Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

LƯU BỊ 3 LẦN MỜI KHỔNG MINH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lưu Bị tên thật là Lưu Huyền Đức, quê ở vùng Trâu Quỳ, Gia lâm, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống gia giáo. Bố của Lưu Bị là giáo sư, phó tiến sĩ Lưu Manh, hiện là trưởng khoa Lâm tặc của trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Dù là một cán bộ giảng viên có uy tín tại một trường đại học lớn nhưng 3 người con của ông lại không ai đi theo con đường học vấn. Lưu Huyền Đức thì học dốt,ham chơi, chỉ thích võ nghệ và đánh nhau. Anh trai của Lưu Huyền Đức là Lưu Đức Hoa thì đi theo nghiệp điện ảnh và đã sang Hồng Kông lập nghiệp. Cô em gái út là Lưu Hương Giang thì lại làm ca sĩ và gần đây còn kiêm thêm vai trò giám khảo của chương trình Giọng Hát Việt Nhí hay còn được gọi với cái tên tiếng Anh là "The Voice Kứt".

Từ ngày bố vào làm giảng viên thì kinh tế nhà Lưu Huyền Đức mới khá lên chứ trước kia cũng rất nghèo khó, chạy ăn từng bữa. Hồi đó, chẳng mấy khi nhà Lưu Huyền Đức được ăn cơm tử tế mà toàn phải ăn độn với sắn, với khoai. Nhiều hôm mở nồi cơm ra mà thấy toàn là sắn, người nào cũng thở dài than ngắn, gọi là cơm sắn nhưng ai may mắn mới cắn được một hạt cơm. Rồi cả đến khi sắn cũng chả còn mà ăn thì Lưu Huyền Đức phải xách bị đi vay gạo, vay sắn, đi xin khoai khắp làng. Hình ảnh Lưu Huyền Đức khoác cái bị trên vai đi khắp nhà này đến nhà khác để vay gạo đã quá quen thuộc với mọi người, và cái tên Lưu Bị ra đời từ đó.

Năm ấy, bọn giặc sịp vàng hoành hành khắp nơi, cướp bóc, chém giết, hãm hiếp lung tung cả. Cảnh rối ren, loạn lạc bao trùm và đe dọa cả một vùng ngoại đô. Lưu Bị thấy thời thế suy tàn mà bản thân mình lại tối ngày chơi bời lêu lổng, chưa có nghề nghiệp, kế hoạch cụ thể gì thì đâm ra chán nản, rượu chè.

Hôm ấy, buồn quá nên Lưu Bị ra quán rượu ốc đầu làng ngồi uống một mình. Vừa uống được ba chén, ăn được dăm con ốc thì thấy ở bàn đối diện cũng có một tên đang ngồi một mình. Tên này nhìn khá bặm trợn, mắt tròn xoe như bi ve, hàm én râu hùm, hắn ăn một mình mà cứ nhai nhồm nhoàm như thể sợ ai ăn tranh mất, rượu thì cứ cầm cả chai rồi tu ừng ực. Nhìn cái kiểu ăn của thằng này là Lưu Bị đã không ưa rồi. Ấy vậy mà lát sau, hắn ta đã mon men kéo ghế ngồi cạnh Lưu Bị rồi hỏi vu vơ làm quen:

– Xin hỏi, vị công tử đây có chuyện gì buồn hay sao mà lại ngồi rượu ốc một mình thế?

– Buồn thì không, nhưng bực thì có.

– Bực cái gì thế?

– Bực cái là đang ăn có thằng dở hơi cứ mon men làm phiền. Thế có chuyện gì?

– Có chuyện gì đâu, thấy vị công tử đây ngồi một mình thì tính sang ngồi uống rượu cùng cho vui thôi, có được không? Tớ về bàn tớ lấy ốc với rượu qua đây, bọn mình dồn vào ăn uống chung nhé?

Lưu Bị nghe thế thì ngạc nhiên xen chút bực bội:

– Hảo hán người phương éo nào mà khôn thế? Hảo hán nhìn lại bát ốc của hảo hán đi, còn có vài con, trong khi bát ốc của tôi còn gần như nguyên vẹn, thế mà hảo hán bảo dồn vào ăn chung.

– Đệt, ăn uống quan trọng éo gì, anh em tâm sự giao lưu là chính. Nếu ông lăn tăn, tôi gọi thêm đồ ăn là được chứ gì?

– Ừ, ông gọi đi.

– Em ơi, cho thêm đĩa sung muối với lại một bát nước chấm to nhé.

Hắn chính là Trương Phi. Lúc đầu Lưu Bị không có thiện cảm với người này, nhưng tiếp xúc, nói chuyện với Trương Phi một lát thì Lưu Bị thấy rằng, ngoài cái tội tham ăn ra, Trương Phi cũng là người có chí khí, ham võ nghệ, thích đánh nhau, nói chung là hợp với Lưu Bị. Chả thế mà hai anh em ngồi một lúc đã cưa hết mấy chai lavie san lùng, gọi thêm 5 đĩa sung muối và 2 bát nước chấm nữa. Đến lúc gần tàn cuộc nhậu, chuẩn bị phải thanh toán tiền thì cả Lưu Bị và Trương Phi đều nhìn nhau, không thằng nào muốn đứng lên trước. Bất chợt từ bên ngoài có một vị hảo hán cao lớn, mặt đỏ như thoa son, mắt phượng mày ngài, râu rất là dài xuất hiện. Người đó vào quán, ngồi xuống bàn ngay bên cạnh Lưu Bị và Trương Phi rồi gọi lớn:

– Cho 2 bát ốc nhồi, 2 bát ốc sên, thêm 2 bát ốc bươu vàng em ơi.

Cả hai nghe vậy thì há hốc mồm kinh ngạc. Rồi Trương Phi thì thầm vào tai Lưu Bị:

– Thằng này nhìn có vẻ nhiều tiền đấy anh ạ. Hay mình qua rủ nó dồn ốc vào ăn chung đi.

– Mình ăn hết cmnr, có còn con đéo nào nữa đâu mà đòi dồn?

– Không sao, cứ nhặt mấy cái vỏ ốc bỏ vào bát mình giả bộ như chưa ăn hết, thằng này nhiều tiền nhưng nhìn cái mặt ngu ngu, nó không phát hiện ra đâu.

Lưu Bị nghe cũng có lý nên làm theo lời của Trương Phi. Cả hai bốc mấy nắm vỏ ốc bỏ vào bát rồi lân la sang bàn của vị hảo hán nọ. Vẫn là Trương Phi mở lời với giọng điệu quen thuộc:

– Xin hỏi, vị hảo hán đây có chuyện gì buồn hay sao mà lại ngồi rượu ốc một mình thế?

– Ta là người có tiền, thích là uống, không cứ phải buồn vui? Hai vị mon men sang đây có việc gì? Lại định rủ dồn ốc vào ăn chung hả?

– Vâng, sao hảo hán biết?

– Ta còn lạ gì mấy cái trò đó. Thôi, đổ cái bát vỏ của ngươi đi, ngồi xuống đây, hôm nay ta mời.

Chỉ chờ có thế, Lưu Bị và Trương Phi lập tức sà xuống. Ba anh em liên tục trăm phần trăm, tâm đầu ý hợp, không khí rất rôm rả. Thế rồi Lưu Bị từ tốn hỏi thăm:

– Không biết vị anh hùng đây từ đâu tới, tên họ là gì?

– Taị hạ là Quan Vân Trường, tên khai sinh là Quan Vũ, bạn bè hay gọi là Trường Vũ. Nhà tại hạ ở Sài Đồng, Gia Lâm, ngay cạnh bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Dạo này thời thế loạn lạc, ở quê khó kiếm sống nên sắp tới dự tính đi xuất khẩu lao động. Đang chờ làm hồ sơ đâm ra rảnh rỗi nên đi rượu ốc giải khuây thôi.

Trương Phi thấy vậy thì hỏi:

– Không biết Quan Vũ huynh đi xuất khẩu lao động sang Nhật hay Hàn Quốc? Tại hạ thấy dạo này người ta hay đi mấy nước đó lắm.

– Nhật thì hay động đất, sóng thần, Hàn Quốc thì lại sợ mấy anh ộp-pa cầy bóp, các anh ấy mà thông thì có ngày chẳng còn mông mà về lại mảnh đất cha ông, thế nên tại hạ quyết định đi Lào.

– Nhìn Quan Vũ huynh oai phong lẫm liệt thế này thì biết ngay là con nhà võ, chắc sang đó cũng phải làm đô đầu hoặc là cảnh vệ, nếu không thì cũng phải là công việc gì đó cần đến sự uy dũng và võ nghệ cao cường, đúng không huynh?

– Không, Quan Vũ ta qua đó làm ô-sin thôi, chủ yếu là bế con cho người ta. Nó đói thì cho ti, nó ỉa đái thì lau chùi rồi thay bỉm, công việc cũng nhàn mà lương cũng ổn. Còn hơn ở nhà, thời loạn này, kiếm ăn khó lắm, có khi lại còn chết oan.

Lúc này, Lưu Bị mới cầm ly rượu lên rồi trầm ngâm:

– Ta có ngu ý thế này, cả ba chúng ta đều là những kẻ vô công rồi nghề, ham chơi, thích võ nghệ. Nay quê hương đất nước đang bị bọn giặc sịp vàng hoành hành, cớ sao không cùng nhau đem sức trai, hợp lực diệt sạch bọn giặc cỏ, mang lại hòa bình cho dân chúng, hà cớ gì phải sang Lào làm ô-sin cho thiên hạ cười khinh. Diệt được bọn giặc sịp vàng rồi, chúng ta sẽ thu phục được lòng dân, người người nhà nhà ủng hộ, dần dần ta sẽ mở mang thanh thế, xưng bá thiên hạ, rồi tiến tới thống nhất Trung Nguyên, lên ngôi hoàng đế. Các anh em thấy sao?

Trương Phi nghe thế thì gật đầu lia lịa:

– Lưu đại ca nói quá hay, khiến hai kẻ mê muội này như được vén mây mù thấy trời xanh, có lẽ ta nên gọi thêm đĩa ốc nữa để mừng cho lý tưởng này.

Vân Trường nghe vậy thì gạt đi:

– Thôi, không gọi thêm nữa, hôm nay ăn thế đủ rồi. Thấy người ta mời là ông cứ gọi lấy được. Còn về ý kiến của Lưu Bị đại ca thì tại hạ hoàn toàn đồng ý. Nhân đây, tại hạ đề nghị chúng ta kết nghĩa huynh đệ, từ nay 3 người là một, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chạy. Mọi người đồng ý không?

– Hay lắm, vậy ta tiến hành luôn đi.

– Không được. Việc kết nghĩa anh em là việc trọng đại, phải chọn ngày tốt, đúng giờ Thanh long âm đạo thì tình nghĩa anh em mới thắm thiết. Lưu Bị có ý kiến thế này. Gần nhà Lưu Bị có cánh đồng hoa cải đang mùa nở rộ rất nên thơ và lãng mạn, ban ngày tấp nập người đến chụp ảnh cưới rồi ảnh tự sướng, nhưng ban đêm lại rất yên tĩnh và êm đềm. Lưu Bị tính thế này, đêm nay, đợi lúc khuya vắng, lúc chủ vườn cải ngủ say, chúng ta sẽ lẻn trộm vào vườn, mở tiệc bàn cải chính thức kết nghĩa anh em.

– Thế có cần phải chuẩn bị gì không Lưu đại ca?

– Có chứ. Trương Phi nhớ mua vịt nướng, thịt chó, rượu để kết nghĩa xong anh em ta đánh chén. Còn Vân Trường, đệ chịu trách nhiệm mua vàng mã, hương, nến, hoa quả để thắp hương. Ta sẽ mang chiếu ở nhà đi để trải đồng thời chịu trách nhiệm việc cúng bái. Thế nhé! Mọi người hãy nhớ rõ nhiệm vụ của mình. Hẹn tối nay gặp lại.

10 giờ đêm, Lưu Bị ôm chiếu đứng đợi trước vườn cải nhưng vẫn chưa thấy Quan Vũ và Trương Phi đâu. Nhìn Lưu Bị với cái chiếu ôm hờ hững bên hông đi đi lại lại trước vườn cải um tùm, sao mà giống cảnh một đứa cave đang ngóng khách đến vậy. Ếch nhái kêu ọp oạp, gió đưa xào xạc, hương cải ngào ngạt, khung cảnh nên thơ tuyệt vời mà sao lòng Bị lại cứ rối bời. Hai cái thằng chết tiệt này, giờ mà vẫn chưa thấy đâu.

– Lưu huynh, em tới rồi?

– Cậu làm gì mà giờ này mới tới hả?

– Lưu huynh bớt giận, em phải đi mua đồ cúng mà. Hương, nến, vàng mã thì mua dễ nhưng hoa quả thắp hương thì khó mua quá anh ạ. Đi khắp làng mà không có ai bán.

– Thế là không có hoa quả thắp hương à? Vậy đâu có được, cúng bái thì phải đầy đủ chứ.

– Lưu huynh yên tâm, em kiếm được loại khác thay thế đây rồi.

– Đâu?

– Đây ạ, xúp-lơ với cải bắp. Được không huynh?

– Ừ, thôi cũng tạm được. Mà sao bắp cải lại còn có nửa cái thế này?

– Hồi chiều em đã để riêng ra góc bếp rồi nhưng lúc tối nấu cơm, bà già em không biết lại chặt mất nửa cái để luộc chấm mắm tỏi, ăn ngọt phết. Mà Trương Phi vẫn chưa tới hả huynh?

– Chưa thấy đâu, cái thằng này chỉ ăn là giỏi còn lúc làm thì lề mề đừng hỏi.

Vừa nhắc xong thì Trương Phi xuất hiện, hắn đi từ phía sau tới nên Lưu Bị và Quan Vũ không biết. Thấy thế, Trương Phi rón rén lại gần hai anh và chơi trò hù họa. Hắn nhảy chồm từ phía sau, đập mạnh vào vai Lưu Bị và Quan Vũ rồi hét to:

– Hú Òa!!!!

– Òa Òa cái mả cha mày. Mấy giờ rồi mà giờ mới đến?

– Đại ca nóng tính thế, em đi mua rượu và đồ nhắm mà, có đi chơi đâu.

– Mua tí rượu với đồ nhắm thôi chứ có éo gì đâu mà lâu vậy. Lưu Bị ta mà mua thì chỉ 10 phút xong hết.

– Đấy là mua bán thông thường, còn em mua chịu mà đại ca. Phải đi cả chục quán mới có một chỗ đồng ý bán chịu cho mình, rồi phải hứa lên hứa xuống hẹn ngày trả. Đâu có đơn giản như đại ca, chỉ việc ôm cái chiếu ở giường đi là xong.

– Thôi được rồi, ta chuẩn bị tiến hành ngay thôi, để qua mất giờ thanh long âm đạo thì sẽ đến giờ thanh long niệu đạo, rất xấu.

Thế rồi 3 cái bóng thoăn thoắt nhảy vào vườn cải nhẹ như 3 con mèo trôi trên tấm vải. Chúng dừng lại ở giữa vườn, nơi hoa nở nhiều nhất và đẹp nhất. Lưu Bị nhanh chóng trải chiếu ra giữa luống hoa rồi kêu hai anh em đặt đồ cúng lễ lên. Chợt Trương Phi quay sang hỏi Lưu Bị:

– Chiếu nhà Lưu đại ca đây à?

– Ừ, có vấn đề gì?

– Đại ca không kiếm được cái chiếu nào tử tế hơn sao? Chiếu éo gì mà thủng lỗ chỗ, lại có mùi tanh tanh, nồng nồng, loang lổ khắp cả. Ghê vkl.

– Thông cảm, đây là chiếu lấy trên giường ngủ của ông bà già. Ông già lại bị cái bệnh "chưa đi đến chợ đã rơi hết tiền", cái mùi tanh tanh, nồng nồng mà đệ vừa ngửi là mùi tiền của ông già nhà ta đấy.

Rồi ba anh em tập trung sửa soạn, chỉ một loáng sau đồ cúng lễ đã được bày biện sẵn sàng, hương khói nghi ngút. Ba anh em quỳ nghiêm chỉnh trước bàn thờ, mỗi người cầm một nén hương, mặt ai cũng nghiêm túc đầy vẻ thành kính. Lưu Bị cùng các anh em chắp tay vái 3 cái rồi lầm rầm khấn:

– Con nam mô a di đà phật, hôm nay lành tháng tốt, 3 anh em chúng con là... Đệt, CLGT Trương Phi? Ta đang khấn mà – Lưu Bị quát lên khi thấy Trương Phi huých huých vào đít mình.

– Lưu đại ca, có cái gì đó không ổn?

– Đâu? Cái gì không ổn?

– Em thấy mùi gì thối lắm, hình như là mùi phân hay mùi cứt gì đó đại ca ạ.

– Đúng đấy đại ca. Em cũng thấy thế, mùi nặng lắm.

Vậy là việc cúng bái phải tạm dừng, 3 anh em tản ra rồi hì hục lật chiếu kiểm tra, ngửi ngửi khắp các hướng. Bất chợt Trương Phi reo lên đầy sung sướng:

– Hai anh ơi, em tìm thấy rồi, tìm thấy cứt rồi.

Lập tức Lưu Bị và Quan Vũ chạy lại chỗ Trương Phi.

– Thật không? Đâu? Cứt đâu?

– Đây đại ca, ngay dưới bát hương.

– Đệt, hóa ra nãy giờ ba anh em ta toàn quỳ với lạy bãi cứt à?

– Thế có chuyển chỗ không đại ca?

– Thôi, chuyển chỗ mất thời gian lắm, sắp hết giờ đẹp rồi, làm nhanh cho xong đi.

Cả bọn lại lục đục quay về vị trí. Hương lại đốt lên nghi ngút. Ba anh em thành kính dâng hương và đồng thanh đọc lời tuyên thệ:

– Chúng tôi tuy không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện sống cùng ngày cùng tháng cùng năm. Từ nay cả 3 như một, sống chết có nhau, kẻ nào ăn ở hai lòng xin trời tru đất diệt. Xin thề, xin thề, xin thề.

Rồi Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lần lượt cắm hương vào bát, xong mỗi người cầm một chén rượu dâng lên trước bàn thờ. Ánh mắt ai cũng rạng ngời, hân hoan. Kể từ hôm nay, họ đã có thêm những người anh em cùng vào sinh ra tử, cùng chung chí hướng, cùng kề vai sát cánh gây dựng cơ đồ đại sự... Cả ba đồng loạt nốc cạn chén rượu rồi cười đầy hả hê. Thế nhưng chưa kịp đặt chén xuống thì chợt nghe tiếng "Vù" bên tai, hình như vừa có một vật thể lạ bay về phía 3 anh em. Chưa kịp hoàn hồn thì lại "Vù" phát nữa. Trương Phi la lên:

– Cái gì đấy các anh ơi? Thiên thạch à?

Vân Trường có vẻ là người nhanh nhậy nhất nên đã đoán ra vấn đề:

– Không phải thiên thạch đâu, gạch đấy, chạy thôi anh em.

Vân Trường chưa nói dứt lời thì từ phía bên ngoài, một bóng đen nhảy vào, tay lăm lăm 2 viên gạch, lão vừa lao tới vừa chửi ầm ĩ:

– ĐKM mấy cái thằng mất dạy này, nửa đêm chui vào vườn cải nhà ông phá phách lại còn cười hô hố như mấy thằng thần kinh thế à. Ông cho chúng mày chết này...

Tức thì, lão phóng tiếp một viên gạch nữa về phía 3 anh em. Lưu Bị chỉ kịp hô một tiếng "Chạy" rồi nhanh như cắt lao vút qua hàng rào phi ra ngoài đường, Quan Vũ cũng lập tức lao theo, chỉ có mỗi Trương Phi là vẫn đang loạng choạng phía sau vì còn mải ôm cái bọc vịt nướng với thịt chó. Bỗng Lưu Bị và Quan Vũ nghe tiếng Trương Phi kêu thất thanh phía sau:

– Cứu em với hai anh ơi, em bị dính gạch rồi, đau quá không chạy được...

Nghe vậy, Quan Vũ níu tay Lưu Bị lại:

– Anh ơi, có quay lại cứu nó không?

– Kệ mẹ nó em ơi, quay lại giờ là ăn gạch vỡ đầu, chết cả 3 đấy.

– Nhưng chúng ta vừa mới thề là sống chết có nhau mà anh.

– Thề thì cũng phải một hai hôm mới có hiệu lực chứ, sao có hiệu lực ngay được.

– Ừ, cũng đúng, thôi, mình chạy tiếp đi anh.

Kể từ cái đêm truy sát kinh hoàng tại vườn cải đó, mấy ngày sau Lưu Bị vẫn không dám thò mặt ra ngoài mà chỉ lẩn trốn ru rú trong nhà. Phải đến ngày thứ 4 Lưu Bị mới lò dò mò sang nhà Vân Trường để hỏi thăm tình hình. Vào đến nhà thì không thấy Vân Trường đâu, chỉ thấy một ông cụ râu còn dài hơn cả Vân Trường đang ngồi nhặt rau.

– Dạ, xin hỏi Vân Trường có ở nhà không cụ?

– Nó ở nhà suốt mấy hôm nay, nhưng không hiểu sợ cái gì mà cứ ở lì trong buồng, ăn uống và đi vệ sinh cũng ở trong đó luôn. Con với chả cái...

– Ơ...thế cụ đây là?

– Ta là Vân Quang Long, bố của Vân Trường.

Nghe tiếng đại ca ngoài sân, Vân Trường mới rụt rè ló mặt ra rồi lấy tay vẫy vẫy Lưu Bị vào trong để bàn chuyện.

– Em thấy nóng ruột quá anh Bị ơi, không biết thằng Trương Phi chết chưa?

– Ta cũng đang lo đây. Ba chúng ta là anh em tốt, khi lời thề đã thốt lên thì mãi mãi là anh em sống chết có nhau, vì thế nên mấy ngày vừa rồi ta ăn ngủ cũng có yên đâu, thương chú Trương Phi quá.

– Hay mình qua nhà Trương Phi xem tình hình thế nào đi anh.

– Ừ, thì ta sang đây tìm đệ cũng chỉ vì chuyện đó thôi mà, mình đi luôn thôi.

– Có cần mua trái cây hay đường sữa gì hỏi thăm không anh? Chú ấy bị trúng gạch thế chắc đau lắm.

– Đệ cứ khách sáo quá, đi tay không cũng được, cần gì bày vẽ. Mình là anh em một nhà rồi, tình cảm là chính, đừng để vật chất nó xen vào. Hơn nữa, nếu Trương Phi bị trúng gạch vào tay chân thì không sao, nhỡ chẳng may dính cả viên gạch vào mồm thì chú ấy cũng đâu có ăn uống được gì, lúc đó ta mua đồ đến có phải là phí tiền không?

– Dạ, anh dạy chí phải ạ.

Vậy là hai anh em Lưu Bị và Quan Vũ lẽo đẽo tay không tìm đến nhà Trương Phi. Cổng nhà Trương Phi khép hờ, cảnh vật im lặng như tờ, không một bóng người, không một tiếng chó sủa, không một tiếng lợn kêu. Ngoài vườn, mấy con gà đói bụng đi lại lờ đờ, phía xa xa, hàng liễu cằn cỗi rủ bóng xuống mặt hồ, gió thổi dật dà dật dờ.
Lưu Bị và Vân Trường cứ lấp ló ngoài cổng mà không ai dám vào...

– Các cậu tìm ai thế?

Nghe tiếng hỏi từ phía sau, cả hai quay ra.

– Dạ, con chào bác! Bọn con hỏi Trương Phi ạ.

– À, thằng Phi đang nằm trong nhà ấy. Mời các cậu vào.

– Thế bác là...?

– Ta là Trương Phì, mẹ của Trương Phi.

Thấy hai anh vào, Trương Phi mừng rỡ reo lên:

– Ơ kìa, hai anh đến sao không báo trước? Mà mấy hôm nay sao không thấy hai anh đâu cả?

Lưu Bị và Quan Vũ nhìn nhau ngơ ngác, không hiểu thái độ của Trương Phi là như thế nào. Không hề có một chút oán giận hay trách móc gì trong lời nói hay cử chỉ của Trương Phi. Thấy thế Lưu Bị mới thì thầm vào tai Quan Vũ:

– Sao nó không trách móc gì mình nhỉ? Chả lẽ thằng này nó bị mất trí nhớ? Không đúng, nếu mất trí nhớ sao nó lại gọi được tên anh em mình?

– Có thể là mất trí nhớ tức thời thôi anh ạ. Anh nhìn đi, đầu nó quấn băng, chắc nó bị trúng gạch vào đầu, những người bị chấn thương ở đầu thường quên hết những việc đã xảy ra trong khoảng thời gian một hoặc hai tiếng trước thời điểm bị chấn thương.

– Thật vậy à? Nếu vậy thì ngon rồi. Để anh dò thử xem.

Dứt lời, Lưu Bị lao đến ôm chầm lấy Trương Phi, đưa tay lên sờ sờ vết thương trên đầu rồi hỏi thăm bằng giọng đầy lo lắng:

– Trời ơi, sao thế này hả em? Sao lại đến nông nỗi này chứ? Khổ thân em tôi...

– Em cũng không nhớ gì cả anh ạ, chỉ nghe mẹ em kể lại là đêm hôm đó em đi cả đêm không về, sáng hôm sau cả nhà lo lắng quá đổ xô đi tìm thì thấy em nằm bẹp dí bên cạnh vườn cải, quần bị tụt xuống gần mắt cá, chìa cả mông trắng xóa, vết thương ở đỉnh đầu máu vẫn đang rỉ ra...

– Thằng nào? Thằng nào dám đánh em của tôi như thế? Em cố nhớ lại xem nào? Anh mà biết thằng nào làm chuyện này thì anh đến chém chết con bà nó luôn.

– Thôi mà anh, chuyện đã qua rồi.

– Chúng ta 3 người là một, nhìn em chịu nhục thế này anh sao đành lòng. Chưa trả được mối nhục này cho em thì anh chết cũng không mở mắt được mất...

– Vết thương trên đầu thì sẽ lành nhanh thôi anh, nhưng mà, vết thương trong lòng thì...

– Ý em là sao?

– Thằng khốn nạn đó đã lấy đi mất cái quý giá nhất của em, em mất trinh rồi đại ca ơi... Nó thông em...Huhuhu!!!

Một thời gian sau, sức khỏe của Trương Phi đã bình phục, cú sốc tâm lý vì bị cưỡng hiếp cũng dần nguôi ngoai, 3 anh em lại tiếp tục bàn bạc kế hoạch diệt giặc sịp vàng, gây dựng cơ đồ. Trong lúc Lưu Bị đưa ra đường hướng hoạt động, thuyết trình về hoạch định chiến lược ở tầm vĩ mô thì Quan Vũ và Trương Phi ngồi nghe với vẻ mặt khá ngây ngô và không biết là có hiểu cái chi mô. Thấy thế Lưu Bị mới bực mình quát:

– Thôi, tóm lại là thế này. Muốn đánh nhau thì phải có binh khí để chiến đấu và phải có quân sư để tính mưu. Cả hai cái đó anh em ta đều rất thiếu và rất yếu. Trước tiên, về binh khí thì mọi người phải tự lo vì chúng ta không có tiền trang bị đồng bộ được.

– Thế đại ca định dùng binh khí gì? – Trương Phi hỏi.

– Nhà ta có con dao thái chuối, nó khá dài và sắc. Ta chỉ cần mài nhọn cái đầu đi chút là thành gươm rồi. Còn Trương Phi?

– Bà già em có cái gậy xỉa cá khá cứng và nhọn. Em sẽ dùng nó làm thương.

– Tốt, thế còn Quan Vũ?

– Dạ, ông già em có cái liềm chuyên để hái dừa, em sẽ lấy nó buộc vào cái đòn gánh để làm đao.

– Tốt lắm, vậy là binh khí đã đầy đủ. Chỉ còn phải lo vụ quân sư nữa thôi. Ta nghe nói trên núi Tịnh Mông có vị Khổng Minh tiên sinh mưu lược như thần nhưng hiện vẫn đang thất nghiệp, đây có lẽ là cơ may của chúng ta. Anh muốn mời người này về bằng được. Mọi người về chuẩn bị, mai ta sẽ khởi hành đi mời quân sư luôn.

Tờ mờ sáng hôm sau, 3 anh em lặn lội lên đường, đến gần trưa đã tới được núi Tịnh Mông. Chưa biết đi tiếp thế nào thì Lưu Bị thấy một đứa trẻ chăn trâu đang đứng gần phía dưới đít con trâu say sưa thổi kèn. Lưu Bị mới gọi lên và hỏi:

– Cháu bé ơi, cho ta hỏi nhà của Ngọa Long tiên sinh Gia Cát Khổng Minh đi lối nào?

– Bác không cần phải Ngọa Long với Gia Cát làm gì cho nó khó hiểu, chỉ cần hỏi Minh dở hơi thì khu này ai cũng biết cả. Bác cứ đi thẳng, đến chỗ đống rác thải thì rẽ phải, đến chỗ có biển "cấm đái" thì rẽ trái, nhà Minh dở hơi ở ngay bên cái biển cấm đái đó.

Theo lời chỉ dẫn của đứa bé, cả 3 đã tới được nhà của Khổng Minh tiên sinh. Đó là một ngôi nhà tranh nho nhỏ nên thơ, trước hiên có trồng một giàn thiên lý với những nhành hoa rủ xuống mang dáng vẻ khá yểu điệu và lẳng lơ. Ngay dưới gốc giàn thiên lý là một thảm cỏ xanh mượt và êm ái, bên cạnh đặt một vại nước đái. Chắc Khổng Minh tiên sinh hay đi tiểu đêm nên đặt cái vại này ngay bên hiên nhà để đêm hôm đỡ phải lọ mọ ra vườn.

Thấy có khách, một bà lão từ trong nhà tất tả bước ra.

– Ba vị tìm Khổng Minh à? Nó đi vắng rồi.

– Dạ, con chào bác. Bác chắc là mẹ của Khổng Minh tiên sinh?

– Ừ, đúng rồi.

– Dạ, xin hỏi quý danh của bác để bọn con tiện xưng hô ạ?

– Ta là Khổng Tú Quỳnh. Mời các chú vào nhà xơi nước đã.

– Dạ, Khổng Minh tiên sinh đi đâu và bao giờ về ạ?

– Nó qua đằng nhà vợ, bà ngoại của vợ nó ốm nặng lắm, chắc phải vài hôm nữa nó mới về được.

– Dạ, không biết bà ngoại của vợ Khổng Minh tiên sinh ốm vì bệnh gì vậy ạ?

– Bà ấy bị ung thư tử cung và viêm tinh hoàn.

– Dạ, thế thì chắc là khó mà qua khỏi được phải không bác?

– Qua khỏi hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là sau này không thể sinh đẻ được nữa vì sắp tới sẽ phải cắt bỏ cả tử cung và tinh hoàn luôn.

– Vậy bác làm ơn chuyển lời chia buồn thăm hỏi của bọn con tới bà ngoại của vợ Khổng Minh tiên sinh, và nhắn giúp với Khổng Minh là có Lưu Bị ở Trâu Quỳ tới tìm. Hôm khác bọn con sẽ quay lại. Con chào bác ạ.

Thế là 3 anh em lại lầm lũi quay về. Nhưng họ không nản chí, bởi việc đại sự thì cốt nhất là chữ nhẫn. "Dục tốc bất đạt cực khoái", các cụ đã dạy như vậy rồi. Một tuần sau, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lại tiếp tục trở lại nhà Khổng Minh. Vừa vào đến sân, nhìn thấy đôi dép tổ ong của Khổng Minh ngoài cửa thì cả ba thở phào nhẹ nhõm. Vậy là Khổng Minh đang ở nhà rồi. Vẫn là Khổng Tú Quỳnh ra đón 3 anh em.

– Ba chú lại đến đấy à? Mời vào nhà xơi nước.

– Dạ, hôm nay Khổng Minh tiên sinh ở nhà chứ ạ?

– Ừ, ở nhà, nhưng mà...

– Nhưng sao hả bác?

– Vợ nó đi xuất khẩu lao động, làm ô-sin bên Hàn Quốc mới về phép tối qua. Xa nhau 2 năm rồi không gần gũi nên vừa về cái là chúng nó kéo nhau vào buồng trong hú hí, cứ ầm ầm, huỳnh huỵch từ đêm qua đến giờ, bác có ngủ được đâu, nhìn đi, mắt bác đang đỏ ngầu lên đây này...

– Dạ, tưởng gì, vợ chồng xa nhau lâu thì đương nhiên lúc về phải gần gũi để bù đắp rồi. Bọn con sẽ chờ được ạ.

– Có chắc không đấy?

– Dạ, ý bác là sao ạ?

– Ý tôi là liệu có chắc các chú có đủ kiên nhẫn đợi được cho tới khi hai vợ chồng thằng Minh xong việc không?

– Dạ được chứ, chắc lúc nữa là xong thôi ạ.

– Ừ, tùy các chú.

Ba anh em ngồi trong nhà uống nước và ngóng vào trong buồng chán chê mê mỏi nhưng vẫn chưa thấy một chút tín hiệu nào chứng tỏ Khổng Minh đã xong việc, ngược lại, tiếng ầm ầm, uỳnh uỳnh và gào thét bên trong buồng càng ngày càng to hơn, nhanh hơn, mạnh hơn, xa hơn. Nản quá, cả 3 lượn lờ ra sân ngắm cảnh. Thời gian vẫn trôi, mặt trời nghiêng dần xuống núi. Ánh hồng nhạt của nắng chiều càng làm khung cảnh thêm đìu hiu và buồn thiu như tâm trạng của 3 anh em. Lúc này, mẹ của Khổng Minh mới lại gần thủ thỉ:

– Các chú về đi kẻo trời tối. Không đợi được đâu, tôi là mẹ nó, tôi biết.

– Dạ, thế theo cụ thì khi nào Khổng Minh tiên sinh xong việc ạ?

– Như mọi lần là phải 2 ngày, còn lần này không biết, nhưng chắc cũng không thể sớm hơn đâu. Trong hai ngày đó chúng nó không thò mặt ra ngoài, đói thì gọi cơm tôi mang vào, ăn xong lại chiến đấu tiếp.

– Dạ, thôi, bọn con về đây ạ. Chào bác.

Lần thứ 2 lại phải ra về tay trắng, 3 anh em cũng bắt đầu nản. Nhưng vẫn tự động viên mình, thôi thì quá tam ba bận mà lận đận cũng chỉ ba năm, cố lần nữa xem sao. Để cho chắc ăn, Lưu Bị đợi hẳn một tuần sau mới quay lại. Lần này thì vừa đến sân đã nghe tiếng Khổng Minh ê a đọc sách trong nhà, khỏi phải nói, Lưu Bị và các anh em phấn khởi vô cùng. Thấy khách đến, Khổng Minh tươi cười bước ra thi lễ:

– Ba vị đây chắc là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi? Hai lần trước thật thất lễ khi không đón tiếp được, xin lượng thứ, lượng thứ.

– Dạ, xin tiên sinh đừng khách sáo, đều là việc trọng đại không thể đừng được, sao nỡ trách tiên sinh. Xin hỏi hôm nay sinh lực của tiên sinh đã bình phục hoàn toàn chưa ạ?

– À, nửa tiếng sau là bình phục ngay rồi, sao phải đến hôm nay. Mời ba vị xơi nước.

– Đa tạ tiên sinh. Vừa rồi, thấy tiên sinh đang đọc sách, xin hỏi là sách quý gì mà khiến tiên sinh đây hứng thú đến vậy?

– À, ta đang nghiên cứu quyển "Tếu Ngạo Giang Mai".

– Trời đất ơi, chẳng lẽ phu nhân nhà mình lại mang cái thứ bệnh quái ác đó từ Hàn Quốc về đây truyền thụ lại cho tiên sinh ư?

– Ngươi đang nói bậy bạ CLGT? Đây là tiểu thuyết tâm lý xã hội hành động, không phải sách chữa bệnh.

– À, vậy thì may quá. Mà lần trước, nghe bác gái nói là bà ngoại của vợ tiên sinh ốm nặng lắm, không biết hôm nay bà đã chết chưa?

– Ơn giời, chết rồi. Nhẹ cả người, ốm đau mãi đi đi lại lại mệt lắm.

– Dạ, chúc mừng tiên sinh. Còn lý do vì sao tại hạ đến đây thì chắc tiên sinh cũng đã nắm được rồi phải không ạ?

– Ta biết, biết chứ! Thấy ngươi ba lần bốn lượt đến đây mời chào, ta rất cảm kích lòng thành của ngươi. Hơn nữa, thân ta hiện đang là kẻ thất nghiệp, lâu nay chỉ sống bằng tiền vợ gửi từ Hàn Quốc về, giờ có người mời mình đi làm, ngu gì mà từ chối. Ta chỉ có một yêu cầu nhỏ thôi, không biết ngươi có thuận không?

– Dạ, xin tiên sinh cứ chỉ bảo ạ.

– Ngươi xem trên phim chắc cũng thấy, Khổng Minh thường ngồi trên xe lăn giống cái xích lô ấy. Nó là Khổng Minh trên tivi mà còn thế, huống chi ta là Khổng Minh thật chẳng lẽ lại không có được cái xe như thế sao?

– Tức là tiên sinh muốn ngồi xe lăn?

– Ừ, đúng vậy, đó là điều ta mơ ước.

– Dạ, thế thì đơn giản thôi, Lưu Bị sẽ cho chuẩn bị ngay ạ.

Trương Phi thấy thế liền kéo Lưu Bị lại và thì thầm:

– Cái xe đó đắt tiền lắm đại ca, mình không mua được đâu.

– Yên tâm đi, gần bãi rác khu mình có mấy cái xe đẩy rác ấy, ban đêm ta sẽ ra lấy trộm một cái, về cắt cái mặt đằng trước đi, lót thêm miếng đệm vào, nhìn y hệt cái xe lăn của Khổng Minh trên tivi luôn.

Sau khi bàn bạc và thống nhất xong mọi điều khoản, ai nấy đều phấn khởi vì công việc thuận buồm xuôi gió. Trong không khí vui vẻ, Trương Phi đứng lên đề xuất ý kiến:

– Thưa tiên sinh, thưa các anh, chả mấy khi anh em có dịp tụ tập đông đủ vui vẻ thế này, hay chúng ta làm mâm cỗ, mua ít rượu về, vừa nhậu vừa hàn huyên, bàn công chuyện, mọi người thấy sao?

Lưu Bị nghe vậy thì hưởng ứng nhiệt tình:

– Hay, hay lắm, thật đúng ý ta. Thế còn tiên sinh, ý tiên sinh thế nào?

– Ta thì cũng không vấn đề gì, chỉ có điều là nhà ta hết gạo mất rồi, cũng chẳng có thịt thà gì sắp cỗ mời các anh em nhắm rượu cả.

– Có mấy con gà đang loăng quăng ngoài vườn kia thôi tiên sinh – Trương Phi nói rồi chỉ tay ra vườn.

– Mấy con đó trông vậy thôi nhưng bị lở mồm long móng hết rồi, đang có dịch đấy. Không nên ăn. Khổng Minh có ý kiến thế này, giờ mọi người cũng đều đói bụng hết rồi, sắp cỗ làm chi cho mất thì giờ, ta cứ kéo nhau ra quán thịt chó đầu làng kia ăn nhậu, ăn xong, nếu các vị trả tiền cho Khổng Minh được thì tốt, còn không thì cứ Lệ Quyên, của ai nấy trả.

– Được, thống nhất là Lệ Quyên. Ta đi thôi.

Vậy là 3 anh em Lưu Quan Trương cùng Khổng Minh tiên sinh lục đục kéo nhau ra quán. Nhưng vừa bước ra đến cửa thì gặp ngay vợ của Khổng Minh vừa đi đâu về. Thấy Khổng Minh đang định ra ngoài, mụ hỏi gằn giọng:

– Ông định đi đâu đấy? Xin phép tôi chưa?

– À, anh ra ngoài uống nước với mấy anh bạn tí mà, lát anh về ngay, nhé?

– Không nhiều lời, vào trong buồng tôi bảo.

Nói xong, mụ vợ đi thẳng vào buồng để lại Khổng Minh với bộ mặt tái xanh, ngơ ngác. Khổng Minh lại gần 3 anh em rồi thì thầm:

– Đợi mình lát nhé, vào phục vụ nó tí, chắc là nó sẽ cho đi thôi.

Nói rồi Khổng Minh cũng vội vã chui vào buồng. Và lại là những tiếng uỳnh uỵch, ầm ầm, ư ử như lần trước vang lên mỗi lúc một dữ dội. 3 anh em nhìn nhau lắc đầu:

– Mình về thôi đại ca, mấy hôm nữa quay lại vậy.

Sau khi nghỉ hết phép, vợ Khổng Minh trở lại Hàn Quốc, từ đó Khổng Minh đã có thể chuyên tâm cùng anh em Lưu Quan Trương ra sức diệt giặc sịp vàng, liên tiếp dành những thắng lợi vang dội. Dẫu vậy, cứ mỗi khi nghe tin vợ sắp từ Hàn Quốc về thì Khổng Minh cũng lập tức xin Lưu Bị cho nghỉ phép, thường là xin nghỉ một tuần, nhiều thì hai tuần. Sau mỗi lần như thế, Khổng Minh phờ phạc và uể oải và xuống sức đi trông thấy. Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến sau này, Lưu Bị liên tiếp thua trận và thất bại trong việc xưng bá thiên hạ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top