể cả trong bữa ăn, bất chấp những lời nghiêm khắc của mẹ Tota, Diego vẫn ôm lấy quả bóng. Biết không thể ngăn cấm con trai, người mẹ đã chấp nhận cho chú bé để bóng bên cạnh trong mỗi bữa ăn, với điều kiện là rửa tay sạch sẽ.

Diego xem trái bóng cũ kỹ ấy như một người bạn, một thứ có thể làm thay đổi cuộc đời cậu, thay đổi cuộc sống của gia đình, chứ không phải việc cắp sách đến ngôi trường được xây bên cạnh bãi xe buýt mà ông bố Chitoro luôn kỳ vọng. Chính vì suy nghĩ ấy, Diego cực kỳ trân trọng quả bóng, và luôn tìm cách để điều khiển nó một cách ấn tượng nhất. Những đứa trẻ cùng chơi bóng với Diego rất nhiều lần phải tròn mắt thán phục trước kỹ năng xử lý bóng của cậu. “Ngôi nhà của tôi được thiết kế cửa ra vào bằng những sợi dây thép mà không bao giờ nó có thể che nắng được. Nếu trời mưa, đứng trong nhà đôi khi còn ướt hơn cả bên ngoài và chúng tôi phải tìm chỗ nào đó không bị dột để tụ tập vào đó. Nhưng dưới mái nhà ấy chúng tôi có những trái tim cùng nhịp đập. Cuộc sống của tôi khi ấy chỉ có bóng đá và bóng đá. Tôi muốn làm mọi thứ với bóng, đôi khi chẳng giống ai. Nếu không có bóng đá, cuộc sống của tôi không biết sẽ đi về đâu”**.

Ước mơ cháy bỏng của Diego là được trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở cái làng nghèo đói như Fiorito, dù cách Buenos Aires không xa cũng chẳng có bóng dáng một nhà tuyển trạch nào. Cho đến mùa Hè 1969, không lâu trước khi bước vào sinh nhật lần thứ 9, cuộc đời Diego Maradona mới rẽ sang một hướng mới cực kỳ quan trọng. Goyo Cazziozo, một anh lớn trong làng, nhận được thông báo tập huấn để lựa chọn nhân tài của Argentinos Juniors. Trước ngày tập trung, Goyo rủ Diego đi cùng, bởi lúc này CLB Argentinos đang rất khát tài năng trẻ. Đắn đo mãi, Diego mới dám tâm sự với mẹ và nhận được sự đồng ý của bà. Sau đó, bố Chitoro đã quyết định bớt khoản tiền cơm của gia đình để mua vé tàu cho Diego đi cùng Goyo.

Những chuyên gia tuyển lựa tài năng trẻ của Argentinos Juniors ban đầu không tin độ tuổi của Diego, bởi gương mặt già hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, và nhất là cơ bắp phát triển quá ấn tượng (nhờ việc tập luyện thường xuyên bằng cách giúp mẹ xách nước). Không mang theo bất kỳ giấy tờ cá nhân nào, Diego phải rất vất vả để thuyết phục các HLV của đội trẻ Argentinos Juniors, cùng cam kết sẽ sớm nộp giấy tờ để chứng minh tuổi (nếu không sẽ bị loại). Sau cuộc tuyển chọn, Diego là một trong những đứa trẻ chiến thắng và chính thức trở thành cầu thủ của Los Cebollitas, tức đội trẻ Argentinos Juniors. Nước mắt giọt ngắn giọt dài trên gương mặt đứa bé chưa tròn 9 tuổi. Mọi nóc nhà ở Fiorito nhanh chóng biết tin Diego trúng tuyển vào Los Cebollitas, nhưng gần như không một ai nghĩ rằng đây là sự khởi đầu để trở thành thiên tài của cậu bé mà họ vẫn gọi là Pelusita, trừ gia đình người công nhân khuân vác Chitoro…

Vượt trên nghèo đói, Diego Maradona chăm chỉ luyện tập với năng khiếu bẩm sinh, nhanh chóng trở thành ngôi sao của Los Cebollitas, trước khi khoác áo Argentinos Juniors ở độ tuổi chưa đầy 16. 5 năm đứng trong đội hình 1 của Argentinos đủ để giúp chàng trai trẻ Maradona trở thành huyền thoại của Bichos Colorados (Những chú bọ màu đỏ). Nhưng cửa thiên đường chỉ thực sự mở rộng trước mặt Diego, với sự xuất hiện của Boca Juniors…

Argentinos và quà sinh nhật lần thứ 16

Khi còn là cầu thủ của đội trẻ Los Cebollitas, Diego thường được chọn nhặt bóng trong các trận đấu chính thức của Argentinos Juniors. Rất nhanh chóng, Diego gây ấn tượng với các CĐV của Argentinos bằng những pha biểu diễn bóng không thể tuyệt vời hơn. Cái tên Diego Maradona và hình ảnh một chú bé thấp nhất trong đội ngũ nhặt bóng đi vào tâm trí CĐV Argentinos. Thậm chí, trong thời gian nghỉ giữa hiệp các trận đấu mà Argentinos chơi trên sân nhà, Diego thường được trao cơ hội biểu diễn những màn tâng bóng điệu nghệ.

Những câu chuyện về Diego Maradona nhanh chóng xuất hiện ở Argentina, trên cả phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng là lý do chính giúp Maradona lọt vào mắt Juan Carlos Montes, HLV của Argentinos thời điểm đó. Kết quả là trên băng ghế dự bị của “Bichos Colorados” có một chỗ dành cho Diego. Khi ấy, Diego mới 15 tuổi và cả Fiorito xôn xao về sự kiện này. Đó không chỉ là bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời Diego cùng với gia đình anh, mà còn là niềm tự hào của ngôi làng nghèo Fiorito.

Và rồi, điều quan trọng nhất cũng đã diễn ra. Ngày 20/10/1976, tức 10 ngày trước khi tròn 16 tuổi, Diego nhận được món quà sinh nhật sớm hết sức ý nghĩa, trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thực sự. HLV Juan Montes đã tung Maradona vào sân trong hiệp 2 trận gặp Talleres. Đó là trận đấu mà Argentinos thua 0-1, nhưng Maradona là người chiến thắng, khi anh mang đến cho gia đình mình một cuộc sống mới. Cùng với việc được ra sân, Maradona nhận tin đầy tự hào: Gia đình anh chuyển đến một ngôi nhà khang trang ở Buenos Aires do Argentinos thuê.

Diego đã ghi bàn đầu tiên chỉ 1 tháng sau đó, ngày 14/11, vào lưới San Lorenzo. Một huyền thoại mới ra đời, Maradona nhanh chóng trở thành biểu tượng của Argentinos, trước khi CLB lấy tên anh đặt cho SVĐ.

Maradona gọi, Boca trả lời

Trong những ngày bùng nổ cùng Argentinos, Maradona nhận được rất nhiều lời đề nghị hậu hĩnh từ các đội bóng lớn của Argentina cũng như châu Âu. Dù xác định mình cần chuyển đến một môi trường lớn hơn, nhưng Maradona đã từ chối tất cả. Chàng trai trẻ ấy từ chối Independiente lẫn River Plate, kẻ thống trị bóng đá Argentina khi ấy, để chờ cơ hội được chuyển sang Boca Juniors, đội bóng mà tất cả thành viên gia đình anh đều yêu thích. Đội bóng ấy cũng từng bị anh sút tung lưới 4 bàn chỉ trong một trận.

Maradona gọi, Boca trả lời. Tuy nhiên, cái cách mà Boca đưa Maradona rời khỏi Argentinos khiến anh không hài lòng. Do Boca đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, rất nhiều mánh khóe được đưa ra để hoàn tất vụ chuyển nhượng. Trong khi lời đề nghị 13 triệu USD của River bị từ chối thì Boca chỉ mất 4 triệu USD (kèm theo một loạt cầu thủ trung bình) để sở hữu Maradona. Bản thân Maradona nhận được gì? Những tờ séc và giấy tờ nhà. Tuy nhiên, Diego, một chàng trai trẻ chỉ biết đến quả bóng, đã bị Boca và những người ở cục thuế địa phương lừa một vố ngoạn mục, khi séc chỉ là những tờ giấy trắng và các căn hộ thực tế chỉ là những thứ đã được “phù phép”.

Argentinos cần được giúp đỡ nên bán Maradona cho Boca với giá bèo, trong khi bản thân anh không hề nhận được bất kỳ xu nào. Ngày 20/2/1981, khi đặt bút ký hợp đồng với Boca, Diego tâm niệm bỏ qua mọi thứ để thi đấu một mùa giải thành công nhất, trước khi sang Barcelona (Tây Ban Nha). Hai ngày sau, trong trận ra mắt trên “thánh địa” La Bombonera, Maradona lập cú đúp trong chiến thắng 4-1 của Boca trước Talleres, với 1 bàn được thực hiện từ chấm 11m. Chỉ 5 ngày trước, Maradona vẫn còn thi đấu cho Argentinos, vậy mà lúc này tên anh được các CĐV Boca hát vang.

Maradona nhanh chóng trở thành linh hồn trong lối chơi của Boca. Những bàn thắng và đường chuyền quyết định của anh đưa CLB này từ chỗ khủng hoảng lên dẫn đầu bảng xếp hạng giải vô địch QG Argentina. Từ đồng đội đến CĐV, tất cả đều dành cho Maradona thứ tình cảm rất chân thực. Vì thế mà anh hoàn toàn quên đi việc mình đã bị lừa như thế nào, để toàn tâm toàn ý cùng CLB hướng tới vinh quang. Chính Maradona đã tung đường chuyền quyết định để Perotti chọc thủng lưới Ferro Carril Oeste, ứng viên sáng giá, giúp Boca có lợi thế trong cuộc đua giành ngôi quán quân.

Kết thúc mùa giải 1981, Boca đăng quang đầy kịch tính với đúng 1 điểm nhiều hơn Ferro. Cũng mùa giải đó, Maradona được đeo băng đội trưởng của Boca trận thắng Estudiantes khi 20 tuổi vài tháng. Sân La Bombonera như nổ tung với chức vô địch. Maradona và các đồng đội nhảy múa. Trong khi đó, các CĐV đồng thanh đòi lãnh đạo CLB phải giữ “cục vàng” của mình. Với Maradona, đây là chức vô địch đáng nhớ nhất và đẹp nhất. Bởi vì, đó là mùa giải mà Maradona thực sự bùng nổ, và chức vô địch QG Argentina đầu tiên trong cuộc đời ấy gắn liền với Boca, đội bóng của tình yêu. Chính cha của Maradona đã khóc khi thấy con mình khoác chiếc áo Boca lần đầu tiên.

Nếu bỏ qua những khoản thu nhập, những tổn thất do bị lừa, Boca là thiên đường đích thực với Maradona. Nơi đây, tài năng của anh được phát huy nhiều hơn. Tên tuổi của Maradona không chỉ gói gọn ở Argentina, Nam Mỹ, mà lan rộng sang châu Âu. Từ Đông Âu đến Tây Âu, hàng loạt CLB danh tiếng xếp hàng để chờ chữ ký của Maradona, thậm chí có đội sẵn sang lót tay gần 1 triệu USD (con số khổng lồ thời bấy giờ) với hy vọng anh đồng ý.

“Cuộc đời tôi luôn là những đổi thay đầy bất ngờ”, Maradona không ít lần tâm sự như thế. Và chỉ hơn một năm sống ở “thiên đường” Boca Juniors, sự nghiệp của Maradona rẽ sang hướng khác. Lúc này, nền kinh tế Argentina đang khủng hoảng nghiêm trọng, nên lãnh đạo Boca chấp nhận những lời lẽ nặng nề của các CĐV và cắn răng để Maradona sang Barcelona. Thực tế, Boca không thể làm gì khác hơn là chấp nhận nhìn Maradona ra đi, vì nếu không có khoản phí 4 triệu USD mà Barcelona cung cấp, họ đã không thể cuỗm anh trước mũi River.

Nước mắt đã rơi trên gương mặt Maradona bởi cuộc chia tay này, nhưng anh cũng háo hức cho một cuộc sống mới. Cũng như những người Nam Mỹ khác, trong mắt Maradona châu Âu là miền đất hứa. Nhưng niềm háo hức ấy không kéo dài lâu, khi tại sân Nou Camp, Maradona gặp một kẻ “không thể nào khùng hơn và thật khó để tưởng tượng nổi có người như thế” *…

Giai thoại về Maradona

Ở Fiorito và Argentinos Juniors người ta vẫn truyền miệng câu chuyện nổi tiếng về Diego. Khi còn tập cùng Los Cebollitas, một lần Diego mải chơi nên ngã gãy tay và bị loại khỏi trận đấu. Chú bé giàn giụa nước mắt xin phép HLV Francis được ra sân. Francis không đồng ý khi nhìn vào cái tay quấn đầy băng trắng. Diego cắn chặt vào môi và trở về chỗ ngồi của mình. Sau đó, những người bạn của Diego cho biết cậu bé đã mất nửa ngày xin phép cha cho thi đấu và được ông đồng ý, thì Francis mới chấp nhận. Lúc đầu, Francis có ý định cho Diego đá vài phút, nhưng sau cùng cậu bé đá cả trận và ghi 5 bàn trong chiến thắng 7-1 của Los Cebollitas.

Đến Barcelona với không ít mơ mộng, nhưng Maradona đã không thể trụ lại sân Nou Camp quá hai năm. Châu Âu chỉ bắt đầu đẹp và lãng mạn với Maradona khi anh sang Napoli, một đội bóng yếu của Italia thời bấy giờ. Cùng với CLB thành phố cảng lớn nhất miền nam Italia, Maradona đã giành được rất nhiều vinh quang để rồi trở thành một vị thánh vĩnh cửu trong lòng người hâm mộ Napoli.

Mối bất hòa ở Barcelona

Khi rời Boca Juniors để đến Nou Camp, Maradona đã chờ đợi được chơi bóng cho CLB mạnh nhất thế giới. Rất nhiều hình ảnh đẹp đã nở ra trong đầu chàng trai trẻ, nhất là khi anh nhận được sự giúp đỡ tận tình của đồng đội người Đức, Bernd Schuster. Các cầu thủ Barcelona khác cũng dành cho Diego sự tôn trọng nhất định, sau khi đã được chứng kiến những màn trình diễn của anh trên truyền hình.

Tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó hoàn toàn trái với mơ mộng của Maradona. Dưới sự dẫn dắt của HLV người Đức Udo Lattek, Barca không được phép chơi bóng, mà mỗi cầu thủ phải trở thành một cỗ máy chém. Thể lực và những pha bóng bạo lực là thứ duy nhất Maradona được chỉ dạy. Với một người mê bóng đá đẹp và tôn thờ lối chơi kỹ thuật như Maradona, đây là sự sỉ nhục lớn, nên anh liên tục trốn tập. Thay cho những pha bóng tiểu xảo, Diego hướng dẫn các đồng đội của mình lối chơi bóng kỹ thuật dựa trên nền tảng thể lực dồi dào mà họ đã có sẵn. Lattek không thích điều đó, nhưng Josep Lluis Nunez (chủ tịch Barcelona 1978-2000) mới là người phật lòng nhất.

Nunez quá kỳ vọng vào Diego và không muốn anh làm gì khác ngoài sự sắp đặt của mình. Ngay cả những trận đấu danh dự được tổ chức ngoài thành phố Barcelona, Maradona cũng phải ở nhà nếu Nunez không muốn. Bằng ngược lại, hộ chiếu của Maradona sẽ bị chính Nunez tịch thu.

Mâu thuẫn giữa hai người mỗi lúc một lớn khi Maradona công khai chống đối, còn Nunez thì nhờ đến những thế lực chính trị để đe dọa anh. Một danh hiệu trưng trong phòng truyền thống ở Nou Camp đã bị Diego đập vỡ không chút đắn đo khi bị Nunez giữ hộ chiếu.

Quá nhiều mâu thuẫn, một lần gãy chân bởi pha vào bóng thô bạo của Andoni Goikoetxea trong trận gặp Athletic Bilbao và chứng bệnh viêm gan khiến Maradona đôi lúc mất tự chủ. Diego bắt đầu tìm đến ma túy chính trong thời gian này. Kết quả, sau hai năm ở Barcelona với ba danh hiệu, gồm Cúp Nhà vua, Siêu cúp TBN, Copa de la Liga (chỉ diễn ra bốn năm, từ 1982-1986), Maradona rời Nou Camp.

Napoli và "Thánh" Diego

Ngay từ khi còn khoác áo Argentinos, Maradona đã nhận được lời đề nghị hậu hĩnh từ Napoli. Tuy nhiên, Napoli và đất nước Italia không để lại nhiều ấn tượng trong đầu Diego, khi anh đang mơ về Boca. Khi Maradona đề cập với Nunez về chuyển nhượng, ngài chủ tịch không đồng ý mà tìm cách để nâng giá anh lên mức cao nhất có thể.

Trong suy nghĩ, Maradona đã hình dung đến việc chuyển sang Madrid hay một nơi nào đó ít nhất có truyền thống và sức mạnh. Kết quả, Napoli là đội nhận được sự chấp thuận của Barca, một phần bởi những thế lực chính trị ở TBN không muốn bất kỳ đội bóng La Liga nào cưu mang anh.

Khi đó, Napoli chỉ là một đội bóng trung bình, nếu không muốn nói là yếu, của Serie A. Chỉ vài ngày trước khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng Maradona, họ vừa ăn mừng niềm vui trụ hạng, với đúng một điểm nhiều hơn nhóm “đèn đỏ”. Nhưng ở Italia, không phải ai cũng hâm mộ Maradona.

Chủ tịch Juventus Giampiero Boniperti thời điểm ấy mỉa mai: “Những gã lùn như cậu ta không thể làm được điều gì to lớn trên sân cỏ. Cậu ta chỉ đáng khoác áo những kẻ an phận với việc trụ hạng”. Maradona có phần thất vọng khi biết Napoli chỉ cần bàn thắng của anh để tìm vé trụ hạng, và Barca đồng ý để anh sang đây cũng để tránh việc sau này hai đội gặp nhau trên đấu trường châu Âu, thay vì bán cho Milan hoặc Inter.

Nhưng nỗi thất vọng nhanh chóng được chính Maradona xua tan. Cuộc sống đầy màu sắc ở thành phố cảng sầm uất này, với những cuộc thanh trừng giữa các băng nhóm mafia, trộm cướp giữa ban ngày, người dân vất vả mưu sinh và đặc biệt là yêu bóng đá cuồng nhiệt, đã làm thay đổi suy nghĩ của Diego.

Hôm ấy là thứ năm, ngày 5/7/1984, hơn 50.000 tifosi đã kéo đến sân San Paolo để xem lễ ra mắt Maradona. Cuộc sống ở Napoli khiến anh nhớ lại những ngõ ngách nghèo của Buenos Aires. Các tifosi Napoli gợi lại ký ức về “Thánh địa” La Bombonera của Boca. “Tôi sẽ mang chức vô địch quốc gia về cho các bạn”, Maradona nói trong lễ ra mắt kéo dài 15 phút, và ngày hôm sau các tờ báo phát hành ở Napoli đồng loạt đua câu nói ấy lên trang nhất. Còn các đối thủ của Napoli, đặc biệt là các đại gia phương Bắc, được dịp mỉa mai Maradona.

Maradona không thực sự thành công ở San Paolo trong mùa giải đầu tiên bởi Napoli khi ấy là tập hợp của những cầu thủ hạng hai, không đáp ứng được sân chơi đòi hỏi sức ép cao.

Mùa Hè năm 1985, đích thân Maradona đề nghị với chủ tịch Corrado Ferlaino về kế hoạch cải tổ CLB. Hoặc Ferlaino bỏ tiền mang về những người mà Diego chỉ định, hoặc anh cũng sẽ ra đi. “Tôi nói với ngài chủ tịch, tôi không thể đá với những người đồng đội mà bóng chưa đến chân họ đã bị CĐV la ó. Hãy mang về những người giỏi hơn và được CĐV ủng hộ” *.

Alessandro Renica, hậu vệ người Italia gốc Pháp, chỉ huy hàng thủ của Sampdoria, trở thành tân binh đầu tiên. Tiếp đó, lần lượt tiền đạo Bruno Giordano (Lazio) và thủ môn Claudio Garella vừa cùng Verona giành Scudetto lần lượt đến San Paolo, nhưng quan trọng nhất có lẽ là bản hợp đồng với HLV Ottavio Bianchi.

Đội hình mà Maradona góp công lớn trong việc xây dựng đã vươn lên thứ ba Serie A mùa giải 1985-1986. Bản thân Diego ghi 11 bàn thắng, nhiều hơn bất kỳ đồng đội nào khác, trong khi Bianchi trở thành ngôi sao trong làng HLV. Đây chưa phải vị trí cao nhất, bởi Napoli từng có lần leo lên vị trí á quân Serie A, nhưng kết quả này là sự khích lệ lớn đối với tham vọng đưa đội bóng thành phố cảng lên số một Italia và vươn ra châu Âu của Ferlaino.

Rốt cuộc thì thành công cũng đến. Mùa giải 1986-1987, Napoli khởi đầu bằng chiến thắng 1-0 trên sân Brescia, để rồi tiến thẳng đến Scudetto sớm hơn hai vòng đấu bằng trận hòa 1-1 tại Como. Cũng mùa giải đó, thầy trò Bianchi - Maradona giúp Napoli hoàn tất cú đúp bằng chiến thắng với tổng tỉ số 4-0 trước Atalanta sau hai lượt trận chung kết Cúp Quốc gia.

Từ bóng tối, Napoli vươn lên thiên đường của Calcio. Kể từ đó, trong mắt các tifosi ở San Paolo, Maradona là “San” Diego (“Thánh” Diego). Trước khi trở lại TBN khoác áo Sevilla, Maradona còn kịp cùng Napoli giành thêm một Scudetto, một Siêu cúp Italia và một Cúp C3 nữa.

Trong những tháng năm Maradona có mặt ở San Paolo, tình trạng tội phạm không hề giảm ở Napoli, nhưng ít nhất trên mặt báo người ta không còn phải đọc những dòng tít về cảnh chết chóc nữa, thay vào đó là niềm vui của những chiến thắng huy hoàng trên sân bóng.

“Tôi không ngại mafia. Nhiều lần tôi chứng kiến những cảnh bắn giết và thấy điều đó là một sự ghê tởm lớn. Đôi khi tôi vẫn nói chuyện với những người thuộc băng nhóm tội phạm, và tất nhiên chỉ liên quan đến bóng đá”*.

Trước khi Argentina bước vào kỳ World Cup 1978 trên sân nhà và giành chức vô địch, Maradona đã khóc tức tưởi vì bị gạt khỏi đội hình. Tại Tây Ban Nha 1982, Maradona không cầm được nước mắt khi Argentina dừng bước ở vòng bảng thứ hai. Đúng bốn năm sau, trên đất Mexico, những dòng lệ một lần nữa tuôn trào trên gương mặt ông, nhưng lần này là nước mắt của hạnh phúc tột cùng.

Từ hi vọng đến nỗi đau

Trung tuần tháng 2/1977, buổi tập của câu lạc bộ Argentinos có sự xuất hiện của vị khách đặc biệt, Cesar Luis Menotti, huấn luyện viên đội tuyển Argentina. Điều này hiếm khi xảy ra, và các cầu thủ Argentinos tập luyện trong tâm trạng hồi hộp. Kết thúc buổi tập ấy, Menotti đến nói nhỏ với Maradona về quyết định triệu tập anh, khiến chàng trai trẻ như kẻ sống trên mây.

Ngày 27/2/1977, cuộc đời Maradona có bước ngoặt quan trọng khi anh được Menotti tung vào sân thay Leopoldo Luque cuối trận giao hữu thắng Hungary 3-1 trên sân La Bombonera. Hôm ấy Maradona mới 16 tuổi và vừa đá cho Argentinos 11 trận. Chỉ 11 trận thôi, thật kỳ diệu! Điều này ngay lập tức tạo nên hiệu ứng đặc biệt với dư luận và truyền thông Argentina.

Tất cả cùng kỳ vọng Maradona sẽ là một con bài chiến lược trong tham vọng lần đầu tiên giành Cúp vàng thế giới, ở kỳ World Cup 1978 mà Argentina đăng cai, và bản thân Maradona cũng thế. Tuy nhiên, phút cuối, khi chốt danh sách 22 tuyển thủ gửi lên FIFA, Maradona là một trong ba người bị El Flaco (“Người gầy”, biệt danh của Menotti) gạt ra rìa. Bất chấp những lời an ủi từ gia đình, bạn bè, đồng đội, Maradona vẫn khóc suốt nhiều ngày.

Chiến thắng 3-1 trước đương kim vô địch Liên Xô trong trận chung kết giải U20 thế giới 1979 ở Nhật Bản, cùng việc giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giúp Maradona quên buồn và lạc quan hơn. Anh được xuất ngũ ngay khi vừa nhập ngũ nhờ thành tích này. Chiến thắng lại tiếp nối chiến thắng. Sau đó là bàn đầu tiên cho đội tuyển quốc gia vào lưới Scotland tại Hampden Park ngày 2/6/1979.

Một lần nữa Maradona đặt mục tiêu chinh phục Cúp vàng, khi Argentina đến Tây Ban Nha 1982 với tư cách đương kim vô địch. Không ít người Tây Ban Nha cũng ủng hộ Diego, bởi anh vừa hoàn tất vụ chuyển nhượng đến Barcelona. Thế nhưng, đó là kỳ World Cup mà Argentina chuẩn bị không tốt, nhất là thể lực. Sau khi vượt qua vòng bảng thứ nhất không mấy thuyết phục, Argentina đứng cuối vòng bảng thứ hai. Maradona bị Claudio Gentile vô hiệu hóa bằng việc theo anh như hình với bóng và cả những pha chém chặt đầy bạo lực, Argentina gục ngã trước Italia (1-2), và sau đó thua toàn diện trước Brazil hùng mạnh (1-3). Maradona trở thành tâm điểm của sự chỉ trích khi trở về nước, đến mức anh phải lên tiếng bảo vệ mình.

Mexico 86: Nước mắt của vinh quang

“Tôi muốn đòi nợ. Đòi nợ nỗi đau từ World Cup 1978 và 1982. Tôi muốn đòi nợ từ những người đã chỉ trích chúng tôi bốn năm trước, đòi nợ chính phủ vì đòi giải tán đội tuyển, trong khi báo chí không tin chúng tôi. Họ nợ chúng tôi một lời xin lỗi. Và tôi muốn đòi nợ chiếc Cúp thế giới, nó đã liên tục xa lánh tôi”*, đó là hành trang mà Maradona mang theo đến Mexico.

Cuộc phiêu lưu mới bắt đầu với Argentina và Maradona ngày 2/6/1986, bằng chiến thắng 3-1 trước Hàn Quốc. Đúng ba ngày sau, Maradona đã “trả thù” thành công khi gặp lại Italia, lần này không có Gentile. Altobelli mở tỉ số cho Italia ngay ở phút thứ sáu từ chấm phạt đền, trước khi Maradona ấn định kết quả 1-1. Anh dễ dàng thoát khỏi Gaetano Scirea cao to hơn rất nhiều, và tung cú vô-lê như kẻ chỉ ở góc hẹp đánh bại thủ môn Giovanni Galli. Thắng 2-0 trước Bulgaria ở lượt cuối, Argentina giành ngôi đầu bảng.

Đối thủ mà Maradona và các đồng đội phải gặp ở vòng loại trực tiếp rất khó chịu: Uruguay. Cuộc đối đầu Argentina-Uruguay bao giờ cũng thế, không chỉ là bóng đá mà là cả một trận chiến thực sự giữa hai quốc gia. Nhiều thập niên trôi qua, Argentina luôn thua khi gặp Uruguay trong các trận đấu loại trực tiếp ở World Cup. Nhưng lần này là một ngoại lệ. Argentina chiến thắng nhờ bàn duy nhất của Pedro Pasculli, trong khi Maradona bị từ chối một bàn. Dù vậy, Diego vẫn nể và có thiện cảm với trọng tài người Italia Luigi Agnolin, bởi sự nghiêm khắc và chính xác của ông.

Maradona đã là một người đặc biệt từ trước đó, và anh ghi dấu ấn vĩnh viễn của một tượng đài vĩ đại ngay trong trận tứ kết với Anh. Phút thứ sáu của hiệp hai, Maradona cắt bóng gần giữa sân và phối hợp với Jorge Valdano. Hàng thủ Anh chết đứng sau đường chuyền “độc” của Valdano, buộc thủ môn Peter Shilton phải lao ra. Rất ma mãnh, Maradona bật cao hơn chàng thủ môn hơn mình 20 cm và dùng tay đánh bóng vào lưới. Trọng tài người Tunisia Ali Bin Nasser bị che khuất tầm nhìn đã công nhận bàn thắng.

Khi mà người Anh chưa kịp tỉnh táo sau cú dứt điểm sau này sẽ được gọi là “Bàn tay của Chúa”, thì Maradona khiến gần 120.000 khán giả trên sân Azteca sững sờ, trước khi vỡ òa trong cảm xúc khó tả. Có bóng ở phần sân nhà, Maradona năm lần vượt qua những cầu thủ Anh đeo bám, gồm Peter Beardsley, Peter Reid, Terry Butcher (hai lần) và Terry Fenwick, trước khi qua nốt Shilton và nhẹ nhàng đưa bóng vào lưới. Maradona đã gọi pha mở tỉ số là “la mano de Dios” (bàn tay Chúa), trong khi huấn luyện viên Bobby Robson gọi đó là “bàn tay của kẻ bất lương”. Về kiệt tác thứ hai, cả thế giới xem nó như “bàn thắng của thế kỷ”.

Thêm một cú đúp nữa của Maradona, được thực hiện vào lưới Bỉ, giúp Argentina bước vào chơi trận chung kết với Tây Đức. Trừ Maradona, hầu như mọi vị trí trên sân của Tây Đức đều được đánh giá cao hơn Argentina, và đội bóng ấy còn được dẫn dắt bởi huyền thoại Franz Beckenbauer. Dù vậy, chính Argentina đã dẫn trước hai bàn nhờ công Jose Brown (đá thay Daniel Passarella), với pha đánh đầu từ tình huống đá phạt, và Valdano, từ tình huống tấn công trung lộ rất nhanh. Kịch tính được đẩy lên cao với hai bàn gỡ của Karl-Heinz Rummenigge và Rudi Voller.

Trong suốt hơn 80 phút trận chung kết, Lothar Matthaeus đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ kèm Maradona, khiến anh không thể hoạt động như ý muốn. Nhưng đến phút 83, chỉ vài giây bất cẩn của Matthaeus là đủ để Maradona tạo nên khác biệt, và tinh thần Đức vừa được khơi dậy đã nhanh chóng tiêu tan. Có đến hai chiếc áo xanh của Tây Đức áp sát và người còn lại che trước mặt, nhưng Maradona không cần hãm bóng mà tung đường chuyền bóng sống để Jorge Burruchaga một mình dẫn bóng đối mặt Harald Schumacher và ghi bàn ấn định chiến thắng 3-2 nghẹt thở.

Nước mắt ướt đẫm gương mặt Diego khi trọng tài Arppi Filho (Brazil) thổi còi kết thúc trận đấu. 114.600 khán giả ở Azteca vỗ tay không ngớt, trong khi các đồng đội công kênh Diego trên vai. Khi lên nhận Cúp từ tay chủ tịch FIFA Joao Havelange, Maradona một lần nữa rơi nước mắt, như vẫn chưa tin giấc mơ thành hiện thực. Anh đưa lại Cúp cho một đồng đội và sau đó giành lại để biết đó là hiện thực, là vinh quang lớn nhất trong cuộc đời.

Với Maradona, những gì ở Mexico không thể kỳ diệu hơn. Anh có tất cả, những lời xin lỗi từ mọi phía, sự kính trọng, Cúp vàng, Quả bóng vàng, trước khi về lại Napoli và ngay mùa giải tiếp theo đưa câu lạc bộ thành phố cảng miền nam Italia đến với Scudetto đầu tiên trong lịch sử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top

#panelka