Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

TỔNG HỢP PHẦN X

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  LÀM DÂU PHỐ CỔ


Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: "Có sợ khổ không?". Em trả lời: "Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!".

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến Phố Cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gày gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.
Chỉ đến khi tôi dắt em về nhà tôi ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua! Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:
– Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả! Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à!
Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng...
– Sao nhà bé thế anh?
Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chửa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:
– Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!
Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:
– Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?
– Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!
– Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?
– Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy!
– Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?
Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:
– Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!
– Ở đầu ngõ! Em đi nhanh đi kẻo không kịp!
Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:
– Gì đây anh?
– À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!
– Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?
– Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!
– Che cái gì ạ?
– Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai! Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!
Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm! Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:
– Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?
– Em đừng hiểu lầm bố! Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi! Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn! Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi!
Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm! Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ?! Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi! Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai! Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác...
– Sao ông lại nhét bông vào tai con?
– Để ngủ cho ngon con ạ! Đêm nay có biến!
– Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông? – Nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.
– Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con!
Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật! Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy! Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:
– Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ...
– Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được! Để chú nói với bố mẹ con giúp cho!
– Nhưng mà...anh ấy muốn ở rể!
– Ừ! Cũng không sao! Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa! Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
YÊU NGHỀ


Căn phòng yên tĩnh và thơm ngát mùi nước hoa, chiếc điều hòa Toshiba chạy phà phà... Ấy vậy mà tôi vẫn thấy người nóng rực, mồ hôi túa ra.
Nóng là phải, bởi Ngọc Trinh vẫn đang ôm chặt lấy tôi từ sau lưng, đôi cánh tay nàng ngọc ngà vòng qua, siết mạnh. Chiếc váy ngủ của nàng mỏng manh quá khiến tôi không cảm giác được là nó đang tồn tại, tôi chỉ cảm thấy hai tảng thịt mềm mại, to như hai cái vại đang áp chặt vào lưng tôi khiến tôi tê dại, mồ hôi nhễ nhại. Hình như nàng đang khóc thì phải, bởi khi nàng gục vào vai tôi, tôi thấy mắt nàng ướt nhòe, rồi giọng nàng lạc đi, nghèn ngẹn...
– Đừng đi, ở lại đây với em đêm nay!
– Không được đâu Trinh ơi! Mình mới quen nhau vài ngày! Ai lại làm thế?!
– Ai bảo là quen nhau vài ngày thì không được làm thế? Có những thằng em chỉ quen mới nửa tiếng mà đã được làm thế rồi! Tình yêu đâu có phụ thuộc vào thời gian đâu anh!
– Ừ nhỉ! Thôi cũng được!
Nói rồi, tôi xoay người lại về phía hai cái vại. Ngọc Trinh lúc này đã mềm nhũn, mặt thẫn thờ, môi đẫn đờ, mắt nhắm hờ với vẻ đợi chờ...
"Tít! Tít! Tít!... Tít! Tít!!!" – Cái điện thoại trên đầu giường rung lên bần bật kèm theo thứ âm thanh chát chúa khiến tôi choàng tỉnh! Ngọc Trinh biến mất, căn phòng điều hòa cùng chiếc giường ngủ phủ ga mượt mà, thơm mùi nước hoa cũng biến mất, chỉ còn lại mình tôi cùng đám mồ hôi nhễ nhại, cùng những xúc cảm mê man, tê dại đang chực thăng hoa thì bất ngờ bị chặn lại. Tôi gầm lên như con thú bị điên, hệt như một thằng đang hăng máu nhưng bị gấu chối từ. Tôi nhào tới vồ lấy cái điện thoại, định đập một phát thẳng xuống nền nhà vỡ tan ra cho bõ tức. Nhưng rất may, tôi đã kịp rụt tay lại. Nếu đập thì biết lấy gì mà dùng? Vì xét cho cùng, lỗi không phải tại cái điện thoại, mà là tại cái đứa nhắn tin! Đứa nào vô duyên thế? Giá như nó chịu khó đợi khoảng 5 phút nữa hẵng nhắn thì có phải Ngọc Trinh đã thuộc về tôi trọn vẹn rồi không?
Tôi tiếc rẻ, ngồi thừ xuống giường, rồi uể oải mở khóa điện thoại, đọc tin nhắn:
– "Anh yêu ơi! Bố mẹ em đi vắng hết rồi, mình em ở nhà buồn quá! Anh qua với em nha!".
Đọc xong những dòng chữ ấy, tay tôi run lên, và lập tức reply lại luôn:
– "Nhầm số rồi bà ơi! Bực cả mình!"
Tôi quăng cái điện thoại xuống giường rồi thất thểu vào nhà tắm oánh răng rửa mặt, chuẩn bị đi làm! Giờ này, xóm trọ chỗ tôi ở vắng tênh như chùa bà hênh. Những người đi làm thì đều đã đi từ lâu; đám sinh viên hầu hết đã về quê nghỉ hè, cũng có vài đứa không về, nhưng mấy đứa này sinh hoạt theo múi giờ của Mỹ. Lúc người khác lên giường đi ngủ thì chúng nó lên mạng cày game; lúc người khác lên xe đi làm thì chúng nó lên giường đi ngủ!
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc là tại sao tôi cũng đi làm mà giờ này vẫn còn đủng đỉnh trong khi những người khác trong xóm đã tới công ty từ lâu? Đơn giản thôi, vì tôi khác họ! Họ thuộc dạng làm thuê, làm công ăn lương, đến muộn một phút là phải lấm lét, nhìn thấy sếp là sợ tái mét! Cái kiểu làm việc dưới trướng người khác, để cho người ta sai khiến, mắng nhiếc như thế thì tôi chả thèm, có lương cao thế nào tôi cũng xin kiếu! Vì vậy mà tôi rất thích công việc hiện tại của mình, đi lúc nào thì đi, về lúc nào thì về, khỏe thì làm, mệt thì nghỉ, hưởng lương theo sản phẩm, không bị ràng buộc, không phải phụ thuộc vào ai, tự làm chủ của chính mình, không sợ bị thằng nào ăn chặn, bóc lột sức lao động!
Chuẩn bị xong xuôi, tôi dắt xe máy ra khỏi nhà, không quên mang theo hai cái mũ bảo hiểm! Mấy hôm nay tôi không đứng đón khách ở ngã ba nữa mà toàn ra cổng trường. Bởi đợt này đang dịp thi đại học, nhu cầu đi xe ôm của thí sinh và phụ huynh rất đông, dễ kiếm khách hơn!
Tôi chống xe ở gần cổng ra vào, nhìn đồng hồ với vẻ sốt ruột. Chắc cũng sắp hết giờ làm bài rồi đấy, bởi tôi thấy đã có lác đác thí sinh từ phòng thi đi ra. Ngày thường thì không nói chứ vào những ngày này thì làm xe ôm có giá lắm! Như hôm qua, đúng lúc cao điểm, tức là lúc thí sinh hết giờ làm bài và đồng loạt ùa ra ấy, có tới 3 khách đến hỏi đi xe cùng một lúc: một thằng choai choai tóc nhuộm highlight bảo tôi chở ra đường 32 để bắt xe khách về Lào Cai, một cậu khác mặt mũi thư sinh, mặc chiếc áo sơ mi rộng thùng thình nhờ tôi chở ra bến xe Mỹ Đình để đón xe về Thái Bình, và một em gái rất xinh, da trắng tinh, chiếc áo phông bó sát, hở cổ, khiến mỗi bước em đi thì bộ ngực cũng nhảy theo dập dình.
Dù hai thằng kia ra sức năn nỉ, kì kèo, trả giá cao hơn, nhưng tôi vẫn nhất quyết chọn chở em gái ấy! Bởi đơn giản, tôi làm việc không chỉ vì tiền mà còn bởi niềm đam mê và lòng yêu nghề! Khi gặp những khách ngon lành và mỡ màng như em ý thì tiền bạc cũng không còn nghĩa lý, thậm chí là chở miễn phí tôi cũng đồng ý!
Em đội mũ bảo hiểm xong thì ôm nhẹ vào eo tôi rồi trèo lên xe. Bàn tay con gái mềm mại cộng với mùi thơm từ da thịt em phảng ra êm ái khiến tôi lâng lâng vì khoan khoái...
– Về đâu hả em gái?
– Cứ đi thẳng! Lúc nào rẽ khắc bảo!
Ô hay! Cái giọng rõ là trịch thượng, khó nghe, ấy thế mà qua cái miệng xinh xinh, mòng mọng của em, tôi thấy nó vẫn ngọt ngào và lịch sự làm sao! Hình như em không làm được bài thì phải, bởi mặt em khá buồn, thỉnh thoảng, tôi còn nghe thấy tiếng em sụt sịt! Rõ khổ! Việc gì phải khóc cho nhạt phai nhan sắc! Người đẹp như em thì dù không có bằng đại học cũng chẳng khó khăn gì để kiếm được một công việc nhàn hạ, lương cao! Như đợt tôi đi cái tour du lịch sinh lý ở Quất Lâm ấy, mấy con bé da đen như táo tàu, mặt nhàu như gốc mít mà mỗi cuốc chúng nó cũng kiếm được vài lít!
Tôi ghét nhìn thấy con gái khóc, dù là không phải khóc vì tôi thì những giọt nước mắt ấy vẫn khiến tôi cảm thấy mình như có lỗi, thấy mình là một thằng đàn ông kém cỏi. Không muốn để cái không khí yên lặng đáng sợ ấy bao trùm mãi, tôi quay lại hỏi nàng bằng giọng nhẹ nhàng:
– Nhà người đẹp ở đâu?
– Đã bảo là cứ đi đi! Hỏi gì lắm thế? Sợ tôi không có tiền trả à? Tiền bạc thì có nghĩa lý gì chứ? Đến cái thân xác này tôi còn chả thiết nữa là bạc tiền!
Ô hay, tôi hỏi nhẹ nhàng mà sao em tuôn ra một tràng như thế? Thân xác như vậy mà không thiết ư? Tôi chẳng biết em nói thật hay đùa, nhưng nếu thực sự là em không thiết cái thân xác mơn mởn của em nữa thì em hãy tìm ai đó mà hiến dâng chứ đừng hủy hoại nó đi, phí lắm, phí lắm! Như thế là có tội với đất trời, với tạo hóa, có tội cả với đám thanh niên FA đang há mồm nhỏ dãi thèm thuồng ở mỗi con đường, mỗi góc phố nơi em bước qua.
Tôi theo hướng em chỉ, cho xe chạy rì rì, leo dốc lên cầu Long Biên gió thổi thầm thì. Nhưng em thì ngày càng khóc to hơn, tiếng nấc ưng ức trong cổ họng, tức tưởi, nghẹn ngào...
– Dừng lại!
Em hét lên làm tôi giật mình và lập tức nhấn phanh. Két!!! Tiếng phanh cháy đường, chiếc xe loạng choạng, lê đi chúi chụi. Em nhào ra khỏi xe, lao tới chỗ thành cầu. Tôi bỏ chiếc xe nằm chổng kềnh bên mép đường rồi chồm tới, vồ chặt lấy tay em kéo lại. Em ra sức vằng vẫy, hẳng tay tôi ra, tay kia vẫn bám chặt lấy thành cầu, chân đạp lên mấy thanh sắt hòng leo lên...
– Em bị điên à! Xuống mau!
– Bỏ tay tôi ra! Tôi không thiết sống nữa! Để cho tôi chết đi!
Sau một hồi vật lộn, giằng co, cuối cùng, tôi cũng lôi được em ra khỏi cái thành cầu. Em ngồi vật xuống đường, áo quần xộc xệch, đầu tóc xã xượi...
– Sao anh không để cho tôi chết? Tôi trượt đại học rồi, còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ, còn sống làm gì nữa?
– Em đừng suy nghĩ tiêu cực thế! Em còn trẻ mà, năm nay thi trượt thì sang năm thi lại!
Nhìn anh đây này, anh thi đại học 4 năm mới đỗ, học đại học năm nay là năm thứ 8 rồi vẫn chưa ra được trường, phải vừa chạy xe ôm vừa ôn thi trả nợ môn! Thế mà anh vẫn phải sống! Vậy mà em...
Sau một hồi an ủi, thuyết phục, cuối cùng em cũng đã nguôi ngoai và từ bỏ cái ý định điên rồ ấy. Và rồi, em cũng chịu ngồi lên xe để tôi chở em ra bến Gia Lâm bắt xe khách về quê. Lúc tôi thả em ở bến, ánh mắt em vẫn phảng ra chút gì đó rất buồn, hoang mang và khắc khoải vô cùng. Tôi cũng chẳng biết nói gì hơn, chỉ chào em rồi lặng lẽ quay về. Nhưng như chợt nhớ ra, tôi vòng xe lại. Em thấy tôi thì ánh mắt thoáng chút ngỡ ngàng...
– Em có tiền để đi xe khách chưa? – Tôi hỏi.
– Dạ chưa!
– Sao không nói với anh?
– Em ngại! Vì em phiền anh nhiều quá rồi!
Tôi không nói gì, lấy tờ 100k nhét vào tay em rồi lên xe phóng vụt đi. Tôi phải quay lại chỗ cổng trường thật nhanh, hi vọng kiếm thêm được khách nào đó để bù lại cuốc này!
Còn cô gái ấy thì không vào bến đón xe nữa mà lại tiến ra phía cổng rồi lững thững đi bộ trên vỉa hè, tay cầm tờ 100k, vuốt ve thật phẳng phiu rồi nhét vào túi quần. Chuông điện thoại reo rộn ràng, cô gái nhấc máy, giọng dịu dàng:
– Anh à! Chờ cơm em nhé! Em về gần đến ngõ rồi!
– Ừ, Hôm nay kiếm được khá không?
– Chán lắm! Được có mỗi trăm bạc! Thằng này kibo vãi!
– Vậy ghé vào hàng thịt chó mua ít rựa mận về giải đen nhé! Còn mấy đợt thi sau nữa cơ mà! Lo gì!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TÔI ĐI THI ĐẠI HỌC


Nhanh thật! Thấm thoắt đã một năm trôi qua, một mùa thi đại học nữa lại về! Giờ này năm trước, tôi vẫn đang miệt mài với những bài văn mẫu, ngập đầu với những công thức toán học, và hùng hục với đống ngữ pháp tiếng Anh phức tạp.
Chỉ đến trước ngày thi, khi các nội dung ôn tập được tôi nắm vững, đọc thuộc làu làu, lúc ấy, tôi mới quay sang photo tài liệu, rồi cặm cụi ngồi gấp phao, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đầy thử thách, gian lao.
Sáng hôm thi môn đầu tiên, vì sợ tắc đường nên tôi đến địa điểm thi khá sớm. Nhìn đồng hồ thấy còn nửa tiếng nữa mới tới giờ thi, tôi thong thả tiến ra phía cổng tìm mua đồ ăn sáng. Vừa thấy tôi, một chị bán xôi đã đon đả chào mời:
– Xôi đi em ơi! Xôi xúc xích nóng hổi vừa bóp vừa thổi nào!
– Bán cho 5 nghìn, nhiều thịt, nhiều xúc xích nhé!
– 5 nghìn khó bán lắm em ơi, giờ ai ăn xôi 5 nghìn nữa?!
– Vậy cho 10 nghìn!
Chị bán hàng thoăn thoắt lấy xôi vào một miếng lá chuối rồi đưa cho tôi. Tôi đặt gói xôi vào lòng bàn tay, nắn bóp liên hồi khiến nắm xôi trở thành một khúc tròn tròn, cong cong, dài dài, nhìn rất hài. Xong, tôi bẻ đôi khúc xôi ấy thành hai đoạn bằng nhau, một nửa tôi ăn, nửa còn lại đưa trả lại chị bán xôi kèm theo tờ tiền 5 nghìn...
– Trả chị này! Em lấy một nửa là 5 nghìn đúng không? Có vậy thôi mà kêu khó bán!
Ăn xong xôi, tôi lững thững đi về phòng thi. Chà! Phòng tôi nhiều gái xinh quá! Có em còn diện váy ngắn, áo hai dây, ngực với đùi lòi ra cả đống hây hây, trắng xóa. Đứng đợi khá lâu mà vẫn chưa được gọi vào phòng, tôi sốt ruột lại gần một thầy giám thị nhìn khá hiền, thầy mặc chiếc áo vest màu xanh thiên thanh, thắt cái cà-vạt hồng rực như cam Canh.
– Thầy ơi! Sao vẫn chưa cho thí sinh vào phòng ạ? Bọn em đợi lâu quá rồi!
– Đừng gọi mình là thầy, gọi là anh thôi!
– Dạ vâng! Thế khi nào bắt đầu gọi thí sinh vào hả anh?
– Anh không rõ, vì anh cũng đi thi thôi mà!
– Hả? Anh là thí sinh?
– Ừ, anh thi năm nay là năm thứ 6 rồi!
– Đi thi thôi mà, có cần phải mặc lịch sự như thế không?
– Là sở thích thôi em! Sáu năm rồi, năm nào đi thi anh cũng mặc bộ này! Nó giúp anh thấy tự tin và làm bài tốt hơn!
– Dạ! Vậy năm nay anh quyết tâm lắm nhỉ! Em thấy mắt anh thâm quầng kìa, chắc thức đêm ôn bài nhiều hả?
– Không! Vết thâm này là do đêm qua anh nằm giường đọc sách, rồi ngủ gật nên bị sách rơi vào mặt!
Câu chuyện của tôi và anh ấy bị ngắt quãng bởi giám thị đã bắt đầu gọi thí sinh vào phòng. Và hình như là có duyên thì phải, bởi tôi và anh lịch sự ấy lại ngồi cùng bàn với nhau. Thế này thì tôi cũng yên tâm phần nào, bởi ít ra anh ấy cũng đã có 6 năm đi thi, hẳn kinh nghiệm và kiến thức sẽ vững vàng lắm!
Cầm cái đề thi trên tay, tôi run run, toát mồ hôi hạt. Đề dài và khó quá, lại là đề trắc nghiệm nên không có thời gian để tôi giở phao hay là sử dụng tài liệu được. Đang hoang mang tột độ thì chợt thấy có người đá đá vào chân mình. Tôi quay sang, thì ra là anh lịch sự...
– Có phao không? Cho anh mượn phát!
– Đậu! Anh đi thi mà không chuẩn bị phao sao?
– Có, nhưng anh tưởng sáng nay thi Văn nên không mang phao theo!
Tôi móc hết đống phao giấu trong quần ra rồi quẳng cho anh ấy. Bởi đằng nào thì tôi cũng không định dùng. Thế nhưng, bà giám thị hình như đã phát hiện ra thì phải, tôi thấy bà ấy đột nhiên lại gần bàn của hai chúng tôi, rồi mắt gườm gườm, nhìn chằm chặp vào phía dưới ngăn bàn. Khổ thân anh lịch sự, bị bà ấy để ý rồi, không biết anh ấy sẽ xoay sở ra sao đây? Vậy nhưng tôi thấy anh ấy rất tự tin, móc trong túi ra một cái lọ nhỏ, đặt lên bàn...
– Cái gì đấy anh? – Tôi hỏi bằng giọng thều thào.
– Bảo bối! Cái này chỉ dùng trong trường hợp nguy cấp thôi!
Tôi tò mò quá, không hiểu trong cái lọ ấy có gì mà lại có thể giúp anh ấy vượt qua thời khắc khó khăn này được nhỉ? Rất nhanh, anh lịch sự mở nắp lọ và lấy ra một đồng xu cổ. Rồi anh vẽ một vòng tròn rất to trên tờ giấy nháp, vẽ thêm hai đường vuông góc cắt nhau tại tâm đường tròn, chia đường tròn làm 4 phần A, B, C, D bằng nhau. Anh lịch sự cầm đồng xu, chắp tay trước mặt lầm rầm khấn vái rồi thả đồng xu rơi xuống cái đường tròn ấy. Đồng xu xoay xoay mấy vòng rồi nằm gọn trong phần chữ A của đường tròn. Lập tức anh lịch sự chọn A là đáp án cho câu 1. Cứ như vậy, chỉ vài phút sau đã thấy anh ấy làm đến câu 12 rồi. Tôi thì vẫn chưa làm được câu nào nên cũng hơi sốt ruột...
– Cách này có hiệu quả không anh? – Tôi hỏi bằng giọng hoài nghi.
– Hiệu quả chứ! Năm nào đi thi anh cũng dùng cách này mà!
– Dạ! Vậy anh cho em chép với!
Thế là môn thi đầu tiên đã kết thúc tốt đẹp. Chưa bao giờ đi thi mà tôi lại làm xong bài chỉ trong vòng 10 phút như thế! Tôi phấn khởi lắm, thấy tinh thần phấn chấn, tràn đầy tự tin, sẵn sàng cho môn thi Văn buổi chiều, bởi đây là môn tôi tự tin nhất! Quả đúng vậy, cầm đề Văn trên tay, tôi không có cảm giác run rẩy, lo sợ nữa. Đề Văn yêu cầu "Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận". Trúng tủ rồi! Tôi mỉm cười hài lòng và bắt đầu cầm bút làm bài:
"Tràng Giang là bài thơ của Huy Cận viết về một anh chàng tên là Giang. Ấy vậy mà ngay từ cái tên bài thơ, tác giả đã viết sai chính tả, bởi nếu viết đúng thì tên bài thơ phải là Chàng Giang. Em cũng không hiểu sao một nhà thơ nổi tiếng lại có thể mắc một cái lỗi chính tả ngớ ngẩn đến thế? Có thể, tác giả bị cận nên nhầm lẫn chăng? Nhưng tại sao cả một ngành giáo dục với rất nhiều những giáo sư, tiến sĩ cũng không phát hiện ra cái lỗi chính tả ấy, lại còn đưa bài thơ ấy vào sách giáo khoa, rồi đưa vào đề thi đại học? Đó là hậu quả của thói quen làm việc vô trách nhiệm, cẩu thả, để rồi thế hệ học sinh chúng em đây phải nhận hậu quả..."
Đang say sưa với mạch văn tuôn trào, với dòng xúc cảm dâng cao, chợt tôi thấy có người níu áo, giọng thều thào. Hóa ra là anh lịch sự...
– Phân tích xong bài thơ chưa em? Cho anh chép với!
Đương nhiên là tôi cho anh ấy chép, bởi tôi không phải là người ích kỷ, hẹp hòi. Có lẽ vì vậy mà hai anh em trở nên thân thiết hơn. Thi xong môn Văn, anh rủ tôi về phòng trọ của anh ấy chơi. Anh ấy còn mua cả thịt chó, vịt nướng, và mấy chai Vodka để liên hoan, mừng cho cả hai anh em đều làm được bài. Vui nên chúng tôi uống rất nhiệt tình, toàn trăm phần trăm. Có lẽ, khi rượu vào là khi người ta nói ra những lời thật lòng nhất, bởi tôi thấy giọng anh rưng rưng, nghèn nghẹn...
– Anh mời em chén này thay cho lời cảm ơn! Giá như gặp em sớm hơn thì chắc anh đã không phải thi đến sáu lần như thế này!
– Nó là cái duyên thôi anh ạ! Chúc mừng anh sắp thoát khỏi kiếp đi thi! Dù vẫn còn một môn nữa nhưng em tin là nếu cứ làm bài tốt như hai môn vừa rồi thì anh em mình muốn trượt cũng khó! Biết đâu sau khi vào trường, chúng ta lại được xếp vào chung một lớp thì sao?
– Được thế thì còn gì bằng! Nhưng kể cả khác lớp cũng không sao, mình vẫn là anh em tốt của nhau! Cạn ly nào!
Cứ thế, cuộc vui kéo dài tới quá nửa đêm! Tôi phải chạy ra ngoài mua thêm đồ nhắm, và thêm mấy chai Vodka nữa! Rồi sau đó, tôi cũng chẳng nhớ mọi việc xảy ra như thế nào, chỉ biết rằng sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi ánh mặt trời chói chang chiếu thẳng vào mắt. Tỉnh dậy, đầu óc tôi quay cuồng, ê ẩm! Vỏ chai, bát đũa, cốc chén, và cả thức ăn thừa vương vãi, bừa bãi, la liệt khắp nhà. Còn ở góc nhà, anh đang ngồi ôm gối khóc tu tu. Tôi sực tỉnh, vùng dậy, chạy tới kéo anh lên, giọng hốt hoảng:
– Đi thi, đi thi thôi anh!
Anh lại càng khóc to hơn, giọng nấc lên đầy chua chát:
– Mặt trời lên đến đỉnh đầu rồi, còn thi gì nữa?!
Mới đó mà đã một năm trôi qua rồi! Giờ, tôi đã là chủ của một trang trại vịt lên tới hàng nghìn con, cung cấp trứng và thịt cho toàn bộ bà con trong khu vực. Hằng ngày đi chăn vịt, nhìn đàn vịt nhảy nhau hào hứng trên sông, tôi thấy mình như cũng vui lây, thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản đến lạ kỳ. Giờ, tôi đã tự kiếm được tiền lo cho bản thân mình, đã có tiền dành dụm gửi về giúp ba mẹ, còn hơn khối đứa học đại học mà bị nhà trường đuổi học vì đánh nhau, vì trộm cắp, cờ bạc, rồi bố mẹ phải mang tiền lên để trả nợ, để chuộc xe, chuộc đồ...
Tôi thấy rằng, học đại học cũng tốt, nhưng nếu không được học cũng không phải là thảm họa. Bởi suy cho cùng, mục đích của việc dạy học cũng chỉ là để tạo ra những con người có ích cho xã hội. Vì vậy, chỉ cần bạn lao động chăm chỉ, sống có ích cho xã hội thì việc bạn có học đại học hay không cũng không còn quan trọng nữa! Tiện đây, mình cũng xin thông báo là mình nhận tư vấn giúp đỡ mở trang trại vịt miễn phí đồng thời cung cấp vịt giống giá rẻ cho những ai có nhu cầu nuôi vịt như mình. Đặc biệt, nhân dịp kỳ thi đại học năm 2014, mình cam kết giảm giá 30% cho những bạn sinh năm 96 có nhu cầu mở trang trại vịt. Thời gian khuyến mại bắt đầu từ khi các trường chính thức công bố điểm thi đại học cho đến khi các trường đã tuyển đủ chỉ tiêu (bao gồm cả nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3). Chúc các bạn thi tốt và rất mong được hợp tác làm ăn cùng các bạn!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
QUY ĐỊNH MỚI


Từ ngày 1/7, tất cả các nhà nghỉ trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân kiểm soát và xử lý nghiêm những khách mua dâm, những cặp đôi thuê phòng tại nhà nghỉ để quan hệ tình dục mà không đeo bao, hoặc đeo bao không đúng quy cách, hoặc đeo bao rởm, không đạt chuẩn chất lượng.
Vậy thế nào là bao đạt chuẩn chất lượng? Thứ nhất, bao đạt chuẩn chất lượng phải có đủ 3 bộ phận gồm miệng bao, thân bao và đầu bao.
Thứ hai, trên thân bao phải có chứng nhận hợp quy đóng dấu nổi, mạ vàng óng ánh, có thể tự phát quang trong điều kiện thiếu ánh sáng, phải có tên cơ sở sản xuất, kích cỡ, năm sản xuất. Phần thân bao phải gồm 3 lớp là lớp đệm, lớp hấp thụ xung động mạnh, và lớp bôi trơn. Với các loại bao có gai hoặc gân sần thì độ dài của gai hoặc độ dày của gân không được quá 69cm. Riêng về mùi thơm thì không có quy chuẩn, ai thích mùi gì thì có thể chọn mùi đó.
Khi được hỏi về quy định mới này, một tay chơi cave chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã bày tỏ sự quan ngại:
"Tôi rất hoang mang và bất ngờ khi nghe thông tin này! Từ trước đến giờ, tôi đi mua bao ở hiệu thuốc cũng đâu có để ý gì đâu, người ta bán cho bao nào thì tôi dùng bao đó, càng mỏng, càng nhẹ thì càng thoải mái, càng thích. Tại sao giờ lại xử phạt tôi? Bắt tôi phải dùng bao dày, bao ba lớp? Nếu muốn xử phạt thì phải xử phạt mấy hiệu thuốc họ bán bao rởm chứ? Tôi làm sao phân biệt được bao rởm với bao xịn?"
Đó là ý kiến và phản ứng của khách làng chơi, còn về phía chủ nhà nghỉ, họ giải thích rằng: "việc đưa ra quy định này cũng chỉ vì muốn bảo vệ sức khỏe cho khách thuê phòng mà thôi. Bởi nếu sử dụng bao cao su rởm thì khi có va chạm mạnh rất dễ dẫn đến rách bao, gây tổn thương cho vùng quy đầu của người điều khiển bao".
Dẫu vẫn còn nhiều ý kiến và phản ứng trái chiều, nhưng nhìn chung, phần lớn những cặp đôi vào nhà nghỉ và những khách mua dâm, dù là tình nguyện hay miễn cưỡng, cũng đã tuân thủ khá nghiêm túc quy định mới này. Chúng tôi có mặt tại một cửa hàng bán bao cao su đạt chuẩn chất lượng vào lúc cửa hàng đang rất đông khách. Chị Thảo, đã tốt nghiệp đại học Sư phạm nhưng chưa xin được việc, hiện làm nhân viên của cửa hàng cho chúng tôi biết:
"Từ tối đến giờ em đã bán được cả trăm cái bao xịn rồi đấy! Nhiều người mới dùng lần đầu còn bỡ ngỡ nên em phải tư vấn, hướng dẫn và trực tiếp tận tay đeo cho khách. Cửa hàng em còn có cả những buồng riêng để cho khách dùng thử bao, mỗi buồng đều bố trí một giường và một nhân viên nữ trẻ đẹp để hỗ trợ khách trong quá trình dùng thử. Khách thử bao nhiêu cái tùy thích, nếu thấy ưng thì mới mua. Có nhiều khách khó tính thử cả buổi tối, thử đi thử lại, thử hết buồng này đến buồng khác, cuối cùng bỏ về, chẳng mua cái nào, sáng sớm hôm sau lại thấy quay lại thử!"
Khi được hỏi về quy định mới này, một khách hàng đang chăm chú chọn mua bao ở cửa hàng hồ hởi chia sẻ:
– Đã là quy định thì phải tuân thủ thôi anh ạ! Không những vậy, tôi còn vận động được cả ông nội và bố tôi cùng đến đây để chọn mua những cái bao đạt chuẩn chất lượng, vừa là thể hiện ý thức của người công dân tốt, vừa là để bảo vệ sức khỏe, tránh lây lan bệnh tật cho các chị em trong khu xóm!
– Thế bố với ông nội anh đâu mà anh đứng một mình thế này?
– Họ đang thử bao ở trong buồng! Tôi đang đứng xếp hàng đợi tới lượt mình!
Vâng! Xin cảm ơn anh! Chúc đại gia đình mình thử bao vui vẻ! Chúng tôi cũng rất mong mỗi người chúng ta, hãy thể hiện ý thức công dân của mình, chấp hành nghiêm chỉnh quy định này, phấn đấu vì mục tiêu 100% đàn ông Việt Nam được dùng bao xịn, giảm thiểu tai nạn và sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình tham gia điều khiển bao.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NHỊP DẬP WORLD CUP


Các bạn thân mến, trong những ngày này, không khí World Cup sục sôi ở khắp mọi nơi, từ hải đảo xa xôi cho tới đất liền gần gụi; từ xóm trọ chật chội cho đến những cao ốc chọc trời. Và để giúp các bạn cảm nhận được rõ nét nhất sự cuồng nhiệt ấy, hôm nay, chuyên mục Nhịp dập World Cup sẽ thực hiện chương trình cầu truyền hình trực tiếp giữa hai đầu cầu Brazil và Việt Nam.

– Xin chào các phóng viên ở đầu cầu Brazil! Hãy cho chúng tôi thấy không khí bóng đá ở bên đó cuồng nhiệt thế nào đi ạ!
– Xin chào quý vị khán giả! Chúng tôi đang có mặt tại cổng sân vận động quốc gia của Brazil, nơi đây tụ tập rất đông người hâm mộ và du khách đến để cổ vũ bóng đá. Đứng ngay cạnh tôi đây có lẽ là một nữ cổ động viên người Ý-ta-li-a, bởi cô đang mặc chiếc áo đấu màu thiên thanh. Chúng tôi sẽ thực hiện phỏng vấn nhanh với cô gái xinh đẹp này:
– Chào bạn! Trông bạn có nét rất giống người Việt Nam. Chắc là bạn có lai dòng máu Việt trong người đúng không?
– Dạ vâng! Bố em là người Việt, ông bà nội em cũng là người Việt!
– Vậy mẹ bạn người nước nào?
– Mẹ em cũng là người Việt, ông bà ngoại em cũng là người Việt!
– Đệt! Thế bạn là người Việt à?
– Dạ vâng, Việt 100%! Em sang Brazil công tác, tiện thể xem World Cup luôn!
– Quê bạn ở đâu và làm nghề gì?
– Em ở Quất Lâm! Làm việc cũng tại Quất Lâm luôn!
– Bạn công tác tốt chứ?
– Cũng tạm anh ạ! Ngày đông khách thì được khoảng hai chục cuốc, còn trung bình thì chỉ khoảng trên dưới chục cuốc thôi!
– Bạn đã phục vụ giai Việt Nam, và bây giờ là phục vụ giai Tây, theo bạn giữa họ có điểm gì khác nhau?
– Từ hôm sang đây, em đã được đi khách Tây nào đâu, toàn gặp mấy anh Việt Nam thôi, nên cũng chẳng so sánh được!
– Ở Worlcup này, bạn thích cầu thủ nào nhất?
– Em thích cầu thủ Sếp zô Bốc Cứt (Sergio Busquets) mang áo số 16 của Tây Ban Nha, và một cầu thủ nữa của Hà Lan, mang áo số 15 đó là Đớp Cứt (Dirt Kuyt).
– Có vẻ như bạn rất thích những cầu thủ liên quan đến cứt thì phải?! Vâng! Cảm ơn bạn! Chúc bạn một chuyến công tác thành công! Còn bây giờ, chúng ta sẽ có cuộc trò chuyện với ngài Francesco Tito (Phang chết cô ti to) – Chủ tịch liên đoàn bóng đá Brazil. Xin chào ông! Theo ông thì Brazil sẽ được hưởng lợi gì từ việc tổ chức World Cup lần này?
– Nhiều cái lợi lắm chứ! Lợi về du lịch, về quảng bá hình ảnh đất nước, con người Brazil, cái đó thì chắc là ai cũng hiểu! Nhưng tôi nghĩ, cái lợi lớn nhất đó là World Cup sẽ tạo một cú hích cho thị trường bất động sản đang rất buồn tẻ và ế ẩm không chỉ của Brazil mà còn của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Dù World Cup mới diễn ra hơn chục ngày, nhưng số lượng giao dịch mua bán nhà đất đã tăng vọt. Sở dĩ việc mua bán thuận lợi là bởi nhiều căn nhà bị bán tống bán tháo, với giá cực rẻ, có khi chỉ bằng một phần ba giá trị của nó trước thời điểm World Cup. Với một World Cup có nhiều bất ngờ và chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đội bóng nhỏ như năm nay thì chắc chắn thị trường bất động sản sẽ còn nóng hơn nữa!
– Còn lợi ích nào khác không ạ?
– Tôi nghĩ World Cup cũng sẽ tạo công ăn việc làm cho đám thợ lặn, thuyền cứu hộ và nhà ngoại cảm để mò tìm xác dưới sông. Bên cạnh đó, ngành mại dâm chắc chắn cũng sẽ có biến chuyển tích cực!
– Ngành mại dâm?
– Phải! Ở Brazil chúng tôi thì mại dâm được nhà nước khuyến khích, được coi là một nghề, thậm chí là một nghề cao quý. Một cô gái làm cave sẽ là niềm tự hào của gia đình và của cả dòng họ cô ấy! Tuy vậy, ngành mại dâm ở Brazil chúng tôi lại đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức!
– Tại sao vậy ạ?
– Vì đàn ông Brazil chỉ ham đá bóng thôi, rảnh là đi đá bóng! Mà anh biết đấy, đá bóng về rất mệt, mất sức, đến ăn còn chẳng muốn ăn thì còn ai muốn đi chơi cave nữa? Chính phủ Brazil đã đưa ra nhiều giải pháp kích cầu, trong đó có gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ mua dâm giá rẻ với lãi suất thấp, nhưng vẫn không ăn thua. Nhìn sang đất nước Việt Nam của các bạn mà chúng tôi phát thèm, dù cave bị cấm, bị truy đuổi, phải hoạt động lén lút, ấy vậy mà các thanh niên Việt Nam vẫn đi chơi cave ầm ầm. Tôi nghĩ, đây là một thế mạnh, một miếng bánh ngon mà Việt Nam không nên bỏ qua. Chỉ cần chấp nhận cave là một nghề hợp pháp thì tôi tin rằng nguồn lợi mà Việt Nam thu về từ ngành này sẽ cao hơn cả xuất khẩu gạo hay là khai thác dầu mỏ. Khi đó, cave chắc chắn sẽ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia của Việt Nam.
– Cảm ơn ông về những chia sẻ và thông tin rất bổ ích! Còn bây giờ, xin được nhường lời cho những người đồng nghiệp của chúng tôi ở đầu cầu Việt Nam!
– Vâng! Cảm ơn anh! Đúng là không khí bóng đá tại Brazil rất cuồng nhiệt! Thế nhưng ở Việt Nam, sức nóng của World Cup cũng không hề kém, thậm chí ngay cả ở những vùng nông thôn với những người nông dân lam lũ, chân lấm tay bùn thì họ cũng không chịu đứng ngoài cuộc trong ngày hội lớn của bóng đá thế giới này. Phóng viên chúng tôi đã về tận làng quê, xuống tận ruộng để phỏng vấn một bác nông dân đang gặt lúa...
– Chào bác! Bác có xem World Cup không?
– Có chứ! Nhưng đang mùa gặt bận mải nên chỉ tranh thủ xem những trận có đội Nhật Bản đá thôi!
– Bác yêu thích đội Nhật ạ? Có phải vì đó là đội Châu Á?
– Cũng không hẳn! Tôi yêu đội Nhật bởi tôi yêu văn hóa Nhật! Nói văn hóa thì hơi rộng, cụ thể hơn là tôi yêu nền điện ảnh của Nhật! Tôi xem phim JAV của Nhật từ khi tôi bắt đầu dậy thì, và sẽ còn tiếp tục xem cho đến khi nào sức khỏe còn cho phép!
– Theo bác, liệu Nhật Bản có đủ sức tiến sâu tại World Cup lần này không?
– Tôi nghĩ, nếu Nhật Bản vượt qua vòng bảng, giành chiến thắng ở vòng 16 đội, rồi thắng tiếp ở tứ kết, thắng tiếp ở bán kết thì nhiều khả năng họ sẽ vào chung kết!
– Trên thế giới có nhiều con vật có khả năng dự đoán kết quả trận đấu khá chính xác, ví dụ như bạch tuộc Paul, gấu Misa, lạc đà Shaheen... Bác có tin vào những dự đoán đó không?
– Tôi không tin lắm! Ở làng tôi, có một thằng chuyên cá độ, nó cũng đổ cám ra hai cái máng lợn, một máng dán cờ của Tây Ban Nha, máng kia dán cờ Hà Lan. Rồi nó thả con lợn sề trong chuồng ra. Con lợn lập tức nhào ngay tới máng Tây Ban Nha ăn tôm tốp. Ăn xong, nó lại quay sang máng Hà Lan ăn tiếp. Khi cám ở cả hai máng đã hết, nó vẫn liếm mép tỏ vẻ thòm thèm, rồi nó lần lượt vét máng cả Tây Ban Nha lẫn Hà Lan sạch sẽ, sau đó mới quay về chuồng! Cuối cùng cũng chẳng biết là nó chọn đội nào nữa! Vì thế tôi thấy cái trò dùng súc vật để dự đoán kết quả là rất vớ vẩn! Tuy nhiên, ở cạnh nhà tôi, có một con chó đực rất đặc biệt và nó khiến cả làng tôi phải kinh ngạc!
– Bác có thể nói rõ hơn không?
– Đó là con chó giống, tức là chó đực nuôi để cho đi giao phối ấy! Trước trận khai mạc World Cup, người ta buộc hai con chó cái còn non tơ vào hai cái cột giữa sân, một con mặc áo Brazil, con còn lại mặc áo Croatia, rồi đưa con chó đực ấy ra. Nó nhìn ngó một hồi rồi nhảy chồm lên, ôm lấy lưng con chó cái mặc áo Croatia, nhún nhảy liên tiếp. Mọi người có mặt ở đó ai cũng lắc đầu tỏ vẻ không tin lắm, bởi rất khó có chuyện Croatia thắng được Brazil trong trận khai mạc. Nhưng sau khi nhảy xong con chó Croatia, nó lùi ra, ngồi nghỉ một lát lấy sức rồi lại lao vào nhảy tiếp con chó Brazil. Điều đặc biệt là với con chó Croatia nó chỉ nhảy một lần thì với con mặc áo Brazil, nó lại nhảy những ba lần, giữa các lần nhảy nó đều lùi ra sau để ngồi nghỉ lấy sức.
Không ai biết con chó đực làm vậy là có ý gì, chỉ đến khi trận đấu giữa Brazil và Croatia kết thúc, người ta mới hiểu rằng, con chó này không chỉ đoán kết quả mà còn đoán luôn cả tỉ số! Nó nhảy con Croatia trước là ý nói Croatia sẽ là đội ghi bàn trước. Sau đó nó nhảy con Brazil ba phát, ý nói Brazil sẽ ghi liên tiếp ba bàn và thắng chung cuộc 3 – 1. Sau hôm ấy, làng tôi ai cũng tin tưởng đặt kèo theo nó, nhiều người trúng to lắm!
– Thật vậy cơ ạ? Thế giờ, con chó ấy vẫn tiếp tục dự đoán chứ bác?
– Không anh ạ! Sau mấy trận đầu dự đoán hoàn toàn chính xác, thì đến trận Hà Lan gặp Tây Ban Nha, nó đã đoán sai! Trận đó Hà Lan thắng Tây Ban Nha 5-1, nó cũng nhảy con chó Tây Ban Nha trước, ý nói Tây Ban Nha sẽ mở tỉ số. Rồi sau đó nó quay sang nhảy con chó Hà Lan. Nó nhảy Hà Lan được bốn phát rồi, đến phát thứ 5 thì tự nhiên nó lăn đùng ra đất giãy giụa, bọt mép sùi lên. Từ đó đến nay nó vẫn nằm liệt ở góc sân, hơi thở yếu, không ăn gì, ngày chỉ uống được một hai thìa sữa. Bác sĩ thú y bảo nó bị Thượng Cẩu Phong, đang có dấu hiệu suy thận!
– Thật tội nghiệp! Đúng là World Cup cũng không hẳn chỉ toàn niềm vui! Vậy bác còn điều gì phàn nàn hay chưa hài lòng về World Cup năm nay không ạ?
– Tôi thấy mọi thứ nhìn chung là ổn, chỉ có điều lịch thi đấu chưa hợp lý lắm! Như anh thấy đấy, giờ đang là mùa gặt, trời nóng thế này, chúng tôi đi gặt lúa rất mệt, mất sức, nên chỉ khoảng 8 giờ tối là đã buồn ngủ díu mắt lại rồi! Trong khi đó các trận đấu lại diễn ra rất muộn, vào lúc nửa đêm, rồi hai ba giờ sáng, khiến chúng tôi rất khó thức dậy để xem. Tôi mong rằng bắt đầu từ vòng 16 đội tới đây, FIFA sẽ điều chỉnh lại giờ thi đấu cho hợp lý hơn. Các trận nên bắt đầu vào khoảng 12 giờ trưa, hoặc 6 giờ tối là tốt nhất, bởi đó là lúc chúng tôi vừa đi gặt về, có thể tranh thủ kết hợp vừa nghỉ ngơi, vừa ăn cơm, vừa xem. Xem xong là khoảng 2 giờ chiều, lúc đó cũng vừa đúng giờ chúng tôi đi gặt buổi chiều, còn buổi tối, xem xong là 8 giờ, đúng giờ đi ngủ, rất hợp lý! Tôi cũng kiến nghị rằng, từ lần sau, World Cup nên tổ chức vào cuối tháng 7 thay vì đầu tháng 6 như hiện tại. Bởi cuối tháng 7 là thời điểm gặt hái đã xong, ruộng đang để ải chờ bơm nước để cày bừa và gieo mạ, chuẩn bị cho vụ đông xuân. Khi ấy, tôi có thể thức đêm xem vô tư!
– Theo bác năm nay đội nào sẽ vô địch?
– Tôi không phải là con chó nên cũng không biết chắc lắm! Tuy tiên, tôi tin rằng, đội nào giành chiến thắng ở trận đấu cuối cùng tại World Cup này thì nhiều khả năng đội ấy sẽ vô địch!
– Nếu đội Nhật Bản của bác vô địch năm nay thì bác tính sao?
– Tôi hứa sẽ cởi đồ!
– Giống như lời hứa của một số hót-hơn chân dài?
– Các cô ấy hứa nhưng có mấy cô giữ lời đâu! Có thể các cô ấy cởi trong nhà tắm hay trên giường ngủ nên mọi người không biết chăng?
– Các hót-gơn hứa cởi đồ thì còn nhiều người hào hứng chờ đợi, chứ bác cởi thì ai thèm quan tâm!
– Vậy thì tôi hứa, nếu năm nay Nhật Bản vô địch World Cup, tôi sẽ cho đứa con gái lớn nhà tôi khỏa thân đi vòng quanh làng, chiêu đãi nhân dân luôn!
– Con gái lớn nhà bác năm nay bao nhiêu tuổi ạ?
– Cháu nó được 24 tháng rồi! Tôi định gặt hái xong sẽ cho cháu đi học mầm non!
– Cảm ơn bác về cuộc trò chuyện rất thú vị! Và chuyên mục Nhịp dập World Cup của chúng tôi cũng xin phép dừng lại tại đây! Chúc các bạn một mùa World Cup thật hào hứng, sôi nổi! Và dù ở hoàn cảnh nào, xin các bạn cũng đừng tuyệt vọng, hãy cứ lạc quan, yêu đời và nhớ đến lời dạy của các cụ, đó là "của đi thay người". Còn giữ được người, còn giữ được mạng sống thì ta vẫn còn có thể chơi tiếp, vẫn còn có thể gỡ lại! Chúc các bạn may mắn! Phóng viên Kim Chửng, Chuyên mục Nhịp dập World Cup, VTV69, Đài truyền hình BCS.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
GIẢI MÃ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CA SĨ LỆ RƠI


Dù mới chỉ chính thức giới thiệu các ca khúc của mình đến khán giả chưa đầy một tháng, nhưng Lệ Rơi đã nhanh chóng khẳng định được tài năng và sức hút của mình. Anh khiến cho MTP-Sơn Tùng bị lu mờ, khiến Đàm Vĩnh Hưng bị hững hờ và khiến Mỹ Tâm bị thờ ơ. Thậm chí, có người còn nói rằng World Cup năm nay có số lượng người xem chỉ bằng một phần ba các kỳ World Cup trước, chỉ bởi nó đã đen đủi khi diễn
ra vào tháng 6 – thời điểm mà Lệ Rơi tung ra các ca khúc của mình!
Mỹ Linh đã gây tranh cãi lớn khi nhận xét rằng Hoài Lâm hát live hay hơn MTP-Sơn Tùng. Nhưng cũng vẫn là Mỹ Linh, sau khi nghe Lệ Rơi cover lại "Em của ngày hôm qua", chị đã thốt lên rằng: "Lệ Rơi hát live còn hay hơn Hoài Lâm". Đương nhiên là lần này Mỹ Linh không bị ném đá, bởi nhận xét của chị là hoàn toàn chính xác, chẳng ai dám phản đối!
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cho bạn hiểu tại sao chỉ trong vài tuần ngắn ngủi mà Lệ Rơi lại nhanh chóng trở thành thần tượng âm nhạc mới của thế hệ trẻ Việt Nam như vậy?
– Thứ nhất là trình độ học vấn: Trong khi các ca sĩ khác của Việt Nam hầu như chỉ học xong cấp 3 là nghỉ học thì Lệ Rơi lại cùng một lúc học hai trường đại học. Anh tốt nghiệp ĐH Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Hà Nội (bằng Trung Bình) và văn bằng 2 ĐH Kinh tế Quốc dân (chưa lấy được bằng vì nợ môn). Với vốn kiến thức có được sau những năm miệt mài trên giảng đường đại học, cộng với sự thông minh và cầu tiến hiếm thấy thì hiện tại, Lệ Rơi đang là ông chủ của hai mẫu ổi xum xuê hoa trái tại quê nhà Hải Dương, hứa hẹn một vụ bội thu trong mùa ổi năm nay.
– Thứ hai là sự táo bạo và khác biệt thể hiện trong cách hát, cách xử lý bài hát và phong cách biểu diễn của Lệ Rơi. Anh hát thường không quan tâm đến nhạc, lúc hứng thì anh hát nhanh, lúc đói và mệt thì anh hát chậm. Nhiều khi anh hát xong đoạn hai rồi nhưng nhạc vẫn chưa dạo hết đoạn đầu, và ngược lại, nhạc đã dạo đoạn kết nhưng anh vẫn đang phiêu ở phần điệp khúc. Cách hát này rất mới, mới đến nỗi chưa có một trường âm nhạc nào ở Việt Nam kịp cập nhật và đưa cách hát này vào chương trình giảng dạy của mình cả.
Các ca sĩ hiện nay ít nhiều đều học qua thanh nhạc, vì vậy, lối hát của họ thường giống nhau, dẫn đến nhàm chán, khiến người nghe dễ dàng bắt bài và đoán trước được kiểu hát của mấy ca sĩ ấy. Nhưng với Lệ Rơi thì điều này là không thể, bởi không ai biết anh ấy sẽ phiêu theo phong cách nào. Người ta không thể biết được anh đang hát bài gì nếu như không nghe nhạc hoặc không nhìn vào tên bài hát. Với giọng hát của Lệ Rơi thì âm nhạc không còn biên giới, tức là người nghe không thể phân biệt được anh đang hát nhạc Việt Nam hay nhạc nước ngoài, càng không thể biết anh đang hát nhạc rock hay nhạc vàng. Chính sự bất ngờ và khó đoán ấy đã tạo ra sự hứng thú và hấp dẫn cho người nghe.
– Thứ ba đó là sự giản dị và tốc độ làm việc khủng khiếp: Nếu các ca sĩ khác phải mất hàng tuần, thậm chí vài tháng mới thực hiện xong một MV ca nhạc thì Lệ Rơi trong một ngày (nếu hôm đó không phải hái ổi) có thể làm được cả chục MV. Anh còn có khả năng làm MV theo yêu cầu của fan. Fan thích bài nào cứ nói, chỉ khoảng nửa tiếng sau anh đã thực hiện xong MV của bài hát đó. Dù chỉ mới hoạt động âm nhạc được hơn ba tuần nhưng số lượng MV mà Lệ Rơi phát hành đã cán mốc 150. Một sức làm việc thật khủng khiếp.
MV của Lệ Rơi đề cao sự giản dị, không màu mè. Trong MV của mình, Lệ Rơi hiếm khi đứng dậy mà hầu như chỉ ngồi yên một chỗ. Anh nói rằng các ca sĩ khác phải quay ngoại cảnh ở bãi biển, ở vườn hoa, phải thuê người mẫu ăn mặc hở hang, phải nhảy nhót là nhằm mục đích che lấp đi những khuyết điểm, những hạn chế trong giọng hát của họ. Nhưng anh thì ngược lại, anh muốn mọi thứ thật đơn giản để có thể làm nền, để tôn được giọng hát của anh lên.
– Lý do thứ 4 khiến Lệ Rơi được nhiều người quan tâm là bởi khi nghe anh hát, người ta sẽ có thêm niềm tin vào cuộc sống, dám ước mơ và dám theo đuổi ước mơ đó! Bởi một thằng như anh ấy mà còn có thể thành công, còn có thể trở thành thần tượng của thế hệ trẻ Việt Nam thì tại sao mình lại không thể? Chúng ta cùng cố gắng nhé, biết đâu, thời gian tới, Việt Nam không chỉ có Lệ Rơi mà còn có thêm Rơi Lệ, Vãi Lệ, và vãi nhiều thứ khác nữa thì sao?


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
VỢ CHỒNG A THỦ


Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Cá Tra thường trông thấy có một cô gái mặc bikini đứng múa cột bên tảng đá trước cửa, cạnh chuồng lợn.
Lúc nào cũng vậy, dù nhổ cỏ, đá cột, gặm bi hay cưỡi ngựa, cô ấy cũng mặc bộ bikini màu xanh nõn chuối, mặt buồn rười rượi. Cô ấy tên Mẹo, là vợ của A Tự Xử, con trai thống lý Cá Tra, em ruột của thống lý Cá Ba Sa.
Mẹo trở thành vợ của A Tự Xử chẳng bởi yêu thương, chẳng bởi con tim dẫn lối chỉ đường, mà chỉ bởi thứ hủ tục cướp vợ đầy hãi hùng đã tồn tại hàng trăm năm nay ở cái vùng núi heo hút này. Đó là vào một đêm mùa thu, trời âm u, ngoài vách núi từng cơn gió rừng ù ù, thốc vào cửa sổ vù vù làm Mẹo giật mình tỉnh giấc. Gió mang theo sương núi lạnh buốt phả qua mấy song cửa làm bằng nứa rừng khiến Mẹo thấy người gai gai lạnh. Cái lạnh thấm qua lớp da thịt căng tràn, mỡ màng của cô sơn nữ tuổi đôi mươi, len lỏi vào tới tận ngõ ngách của trái tim non nớt đơn côi, trái tim chưa một lần được nếm trải vị ngọt ngào, chưa một lần cồn cào, thổn thức vì yêu.
Mẹo cố nhắm mắt, nhưng không thể ngủ lại được. Trằn trọc một hồi, rồi Mẹo nhổm dậy, nhẹ nhàng lách cửa ra ngoài đi đái. Không hiểu sao những đêm mất ngủ Mẹo rất thích đi đái, nó làm Mẹo thấy sảng khoái. Thế nhưng mới chỉ kịp vén váy, chưa kịp đái, Mẹo đã bị hai bóng đen từ lùm cây phía sau nhào tới rồi ụp chặt cái bao tải lên đầu Mẹo. Mẹo hốt hoảng, hét lên! Ngay lập tức, một bàn tay siết chặt lấy cổ Mẹo, khiến tiếng hét của cô bị nghẹt lại, bưng bức nơi cuống họng.
Rồi mặc cho Mẹo vẫy vùng, chống cự, hai đứa nó, thằng ôm chân, thằng vác đầu, khênh Mẹo chạy băng băng xuống con đường mòn gập ghềnh, cắt qua dòng suối dập dềnh, men theo vách núi chênh vênh. Vẫy vùng một hồi cũng mệt, Mẹo chán chả muốn vẫy nữa! Mẹo nghĩ: "Thôi, có khi thế lại hay, chứ nếu không chả biết bao giờ mình mới lấy được chồng! Con gái bản này giờ ế nhiều lắm, huống hồ mình cũng có xinh đẹp gì cho cam, nhà nghèo, tính tình lại dở dở, hâm hâm".
Về tới nhà thống lý Cá Tra, chúng nó tống Mẹo vào một căn buồng tối om rồi chốt cửa lại. Cái này thì Mẹo cũng không lạ, bởi theo phong tục, cô dâu sau khi cướp về sẽ bị nhốt vài ngày, không cho ra ngoài, đến tối, chú rể vào động phòng, rồi sau đó hai vợ chồng mang lễ và tiền sang nhà cô dâu chính thức hỏi cưới.
Bị nhốt trong phòng tối đã 3 ngày đêm, dù vẫn được ăn uống, nhưng Mẹo thấy trong người bí bích, bức bối và khó chịu lắm! Hì hục cả buổi tối, cuối cùng Mẹo cũng đã cạy được cái chốt cửa rồi nhẹ nhàng lách ra ngoài. Căn nhà khá bề thế, nhưng vắng vẻ, khoảng sân trước mặt vốn đã rộng, lại thêm thứ ánh sáng len lét từ ngọn đèn măng-sông phảng ra, sáng tối chập chờn, khiến nó càng thêm mênh mang, sâu thẳm. Hình như có người đang lúi húi ở góc sân thì phải?! Đúng rồi, là một ông lão lụ khụ, lưng còng, thỉnh thoảng lại ho lên từng tràng khòng khọc đầy mệt nhọc. Mẹo rón rén lại gần...
– Cụ ơi! Cụ là người cướp con về làm vợ hả?
– Không! Ta yếu rồi, có cho cũng chịu, hơi đâu mà cướp! Người cướp là thằng A Tự Xử, con trai ta!
– Vậy anh Xử đâu rồi hả bố? Theo phong tục là bắt dâu về thì tối hôm đó phải động phòng luôn, tại sao con đợi đã 3 đêm rồi vẫn chưa thấy gì?
– Con đừng nóng! Đợt này bản ta đám cưới liên miên, cỗ bàn nhậu nhẹt suốt, nó về đến nhà là say nhũn ra, nằm bẹp dí ở đầu ngõ, động đậy còn chả nổi, nói gì đến động phòng!
Cuộc nói chuyện giữa Mẹo và thống lý Cá Tra bị cắt ngang bởi một người đàn bà chạy xồng xộc từ ngõ vào, giọng hớt hải:
– Bẩm ngài! Cậu A Tự Xử vừa về, đang say rượu, đòi đi bắt gà ạ!
– Bắt gà ở đâu?
– Ở trên nóc nhà ạ!
Thống lý Cá Tra thở dài ngao ngán rồi quay sang bảo Mẹo:
– Đấy, chồng mày đấy, ra lôi nó về đi!
Mẹo chạy vùng ra đầu ngõ, đã thấy xúm xít một toán người tụm lại ngó nghiêng, ngấp nghến. Phía trên mái nhà, A Tự Xử đang bò lổm ngổm hệt như con cua đực bò trên mép ruộng trong một ngày nóng nực. Mẹo đưa tay lên mồm làm loa rồi hét lớn:
– Anh Xử ơi! Đừng bắt gà nữa! Xuống đây! Xuống đây em cho bắt bướm, nhanh lên!
Thế mà A Tự Xử chịu nhảy xuống thật! Mẹo hăm hở nắm tay chồng lôi về buồng, chốt cửa luôn! Không hiểu vì say rượu hay vì con bướm này bay khỏe quá mà hai vợ chồng nhà đó cứ rầm rập, huỳnh huỵch rồi gào thét trong buồng cả đêm. Mãi đến khi trời gần sáng mới thấy tình hình dịu đi và có phần im ắng. Người động phòng là A Tự Xử, thế nhưng cả ngày hôm sau đó, thống lý Cá Tra cứ ủ rũ, vật vờ, phờ phạc như người mới ốm dậy. Ngay chiều hôm đó, thống lý đuổi hai vợ chồng Mẹo ra cái lều ngoài đầu ngõ, không cho ở trong buồng cùng nhà nữa. Ông làm vậy cũng không hẳn vì ghét bỏ vợ chồng Mẹo, mà bởi với người già, giấc ngủ là thứ quý giá nhất!
Từ ngày chuyển ra lều, vợ chồng Mẹo tha hồ bắt bướm đuổi chim. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu là đều đặn, càng về sau, A Tự Xử càng nhạt dần, bỏ bê vợ con, tối ngày rượu chè, say xỉn. Hiếm hoi lắm, và hứng lắm thì A Tự Xử mới mò ra lều với Mẹo, khều khều một lúc, rồi nằm thở một lúc, rồi lại đùng đùng bỏ đi uống rượu. Hắn đâu coi Mẹo là vợ mà chỉ coi cô như một thứ búp bê tình dục, một loại thú vui thứ yếu, xếp sau rất nhiều thú vui khác của hắn như rượu chè, cờ bạc, đua xe, lô đề... Có đợt cả tháng trời mà A Tự Xử chẳng thèm ghé thăm Mẹo lấy một lần, khiến Mẹo nhiều lúc muốn phát điên vì những bứt rứt, thèm khát day dứt trong người, đến nỗi Mẹo muốn chết đi cho rồi!
Đêm ấy, buồn quá, nghĩ quẩn, Mẹo lủi thủi ra vìa rừng, bứt nắm lá ngón định cho lên mồm nhai để thoát khỏi cái cảnh sống nhục nhã này. Nhưng Mẹo lại nhớ đến bố mẹ ở nhà, Mẹo muốn chào họ lần cuối trước khi chết. Vậy là Mẹo chạy băng băng về nhà bố mẹ, nắm lá ngón vẫn giữ chặt trong tay. Đến nơi, Mẹo quỳ xuống giữa nhà, khóc tu tu:
– Con là đứa con bất hiếu! Bố mẹ hãy tha tội cho con!
Chửa nói dứt câu, Mẹo nhét luôn nắm lá vào mồm nhai nghiến ngáu. Thấy con gái mình như thế, bố mẹ Mẹo lắc đầu, thở dài ngao ngán...
– Mày vừa ăn lá gì đấy? – Bố Mẹo hỏi.
– Lá ngón ạ!
– Đấy mà là lá ngón à? Đấy là lá sung, để ăn kèm với nem chua, nem tai khi uống bia! Mày ăn cái thứ ấy vào chỉ tổ táo bón chứ chết được à? Nếu chết thì bọn quán bia đi tù hết! Mày không còn trò gì khác sao? Cứ vài hôm lại chạy về đây hồng hộc như con điên rồi dọa tự tử! Mà lý do tự tử là gì? Là vì thằng chồng mày cả tháng trời nó không phục vụ mày lần nào sao? Nếu vậy mẹ mày mới là người phải tự tử trước, bởi hơn chục năm nay rồi, tao có phục vụ mẹ mày được lần nào đâu!
Bị bố chửi, Mẹo lủi thủi quay về túp lều lạnh lẽo ấy, tiếp tục chuỗi ngày buồn như con đường mòn bên vách núi buổi chiều mưa, và xác xơ như đám lau rừng đương mùa dông bão...
Vào một đêm tháng bảy, gió rừng hây hẩy, mặt trăng tròn e ấp, lấp ló sau lùm cây trên ngọn núi phía Tây. Mẹo ngồi cô đơn trước cửa lều ngắm trăng, lòng buồn mênh mang! Nay là ngày bao nhiêu mà trăng tròn thế nhỉ? À phải rồi! Hôm qua là ngày mười tư, ngày giỗ cụ Cá Chim, bố của thống lý Cá Tra, nếu vậy thì nhiều khả năng hôm nay là rằm! Rằm tháng bảy! Ngày lễ cô hồn!
Vào ngày lễ hội cô hồn, các chàng trai vùng này thường xuống hội thổi kèn gọi bạn tình, mời chào các cô sơn nữ đi cùng để thổi kèn chung, rồi làm nhiều chuyện lung tung. Thảo nào, tối đến giờ Mẹo cứ nghe thấy tiếng kèn sắc-sô-phôn văng vẳng, chập chờn, làm lòng Mẹo cũng mơn man, bồn chồn. Mẹo còn trẻ, Mẹo muốn đi chơi! Nhưng nếu đi mà chẳng may thằng A Tự Xử nó ghé lều, không thấy Mẹo đâu, nó đánh cho bẹp đầu. Quá bế tắc, chán chường, và buồn bực, Mẹo chạy vào trong lều hùng hục, cầm bầu rượu lên tu ừng ực. Mẹo muốn uống say, say cho quên hết những tủi hổ, đắng cay, cho tan đi những tháng ngày lắt lay, sống không ai biết, chết chẳng ai hay!
Thế nhưng càng uống Mẹo càng tỉnh, càng thấy tiếng kèn thêm xôn xao, tha thiết, càng thấy những ham muốn trong lòng mình nôn nao, da diết. Mẹo còn trẻ, má hồng hây hẩy, ngực căng, mông mẩy, Mẹo muốn quẩy! Nhưng quẩy thì phải có nhạc, mà phải là nhạc sàn, chứ chả lẽ lại quẩy suông? Mẹo chạy vào trong, với lấy cái đài FM bán dẫn chạy bằng pin tiểu, phương tiện giải trí duy nhất của Mẹo, rồi vặn volume to hết cỡ, rồi dò sóng. May quá, đang có chương trình ca nhạc theo thư yêu cầu trên sóng VOZ tần số 69 Mê-ga-hẹc. Giọng chị dẫn chương trình vang lên khàn khàn, dở ẹc:
"Một bạn nữ ở bản Teo-bờ-ím gửi tặng một bạn nam ở bản Teo-chờ-im bài hát "Chiếc Ăn Đờ Goe", sáng tác của nhạc sĩ Nhãn Nho do ca sĩ Chùn Dương trình bày với lời nhắn: "dù đã lấy chồng và có hai đứa con nhưng em vẫn mãi yêu và chờ đợi anh". Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe...
Hú...Hú....
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, có một thằng, ngủ trên giường, ỉa ra quần, cởi luôn quần, quăng đi luôn!
Quăng đi ngay...
Vứt lung tung ra ngoài đường, mùi rất thối, bay về đâu?
Vứt lung tung ra ngoài đường, bị chó cắn, tha về đây!
Vương trên cây. Suỵt...!
A Chi ơi tới đây nhặt lấy chiếc quần sịp này, mang về nhà, giặt ô-mồ, xả com-phò, phơi khô luôn!
Thôi giờ đừng, nằm trên giường, ỉa ra giường, đái ra giường, khai kinh luôn!
Á ơi có phải thắm thiết duyên nhau,
Tối nay ra đầu ngõ, chỗ đống rơm, thời tôi chờ. . .
Nhớ mang theo dầu nhé! Bao cầm tay đợi người!
Bố tiên sư con cờ hó! Sao mày không trả lời!
Quẩy một hồi, người Mẹo mỏi rã rời, thở không ra hơi. Thế nhưng cái men rượu thì vẫn còn đầy trong người, và cái ham muốn của cơ thể cô gái đôi mươi vẫn thôi thúc khôn nguôi. Và giống như có quỷ dẫn đường, ma đưa lối, Mẹo lững thững men xuống ngõ, đi vào nhà thống lý Cá Tra. Bình thường, chẳng mấy khi Mẹo dám tới chỗ đó, bởi người nhà đó ghét Mẹo như chó. Nhưng hôm nay, có men rượu trong người, Mẹo chẳng sợ!
Muốn ăn thì phải liều, A Tự Xử không ra lều với Mẹo thì Mẹo sẽ vào trong nhà tìm hắn!
Đêm đã khuya nên đèn của nhà thống lý Cá Tra đã tắt hết. À, không phải, hình như trong gian buồng đèn vẫn thắp, dù những tia sáng lọt ra ngoài qua khe cửa sổ là rất hiếm hoi và yếu ớt. Mẹo còn nghe được cả tiếng người thì thào, xì xào trong ấy. Mẹo tò mò tiến lại gần, ghé mắt qua khe...
Bên trong buồng, đèn thắp sáng trưng, trên chiếc giường, bốn người đàn ông ngồi quây tròn, nghiêm ngắn! Thì ra bọn họ đang đánh phỏm! Mẹo nhận ra được ba người là thống lý Cá Tra, thống lý Cá Ba Sa, và A Tự Xử, còn người thứ tư thì Mẹo không biết là ai. Chỉ biết rằng đó là một anh chàng khá bảnh trai, cặp lông mày dài, đôi mắt nhanh và sắc, bắp tay bắp đùi cuồn cuộn, săn chắc. Anh chàng ấy đang thắng thì phải, bởi ngay trước mặt anh ấy xếp một đống tiền rất to, trong đó khá nhiều những tờ polime màu xanh. Cuộc đỏ đen dường như đang tới hồi gay cấn, nhìn mặt ai cũng đầy vẻ căng thẳng, đăm chiêu...
– Đánh nhanh lên ông ơi! Nghĩ đéo gì mà lâu thế?! – A Tự Xử nói bằng giọng bực bội khi anh chàng lạ mặt kia mấy lần định rút bài ra nhưng rồi lại ngập ngừng rụt lại.
– Cây chốt đấy ông ạ! Đánh bừa nó ù ông có chịu trách nhiệm không?
– Mày bảo ai là nó hả? Đấy là bố tao đấy! Mà từ đầu đến giờ toàn mày ù chứ tao với bố tao đã thằng đéo nào ù được ván nào đâu!
– Đánh ngu mà đòi ù!
– Mày bảo ai đánh ngu? Mày thích chết không, thằng chó?!
– Tao có nói mày đâu, tao bảo bố mày cơ mà!
– Ừ, thế thì được!
Cuộc chơi lại tiếp tục! Công nhận là anh chàng này đỏ thật, Mẹo đứng đó có một lúc mà thấy anh ấy ù ba bốn ván liền, có ván chửa đánh cây nào, vừa lên bài phát ù luôn, đống tiền trước mặt ngày càng xanh và cao. Có vẻ như ngồi lâu mỏi lưng, Mẹo thấy anh ấy vặn người răng rắc, ngáp một hơi dài, giọng uể oải:
– Cứ chia bài đi nhé, tao đi đái phát!
Rồi anh chàng đẩy cửa ra ngoài, tiến tới chỗ lùm cây um tùm nơi góc sân, kéo khóa quần, đứng dạng chân, mặt đần đần. Mẹo không bỏ lỡ cơ hội, lập tức áp sát lại gần, giọng ân cần:
– Anh đang tè hả? Sắp xong chưa?
– Chưa! Còn tí nữa! Sao?
– Xong thì qua cái lều ở đầu ngõ chơi với em nhé! Em ở đó một mình, buồn lắm!
Nói rồi, Mẹo búng mạnh một cái vào dái tai của anh chàng rồi nhẹ nhàng trở về lều. Anh chàng ấy dù đã xong việc nãy giờ nhưng vẫn đứng đó một hồi ngẩn ngơ vì không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Ấy thế mà chỉ một lát sau, trong lúc Mẹo còn đang lúi húi dọn dẹp chăn màn và kê lại cái chân giường cho chắc chắn thì đã nghe tiếng gõ cửa cộc cộc ở bên ngoài...
– Ai đấy? – Giọng Mẹo run run.
– Anh đây! Anh vừa bị em búng vào dái tai đây!
Cánh cửa lều của Mẹo mở ra, bóng đàn ông ập vào, đèn trong lều tắt phụt, tối om, chả nhìn thấy gì. Dù là chả nhìn thấy gì thì ai cũng biết trong cái lều ấy đang xảy ra chuyện gì. Trăng càng về khuya càng sáng, soi mênh mang trên đỉnh núi cao sừng sững, hiên ngang, lan cả sang những cánh rừng tràm vời vợi, thênh thang; trăng chảy theo con đường mòn, dịu dàng tràn xuống tận chân lều của Mẹo. Một khung cảnh thanh bình và đẹp đến ngỡ ngàng.
Thế nhưng, đó chỉ là sự bình yên giả tạo, bởi giữa nơi tâm bão, người ta vẫn thấy trời yên gió lặng, vằng vặc trăng sao; giống như ngọn núi lửa với cỏ cây hoa lá xanh tươi bao phủ, nhưng trong lòng nó là dòng nham thạch sục sôi, chỉ chực phun trào. Cái lều của Mẹo cũng thế, nhìn bề ngoài tưởng là êm ả, bình yên, nhưng bên trong đấy lại đang diễn ra một cuộc chiến cam go, quyết liệt, gay cấn và không kém phần cuồng nhiệt!
Mẹo quằn quại trong thứ xúc cảm mê man, tưởng sẽ được tận hưởng một đêm hạnh phúc ngập tràn, nhưng không, đúng lúc hăng nhất, Mẹo lại nghe tiếng gõ cửa cộc cộc bên ngoài...
– Ai đấy?
– Anh đây! A Tự Xử đây! Mở cửa cho anh!
Cuộc đời sao mà lắm trái ngang! Nằm không cả tháng trời chẳng ai gõ cửa, vậy mà đêm nay lại gõ tới hai lần! Nó giống như bạn nuôi con lô cả tháng không về, đùng một phát nó về hai nháy! Tuy nhiên, lô về thêm một nháy thì mừng, chứ thêm một người gõ cửa lại khiến Mẹo cuống cuồng, chưa biết xử lý ra sao...
– Nhanh lên! Làm gì mà lâu thế?
Cửa hé mở, A Tự Xử hồng hộc lao vào. Cũng giống như mọi lần, hắn bế bổng Mẹo lên rồi quẳng xuống giường, sà vào vồ vập, dồn dập. Nhưng đột nhiên, Mẹo thấy hắn khựng lại, nhìn chằm chằm về phía cuối giường...
– Quần sịp của ai kia? Tại sao lại có quần sịp đàn ông ở đây?
– Là quần của anh mà! Tại lâu quá anh không thèm ghé thăm em, em nhớ, nên lén vào nhà trong lấy trộm một cái mang về đây, để lúc nào nhớ quá thì...
– Nói láo! Tao làm gì có sịp vàng?
– Vậy chắc em lấy nhầm của bố rồi!
– Nói láo! Bố tao từ bé đến giờ chưa khi nào mặc quần sịp! Mày muốn sống thì khai mau, quần này của thằng nào? Mày dám đưa giai về đây hả?
A Tự Xử gầm lên như con thú bị thương, chồm tới siết chặt lấy cổ Mẹo. Đàn ông là một giống ích kỷ và hẹp hòi vô cùng. Dù hắn chỉ coi Mẹo là thứ búp bê tình dục, cả tháng hắn bỏ bê Mẹo, không ngó ngàng tới Mẹo, nhưng khi biết có thằng đàn ông khác đụng chạm đến Mẹo, hắn lồng lộn, điên cuồng như vừa bị ai chọc tiết, như vừa bị người ta cướp đi thứ quý giá nhất của mình. Ở điểm này, có lẽ đàn ông giống như những đứa trẻ. Một đứa trẻ cũng sẽ gào khóc và lao vào giành giựt lại bằng được đồ chơi của mình từ tay một đứa trẻ khác, dù rằng mấy thứ đồ chơi đó, từ mấy tháng nay, đã bị nó vứt dạ dập ở gầm giường, góc tủ...
Mẹo ú ớ muốn nói gì đó, nhưng không thể, bởi hai bàn tay của A Tự Xử vẫn như cái chão khổng lồ thít chặt lấy cổ Mẹo, bởi ánh mắt của A Tự Xử vẫn đang đỏ ngàu điên dại, bởi hai hàm răng của hắn vẫn nhe ra hằn học như con sói hoang đang nhăm nhe chực cắn xé con mồi, bởi giọng hắn vẫn gằn lên, rin rít, khè khè nơi cuống họng...
– Mày dám đưa giai về à? Tao giết mày!
Mẹo không còn sức chống cự nữa, tay chân Mẹo lỏng dần, chực buông xuôi. Đúng lúc ấy, một bóng đàn ông từ phía sau chồm tới, lưỡi dao vung lên rồi bổ xuống, máu túa ra, phọt cả vào mặt, vào mồm Mẹo, ấm nóng, tanh nồng. A Tự Xử lãnh trọn nhát chém từ người đàn ông đó thì lập tức buông Mẹo ra, lảo đảo ôm lấy bả vai đang nhỏ máu tong tong. Hắn gượng dậy loạng choạng, nhìn chằm chằm vào kẻ vừa chém mình, giọng lặng đi vì đau đớn:
– Ra là mày à? Thằng A Thủ! Mày đợi đó! Tao về tao gọi bố tao!
Dứt lời, A Tự Xử xô cửa chạy vùng ra ngoài. Mẹo lúc này mặt đã tái xanh vì sợ! Sợ vì vừa bị chồng mình siết cổ gần chết, và sợ vì cái họa đang đang treo lơ lửng trên đầu cô và người đàn ông mới quen này...
– Sao anh chém hắn nặng tay thế? Đúng ra, anh chỉ cần dọa cho hắn sợ thôi! Bây giờ thì họa lớn rồi!
– Anh xin lỗi! Anh không cố ý!
– Anh chém thẳng tay vậy mà bảo là không cố ý sao?
– Không cố ý thật mà! Thực ra, anh chỉ định chém vào đầu thôi, ai ngờ, nó xoay người lại nên mới trúng vai!
– Anh có nghe thấy hắn nói gì không? Hắn bảo sẽ về gọi bố hắn đấy! Chúng ta phải trốn đi thôi, ở lại là chết chắc!
– Em yên tâm! Không việc gì phải trốn! Anh tập thể hình đã 6 năm nay, có thể nâng mức tạ 120 kg, liên tục ba chục cái không cần nghỉ, bằng gần gấp đôi trọng lượng của bố con nó cộng lại!
– Nhưng thống lý Cá Tra có một đội quân chuyên đi đòi nợ thuê, rất đông và hổ báo, anh không biết sao?
– Thế à? Vậy em có biết chỗ nào trốn không? Cho anh theo với!
– Mình sẽ trốn xuống dưới xuôi, chứ nếu quanh quẩn ở vùng núi này, sớm muộn cũng bị chúng tìm ra!
– Dưới xuôi là chỗ nào?
– Quất Lâm! Em có bà ở đó! Bà em là chủ một quán kinh doanh sò lông ở Quất Lâm, quán thì bé nhưng nhân viên rất đông. Em sẽ về đó làm cho bà. Còn nếu anh không thích, thì mình thuê nhà, thuê ruộng ở gần đó sinh sống. Ngày ngày, hai đứa mình vác cày ra đồng, cày mệt thì ta lại ra bờ ruộng móc cua. Chiều về, em sẽ tranh thủ xay lúa, giã gạo, chăm sóc vườn dưa, vườn cà, nhổ cỏ, dọn vệ sinh, còn anh sẽ nấu cám cho lợn, tắm cho lợn, rửa sạch chuồng lợn, vét máng cho lợn. Tối mình ra bãi biển cưỡi ngựa! Chúng ta sẽ sống một cuộc sống thật bình dị, thanh cao, anh thấy sao?
– Thế thì đi thôi, anh đã ao ước cuộc sống thanh cao này từ lâu lắm rồi!
Vậy là trên con đường mòn ngoằn ngoèo vắt qua vách núi cheo leo, người ta thấy hai bóng người thoăn thoắt, chạy băng băng. Con đường mòn dẫn họ xuyên qua cánh rừng u tối, ra tới đường lớn thênh thang. Đâu đó, đã nghe tiếng gà rừng báo sáng gáy te te, đằng Đông, chân trời hừng lên những mảng sáng lập lòe...


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TÔI YÊU WORLD CUP


Tôi lấy chồng đã hơn hai chục ngày, vậy nhưng vẫn là một cô gái còn trinh trắng, thơ ngây, chửa một lần được cùng chồng tận hưởng thứ xúc cảm quằn quại, đắm say.
Lý do là vì hôm đám cưới tôi có kinh. Thực ra, có kinh cũng không hẳn là vấn đề to tát, chỉ cần chồng tôi không sợ máu, và có quyết tâm cao như tôi thì vẫn có thể tiến hành được. Thế nhưng ở tiệc cưới, chồng tôi nốc nhiều rượu quá nên khi động phòng, anh ấy say mềm nhũn cả người và mềm nhũn tất cả các bộ phận khác trên người. Chưa hết, anh ấy còn nôn thốc tháo, nôn cả ra máu. Tôi lắc đầu ngao ngán: "Mình ra máu thì còn cố được, chứ anh ấy ra máu thế này, chắc đành phải hoãn thôi!".
Sáng hôm sau, chồng tôi nhận được lệnh đi công tác miền Nam khẩn cấp, và tất nhiên, chúng tôi vẫn chưa kịp làm gì. Anh ấy đi một mạch hơn hai chục ngày, và vừa mới về đến nhà lúc 23h tối nay. Chắc các bạn cũng hiểu tôi mừng như thế nào khi chồng tôi về.
Vừa bước chân vào nhà, chưa kịp bỏ cái balo xuống, anh ấy đã bị tôi nhào tới, ngấu nghiến. Tôi đẩy anh ấy xuống cái ghế sofa ngoài phòng khách rồi chồm lên như một con sư tử cái bị bỏ đói lâu ngày. Thế nhưng, anh lại hững hờ gỡ tay tôi ra:
– Anh vừa đi về, đang mệt! Em vào tắm rửa đi, để anh nghỉ tí cho lại sức đã!
Tôi miễn cưỡng vào nhà tắm. Bình thường, tôi tắm phải mất nửa tiếng, nhưng hôm nay, chỉ 2 phút là xong, không kịp lau người, không kịp cả mặc quần áo, tôi hăm hở lao ra. Những tưởng chồng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng không, anh ấy vẫn còn mặc nguyên quần áo, nằm dài trên ghế sofa xem bóng đá rất chăm chú. Mặc kệ, tôi nhào tới, nhảy bổ lên...
– Từ từ em, để anh xem bóng đã, từ đầu World Cup đến giờ anh đã được xem trận nào đâu!
– Thì vừa xem vừa tiến hành, có sao đâu! Anh cho tiếng tivi to lên đi để nghe bình luận cho dễ!
Có lẽ chồng tôi không muốn làm tôi giận nên ngoan ngoãn nghe lời. Giọng của bình luận viên bắt đầu vang lên...
"Các bạn thân mến, chúng ta chuẩn bị đến với trận đấu đã được chờ đợi từ rất lâu rồi. Hai đội đang tiến hành khởi động để làm nóng người. Quy trình khởi động vẫn là những động tác cơ bản mà chúng ta vẫn thường thấy trên tivi thôi, đó là vờn bóng, chống đẩy, uốn éo cơ thể. Đã bắt đầu nghe thấy tiêng rên rỉ của cổ động viên khiến cho không khí trở nên rất nóng. Không những nhiệt độ tăng mà có vẻ như độ ẩm cũng tăng rất cao khiến mặt sân đang rất ẩm ướt, nhiều khả năng sẽ có mưa!
Trận đấu bắt đầu! Trong trận đấu ngày hôm nay, hai đội đều chọn trang phục thi đấu khá giống nhau và đều khỏa thân. Một đội bảo vệ khung thành phía trên màn ảnh nhỏ của các bạn, đội còn lại bảo vệ khung thành phía dưới màn ảnh nhỏ. Tất nhiên, trong trận đấu, vị trí khung thành của hai đội sẽ liên tục được thay đổi lên xuống. Đội bên trên đang đánh phủ đầu, tấn công dồn dập, và có phần nôn nóng, trong khi đội bên dưới vẫn bình tĩnh chịu trận.
Bóng liên tục được đưa sang trái, sang phải, đẩy lên trên, lôi xuống dưới, tóm lại là bóng bị xoay đi các hướng. Vừa rồi, đã có lỗi chơi bóng bằng tay nhưng trọng tài không thổi phạt. Độ ẩm cao khiến mặt sân lúc này ướt nhèm nhẹp, cỏ mọc dài và không đều khiến sân không thực sự bằng phẳng mà chỗ lồi chỗ lõm, chỗ cao chỗ thấp. Tuy nhiên, điều này không ngăn được những đợt tấn công như vũ bão của đội trên.
Bóng đã được đưa đến gần khu vực cấm địa rồi, không hiểu vì thiếu tự tin hay vì muốn chờ thời cơ ngon ăn hơn mà tiền đạo lại không chịu dứt điểm ngay, cứ cho bóng lởn vởn, quanh quẩn ở trước cầu môn dù khung thành đã mở toang. Chúng ta có thể thấy được sự khó chịu của thủ môn khi phải đối mặt với những tiền đạo thiếu quyết đoán như vậy!
"Vào! Vào rồi!". Một pha bóng phản lưới nhà! Có lẽ vì quá sốt ruột trước lối chơi vờn vờn, dập dờn của đối phương mà thủ môn đã lao tới vồ bóng. Và vì sân trơn, bóng ướt nên không biết do vô tình hay cố ý mà thủ môn đã dùng tay đẩy bóng vào khung thành của mình. Sau khi bóng đã vào khung thành, hai đội tấn công dồn dập, những va chạm mạnh đã xảy ra, hình như có đổ máu thật rồi, máu đã chảy ra tận mép sân.
Đội dưới đã vùng lên và thay đổi phương án tấn công, thay vì tấn công trực diện như lúc đầu, giờ họ chuyển sang tấn công từ phía sau, từng đợt lên bóng liên tiếp khiến khung thành đối phương rung lên bần bật, mưa ngày càng nặng hạt, mặt sân ướt át, lầy lội, sau mỗi pha va chạm của hai bên là nước bắn lên tung tóe!
Không ổn rồi, hình như một cầu thủ đang bị chuột rút, chúng tôi thấy cầu thủ đó tự nhiên nằm vật ra sân, chân co đi co lại, quằn quại. Dù là đối thủ của nhau nhưng khi thấy cầu thủ đôi bạn bị đau, anh này vẫn chạy đến vác chân đối thủ lên vai làm động tác gập lên gập xuống, giữ cho cơ chân căng ra. Đây là cách đối phó với tình huống bị chuột rút rất phổ biến và hầu như mọi người cầu thủ đều thích và áp dụng...
Hiệp một kết thúc! Chúng ta tạm nghỉ ít phút trước khi đến với hiệp hai!
Trong giờ nghỉ, chồng tôi ôm tôi thủ thỉ:
– Em thấy hiệp một thế nào?
– Cũng tạm được, nhưng có lẽ vì lâu ngày không được ra sân nên thể lực chưa tốt lắm, còn lóng ngóng! Hi vọng hiệp hai sẽ khá hơn! Mà sao thằng trọng tài cho nghỉ lâu thế anh nhỉ? Sao không cho đá hiệp hai luôn đi? Đợi sốt ruột quá!
– Phải cho họ nghỉ chứ em! Họ có phải trâu bò đâu!
– Ừ! Nhưng mà, nếu hiệp hai không phân thắng bại thì phải đá thêm hai hiệp phụ, rồi đá luân lưu 11m đúng không anh?
– Không em ạ! Đây mới là vòng bảng thôi, thời gian còn dài mà! Việc gì phải đá hiệp phụ sớm thế?!
– Đợi mãi mới tới dịp World Cup, nên em cứ thích đá hiệp phụ luôn! A! Trọng tài thổi kèn bắt đầu hiệp hai rồi kìa anh!
– Ừ thì bắt đầu! Khổ! Xem bóng đá mà mệt quá!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
KIẾP ĐỎ ĐEN


Buổi sáng, quán café này thường im ắng! Và hôm nay, lẽ ra nó cũng vẫn im ắng nếu như không có cái thằng nhìn như thằng sida, đội cái mũ hoa rộng vành che gần hết mặt, chỉ để mỗi cái cằm chìa ra, tay ôm cây đàn ghita, đẩy thêm cái loa, oặt ẹo lượn qua.
Trước ngực nó đeo cái nón rách tơi tả, vừa hát vừa kết hợp xin tiền người ta. Nó mở nhạc giống như nhạc karaoke rồi ghé mồm vào cái micro nhỏ treo dưới cổ, hát mấy bài nhạc vàng ủ ê!
Cũng không hiểu sao mấy ông hát dạo kiểu này toàn chơi nhạc vàng, có phải nhạc vàng dễ hát? Hay là loại nhạc đó hợp với tâm trạng và tình cảnh của mấy ông ấy, khiến các ông ấy dễ nhập tâm, dễ tìm thấy sự đồng cảm để mà thăng hoa trong âm nhạc?
Một gã đàn ông khác mặc vest lịch lãm ngồi ngả ngốn trên chiếc ghế mây bên vỉa hè, trước cửa quán café. Hắn gác cả hai chân lên mặt bàn như muốn khoe đôi giầy da láng coóng. Thấy thằng hát dạo đi qua, hắn vẩy tay gọi nó lại gần bàn, giọng phàn nàn:
– Sao hát toàn bài buồn thế? Có bài nào vui hát tao nghe! Nếu hay tao sẽ thưởng!
– Dạ vâng! Có đây ạ! Em xin hát hầu anh bài "Sầu tím thiệp hồng":
"Từ lúc quen nhau chưa đóng một lần nào, vậy mà em có thai! Giờ em có thai em muốn anh đưa thầy u đến nhà hỏi cưới em..."
– Thôi! Tao bảo mày hát bài vui cơ mà?! Bài này buồn thí mịa!
– Buồn đoạn đầu thôi, đoạn sau sẽ vui mà anh! Đoạn sau có đám cưới!
– Thôi! Có biết hát nhạc sàn không?
– Nhạc sàn là nhạc gì ạ?
– Nhạc mạnh ấy!
– Dạ biết ạ! Em xin hát hầu anh ngay:
"Giờ ta chẳng còn chi, mãi trắng tay mà thôi, đời bạc gian lắm phũ phàng! Tiền có kiếm như nước..."
– Đù má thằng này! Mày chỉ hát được mỗi cái loại nhạc này thôi à? Tao bảo mày hát nhạc mạnh cơ mà?
– Thì đó! Kiếp Đỏ Đen là nhạc của Duy Mạnh đó anh!
Gã đàn ông nổi khùng, chồm dậy, xông vào đấm giữa mặt thằng hát dạo. Cũng may, thằng đó kịp né người, cú đấm sượt qua mặt, cái mũ rộng vành của hắn rơi xuống đất! Gã đàn ông đột nhiên khựng lại, cái mặt hắn nghệt ra, mất hết vẻ hung hăng. Hình như, hắn nhận ra người quen...
– Ơ, anh Phắc! Có phải anh Phắc giám đốc công ty Cô-Phê-Cô-Lắc không? Anh không nhận ra em à?
– Nhận ra, nên mới phải che mặt! Giờ thì còn công ty gì nữa cậu! Hết tất cả rồi! Trắng tay rồi! Tất cả là tại thằng bồ!
– Gì? Thằng bồ? Anh cặp với zai bao và bị nó lừa sao?
– Không phải! Là thằng Bồ Đào Nha. Anh tin tưởng nên đặt kèo nó! Nào ngờ...
– Vậy bây giờ anh kiếm sống bằng nghề này à? Mà mấy lần trước đi hát karaoke, em thấy anh hát ngang và phô lắm cơ mà, sao vừa rồi anh hát ngọt thế? Như Quang Lê ấy!
– Thì Quang Lê thật mà, anh mở đĩa của nó lên rồi hát nhép thôi!
– Đù! Anh đi hát dạo xin tiền mà còn hát nhép, không sợ bị đập à?
– Thì đành liều thôi! Đứa nào không biết, vẫn vỗ tay, cho tiền thì mình nhận. Đứa nào biết nó chửi, nó đánh thì mình chạy! Còn cậu, dạo này trông khá nhỉ, như đại gia ấy! Chả bù cho cái hồi còn làm nhân viên công ty tôi, nhìn như thằng chết trôi!
– Ngày ấy xa rồi! Giờ em ngon lắm! Anh thấy con Mercedes 4 chỗ kia không? Của em đấy!
– Trời! Cậu làm gì mà phất lên nhanh thế?
– Dạ! Đều nhờ anh Đức cả!
– Anh Đức? Ý cậu là bầu Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai?
– Dạ không! Là cái anh Đức đã hiếp dâm thằng Bồ của anh 4 phát ấy ạ! Trận đó em đặt kèo Đức. Nói thì hơi nghiệt ngã, nhưng cái xe Mercedes em mới mua kia là có phần đóng góp của anh đấy! Nhưng thôi, hôm nay đã có duyên gặp em rồi thì anh không phải đi hát dạo nữa. Em đang chuẩn bị thành lập công ty, đang cần tuyển người. Em sẽ thuê anh về làm cho em? Ok anh?
– Cậu nói thật chứ?
– Thật! Anh cho em địa chỉ, mai em đưa xe qua đón anh, mình đi nhà hàng nhậu nhẹt rồi bàn bạc cụ thể hơn! Giờ em phải đi gặp đối tác rồi! Thế anh nhé!
Sáng hôm sau, đúng giờ hẹn, gã đàn ông mặc vest lịch lãm đó có mặt. Vừa nhìn thấy hắn, anh Phắc đã hỏi bằng giọng thắc mắc:
– Cậu đi cái gì đến vậy? Con Mercedes 4 chỗ đâu?
– Dạ! Em đi xe buýt! Con Mercedes tiêu tùng rồi anh ơi! Thua hết rồi! Trắng tay thật rồi! Tất cả là tại thằng...
– Thôi! Đừng nói nữa! Anh hiểu rồi! Vậy cậu còn đến đây làm gì?
– Em đến xin anh cho em đi hát dạo cùng anh! Em sẽ cầm nón đi xin tiền, còn anh chỉ việc tập trung vào hát nhép thôi! Mình có phúc cùng hưởng, có họa cùng chạy, anh nhé!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
LÒ LUYỆN THI


Kỳ thi đại học đã đến rất gần rồi, vậy mà bạn vẫn chưa tìm được cho con em mình một lò luyện thi ưng ý? Hãy đến với chúng tôi, Lò luyện thi Lục Cửu (tên viết tắt là 69, tên tiếng Anh là Xích-Nai). Chúng tôi nhận luyện thi đại học cấp tốc tất cả các khối (từ A đến Z).

Chúng tôi có đội ngũ giáo viên xuất sắc và giàu kinh nghiệm. Ví dụ như anh Cửu – Tổng Giám đốc của lò, kinh nghiệm 9 năm liền thi đại học; chị Lục – Phó Tổng, cũng có tới 6 năm kinh nghiệm đi thi. Ngoài ra, tất cả các giáo viên khác không có ai đi thi ít hơn 4 năm.

Ở các lò luyện thi khác, hàng trăm học sinh sẽ bị nhồi nhét vào một phòng học chật chội, nóng bức, ngột ngạt, gây ức chế và khó tiếp thu kiến thức thì ở Lò luyện Lục Cửu chúng tôi, mỗi giáo viên sẽ kèm cặp một học sinh duy nhất. Học sinh nữ thì sẽ cho thầy giáo kèm, còn học sinh nam sẽ cho cô giáo kèm, điều đó sẽ gây được hứng thú cho cả người dạy và người học. Mỗi cặp giáo viên và học sinh sẽ được bố trí học trong một phòng riêng, có điều hòa hai chiều, có tivi, tủ lạnh, có chăn ga gối đệm, có nhà vệ sinh khép kín, tóm lại là giống hệt trong nhà nghỉ để đảm bảo tuyệt đối yên tĩnh và riêng tư trong quá trình dạy và học.

Trong suốt thời gian ôn thi, cả giáo viên và học sinh sẽ bị nhốt ở trong phòng, không được phép ra khỏi phòng, không được về thăm nhà để đảm bảo tận dụng tối đa thời gian cho việc học. Đến giờ ăn sẽ có người tuồn thức ăn vào, ăn xong thì cô trò (hoặc thầy trò) lại ngồi vào bàn học, lúc buồn ngủ thì cô trò (hoặc thầy trò) cùng nhau lên giường đi ngủ. Đúng 1 ngày trước ngày thi đại học chúng tôi mới mở khóa cho cô trò (hoặc thầy trò) trốn ra ngoài.

Sau quá trình luyện thi, nếu học sinh nữ có thai, lò luyện Lục Cửu chúng tôi cam kết chịu toàn bộ chi phí phá thai. Nếu nữ sinh và gia đình không muốn phá mà muốn để đẻ, chúng tôi cam kết sẽ đóng tiền trợ cấp nuôi em bé đến năm 18 tuổi theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp giáo viên nữ của lò chúng tôi có chửa thì học sinh nam và gia đình học sinh nam đó cũng phải chịu trách nhiệm tương tự.

Lò luyện thi chúng tôi xin lấy danh dự để đảm bảo, nếu thí sinh sau khi đã ôn tại lò chúng tôi mà thi vẫn không đỗ Đại học thì chúng tôi sẽ cho ôn tiếp năm nữa, ôn đến khi nào đỗ thì thôi (Chú ý: tiền ôn thi vẫn do học sinh và gia đình đóng).

Với đội ngũ giáo viên trẻ đẹp, giàu kinh nghiệm, hệ thống phòng học và giường ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, êm ái, lò luyện thi Lục Cửu chúng tôi rất được sự tin tưởng và yêu mến của các thí sinh đến luyện thi. Nhiều thí sinh đã gắn bó ôn luyện tại lò chúng tôi cả chục năm trời mà vẫn không muốn chuyển đi lò khác. Chúng tôi tin chắc rằng, nếu đến với chúng tôi, các bạn cũng sẽ như thế! Chi tiết xin liên hệ: Lò luyện thi Lục Cửu. Điện thoại: 0969696969, địa chỉ cơ sở 1: Số 69 Hai Bà Tưng, cơ sở 2: Chưa mở.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top