Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

TỔNG HỢP PHẦN XII

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  BẠN TÔI


Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng tôi thì có rất nhiều bạn bè, và điều đó khiến tôi rất tự hào. Bạn của tôi đa dạng lắm, đủ mọi tầng lớp và lứa tuổi: từ những hotgirl chân dài đến nách, nhìn rất phong cách, cho tới các bác trung niên vui tính, hồn nhiên; từ những bạn sinh viên đói kém triền miên đến các đại gia lắm bạc nhiều ti
ền. Tóm lại là tôi rất nhiều bạn. Theo danh sách cập nhật mới nhất tính đến 5h chiều nay thì hiện tại số lượng bạn bè của tôi có chính xác là 6.969 người (không kể một số người đã bị tôi chặn vì suốt ngày gửi tin nhắn spam và quảng cáo).
Trong gần 7 nghìn bạn bè đó, tôi chỉ biết và trò truyện với khoảng 3 người, còn lại thì tôi chưa từng nói chuyện, và cũng không biết họ là ai. Nhiều thằng để cái ảnh trên avatar xấu như ma, tóc tai lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ, nhuộm tím hoa cà, nhìn như lông gà. Rồi thỉnh thoảng lại có mấy em gái teen kute nhà giàu, đăng hình khoe mới mua được chú cún cực xinh. Dẫu vậy, tôi phải rất khó khăn mới tìm thấy chú cún bởi đập vào mắt tôi là bộ ngực của em ấy to uỳnh, chiếm hơn hai phần ba màn hình.
Đó là về mặt hình ảnh, còn về phần nội dung, tức là status ấy, cũng không dễ chịu hơn là mấy! Những status mang tính thông báo hoặc chia sẻ tâm tư tình cảm thực sự và chính đáng thì không sao, đằng này, thường xuyên là những status cộc lốc và vô nghĩa, kiểu như: "Đói bụng quá!", "Buồn ỉa quá!"...
Đậu má, đói thì vào bếp lục cơm nguội mà ăn, ngồi đấy kêu thì hết đói chắc? Còn buồn ỉa thì vào toa-loét mà ỉa, ngồi đấy đợi nó vãi ra à? Có vẻ như nó buồn ỉa thật thì phải, vì lát sau lại thấy nó đăng một cái status khác: "Chán quá! Hết giấy vệ sinh rồi!".
Dẫu vậy, trong danh sách bạn bè của mình, tôi rất có cảm tình với một cô bé có nickname cực kỳ dễ thương: "Thỏ bông trụi hết lông". Cô bé này có bộ mặt rất hiền, toát lên vẻ thánh thiện, đăng ảnh cũng rất kín đáo, status rất ý nghĩa, tôi ưng lắm! Vậy là tôi chủ động nhắn tin làm quen, gợi chuyện. Nhắn một lần không thấy em ấy trả lời, tôi lại nhắn tiếp lần hai, lần ba, vẫn không thấy trả lời. Nhưng tôi không nản, bởi một người con gái như em, hẳn là rất nhiều anh vây quanh, tán tỉnh, em kiêu cũng là điều dễ hiểu.
Tôi vẫn kiên nhẫn tiếp tục nhắn và chờ đợi. Để rồi, sự chân thành và thiện chí của tôi đã được đền đáp. Tôi sướng đến phát điên khi trên news feed hiện lên thông báo: "Thỏ bông trụi hết lông đã nhắc đến bạn trong bình luận của cô ấy". Tay tôi cuống cuồng, tim tôi run rẩy, hồi hộp click chuột vào cái thông báo ấy: "Tin hót: KHUYẾN MÃI THẺ NẠP MẠNG VIETTEl. Mình đã thử và thành công. Hiện nay, một nhóm hacker đã... Cách làm chi tiết như sau..."
Tôi gục xuống bàn, thất vọng và chua chát! Tôi trao cả tấm lòng và sự chân thành, để rồi em trả lại tôi cái thứ lừa đảo này sao?
Rồi tới chiều qua, một em mặt xinh như hoa, nhưng lại đăng cái ảnh em ấy đang khóc sướt mướt, bò lê dưới nền nhà, ngực lòi ra phải đến hai phần ba kèm theo một đoạn status dài và vô cùng xúc động: "Mọi người ơi, ông nội mình bị ung thư dương vật giai đoạn cuối, nằm liệt dương hơn hai năm qua. Mình vừa nghe tin nội đã đột ngột qua đời, nhưng vì ở xa không về kịp, chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết chụp ảnh bót lên face. Mọi người hãy like status này để nó đạt 1000 like giúp ông nội mình hồi sinh, giúp dương vật ông nội mình khỏe lại như thuở mười tám, đôi mươi, các bạn nhé!"
Tôi đéo lilke, chỉ comment: "Ông nội mày có đứa cháu như mày thì tao nghĩ việc ông chết đi có khi lại là sự giải thoát cho ông đấy!"
Đù! Nếu like mà giúp hồi sinh người chết, mà giúp dương vật khỏe lại như thời trẻ trai thì đóng cmn cửa bệnh viện hết đi, rồi bác sĩ, y tá ra đường quét lá, làm nghề bơm vá, bán trà đá, rồi mấy bọn bán thuốc kích dục, thuốc yếu sinh lý cũng phá sản, đi hành khất, đi ăn xin cho đời nó thanh thản!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NHỮNG TẬP TỤC ĐẸP


Theo số liệu thống kê không chính xác của tổ chức FAP FAP – một tổ chức phi nhân đạo của Giao Hợp Quốc, thì ở Việt Nam hiện nay có khoảng 69 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những thói quen, những phong tục tập quán riêng biệt, rất hay, rất đẹp của mình. Và để tránh cho những nét đẹp ấy bị mai một, bị thất truyền
theo thời gian thì tổ chức FAP FAP đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch phải có những chương trình, kế hoạch và chiến lược cụ thể hòng quảng bá, phổ biến rộng rãi những phong tục tập quán tốt đẹp ấy, làm sao để nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước học tập và làm theo những tập tục đầy tính nhân văn, đượm tình dân tộc ấy.
Sau đây là một số tập tục chính có tên trong danh sách mà tổ chức FAP FAP đã trình lên Bộ để quảng bá và nhân rộng:
1. Tập tục thứ nhất: Tắm truồng ở suối.
Đây là tập tục rất đẹp của phụ nữ dân tộc Thái. Cứ chiều chiều, các chị em phụ nữ Thái lại kéo nhau ra suối tắm truồng. Đủ mọi lứa tuổi, từ các cháu thiếu niên đến các em thiếu nữ, từ các chị thiếu phụ đến các cụ thiếu răng, tất cả đều tồng ngồng, tô hô giữa mây trời, núi rừng và non nước. Một cảnh tượng quá đẹp và có khả năng gây phấn khích hơn bất kì một clip trên mạng nào. Có lẽ, đó cũng là lý do mà những vùng có dân tộc Thái ở, dù vùng đó chẳng có cái danh lam thắng cảnh nào, thì lượng khách du lịch đến đó vẫn rất đông, và hầu hết khách đều là mấy thanh niên FA ở dưới xuôi, vì tình yêu với núi rừng mà không quản ngại gian lao, lọ mọ lên tận bản làng xa xôi để thăm cho thỏa cái thú (tính).
Việc tổ chức FAP FAP yêu cầu Bộ Văn hóa Thể dục và Du lịch đưa tập tục này của người Thái về phổ biến rộng rãi tại Hà Nội cũng không phải là một ý kiến tồi. Thứ nhất, Hà Nội có khá nhiều sông, hồ, có thể kể tên ra đây như Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Hale, Hồ Sài Đồng, rồi thì sông Hồng, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch. Cơ sơ sở hạ tầng thuận lợi ấy sẽ là điều kiện lý tưởng để các chị em tắm táp. Thứ hai, nếu dạo quanh phố phường Hà Nội vào những ngày hè nóng nực này, bạn sẽ thấy những cô gái mặc mà như không mặc, quần soóc ngắn đễn nỗi đo từ cạp quần đến gấu quần chưa được một gang tay, áo hai dây mỏng tang, áo yếm hở hang, chạy xe hiên ngang. Những bộ trang phục khoe thân đó mà họ còn dám mặc thì có lẽ việc tắm truồng bên Hồ Tây cũng không phải là việc gì quá ghê gớm với họ.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, một chiều hè hiu hiu nắng vàng, bên Hồ Tây mơ màng, một đàn em gái tuổi teen tròn trịa nở nang, sức sống căng tràn, trên người không mảnh vải che thân, vừa kì cọ, tắm rửa, vừa cười vang. Chắc chắn nó sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, và nguồn thu từ du lịch của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tăng với tốc độ phi mã (hay nói cách khác là tốc độ cưỡi ngựa).
Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch có vẻ không mặn mà lắm với đề nghị này, bởi theo họ, chưa biết lợi ích từ du lịch ra sao, nhưng chắc chắn việc để các thiếu nữ tắm truồng tập thể sẽ gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Người ta sẽ đứng tràn cả ra đường để xem, chụp hình, quay phim. Rồi họ sẽ trèo cả lên cây, bẻ cành, bứt lá, ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh hồ. Rồi đám đông sẽ xô đẩy, chen lấn, ai cũng muốn chọn chỗ ngon, chỗ gần bờ để được ngắm cho rõ, được nhìn cận cảnh, chắc chắn sẽ dẫn đến xô xát, ẩu đả, chém giết nhau, gây mất trật tự công cộng. Hiện tại, Bộ vẫn đang cân nhắc đề nghị này và sẽ đưa ra câu trả lời chính thức trong thời gian sớm nhất.
2. Tập tục thứ 2: Ngủ thử
Đây là một tập tục khá lâu đời của dân tộc Cù Loi, hiện sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Đông Bắc Tây Nam của nước ta. Nghe cái tên của tập tục thì chắc các bạn cũng đoán ra được phần nào. Tức là nhà nào có con gái mới lớn, đến tuổi tìm chồng thì bố mẹ sẽ dựng cho một cái lều ở ngoài ngõ, đến đêm thì cho con gái ra lều đó nằm một mình. Con trai trong bản sẽ mò đến lều và ngủ thử cùng cô gái đó. Sáng hôm sau, nếu chàng trai thấy ưng cô gái thì sẽ về bảo gia đình chuẩn bị lễ sang hỏi cưới. Nếu thấy không ưng thì chỉ cần mang một con gà đến, coi như là tiền boa, thế là xong. Trước đây thì người ta quy định rằng mỗi đêm cô gái chỉ được ngủ thử với một chàng trai thôi, nhưng rồi quy định vô lý này đã bị đám trai bản cũng như đích thân các cô gái đó phản đối kịch liệt. Vì vậy nên bây giờ, trong một đêm, các cô gái có thể cùng lúc ngủ thử với bao nhiêu chàng trai tùy thích, miễn là có đủ sức khỏe.
Đây là một tập tục đậm chất nhân văn, bởi nó đề cao sự hòa hợp trong đời sống tình dục vợ chồng, giúp các cô gái tránh khỏi nguy cơ lấy phải chồng yếu sinh lý, liệt dương, và cũng giúp các chàng trai không bị vớ phải những cô vợ bị lãnh cảm, không hứng thú với chuyện chăn gối.
Thực ra, không cần phải tới khi tổ chức FAP FAP đề nghị, ngay từ một vài năm trước đây, Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch đã thử cho áp dụng tập tục này ở một số quận nội thành của Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó thì rất nhiều gia đình ở Hà Nội đã xin rút lui, không học tập và áp dụng theo tập tục này nữa. Lý do mà họ đưa ra đó là cách tuyển chồng này không khả thi. Họ bảo rằng con gái họ đã nằm ngoài lều ròng rã mấy tháng trời, đêm nào cũng tiếp từ 7 đến 10 anh vào ngủ thử, ấy vậy mà chưa thấy anh nào đưa gia đình dẫn lễ đến xin cưới cả, chỉ toàn thấy các anh ấy mang gà đến thôi. Thậm chí có một số anh còn chẳng có gà, cứ vậy là chuồn luôn.
Chưa hết, khi các cán bộ văn hóa bất ngờ ập vào một số lều để kiểm tra tình hình hoạt động thì phát hiện thấy rất nhiều đối tượng đến ngủ thử không phải là các chàng trai trẻ đang độ tuổi tìm vợ mà lại là những bác trung niên, những cụ ông đầu hai thứ tóc. Đồng thời, họ không giao dịch bằng gà mà lại dùng tiền mặt. Khi cán bộ văn hóa yêu cầu gọi bố mẹ ra để đối chất thì các cô ấy cứ ấp a ấp úng, rồi vòng vo, quanh co, nói là bố mẹ chết hết rồi, tự mình dựng lều lên để tìm chồng. Sau khi điều tra, lấy cung và dùng nhục hình thì cơ quan công an mới phát hiện ra rằng các cô này đều từ Quất Lâm và Đồ Sơn dạt lên đây, lợi dụng tập tục ngủ thử này để dựng lều kiếm ăn.
Với những mặt trái và bất cập đó, dù mang tính nhân văn khá cao nhưng sẽ thật khó để Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch một lần nữa chấp nhận quảng bá và phổ biến tập tục này tại thủ đô.
3. Tập tục thứ 3: Cô dâu chú rể động phòng ngay tại hội trường cưới, trước sự chứng kiến của quan viên hai họ cùng bạn bè gần xa và bà con xóm giềng.
Tập tục này thì dễ hiểu rồi, tức là ngay trong đám cưới, sau khi trao nhẫn cho nhau xong, chú rể và cô dâu sẽ tiến hành giao hợp ngay trên bàn tiệc, trước sự chứng kiến và cổ vũ của hai bên gia đình, bạn bè, quan khách. Xét về tính nhân văn thì tập tục này còn có ý nghĩa cao cả và quảng đại hơn tập tục thứ 2 gấp nhiều lần.
Thứ nhất, nó đề cao việc giữ gìn trinh tiết của cô dâu. Nếu cô dâu không còn trong trắng nữa thì lập tức gia đình hai bên cùng toàn thể mọi người có mặt ở lễ cưới ngày hôm đó sẽ biết ngay, rồi họ chê cười, nói đểu. Các cô gái khác sẽ lấy đó làm gương mà không dám dâng hiến cho người yêu trước khi cưới nữa. Thứ hai, nếu đó là lần đầu tiên của cả cô dâu và chú rể, chắc hẳn hai người họ sẽ có những khó khăn, bỡ ngỡ, loay hoay, không biết phải tiến hành thế nào. Lúc đó, hai bên gia đình cùng toàn thể bạn bè, họ hàng sẽ trợ giúp, góp ý, đưa ra những lời khuyên, truyền đạt lại những kinh nghiệm của bản thân mình, giúp cho cô dâu và chú rể tìm thấy tiếng nói chung, cùng nhau lên đỉnh, hướng tới sự hòa hợp lâu dài trong chuyện chăn gối.
Trong trường hợp chú rể ngu quá, nói mãi mà không hiểu, chỉ mãi mà không làm được thì một hoặc nhiều người đàn ông thuộc hai bên gia đình hoặc bạn bè quan khách sẽ xung phong lên làm mẫu, thực hành trực tiếp với cô dâu ngay tại bàn. Làm cho đến khi nào chú rể hiểu và thực hiện lại đạt yêu cầu thì mới thôi.
Với ý nghĩa nhân văn cao cả như vậy, nhiều khả năng Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch sẽ chấp nhận quảng bá và phổ biến tập tục này. Tuy nhiên, một số lãnh đạo của Bộ cho biết: hiện nay hội trường để tổ chức đám cưới ở thủ đô còn khá nhỏ, nếu tập tục này được phổ biến rộng rãi và đi vào đời sống của nhân dân thì chắc chắn các hội trường này sẽ quá tải bởi số người muốn tham dự đám cưới là vô cùng lớn. Sẽ có nhiều người không hề được mời, không hề quen biết với cô dâu chú rể nhưng vẫn tới dự. Một điều đáng lo nữa là sẽ có rất nhiều người bỏ việc nhà, chểnh mảng việc cơ quan, chỉ nhăm nhe, dò la xem ở đâu có đám cưới là mò tới dự. Rõ ràng, nó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và năng suất lao động của thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung.
Dẫu vậy, với tư cách là một nam thanh niên nhà nghèo, thất nghiệp, FA, tôi tha thiết mong Bộ Văn hóa, Thể dục và Du lịch sẽ phê duyệt và cho phép quảng bá, phổ biến rộng rãi các tập tục tốt đẹp kể trên vào đời sống của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước, giúp những thanh niên như tôi có cơ hội được tiếp cận với những cái mới, cái lạ, cái hay, cái đẹp, những thứ mà nếu cứ như bây giờ, chắc chẳng bao giờ những thằng FA nhà nghèo như tôi được trải nghiệm. Rất mong nhận được thông tin tốt lành từ Bộ.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
BÙA YÊU


Tôi FA triền miên suốt bao nhiêu năm qua, dù theo mọi người nhận xét thì tôi là thằng khá thật thà, vẻ ngoài phong nhã, hào hoa, tóc tai bóng bẩy, mượt mà, da mặt mịn màng, nhẵn nhụi, hệt như cái nền xi măng vừa láng thì bị một đàn vịt chạy qua.
ũng may, tôi có thằng bạn thân cùng cảnh ngộ FA, thành ra lúc buồn cũng có người tâm sự ê a, cùng lê la quán xá la cà. Nhắc đến nó lại thấy nhớ, đang chán, gọi rủ nó đi chơi vậy:
– Alo, chọc bi-a không cu?
– Xin lỗi mày, tao giờ là thanh niên đã có gấu, đâu có thời gian rảnh mà đi chọc bi-a với mày được!
– Đệt! Mày có gấu bao giờ? Mới tuần trước mày vẫn đi chọc bi-a với tao cơ mà?
– Mày chưa nghe các cụ nói à? Không ai quay tay ba họ, không ai xóc lọ ba đời! FA thì lâu chứ có gấu thì mấy! Thôi, ở nhà mà luyện lau gậy nắn bi một mình nhé, tao đi chọc bi-a với gấu đây!
– Cho tao chọc cùng với!
– Đây là bi-a loại mới, chỉ có 1 gậy, một lỗ và hai bi, thanh niên FA như mày không biết chọc đâu!
– Nhưng làm sao mày có gấu nhanh thế? Chỉ tao với!
– Được thôi! Tao sẽ cho mày địa chỉ của một vị pháp sư cực giỏi trong việc làm bùa yêu. Đảm bảo nếu được ông ấy cho bùa thì chỉ chưa đầy một tuần mày cũng sẽ có gấu giống tao!
Tôi trước giờ không tin vào chuyện bùa ngải, và bùa yêu thì lại càng không. Bởi nếu bùa yêu có thật, và nếu ông pháp sư ấy có thật thì tại sao tỉ lệ thanh niên FA của Việt Nam ta vẫn luôn dẫn đầu Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ qua? Thế nhưng chẳng lẽ thằng bạn tôi lại nói điêu? Nó học hành rất ngu, thất nghiệp, ăn bám thầy u, mặt nhìn phờ phạc như thằng đi tù, tóm lại là nó giống hệt tôi, vậy thì biết đến đời nào mới có gấu được nếu không nhờ vào phép màu? Vậy thì phép màu ấy ở đâu? Chắc chắn là nhờ bùa yêu của lão pháp sư ấy. Nếu số phận đã ưu ái cho tôi có cơ duyên được gặp lão pháp sư, mở ra hi vọng có gấu mà tôi không biết tận dụng, lại nghi ngờ rồi bỏ qua thì có phải vô tình tôi đã phụ lòng của tổ tiên ông bà, những người tuy đã yên mồ yên mả nhưng lại chả thể yên lòng bởi tình duyên của thằng cháu đít tôn nhà họ vẫn đang lận đận, long đong. Bởi vậy, tôi quyết tâm tìm đến nhà lão pháp sư ấy.
Trái với tưởng tượng của tôi, lão pháp sư sống một mình cùng với một con chó. Và nói thật, nhìn lão hom hem, phờ phạc không khác gì Lão Hạc. Tôi chậm rãi đón chén nước từ tay lão rồi cất giọng rụt rè:
– Thầy năm nay chắc cũng phải ngoài 90 rồi ấy nhỉ?
– Cảm ơn anh đã động viên, tôi mới gần 50 thôi!
– Trời! Vậy mà...
– Ờ, thì tại hồi còn trẻ ham quá, không biết giữ sức, bùa thì tự mình làm được, nên cứ nhìn thấy em nào ngon ngon, thích thích là lại lôi bùa ra, thế nên giờ mới bị lao lực, suy thận giai đoạn cuối, yếu lắm rồi!
– Vậy những người đàn bà đã dính bùa của thầy đi đâu hết rồi? Sao lại để thầy sống lủi thủi một mình thế này?
– Các cô ấy chỉ ở bên tôi, vây quanh lúc tôi còn khỏe, còn trẻ, còn nhảy được mọi loại nhạc, chứ giờ tôi như Lão Hạc, chỉ chờ nhạc đám ma thôi, họ còn ở lại làm gì? Tôi giờ như cây bút đã hết mực rồi, có lôi ruột ra, phùng mồm lên thổi thì cũng chẳng chảy ra được giọt mực nào nữa. Khi sức đã cạn thì chẳng có thứ bùa nào cứu được đâu cậu ạ! Giờ tôi chỉ có con chó này làm bạn thôi!
Nói rồi, lão pháp sư vẫy vẫy tay, con chó lập tức sà vào lòng lão, hai chân trước bá cổ, hai chân sau quặp chặt lấy hông lão, lưỡi thè ra liếm khắp mặt lão, rồi liếm dần xuống cổ, xuống ngực. Lúc này, lão mới lấy tay gỡ con chó ra...
– Thôi nào! Để lúc khác, giờ ta đang có khách!
Tôi thấy con chó khá thú vị, liền quay sang hỏi lão:
– Hình như con chó này rất yêu quý thầy thì phải?
– Đúng rồi! Nhất là từ ngày nó ăn nhầm vào cái bùa yêu mà ta vô tình làm rơi thì nó không thiết đi chơi với mấy con chó đực bên hàng xóm nữa mà chỉ thích ở nhà với ta, quấn lấy ta!
– Thế sao nó không bỏ thầy đi giống như mấy cô đã dính bùa của thầy nhỉ?
– Đó, đó chính là sự khác biệt giữa các cô ấy và con chó! Mà thôi, ta vào việc chính đi, cậu đến tìm tôi chắc là muốn xin bùa yêu?
– Dạ vâng! Mong thầy giúp con với, con tán nhiều lắm, nhưng chẳng cô nào nhận lời yêu cả, họ chỉ đòi làm bạn với lại làm em gái thôi thầy ạ!
– Con đừng lo, bạn cũng có nhiều loại bạn mà, có bạn xã giao, bạn tâm giao, rồi bạn hợp giao!
– Bạn hợp giao là bạn gì hả thầy?
– Là bạn giao hợp ấy!
– Thế còn mấy cô đòi làm em gái thì sao hả thầy?
– Em gái cũng thế thôi, vì không phải cùng cha mẹ sinh ra, nên có thể loạn luân được mà con, không có tội, không có tội!
– Dạ! Vậy trăm sự nhờ thầy!
– Đây, ta cho con 3 gói bùa này, con thích cô nào, hãy pha 3 gói này cho cô ấy uống. Nhớ là mỗi lần uống một gói, cách 2 ngày uống một lần!
– Đơn giản vậy thôi hả thầy?
– Ta chưa nói hết mà! Sau khi uống khoảng 30 phút, cô gái sẽ ở trạng thái đê mê và hưng phấn cao độ, lúc này, con hãy tìm cách nhổ một sợi lông bẹn của cô ấy, nhớ là mỗi lần chỉ được nhổ một sợi, phải chọn sợi dài và quăn nhất, và phải nhổ bằng răng, nếu nhổ bằng tay, bùa sẽ mất linh!
– Vậy là sau 3 lần uống thuốc, con phải nhổ được 3 sợi?
– Đúng rồi, sau đó, cầm 3 sợi lông ấy đến đây cho ta, ta sẽ làm phép! Nói là lông bẹn thôi, nhưng không nhất thiết phải chính xác ở bẹn, có thể nhổ ở khu vực quanh quanh đó cũng không sao!
Một tuần sau, tại nhà của lão pháp sư, chuông điện thoại reo hối hả...
– Alo, pháp sư xin nghe!
– Dạ chào thầy, con là người hôm trước đến xin bùa yêu của thầy đây ạ!
– Ừ, thế nào rồi? Đã lấy được 3 sợi lông chưa? Khi nào thì mang tới?
– Dạ! Con lấy được rồi, nhưng không cần thiết phải mang tới chỗ thầy nữa đâu. Cô ấy nhận lời yêu con rồi, còn bảo là yêu con lắm, và không thể rời xa con được. Giờ không cần uống thuốc thì cô ấy vẫn bắt con nhổ lông thầy ạ! Thôi, lúc khác nói chuyện thầy nhé! Bọn con chuẩn bị chọc bi-a đây, con chào thầy ạ!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
HẠNH PHÚC LÀ GÌ?


Hôm trước, mình tình cờ đọc được một bài báo viết về đám cưới của một cô dâu bị suy thận, ngồi xe lăn, nặng chưa đầy 20 ký, thân hình gầy gò, ốm yếu, với chú rể là chàng trai lành lặn bình thường, kém cô dâu 3 tuổi. Tình yêu của họ nảy nở và sinh sôi từ bệnh tật,
từ đớn đau, từ những lần miệt mài, rong ruổi đưa nhau đi bệnh viện. Và rồi kết quả của cuộc tình ấy là một đám cưới đầy hoa, đầy niềm vui, đầy tiếng cười, và đầy cả những giọt nước mắt rơi.
Trước giờ, chỉ nghe bệnh tật và đau đớn là nguyên nhân, là cái cớ của những đổ vỡ, cách xa trong tình yêu, chứ là nguồn cội, là chất xúc tác để tình yêu thăng hoa thì cũng hiếm! Đọc xong, tự nhiên thấy lòng nghèn nghẹn, môi mằn mặn. Khóc để mừng cho đám cưới của họ, để ngưỡng mộ tình yêu của họ, và để thấy lòng mình ấm áp khi nhận ra rằng hạnh phúc và điều thần kỳ cũng không hẳn là quá xa xỉ, bởi nó vẫn hiện hữu trên đời, ngay trước mắt chúng ta, và từ những gì tưởng như bất hạnh, đau thương nhất.
Trên thế giới này có vô vàn những cô gái xinh đẹp, giỏi giang, thành đạt, nhưng mình, và rất nhiều người khác đều tin rằng, trong cái khoảnh khắc xòe ra bàn tay để chú rể lồng vào chiếc nhẫn cưới ấy, thì người đàn bà bệnh tật, gầy gò, ốm yếu đó mới chính là người phụ nữ hạnh phúc nhất trên đời!
Vậy hạnh phúc là gì? Tại sao nó lại đến với người phụ nữ bệnh tật, xấu xí gầy gò ấy, trong khi ngoài kia, rất nhiều những người đàn bà đẹp, khỏe mạnh thì vẫn loay hoay chưa thể tìm thấy hạnh phúc của mình?
Bạn thấy một người phụ nữ giàu có, ngồi trên xe hơi cùng chồng và hai đứa con, đi ra từ một ngôi biệt thự sang trọng, và bạn bảo rằng cô ấy thật hạnh phúc? Chưa chắc! Biết đâu cả hai vợ chồng đó đều có nhân tình và hiện tại họ đang ly thân? Biết đâu hai đứa con ấy không phải con của ông chồng mà là con của em chồng? Biết đâu họ không phải đang đi chơi mà là đưa nhau ra tòa? Nếu vậy thì liệu bạn có còn nói rằng cô ấy hạnh phúc? Thế nghĩa là: hạnh phúc không phải thứ bạn có thể nhìn thấy!
Hoặc giả, một đôi tình nhân tay trong tay, vai kề vai, họ quấn lấy nhau trên chiếc ghế đá bên hồ, thì thầm vào tai nhau những lời ngọt ngào thề hẹn, lấy mặt hồ làm chứng nhân cho tình yêu. Bạn thấy họ thật hạnh phúc? Cũng chưa chắc! Vì rất có thể đó chỉ là những lời yêu giả dối, rồi sau khi chiếm đoạt được thân xác của cô gái, làm cho cô ấy có bầu, chàng trai sẽ té luôn. Rồi cô gái thất tình sẽ tìm ra chính cái hồ này để nhảy xuống tự tử. Vậy tức là: hạnh phúc không phải thứ bạn có thể nhìn thấy!
Nếu chúng ta không thể nhìn thấy hạnh phúc, vậy chúng ta có thể cảm thấy được nó không? Mình nghĩ là có! Nếu bạn đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, để rồi khi nghe con cất tiếng khóc chào đời, khi nắm bàn tay con nhỏ xíu, ấm áp trong lòng bàn tay bạn, mình tin, ấy là khi bạn cảm thấy được hạnh phúc! Bạn thích tiếng đàn ghita và ước ao một ngày tự mình sẽ chơi được một bản cổ điển thánh thót, ngọt ngào. Rồi bạn giam mình trong phòng để luyện hợp âm, để chạy ngón, đến nỗi quên ăn quên ngủ, đến nỗi những đầu ngón tay tím bầm, rướm máu, vậy thì mình tin, khi bạn biểu diễn bản nhạc đó cho bạn bè nghe, được mọi người vỗ tay khen ngợi, ấy là khi bạn cảm thấy được hạnh phúc!
Nếu hạnh phúc đối với bạn là được ở trong căn hộ cao cấp nhất, đi những chiếc xe đắt tiền nhất, mình tin là suốt đời bạn sẽ phải vất vả chạy theo hạnh phúc của mình. Bởi có thể căn hộ bạn đang ở hiện tại là cao cấp nhất, nhưng vài năm sau, chắc chắn sẽ có những căn hộ khác cao cấp hơn. Chiếc xe bạn đang đi cũng thế, rồi sẽ có những chiếc khác đắt tiền hơn. Và bạn sẽ phải theo nó đến cùng nếu bạn vẫn muốn mình là một người hạnh phúc.

Người ta nói rằng hạnh phúc nằm ở trên đường đi chứ không nằm ở đích đến, có lẽ là đúng! Bởi bạn xem một trận bóng đá không phải chỉ để biết kết quả, không chỉ vì kết quả. Có thể đội bóng của bạn không thắng nhưng bạn vẫn thấy vui, bởi bạn đã được chiêm ngưỡng những bàn thắng đẹp, thưởng thức những pha xử lý kỹ thuật, những tình huống hấp dẫn. Điều đó đôi khi còn quan trọng hơn cả kết quả (trừ khi bạn chơi cá độ).
Một người đàn bà quan hệ với người đàn ông mình yêu không hẳn chỉ để đạt được cực khoái. Đôi khi, chỉ cần được gần gũi, được nhìn thấy người đàn ông của mình hạnh phúc thì với họ đó đã là một sự thỏa mãn rồi.
Có lẽ, hạnh phúc không phức tạp như ta vẫn nghĩ, mà hạnh phúc đơn giản chỉ là có được những gì chúng ta muốn có. Cô dâu bệnh tật, ốm yếu, gầy gò ấy là người hạnh phúc vì cô ấy muốn có và đã có được tình yêu của người mình yêu. Nếu điều cô ấy muốn có không phải là chú rể kém mình 3 tuổi ấy mà lại là một chàng diễn viên Hàn Quốc kém cô ấy chục tuổi, hoặc một doanh nhân thành đạt, là chủ tịch hội đồng quản trị của một tập đoàn lớn, liệu cô ấy có đạt được hạnh phúc của mình?
Vậy nghĩa là: bạn có hạnh phúc hay không phụ thuộc rất lớn vào việc bạn muốn có cái gì! Nếu hạnh phúc với bạn chỉ là tìm được một công việc bình thường, thu nhập bình thường, lấy một cô vợ bình thường, mình tin là sẽ không khó để bạn trở thành một người hạnh phúc. Còn tất nhiên, nếu hạnh phúc với bạn là được làm chủ một công ty khổng lồ giống như Microsoft, lấy vợ đẹp như Angelina Jolie thì chắc chắn cơ hội để trở thành một người hạnh phúc của bạn sẽ gian nan, xa xôi hơn.
Mình không có may mắn được dự lễ cưới của chú rể và cô dâu bệnh tật, gầy gò ấy. Nhưng nghe nói là trong đám cưới, cô dâu đã hát tặng chú rể bài hát "Lời của gió". Không được nghe giọng hát của cô ấy nhưng mình tin rằng sẽ khó có người nào khác hát hay hơn cô ấy được. Bởi cô ấy hát bằng tình yêu, bằng lẽ sống, bằng cả trái tim mình. Đám cưới ấy không chỉ đặc biệt bởi cô dâu, chú rể, bởi hoa, bởi quà, mà còn bởi cả những giọt nước mắt của những người tham dự. Nếu hôm ấy bạn có mặt ở hôn lễ ấy, và bạn không hề xúc động, không thấy nghẹn ngào trước hạnh phúc của họ thì bạn là người thật bất hạnh. Bởi khi không biết rung cảm trước hạnh phúc của người khác, sẽ thật khó để bạn có được hạnh phúc cho bản thân mình.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TÔI LÀ NHÀ KHOA HỌC


Tôi là một nhà nghiên cứu khoa học, cái đam mê khoa học nó đã ăn sâu vào máu, vào tim tôi, đến nỗi ngay từ khi còn bé xíu, khi cùng đám bạn xem phim con heo, trong lúc chúng nó mắt đờ đi, dãi nhỏ ròng ròng, mồm há hốc, miệng thở dốc, cổ họng khô khốc, đắm mình vào từng chuyển động, từng tuyệt chiêu của các diễn viên, thả hồn vào những pha hành động gay cấn, hấp dẫn trên phim thì tôi lại chăm chú vào một thứ khác: đó là cái vật bằng cao su, tròn tròn, dài dài trên tay của anh diễn viên chính. Ngay từ lúc ấy, tôi đã tự đặt câu hỏi là tại sao cái vật đó không hề cắm điện mà nó vẫn rung lên được bần bật, và cái đầu nó còn ngọ nguậy liên hồi, giống hệt con sâu. Từ đó, tôi nung nấu ước mơ trở thành nhà khoa học, quyết tâm tìm được lời giải cho những thắc mắc của mình.
Và giờ thì tôi đã trở thành một nhà khoa học khá nổi tiếng, mặc dù khi hỏi đến tên tôi, hầu như mọi người đều lắc đầu không biết. Ngày 6/9/96, tôi suýt được giải Nô-Ben cho công trình nghiên cứu khoa học có tên: "Làm sao để nước tè không bắn tung tóe ra nắp bồn cầu khi đi vệ sinh?". Tôi nhớ không nhầm thì năm đó, tiến sĩ Chim Khủng Nên Bao Thủng, một nhà khoa học người Lào, với công trình nghiên cứu có tên: "Làm sao để cùng lên đỉnh khi bị hiếp dâm?" đã đoạt giải Nô-Ben dù cho số tin nhắn bình chọn mà ông ấy nhận được chỉ nhiều hơn tôi đúng 2 tin. (Năm ấy, giải Nô-Ben vẫn áp dụng hình thức bầu chọn bằng tin nhắn).
Hiện tại, tôi đang theo đuổi một công trình nghiên cứu về loài chuột đồng. Ý tưởng của công trình này thì rất tình cờ thôi. Lần ấy, trên tivi có chiếu cảnh một bác nông dân ngồi khóc vật vã bên ruộng lúa đã bị chuột cắn phá tan tành. Bác khóc vì bọn chuột đã cướp đi toàn bộ công sức của mình, vì một mùa vụ thất bát, đói kém đang chờ đợi phía trước. Nhìn cái cảnh tượng ấy, nước mắt tôi cũng ứa ra, rồi tôi tự hỏi: "Mình là một nhà khoa học, mình phải làm gì đi chứ? Đây chính là trách nhiệm của mình, không thể để người nông dân chịu khổ sở, thiệt thòi như vậy được!". Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu về tập tính của loài chuột đồng, hi vọng sẽ tìm ra cách tiêu diệt, hoặc ít ra là hạn chế mức độ phá hoại của chúng.
Tôi bắt mấy con chuột đồng, nhốt vào lồng, rồi dành cả tháng trời vùi đầu trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu, quan sát. Sau rất nhiều những thí nghiệm và phân tích, tôi phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là ở thể trạng bình thường, chuột đồng rất thích ăn thóc, thả vài hạt thóc vào lồng là chúng lao tới xơi ngay. Thế nhưng, khi tôi cắt cụt bốn chân của chúng thì đột nhiên chuột đồng lại không thích ăn thóc nữa, tôi thả cả nắm thóc trước mặt nó, cách vị trí nó ngồi chỉ hơn một gang tay, ấy vậy mà nó cứ dửng dưng, không thèm lao tới như mọi lần. Qua đó, tôi có thể kết luận rằng: khi bị cắt cụt cả bốn chân, chuột đồng sẽ mất luôn thói quen ăn thóc.
Tôi sẽ gửi công trình của mình tới Hội đồng Khoa học Quốc gia để công bố rộng rãi, đưa vào áp dụng và phục vụ thực tế. Chỉ cần thực hiện đúng theo phương pháp mà tôi đã làm thì chắc chắn từ nay, chuột đồng không còn là mối lo của bà con nông dân nữa.
Sự nghiệp thì thành công là thế, ấy vậy nhưng chuyện tình duyên của tôi thì ảm đạm vô cùng. Gần bốn chục tuổi rồi mà tôi vẫn chưa tìm được một người đàn bà đầu ấp tay gối, vẫn lủi thủi một mình đi về sớm tối, dù bạn bè rất tích cực mai mối, rồi cha mẹ liên tục thúc hối. Lần ấy lên Phây, tôi quen một em teen khá xinh và đáng yêu. Cũng có ý định tán tỉnh, nhưng sau hỏi ra mới biết em ấy là con gái của thằng bạn học cùng cấp 3 với tôi, nó lấy vợ từ năm 20 tuổi. Các cụ có câu: "Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan", huống hồ đây lại là con của bạn? Nếu vẫn cố xơi, có khác gì tôi là thằng khốn nạn?
Thấy tôi mãi mà vẫn chưa kiếm được mối nào, thằng bạn cùng cơ quan với tôi cũng tỏ ra sốt ruột:
– Mày chẳng cần phải tìm kiếm xa xôi, tao thấy em Lệ ở phòng Kế toán cũng ổn đấy chứ?
– Em Lệ ngực hơi xệ, tao không thích! – Tôi trả lời dứt khoát!
– Thế còn em Tâm?
– Em Tâm mặt hơi dâm!
– Thế còn em Nga?
– Em Nga? Có phải là cái em đi Vespa, mặt xấu như ma?
– Các cụ bảo rồi, yêu nhau thì phải biết nhìn vào những điểm tốt, bỏ qua những điểm xấu cho nhau. Mày đừng nhìn vào mặt em ấy nữa, hãy nhìn vào cái xe Vespa, nhìn vào vòng một, vòng ba. Nếu xét theo những tiêu chí đó, tao tin là không ai hơn được em Nga!
– Vậy đêm tân hôn, tao phải dắt cả cái Vespa lên giường, rồi bắt cô dâu úp mặt vào tường, chổng cái vòng ba ra?
– Đệt! Thôi được, cuối tuần này đi với tao đến nhà ông chú tao. Ông này có đứa con gái cực ngoan và ngon. Đảm bảo gặp xong mày sẽ thích!
Tôi cũng không hi vọng lắm vào độ chân thực của những lời thằng bạn tôi nói. Nhưng thôi, đi thì đi, có mất gì đâu?! Vậy là chiều thứ 7, tôi cùng thằng bạn đến ăn tối ở nhà chú nó. Rồi khi nhìn thấy đứa con gái của ông chú, tôi mới tin là thằng bạn tôi nói thật. Nàng đẹp một cách dịu dàng, khuôn mặt trái xoan, da trắng mịn màng, chiếc váy ngắn bó sát, mỏng tang khiến tim tôi run rẩy, xốn xang...
– Giới thiệu với cô chú và em, đây là bạn cháu, một nhà nghiên cứu khoa học khá nổi tiếng! Giới thiệu với mày, đây là chú Kim, còn đây là cô Tếch, và đây là Thảo, con gái của cô chú!
– Chào Thảo! Rất vui được gặp em! Thảo chắc vẫn còn đang đi học?
– Dạ không! Em tốt nghiệp rồi, em đang làm cô giáo!
Bố mẹ nàng biết tôi là nhà khoa học thì không giấu được vẻ quý mến và ngưỡng mộ. Đương nhiên rồi, có phải ai cũng đủ năng lực để trở thành một nhà nghiên cứu khoa học đâu, vậy nên, ông bà ấy hỏi chuyện tôi rất cởi mở:
– Cháu nghiên cứu khoa học chắc vất vả lắm nhỉ?! Thế đợt tới, có công trình nghiên cứu nào không?
– Dạ có ạ! Hiện nay tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam, đặc biệt là với đối tượng sử dụng xe máy, đang ở mức báo động. Cháu đang nghiên cứu một thiết bị cảnh báo tai nạn, lắp trực tiếp vào xe máy, nó sẽ nhắc nhở và báo cho người điều khiển xe máy biết về mối nguy hiểm có thể xảy ra.
– Hay! Rất thiết thực! Vậy thiết bị đó hoạt động thế nào? Nó sẽ cảnh báo khi người điều khiển vượt quá tốc độ cho phép hoặc khi có nguy cơ tai nạn?
– Dạ không ạ! Sau khi xảy ra tai nạn, nếu xe máy văng ra khoảng hơn hai chục mét thì lúc đó thiết bị sẽ phát ra tiếng kêu "tút tút" để cảnh báo ạ!
– Cảnh báo cái gì?
– Dạ! Cảnh báo để nhắc mọi người mau gọi xe cấp cứu ạ!
– Đệt! Thôi, đi rửa tay đi, rồi vào ăn cơm nhanh cho nóng!
Bạn tôi và mọi người nghe chú Kim bảo vậy thì lục đục đứng dậy, toan đi rửa tay, nhưng tôi đã kịp thời ngăn lại:
– Mọi người khoan đã! Trước giờ, chúng ta thường có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nghe thì có vẻ là hợp lý, nhưng thực ra đó là một thói quen xấu và rất phản khoa học. Xét về khía cạnh khoa học thì việc rửa tay trước khi ăn sẽ vô tình làm mất đi một số vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, khiến chúng ta ăn sẽ mất ngon, dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, từ nay, chúng ta phải tập cho mình thói quen rửa tay trước khi đi vệ sinh và sau khi ăn xong, đó mới là khoa học!
Nghe tôi phân tích xong, chả thấy ai ý kiến gì, tất cả đều lầm lì ngồi xuống bàn ăn. Còn ý kiến gì được nữa? Tôi đưa ra lý lẽ và cơ sở khoa học quá thuyết phục rồi! Đến lúc mọi người chuẩn bị ăn cơm thì mới phát hiện ra là chú Kim vẫn chưa có bát. Em Thảo lại lật đật chạy vào bếp, lục mãi mới tìm được một cái bát ăn cơm cho bố, nhưng có vẻ như cái bát này để lâu ngày không dùng thì phải, một lớp bụi bẩn và cáu vàng phủ đều lên bề mặt bát. Thảo toan mang bát đi rửa thì lại lập tức bị tôi ngăn lại:
– Đừng rửa em! Cứ để như vậy cho bố em ăn đi! Xét về khía cạnh khoa học thì lớp bụi và cáu vàng đó chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, giúp chống táo bón, đầy hơi, chướng bụng!
Không hiểu vì không muốn mất lòng khách, hay vì lý lẽ và cơ sở khoa học của tôi đưa ra quá thuyết phục mà bố nàng cũng ngậm ngùi ăn cơm bằng cái bát bụi bẩn, loang lổ ấy. Ông ăn cặm cụi, lặng lẽ, và mặt thì đỏ bừng bừng, dù mới chỉ nhấp môi chút rượu.
Không biết thức ăn chế biến kiểu gì mà đang ăn tôi thấy đau bụng kinh khủng, bụng sôi lên ùng ục. Tôi cuống cuồng lao vào nhà vệ sinh, ở trong đó một lúc khá lâu, đến khi thấy bụng nhẹ bớt thì mới dám ra bàn ăn tiếp. Tưởng là mọi việc đã yên, ai ngờ, đang ăn thì cô Tếch tự nhiên chau mày lại, mặt nhăn nhó, cái mũi chun chun như mũi chó:
– Có mùi gì thối thế nhỉ?
– Ừ! Đúng là thối thật! – Chú Kim đang ăn cũng buông bát đũa đồng tình.
Em Thảo có vẻ như đã biết được nguyên do, tôi thấy em ấy chạy thẳng vào nhà vệ sinh, rồi lập tức quay ra, mồm oang oang như cái loa:
– Trời ơi! Ai vừa đi ỉa xong không xả nước! Thối quá!
Tất cả mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, đương nhiên rồi, bởi vì ai cũng biết là tôi vừa vào nhà vệ sinh rất lâu...
– Cậu đi ỉa quên xả nước hả? – Chú Kim hỏi tôi bằng giọng thảng thốt pha chút bực bội.
– Dạ vâng! Nhưng không phải là quên, mà xét về khía cạnh khoa học thì việc xả nước ngay sau khi đi ỉa là một thói quen rất xấu và rất phản khoa học vì...
Tôi chưa kịp nói hết câu, chưa kịp đưa ra lý lẽ và cơ sở khoa học của mình thì đã thấy bố nàng mặt hầm hầm, tay cầm chai Vodka nhảy lên bàn, lao về phía tôi. Thằng ngu nào cũng biết là lão ấy định phang cái chai vào đầu tôi...
– ĐKM mày! Bố mày nhịn mày đủ rồi! Để bố đập vỡ đầu mày xem có phải là phản khoa học không...
Tôi hốt hoảng quăng đũa bát trên tay đi rồi co cẳng chạy, chạy vắt chân lên gáy, dù tôi thừa biết rằng vừa ăn xong mà chạy là một thói quen không tốt, là rất phản khoa học. Tuy vậy, trong cuộc sống, có những tình huống, có những lúc, có những cảm xúc, dù biết là phản khoa học, nhưng ta vẫn cứ phải làm!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
CÂY BÚT THẦN


Con sông nằm uốn quanh hông ngôi làng nhỏ, quanh năm nước phẳng như cắt và trong vắt như gương. Nó đã bao đời bồi đắp cho ngôi làng, khiến những bãi mía nương dâu hai bên bờ cứ nối đuôi nhau dài tăm tắp, xanh mướt tự thuở nào.
Con sông ấy còn là dòng cảm hứng bất tận, thổi bùng ngọn lửa đam mê hội họa cháy bỏng trong lòng Mã Lương. Bởi vì cứ mỗi buổi chiều tà, khi bóng hoàng hôn rà rà hắt thứ ánh nắng cuối ngày đỏ như cam Canh xuống dòng sông mênh mang, yên lành, ấy là lúc các bà, các chị trong làng kéo nhau ra sông tắm truồng tập thể. Họ vô tư cười đùa, bì bõm dưới lòng sông, rồi tồng ngồng kì cọ mà không hề biết rằng ở phía sau bụi rậm gần chỗ họ, Mã Lương đang lọ mọ đưa từng nét cọ trên tờ giấy trắng, lén lút vẽ lại những đường cong đầy thơ mộng trên cơ thể nguyên thủy như con nhộng của các bà các chị.
Chiều nay cũng vậy, Mã Lương rình mò trong bên bờ sông từ khá sớm và đã vẽ được vài bức rất ưng ý. Đặc biệt hôm nay có một bà lão còn đưa đứa cháu gái 16 tuổi của bà ra sông tắm cùng, khiến cho mấy lần Mã Lương phải dừng lại thay giấy vẽ giữa chừng vì nước rãi chảy xuống ướt hết giấy. Cẩn thận xếp những tác phẩm vừa hoàn thành vào cặp, Mã Lương hối hả trở về nhà với tâm trạng rất vui vẻ và đầy hứng khởi. Thế nhưng, vừa bước chân vào sân, hắn khựng lại khi thấy bố hắn đã ngồi sẵn ở cửa đợi hắn với bộ mặt hằm hằm giận dữ:
– Mày đi đâu mà giờ mới về, hả?
– Dạ, con học thêm ạ! Sắp thi rồi nên cô giáo bắt cả lớp ở lại ôn tập thật kỹ những nội dung mà nhiều khả năng sẽ ra trong đề thi năm nay.
– Thế mà cô giáo mày lại vừa ở đây về xong, cô thông báo là dạo này mày liên tục trốn học, và vẫn vững vàng ở vị trí đội sổ, mày muốn tao chết vì xấu hổ, muốn tao thắt cổ vì nhục hả? Đâu, mày đưa cái cặp của mày đây, tao xem mày học được cái gì nào?
Nói rồi bố hắn bất ngờ chồm tới vồ lấy cái cặp trên tay hắn. Và khi lục thấy tập tranh mà hắn giấu bên trong, bố hắn gầm lên như con hổ bị đâm vào cổ:
– Ối giồi ôi, bà ơi, bà ra đây mà xem con giai bà, học hành thì dở dở ương ương, suốt ngày trốn học đi vẽ phụ nữ cởi truồng...
Nghe vậy, mẹ hắn từ trong buồng chạy ra, giựt lấy tập tranh trên tay bố hắn. Bà săm soi rất kỹ từng bức một rồi quay sang phía chồng nói bằng giọng bình thản:
– Tôi thấy nó vẽ đẹp đấy chứ! Có gì đâu mà ông phải gào lên. Mà, cô gái trong tranh này, dù không nhìn thấy mặt nhưng dáng người sao giống cái Giao con bà Hợp ở đầu làng thế ông nhỉ?
– Không phải, đây là cái Trinh con lão Tiết, nhìn phát là tôi biết, ngực nó rất tròn và hơi vểnh lên. Đây, bức này mới là cái Giao này, người gầy nhưng ngực rất đầy.
– Thế còn hình này là ai?
– Là cái Giang con bà Mai, ngực xệ như cái chai, đít bai bai.
– Hừm, sao thằng Mã Lương nhà mình lại có thể vẽ được những hình này nhỉ?
– Nó nấp bên bờ sông, rình lúc người ta tắm thì vẽ trộm chứ sao!
– Thật không? Sao ông biết?
– Lại chả thật! Hôm nào đi rình mà tôi chả gặp nó, có hôm nó còn tới trước cả tôi...
Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, bố mẹ Mã Lương quyết định cho hắn nghỉ học để tránh mang thêm nhục. Rồi thấy con cũng có chút năng khiếu, mẹ hắn dẫn hắn tới nhà của một họa sĩ rất nổi tiếng ở làng bên để học vẽ. Sau khi nghe mẹ hắn trình bày nguyện vọng, lão họa sĩ già đưa tay vuốt chòm râu lòa xòa như lông gà rồi cười khà khà:
– Để được nhận vào học ở đây thật sự là rất khó, vì ta lựa chọn cực kỳ khắt khe. Nếu không có tài năng xuất chúng, thật khó để theo kịp các bạn được. Bởi vì lớp của ta toàn là con nhà nòi, có truyền thống hội họa từ bao đời...
Mã Lương nghe ông họa sĩ nói vậy thì liền chắp tay kính cẩn:
– Dạ thưa thầy, liệu thầy có thể mời một bạn lên đây biểu diễn tài nghệ cho con được mở rộng tầm mắt không ạ?
– Được, được chứ! Nào, các trò, ai muốn lên đây thể hiện?
– Để con!
Một thằng tóc vàng hoe, mắt tròn xoe, người gầy như cái que từ dưới hàng le te chạy lên. Lão họa sĩ thấy vậy thì gật gù ra điều hài lòng:
– Thằng này là cháu họ của đại danh họa Leonardo Da Vinci, tên tiếng Việt của nó là Leonardo Đồ Ngu Si.
– Nó là con lai hả thầy?
– Đúng rồi, bố nó là người Ý, còn mẹ người Italia.
– Thảo nào...
– Đây là một trong những học trò xuất sắc nhất của ta. Nó có tài vẽ động vật cực giống và cực nhanh, thường chỉ chưa đầy 30 giây là nó hoàn thành xong một tác phẩm. Nào, Đồ Ngu Si, hãy thể hiện đi!
Tức thì, thằng con lai đó cầm bút múa loang loáng trên giấy. Công nhận là nhanh thật, chỉ chưa đầy 30 giây, nó đã vẽ xong hình con chim cu sống động như thật. Lão họa sĩ già nhìn bức tranh của đứa học trò cưng rồi mỉm cười mãn nguyện:
– Con thấy sao Mã Lương?
– Dạ, cậu ấy vẽ rất nhanh, và rất giống! Nhưng hội họa không chỉ là sự sao chép vẻ bề ngoài, mà quan trọng hơn, phải truyền tải được cả cái hồn khí bên trong. Mà nói về cái hồn thì ở bức vẽ này con chưa thấy, hay nói cách khác, bức vẽ này nhìn như mất hồn!
Bị Mã Lương chê, thằng con lai đứng bật dậy, mặt đỏ gay vì tức. Nó mở mồm định nói gì đó nhưng lão họa sĩ già đã lập tức chặn lại:
– Đồ Ngu Si, hãy cứ ngồi xuống! Mã Lương, con nói tiếp đi!
– Dạ! Đã là chim thì phải rắn rỏi, cứng cỏi, lông phải xoăn, mượt, thân phải cong, đầu phải ngóc lên kiêu hãnh. Thế nhưng, con chim của bạn ấy nhìn rất mệt mỏi, héo hon, đầu rủ xuống ỉu xìu như vừa bị dày vò, bạo hành, lông thì xác xơ, chẻ ngọn. Thử hỏi, một con chim thế này thì làm sao có thể khiến người xem hứng thú? Nhất là khi đối tượng thưởng thức lại là nữ giới?
Nghe Mã Lương phân tích, đám học trò ngồi dưới há hốc miệng như muốn nuốt từng lời. Ngay cả lão họa sĩ già cũng không giấu được sự ngưỡng mộ:
– Con nói hay quá Mã Lương ạ! Liệu bây giờ, con có thể cho ta và các bạn ở đây được thưởng thức tài năng của con không?
– Dạ, thầy đã nói vậy thì con xin nghe!
– Tốt lắm! Bút đây con!
– Dạ khỏi, không cần đâu ạ!
Dứt lời, Mã Lương chụm mười đầu ngón tay lại rất gọn gàng, hai lòng bàn tay hướng vào nhau, cong cong đầy điêu luyện. Hắn nhúng hai bàn tay vào chậu mực rồi ấn lên tờ giấy. Chỉ chưa đầy 3 giây, Mã Lương đã hoàn thành xong bức tranh của mình. Lần đầu được chứng kiến kỹ thuật hội họa độc đáo và tinh xảo như vậy, lão họa sĩ già mắt sáng lên, đứng bật dậy, vỗ tay bôm bốp tán thưởng:
– Hay! Hay thật! Rất tài tình! Nhưng mà con vẽ cái gì đấy? Ta cũng chưa hiểu là con vừa vẽ cái gì...
– Dạ, là con bướm ạ!
– Bướm à? Sao cánh nó không xòe ra?
– Dạ, đã là bướm thì cánh nên khép lại e ấp, ấy mới là bướm quý! Còn cái loại bướm mà xòe ra tóe loe thì vứt ạ!
– Ừ, cũng đúng! Thế còn mấy cái sợi quăn quăn phía trên đầu bướm kia là gì?
– Dạ, đó là râu bướm ạ! Mà thưa thầy, không ai người ta gọi đó là đầu bướm cả!
– Thế gọi là gì?
– Dạ, từ chuyên ngành trong hội họa người ta gọi là "mu" ạ!
– Khá lắm! Ta thấy con không chỉ giỏi về kỹ thuật vẽ mà cả kiến thức hội họa cũng rất uyên thâm. Kể từ hôm nay, ta chính thức nhận con làm học trò...
– Khoan đã! Con không phục! Con muốn so tài với hắn ta một lần nữa!
Kẻ vừa cắt ngang lời lão họa sĩ và hướng cặp mắt thách thức về phía Mã Lương vẫn là Leonardo Đồ Ngu Si. Trước giờ nó luôn xuất sắc nhất, lại đường đường là cháu của một đại danh họa, nó không dễ dàng chấp nhận thất bại và bị sỉ nhục bởi một thằng lạ hoắc vừa chân ướt chân khô tới đây.
– Vậy bây giờ, con muốn thi thế nào hả Đồ Ngu Si?
– Vừa rồi đã vẽ động vật, giờ con muốn thi vẽ quả. Cả hai sẽ vẽ cùng lúc, ai nhanh hơn và đẹp hơn, người đó thắng!
– Mã Lương, con thấy sao? Có dám đấu tiếp với Đồ Ngu Si không?
– Dạ thưa thầy, nhìn thái độ gay gắt của cậu ta như thế, e là con không muốn đấu cũng không được!
– Tốt! Vậy ta sẽ làm trọng tài, cả hai sẵn sàng vào vị trí...
Sau hồi trống lệnh của lão họa sĩ già, Mã Lương và Đồ Ngu Si đều lập tức tụt quần đến đầu gối. Những tưởng cả hai sẽ cùng sử dụng chung một thủ pháp hội họa, nhưng không: trong khi Đồ Ngu Si ngồi xổm nhúng đít vào chậu mực thì Mã Lương lại úp sấp người và chỉ nhúng phần hạ bộ. Rồi gần như cùng lúc, cả hai ấn phần cơ thể vừa được nhúng mực ấy vào tờ giấy. Thật khó để quyết định ai vẽ nhanh hơn ai, bởi lúc Mã Lương cài xong cúc quần cũng là khi Đồ Ngu Si thắt xong dây lưng.
Lão họa sĩ già trầm trồ nhìn hai bức tranh rồi gật gù tâm đắc:
– Đúng là ngang tài ngang sức, thủ pháp của cả hai đều rất nhanh nhẹn, độ đậm nhạt, sáng tối của mực rất hợp lý và sắc nét. Trong khi Đồ Ngu Si vẽ quả bí ngô rất tròn trịa, đầy đặn, thể hiện một vụ mùa sung túc, tôn vinh ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của nước nhà nói riêng thì Mã Lương lại vẽ quả tên lửa rất dũng mãnh, dựng đứng đầy kiêu hãnh, thể hiện cho sức mạnh quân sự của Việt Nam ta. Thật khó để đánh giá là ai giỏi hơn ai...
Lúc này, Mã Lương mới chầm chậm tiến lên trước rồi chắp tay kính cẩn:
– Thưa thầy, thưa các bạn! Quả bí của Đồ Ngu Si nhìn qua thì rất tròn trịa, đầy đặn, nhưng xét về bố cục và tính cân đối thì chưa ổn. Quả bí thì rất to và mập mạp, trong khi cái cuống lại bé tẹo, tong teo như quả ớt thóc, rõ ràng nó có cái gì đó không hài hòa và thống nhất. Vẫn biết rằng hội họa đề cao tính sáng tạo, nhưng không vì thế mà ta được phép bỏ qua tính lôgic và thực tế. Một bức tranh mà ẩn chứa bên trong nó sự bất ổn, không nhất quán thì sao có thể là bức tranh đẹp được ạ?
– Con nói đúng quá! Quả thực, mắt ta dạo này cũng kém, nên không nhìn rõ cái cuống. Thế còn bức tranh của con thì sao? Con có thể nói rõ hơn để mọi người hiểu thêm về ý nghĩa của nó không?
– Dạ, con vẽ quả tên lửa có dạng hình trụ truyền thống, đầu hình nón cụt có khấc để giảm lực cản của gió đồng thời giúp tên lửa dễ dàng di chuyển ngay cả trong địa hình chật hẹp, khô khan. Bên cạnh đó, con đã đưa vào một số cải tiến mới, ví dụ như phần thân được thiết kế dài và hơi cong tạo cảm giác chân thực và thích thú cho người điều khiển. Phía dưới chân tên lửa có hai cục bầu dục phình to cân đối, đó chính là hai hộp dự trữ và tái tạo đạn, đảm bảo tên lửa có thể bắn liên tiếp ngày này qua ngày khác...
– Hay! Hay lắm! Ta rất vui vì nhận được một học trò xuất sắc như con!
Kể từ đó, Mã Lương chăm chỉ theo thầy học vẽ, và hắn ngày càng tiến bộ. Thấm thoắt đã mấy năm trôi qua. Lúc này, lão họa sĩ đã già yếu, sức khỏe giảm sút rất nhiều. Một hôm, lão tập hợp tất cả học trò lại rồi nói bằng giọng khá mệt nhọc:
– Các con cũng thấy rồi đấy, bệnh nhồi máu cơ chim của ta đã chuyển sang giai đoạn cuối, ngày càng trầm trọng. Ta biết mình chẳng còn sống được mấy nữa, và có thể sẽ đột quỵ bất kì lúc nào. Vì thế, ta quyết định cho các con thi tốt nghiệp và ra trường sớm hơn dự kiến...
– Hoan hô! Hoan hô! Sắp được tốt nghiệp rồi...
– Các con trật tự nào! Mấy kỳ thi đại học thì chúng nó thích bảo mật đề thi chứ còn ta thì không thèm, ta sẽ tiết lộ đề luôn để các con biết mà ôn luyện. Kì thi tốt nghiệp này chúng ta sẽ vẽ tranh khỏa thân, ta sẽ thuê mẫu nữ trẻ đẹp để tạo cảm hứng cho các con làm bài. Các con được phép thoải mái mang phao, tài liệu, sách tham khảo vào phòng thi.
– Hay quá! Có mẫu nữ trẻ rồi....
– Trật tự nào! Còn một điều nữa cực kỳ quan trọng: kỳ thi này, nếu ai đạt điểm cao nhất, ta sẽ thưởng cho người đó một cây bút thần. Với cây bút thần này, tất cả những gì các con vẽ trên giấy đều biến thành thật. Đó là một phần thưởng vô giá đấy, các con hãy cố gắng nhé!
Kể từ hôm đó, không ai bảo ai, tất cả đều chăm chỉ ôn luyện hăng say, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp và giành được cây bút quý. Mã Lương cũng vậy, chiều nào hắn cũng âm thầm một mình lẻn về bờ sông quen thuộc gần nhà để luyện bút. Cũng may, phong trào tắm sông dạo này phát triển rầm rộ, thành ra mỗi buổi rình rập, Mã Lương cũng vẽ được vài ba bức ưng ý, trình độ của hắn vì thế mà ngày càng lên cao.
Cuối cùng thì cái ngày thi quan trọng ấy cũng tới. Đúng như lời thầy giáo đã nói, mẫu nữ là một cô gái rất trẻ đẹp. Cả đám học trò mồm há hốc, nước miếng chảy ướt nhèm nhẹp, háo hức chờ đợi giây phút mẫu nữ trút bỏ xiêm áo để thỏa lòng ước ao. Thế nhưng bất ngờ, lão họa sĩ già khật khừ đứng dậy rồi cất giọng ê a:
– Đây là kỳ thi đặc biệt nên hình thức thi cũng phải đặc biệt. Các con sẽ vẽ tranh khỏa thân nhưng người mẫu nữ vẫn sẽ mặc quần áo. Ta muốn các con dùng trí tưởng tượng, dùng đầu óc suy đoán của mình để vẽ. Một người họa sĩ tài năng phải là một người nhìn rõ được các bộ phận bên trong của một người đàn bà ngay cả khi cô ấy đang mặc quần áo. Đó là điều ta muốn các con làm được. Sau khi các con vẽ xong, ta mới cho mẫu nữ cởi áo ra để so sánh. Tất cả nghe rõ chưa?
– Rõ ạ!
– Tốt! Thời gian làm bài bắt đầu!
Cả lớp lập tức im phăng phắc, ai cũng chăm chú, tập trung toàn bộ tinh thần vào bài thi, không một tiếng xì xào, không một lời trao đổi, chỉ nghe tiếng cọ đưa sột soạt trên giấy, tiếng mực thỏi mài trên nghiên rin rít, và cả tiếng gậy chống của lão họa sĩ già đi đi lại lại cồm cộp, cồm cộp...
– Đã hết thời gian! Cả lớp dừng bút, nộp bài lên đây! Ta sẽ chấm và nhận xét bài luôn!
Trong lúc thầy giáo đang chấm bài ở trên thì bên dưới hàng, bắt đầu có những tiềng rì rầm bàn tán:
– Thầy cho ít thời gian quá, tao chưa vẽ xong mày ạ!
– Thế mày vẽ đến chỗ nào rồi?
– Mới vẽ đến bẹn, đang tỉa lông thì hết giờ! Còn mày thì sao?
– Tao thì khá hơn chút, vẽ gần xong rồi, chỉ còn thiếu mỗi cái đầu...
Ở phía trên, sau một hồi săm soi và xem xét, lão họa sĩ chầm chậm cất giọng:
– Nhìn chung là các con vẽ tốt, ta hài lòng! Nhưng có một vài trường hợp khiến ta hơi thất vọng. Một cô gái trẻ đẹp thế này mà các con vẽ vú cô ấy xệ xuống tận rốn thì ta cũng không hiểu các con nghĩ cái gì nữa. Điều đó chứng tỏ kiến thức về phụ nữ của các con bị hổng rất lớn, các con thiếu những trải nghiệm, những hiểu biết thực tế về đàn bà. Những kiến thức này ta không thể dạy các con được, cũng không một trường lớp nào dạy các con được, mà các con phải tự học, tự tìm tòi, khám phá. Nói thì nghe to tát vậy nhưng thực tế thì cũng có gì khó khăn lắm đâu! Bây giờ phụ nữ tắm sông, tắm ao rất nhiều, chỉ cần chịu khó để ý, rình mò một chút là được, có gì là phức tạp mà tại sao cac con không chịu cố gắng? Nói không phải khoe chứ ngay từ khi học tiểu học ta đã thường xuyên rình cô giáo tắm. Lên cấp 2, không một bà nào trong xóm là không bị ta rình. Vậy mà các con thì... Ta cũng nói luôn là ngực của cô người mẫu lần này bên to bên nhỏ, những trò nào mà vẽ hai bên bằng nhau thì cũng tự biết là mình không thể đạt điểm cao được đâu!
– Vậy ai được điểm cao nhất hả thầy?
– Sau khi xem xét kỹ, ta chọn được hai bài tốt nhất: một là của Mã Lương, hai là của Đồ Ngu Si. Về cơ bản, bài thi của hai người này đều cực kỳ xuất sắc và giống gần như hoàn toàn với mẫu. Ta thật sự cũng chưa biết phải trao bút thần cho ai nữa đây!
Lúc này, Mã Lương mới lại chắp tay kính cẩn:
– Dạ thưa thầy, đúng là hai bài thi gần như không có sự khác biệt, nhưng nếu thầy để ý kỹ một chút thì ở bài thi của con, bên phía ngực trái của cô gái, cách đầu ti 2cm về hướng Đông Bắc có một chấm đen nhỏ, đó chính là cái nốt ruồi của mẫu nữ. Bài thi của Đồ Ngu Si đã bỏ sót chi tiết này. Nếu không tin, thầy có thể kiểm chứng ạ!
Lão họa sĩ già nghe vậy thì há hốc mồm kinh ngạc, lật đật chạy lại chỗ mẫu nữ đang ngồi rồi vạch áo cô gái ra ngó nghiêng một hồi. Thế rồi, lão quỳ sụp xuống dưới chân Mã Lương nói bằng giọng run run, mặt không giấu được vẻ thảng thốt:
– Mã Lương ơi, thầy xin gọi con là sư phụ, trình độ của con đã đạt tới mức cảnh giới rồi! Ta phải cầm tận tay, dí tận mắt mới nhìn thấy cái nốt ruồi đó, vậy mà con... Đây! Bút thần đây! Nó là của con, không ai xứng đáng có được nó ngoài con cả!
Mã Lương cũng quỳ xuống, trịnh trọng nhận cây bút quý từ tay thầy mình rồi cất giọng từ tốn:
– Con đội ơn thầy, con được như ngày hôm nay đều nhờ công ơn thầy chỉ bảo. Dù thế nào, thầy vẫn mãi là người thầy đáng kính nhất của con!
– Khá lắm! Khá lắm! Ta chẳng còn sống được bao lâu nữa, nhưng có được người học trò xuất chúng như con, ta chết cũng không có gì phải nuối tiếc! Tốt nghiệp xong, các con sẽ đi xin việc làm, sẽ về quê hết, chỉ còn mình ta trong ngôi nhà trống trải, hoang vắng này! Lúc nào rảnh, nhớ tới thăm ta nhé!
– Dạ thưa thầy, đến thăm thầy thì e là khó, vì đi làm rồi ai cũng sẽ bận mải, làm sao có thời gian đi chơi vớ vẩn được! Tuy nhiên, bọn con xin hứa là hôm nào thầy chết, chúng con sẽ về dự đám ma của thầy đầy đủ!
– Ừ! Thầy cảm ơn!
– Mà thầy ơi, trước khi từ biệt, Mã Lương muốn dùng cây bút thần này để vẽ tặng thầy một món quà làm kỷ niệm, không biết ý thầy thế nào ạ?
– Được, ta thích mà...
– Vâng, vậy con xin vẽ ngay đây!
Lập tức Mã Lương cầm cây bút thần múa những nét loang loáng trên mặt giấy. Lão họa sĩ già tỏ ra khá tò mò và thích thú trước món quà mà cậu học trò cưng sắp tặng. Rồi như không thể chờ đợi lâu hơn, lão lại gần Mã Lương thều thào:
– Con vẽ tặng ta cái gì đấy?
– Dạ, con vẽ tặng thầy cái quan tài, vì chắc thầy cũng sắp phải dùng đến nó rồi. Có sẵn cái này trong nhà cũng yên tân hơn thầy ạ!
– Ừ, thầy cảm ơn!
Xong xuôi, Mã Lương từ biệt thầy, từ biệt bạn bè lên đường về quê. Hắn lấy bút thần ra vẽ một con ngựa rất khỏe rồi nhảy lên lưng ngựa phóng đi. Thế nhưng, vừa đi được một đoạn, hắn đã thấy có người đứng chặn giữa đường. Hắn cuống quýt ghìm cương, con ngựa chồm lên, hí vang từng hồi rồi cũng chịu dừng lại. Kẻ chắn đường hắn không ai khác chính là Đồ Ngu Si. Thấy vậy, Mã Lương bình thản xuống ngựa...
– Ngươi muốn gì? Chẳng lẽ việc ta giành được cây bút thần khiến ngươi không phục?
– Ta phục chứ! Phục lắm rồi! Nhưng có một điều ta thắc mắc và mong ngươi sẽ giải đáp, nếu không ta chết cũng khó nhắm mắt!
– Nói đi!
– Tại sao ngươi biết bên ngực trái của cô gái ấy có nốt ruồi? Ngươi đã dùng kỹ năng gì để phát hiện được? Có thể chỉ cho ta tuyệt kỹ đó chăng?
– Dùng từ tuyệt kỹ nghe có vẻ hơi to tát quá! Thực ra, lý do rất đơn giản! Cô gái làm mẫu đó là người làng ta. Chiều nào cô ấy chẳng ra sông tắm truồng với mọi người. Ta đã rình và vẽ cô ấy hàng chục lần rồi, cô ta có bao nhiêu sợi lông nách ta còn biết chứ nói gì là cái nốt ruồi...
Nói rồi Mã Lương thúc ngựa lao đi, bỏ lại phía sau một Đồ Ngu Si ngơ ngác, mờ dần trong đám bụi mịt mù. Mã Lương muốn về nhà thật nhanh để khoe với bố mẹ thành tích của mình, để biểu diễn cho họ thấy phép thuật kỳ diệu của cây bút thần, để bố mẹ hắn biết rằng: từ nay họ sẽ không phải sống khổ sở, thiếu thốn nữa, rằng bất kỳ thứ gì họ muốn, hắn cũng sẽ vẽ được cho họ. Hắn lâng lâng khi nghĩ đến cuộc sống đầy đủ, sung túc mà chiếc bút thần sẽ mang lại mà không hề biết rằng hắn và gia đình hắn sắp phải chịu những biến cố, những tai họa không ngờ bởi chính những phép màu thần kỳ từ cây bút hắn vừa giành được...
Từ ngày Mã Lương trở về mang theo cây bút thần, cuộc sống gia đình hắn bước sang một trang mới: đầy đủ và sung sướng hơn. Hắn đã vẽ một cái chung cư mini 3 tầng khá khang trang cho cả nhà ở. Thực ra, lúc đầu gia đình hắn bàn nhau là đằng nào cũng mất công vẽ thì vẽ hẳn cái hai chục tầng, ở hết bao nhiêu thì ở, còn đâu thì cho thuê. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tiền giờ cũng chẳng để làm gì, thích thì hắn vẽ ra bao nhiêu tiền mà chẳng được? Tội gì phải đi nhặt từng đồng lẻ cho khổ! Hơn nữa, nếu khách thuê nhà là các cặp vợ chồng tri thức có ý thức thì không sao, chứ vớ phải mấy ông sinh viên, các ông ấy suốt ngày tụ tập rượu chè, sinh nhật hội hè, rồi đưa bạn đưa bè về quan hệ tập thể, rồi thất tình nhảy lầu tự tử, rồi nợ tiền nhà, rồi lại phải mất công đòi, mệt người...
Cũng từ ngày đó, mẹ hắn nghỉ luôn việc buôn bán đồng nát để suốt ngày ở nhà bật dàn karaoke lên hát. Bố hắn cũng chẳng còn thiết tha gì với việc trồng lúa trồng khoai mà chỉ thích ngồi nhà luyện game online. Đến bữa, ai thích ăn gì thì cứ bảo hắn vẽ cho ăn. Vì không mất tiền nên bố mẹ cứ bắt hắn vẽ bừa phứa ra, nhà có ba người ăn mà có hôm hắn vẽ tới 5 nồi lẩu, thành ra mỗi nồi chỉ khều khều vài miếng rồi lại bỏ thừa, có nồi vẫn còn nguyên đĩa rau với đĩa thịt đầy ú, chưa nhúng miếng nào, thật lãng phí vô cùng...
Một buổi sáng, Mã Lương lôi bút ra trước cửa ngồi, hí húi lau chùi, chợt mẹ hắn chạy tới và nói với giọng bùi ngùi:
– Vẽ cho mẹ bịch Kotex!
– Tuần trước mới vẽ cho mẹ một bịch 20 miếng mà? Đã hết rồi sao?
– Đấy là loại thường dùng cho ban đêm, có viền mỏng chống tràn. Còn hôm nay là vẽ loại khác, có cánh rộng, mềm mại cho ngày dài năng động!
– Loại nào thì loại nhưng mẹ dùng cũng phải tiết kiệm thôi, đừng tưởng vẽ ra được là cứ lãng phí. Con thấy người ta cả ngày thay có một miếng, mà mẹ thì một tiếng đã thay mấy lần.
– Thằng mất dạy! Tao nuôi mày khôn lớn nên người, cho đi học vẽ tử tế hẳn hoi, thế mà giờ mới nhờ có một tí mà mày đã lên mặt dạy đời...
Chuyện chỉ có vậy, thế mà mẹ hắn cũng chửi toáng lên, bù lu bù loa, ầm ĩ cửa nhà, và không chỉ một lần mà rất nhiều lần, không chỉ với hắn mà cả với bố hắn. Thành ra, cuộc sống dù nhàn hạ, tiền bạc dù dư dả, chẳng phải động tay chân vất vả, nhưng không khí gia đình hiếm khi yên ả. Ngày xưa, nhà hắn dù nghèo, nhưng lúc nào cũng tràn ngập tình yêu, tiếng cười không bao giờ thiếu. Còn bây giờ, mỗi người đều có thú vui của riêng mình, và khi đã dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, đương nhiên, họ sẽ có ít thời gian hơn cho người khác, những cãi cọ, xô xát vì thế cũng xuất hiện nhiều hơn...
Ai cũng nhìn thấy một điều hiển nhiên rằng cây bút thần đã mang đến cho gia đình hắn cuộc sống sung túc, đầy đủ bạc tiền, nhưng có vẻ như nó lại đang lấy đi của gia đình hắn hạnh phúc và sự bình yên...
Chiều nay, trời đầy gió! Ánh hoàng hôn rực đỏ như hắt từng vệt màu loang lổ, trải dài mênh mông trên đồng cỏ. Mã Lương thúc ngựa liên hồi, con ngựa dũng mãnh chồm lên phi nước đại, sải những bước dài, hí vang từng hồi hoang dại. Mặc kệ, Mã Lương vẫn thúc nó lao đi vun vút, bất chấp những con gió đang rít ù ù bên tai, táp vào mặt, vào thịt da ran rát, bởi chỉ có thế, hắn mới cảm giác như được giải thoát khỏi những buồn bực vô cớ, những bức bối vẩn vơ trong lòng bấy lâu nay...
Chạy một hồi lâu, Mã Lương mới dần ghìm cương cho ngựa dần chậm lại, vì thế, gió đã không còn đủ sức hất mớ tóc của hắn thẳng tắp và thốc ngược về phía sau nữa. Bây giờ, gió đã hiền hòa và mái tóc hắn lại phồng lên lòa xòa, phất phơ trong ánh hoàng hôn nhạt nhòa. Thế nhưng, khi tiếng gió rít ù ù mới vừa lắng lại thì Mã Lương đã nghe tiếng vó ngựa dồn dập bên tai, rầm rập rầm rập. Hắn giật mình khi thấy một toán người đao kiếm sáng loáng đang cưỡi ngựa hùng hổ áp sát sau lưng. Rồi bọn chúng quây tròn lấy Mã Lương, nhìn hắn bằng ánh mắt dò xét...
– Bẩm đại nhân! Chính là nó đấy ạ!
Cái gã vừa được gọi là đại nhân ấy nghe vậy thì vuốt râu cười ha hả. Rồi hắn tiến lại gần phía Mã Lương và hỏi bằng giọng hoài nghi:
– Ngươi là Mã Lương thật sao?
– Phải, chính là ta! Còn ngươi là ai?
Nghe câu hỏi của Mã Lương, cả bọn người đó cười phá lên ngạc nhiên. Rồi một tên trong đám buông lời mỉa mai:
– Ngươi không biết thật hay là giả vờ không biết? Vậy để ta nói cho ngươi sáng mắt. Người đang đứng trước mặt ngươi đây chính là tri huyện đại nhân, đồng thời cũng là chủ tịch hội cây cảnh và chim cảnh của huyện nhà đấy!
Mã Lương nghe vậy liền chắp tay kính cẩn:
– Tại hạ thật thất lễ, mong tri huyện đại nhân bỏ quá cho! Không biết ngài vất vả muốn tìm Mã Lương này có việc gì ạ?
– Chuyện là thế này! Ta có đứa con gái út, học thì dốt, lại là fan cuồng K-bốp. Từ khi nó xem cái phim Hàn có cái thằng Kin Tan thì nó rất hay ra đứng ngoài lan can, suy nghĩ miên man, sau đó người nó nóng ran, miệng nôn khan, nhìn thấy ta nó cũng không thèm hỏi han. Nhiều khả năng nó đã mắc bệnh tương tư thằng Kin Tan...
– Đại nhân kể chuyện quá lan man! Tóm lại là đại nhân muốn tại hạ vẽ thằng Kim Tan?
– Ngươi thông minh dã man!
– Xin lỗi ngài! Việc này, e là tại hạ không thể. Thứ nhất, tại hạ quen vẽ theo ý mình, không thích phải vẽ theo yêu cầu của người khác. Thứ hai, cây bút thần này chỉ nên vẽ đồ vật, còn vẽ người là điều tối kị...
– Chẳng lẽ ngươi không nể mặt ta?
– Dạ! Mong đại nhân lượng thứ!
– Kể cả khi ta sẽ trả cho ngươi rất nhiều tiền?
– Tại hạ không cần tiền, chỉ cần sự bình yên và không muốn bị làm phiền...
– To gan! Ngươi dám coi thường bản quan? Người đâu, bắt nó lại cho ta. Để xem nó cứng đầu được bao lâu!
Lập tức bọn lính xông tới trói chặt Mã Lương lại rồi giải về phủ. Lão tri huyện cho người tống giam Mã Lương vào ngục tối suốt ba ngày liền không cho ăn uống. Lão chắc mẩm rằng sớm muộn gì thì Mã Lương cũng sẽ phải quỳ xuống van xin rồi ngoan ngoãn thực hiện yêu cầu của lão. Đến hết ngày thứ 3, lão cho gọi tên cai ngục vào...
– Tình hình của thằng Mã Lương thế nào? Ba ngày không ăn uống gì, chắc nó chỉ còn sức để bò lết dưới nền nhà thôi, đúng không?
– Dạ không, nó đang ăn lẩu và xem bóng đá ạ!
– Hả? Sao nó có thể?
– Đại nhân quên là nó có cây bút thần rồi sao? Nó thích ăn gì thì vẽ cái đó, con thấy nó ăn còn sướng hơn cả đại nhân, toàn đồ ngon! Ăn không hết nó còn mời bọn tiểu nhân ăn cùng nữa! Tivi của nó cũng là tivi xịn, full HD, xem sướng lắm! Lúc đại nhân cho gọi là con đang xem bóng đá cùng nó đấy ạ!
– Đang xem trận nào vậy?
– Dạ, derby Manchester ạ!
– Đệt! Có trận hay vậy à? Sao ta chuyển kênh nãy giờ mà chỉ thấy mỗi trận West Brom gặp Hull City là thế nào?
– Dạ! Nó xem trên K+ ạ!, còn đại nhân chỉ có ăng-ten râu, làm sao mà xem được!
– Thế này thì không ổn! Ta phải tính cách khác thôi!
Chiều hôm sau, lão tri huyện sai người mở ngục rồi đưa Mã Lương ra ngoài khoảng sân khá rộng trước cửa phủ. Còn chưa hiểu ý đồ của lão già này là gì thì Mã Lương đã thấy trên cái cột giữa sân có treo lủng lẳng hai cái xác rũ rượi, toàn thân đầy vết máu me bầm tím bởi roi vọt...
– Mẹ ơi!!!! Cha ơi!!!!!!!!
Hắn gào lên thảm thiết và chực lao tới, thế nhưng tên lính đứng bên cạnh đã kịp vung thanh gỗ lên giáng thẳng vào lưng hắn khiến hắn quỵ xuống. Đang lồm cồm chực bò dậy thì lại một bàn chân khác đạp chúi hắn xuống. Lúc này, hắn mới thấy lão tri huyện mới từ từ lại gần rồi ngồi xuống bên hắn...
– Yên tâm đi! Cha mẹ ngươi chưa chết đâu! Nhưng nếu ngươi muốn, ta sẽ giết họ ngay bây giờ, và ngay trước mặt ngươi...
– Thằng khốn! Được rồi! Ta sẽ vẽ!
– Ha ha ha! Thế chứ! Ngươi biết điều hơn rồi đấy! Giá mà cứ ngoan ngoãn như vậy từ đầu, có phải cha mẹ ngươi đỡ phải chịu khổ không?
Mã Lương lập tức lấy bút thần ra, đưa những nét điêu luyện, thuần thục trên nền giấy. Chỉ một loáng sau, bức họa đã hoàn thành. Thế rồi từ bức tranh ấy xuất hiện một vầng sáng chói lòa, có cả khói phụt ra, giống hệt trong phim ma. Chàng Kim Tan bước ra với dáng vẻ điệu đà, đẹp như hoa. Thế nhưng, có lẽ việc tự nhiên bị đưa đến một chốn xa lạ khiến Kim Tan tỏ ra khá rụt rè, ngơ ngác. Lão tri huyện thì vẫn chưa hết mừng rỡ và ngạc nhiên! Lão lật đật chạy tới, ân cần cầm tay Kim Tan rồi đon đả:
– Dạ, mời anh Kim Tan vào nhà dùng trà!
Về phía Mã Lương, sau khi thực hiện xong yêu cầu của tri huyện, hắn lập tức chằng néo cha mẹ cẩn thận lên yên ngựa rồi phóng về nhà. Tưởng là đã được yên thân, thế nhưng vừa mới chạy lên cầu Thanh Trì được một đoạn, hắn đã thấy lão tri huyện cùng đám quân lính đuổi rầm rập phía sau. Ngựa của Mã Lương chở ba nên chạy khá chậm, chẳng mấy chốc lão tri huyện cùng đám tùy tùng đã vượt được lên trên rồi chặn hắn lại...
– Ông còn muốn gì nữa? Chẳng phải tôi đã vẽ Kim Tan cho ông rồi sao?
– Thằng Kim Tan đó không thích con gái ta mà lại quay sang thích ta. Vậy nên, ta muốn ngươi vẽ tiếp cho...
Lão tri huyện chưa kịp nói dứt lời thì Mã Lương đã rút cây bút thần trong người ra rồi ném thẳng xuống sông Hồng trước ánh mắt ngỡ ngàng và kinh ngạc của hắn cùng đám tùy tùng...
– Đó, bây giờ ta không còn bút nữa, chẳng thể vẽ cho ông được. Ông muốn thì tự mò lấy bút mà vẽ...
Gã tri huyện hốt hoảng và bất lực nhìn cây bút thần chìm nghỉm dưới con nước sông Hồng cuồn cuộn mênh mông. Gã ôm đầu gào thét điên loạn...
– Người đâu, nhảy xuống mò bút mau! Cần thiết thì thuê cả thợ lặn, cả tàu lặn, thuê cả nhà ngoại cảm, bằng mọi cách phải tìm được bút...
Vậy là mặc cho lão tri huyện cùng đám lính đang hỗn loạn phía sau, Mã Lương thúc ngựa chạy tiếp. Phải vứt bỏ một cây bút quý, hắn cũng rất tiếc nuối. Nhưng hắn nhận ra rằng, nếu còn giữ cây bút ấy, cuộc sống của hắn và gia đình hắn sẽ chẳng bao giờ được bình yên. Cây bút ấy đã biến bố mẹ hắn thành những kẻ lười lao động, khiến những người trong gia đình hắn ngày càng xa cách; khiến hắn lâm vào cảnh khốn khổ, ngục tù, và cũng chính nó suýt cướp đi mạng sống của bố mẹ hắn, suýt biến hắn thành kẻ nghịch tử, thành đứa con bất hiếu...
Cũng từ ngày có cây bút, hắn đã quên mất niềm đam mê hội họa, hắn chỉ vẽ tiền, vẽ đồ ăn, vẽ toàn những thứ phục vụ cho ham muốn của mình chứ hắn không vẽ vì nghệ thuật. Đã là người nghệ sĩ đích thực thì đừng để tiền bạc, đừng để vật chất làm bẩn, làm cong ngòi bút của mình. Hắn thèm đến cháy lòng cái cảm giác được thập thò trong bụi rậm cạnh bờ sông để lén lút ghi lại những khoảnh khắc trần trụi của các bà các chị. Với hắn, đó mới chính là niềm đam mê, mới chính là cuộc sống, mới là nơi để hắn thỏa sức sáng tạo, vẫy vùng.
Đã gần về tới nhà rồi! Hắn giật cương liên hồi thúc cho ngựa lao đi băng băng trên con đường đê thân thuộc, cuồn cuộn sau lưng từng đám bụi hồng rực bởi ánh hoàng hôn mênh mang, tràn xuống cả mặt sông dịu dàng, thênh thang...


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
MÙA XUÂN CỦA TÔI


Người ta bảo mùa xuân mang đến cho đời niềm vui và tiếng cười, nhưng với tôi, xuân chỉ mang tới ngậm ngùi và niềm xót xa khôn nguôi.
ăm nào cũng thế, khi những đóa mai vàng khoe sắc rộn ràng, ấy là khi lòng tôi trào dâng một nỗi buồn mênh mang; khi những cành đào đua nhau xuống phố, hồng tươi cánh thắm, ấy là lúc tôi ngồi gặm nhấm nỗi nghẹn ngào, cay đắng. Bởi vì, nàng đã xa tôi cũng vào một mùa xuân ấy...
Đó là một mùa xuân mà tôi cứ ngỡ mình là thằng hạnh phúc nhất trên đời, khi tôi có nàng, với nụ hôn mê đắm, gọi mời, với vòng tay êm ái, buông lơi; một mùa xuân mà tôi có thể mỉm cười thật tươi rồi tự hào khoe với mọi người rằng quãng đời FA hơn hai chục năm trời của tôi đã qua rồi...
Nói thật là từ khi dậy thì, tôi chỉ ước gì mình nhanh có gấu. Rồi đến khi có gấu, tôi chỉ mong sao sớm được giao cấu. Đó chính là động lực để tôi không ngừng phấn đấu. Thế nhưng, dù đã chính thức yêu nhau được hai tháng nhưng nàng cũng chỉ cho tôi được vài lần vét máng, chứ nhất quyết không chịu để tôi phang. Nhiều lần như vậy thành ra tâm trạng tôi rất hoang mang. Một hôm, tôi quyết định ngồi lại để nói chuyện với nàng thật đàng hoàng:
– Em không yêu anh à?
– Sao anh lại hỏi thế?
– Tại bọn bạn anh, chúng nó yêu vài ngày là đã chén nhau ngay. Còn chúng mình, đã hơn hai tháng rồi mà vẫn cứ loay hoay.
– Vậy giờ anh muốn sao?
– Anh muốn chúng mình chính thức chén nhau!
– Chưa được! Tết này anh sang nhà ra mắt bố mẹ em đã, sau đó rồi chén!
– Sao lại ngược đời thế? Anh tưởng theo phong tục là phải chén trước rồi mới ra mắt chứ?
– Trước đây em cũng nghĩ thế, nhưng em bị lừa mấy lần rồi! Lúc cho chén thì thằng nào cũng khoái, đến khi bảo tới nhà ra mắt thì lại kêu oai oái, nói là không thích, thế rồi lặn mất tích. Giờ em rút kinh nghiệm, cứ ra mắt xong xuôi đã, sau đó mới được xõa.
Nàng đã muốn thế thì tôi cũng đành chiều. Đúng sáng mùng một tết, tôi xách chai rượu nếp cùng mấy thứ quà cần thiết qua nhà nàng ra mắt. Thấy tôi, nàng cười tươi như hoa rồi mời tôi vào nhà. Bố nàng đang ngồi trên ghế sofa uống trà, cạnh đó là một bà già ngồi uống cô-ca, phía sau là đứa ô-sin đang giết gà...
– Dạ, năm mới, con kính chúc toàn thể gia đình ta tai qua nạn khỏi ạ!
– Ừ, bác cảm ơn! Con ngồi xuống, uống trà đi!
– Dạ, con xin! Ôi, trà thơm và vị đượm quá bác nhỉ!
– Đương nhiên, trà đặc biệt mà! Hôm trước về quê bốc mộ ông chú, ta phải vất vả lắm mới giành được một ít đấy!
– Dạ? Bốc mộ là sao ạ?
– À, quê ta có thói quen rải một lớp trà khô xuống đáy quan tài để khử mùi hôi của xác chết! Đến khi bốc mộ thì lớp trà dưới đáy vẫn còn nguyên và vị rất đượm, uống cực chất! Nào, làm chén nữa nhé?
– Dạ thôi ạ! Con no rồi! Mà bác gái đi đâu sao con không thấy nhỉ?
– Đây, bác gái đây thôi, đang ngồi cạnh ta uống cô-ca đây mà!
– Ôi, vậy mà nãy giờ con cứ tưởng đấy là bà nội. Đang định thắc mắc là sao hai mẹ con lại chẳng giống nhau lắm! Mà ngày tết, sao bác không cho osin về quê sum họp với gia đình? Làm cả năm rồi, tết nhất cũng nên cho nó nghỉ chứ?
– Đâu! Nhà ta làm gì có osin đâu!
– Thế đứa nào đang giết gà kia?
– À, đấy là bà nội mà!
– À thế ạ! Mà quên mất, có chút quà tết biếu bác trai. Đây là bình rượu sâm cực quý nhập lậu từ Ý, có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý. Mỗi ngày bác chỉ cần uống một tí thì hiện tượng mỏi lưng sưng đầu gối sẽ hết ngay ạ! Còn đây là quà của bác gái!
– Ừ, bác xin! Mà con tặng bác cái gì đấy?
– Dạ! Đây là dung dịch phụ nữ Dạ Hương! Rửa bằng dung dịch này đều đặn ngày 2 lần sẽ giúp cho âm đạo của bác gái luôn sạch sẽ và thơm mát ạ! Còn đây là quà của bà nội ạ!
– Ừ, bà xin! Cái gì đây con?
– Dạ, là sâm ANGELA, có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt, cho vòng một đầy đặn, hỗ trợ tăng tiết dịch, giảm đau rát.
– Con chu đáo quá! Thế đã đi tết được nhiều nơi chưa?
– Dạ, cũng còn mấy chỗ chưa đi được ạ!
– Vậy thì con về đi nốt đi, tết nhất cũng nên đến mỗi nhà một tí!
– Dạ không cần đâu ạ! Giờ cũng đến bữa rồi, con sẽ ở đây ăn cơm với gia đình mình rồi chiều con đi cũng vẫn kịp ạ!
– Thôi được, nếu con đã cố tình như vậy thì ta cũng đành phải sắp cơm thôi! Bà vào bê mâm ra đây, tôi đói quá rồi! Biết thế này bê ra từ lúc nãy, đỡ phải đợi mất công!
Chỉ một loáng mâm cỗ đã được bưng ra. Thịt gà tươi vừa giết còn nóng hổi, tôi lại đang đói nên cứ gắp nhiệt tình. Đang định vồ tiếp cái đùi thì bác gái đã chặn tay tôi lại:
– Con nên ăn nhiều rau con ạ! Ngày tết mà ăn thịt nhiều sẽ đầy bụng, khó tiêu lắm, lại dễ béo phì nữa!
– Bác nói thế là không có cơ sở! Bác thấy con voi ấy, nó chỉ ăn cỏ mà nặng hàng vài tấn, còn con mèo, nó toàn ăn thịt mà nặng có mấy cân...
Bác gái đuối lý không cãi được nữa, đành rụt tay lại nhìn tôi lấy cái đùi gà. Sau khi ăn đã ấm bụng, tôi rót rượu đầy chén rồi lễ phép mời bác trai:
– Dạ! Kính bác một ly, chúc bác năm mới tiền đè chết người!
– Ờ, thôi! Bác đang bị tiểu đường, phải kiêng!
– Đậu móa, năm mới làm vài ly cho may mắn, sao phải xoắn!
Bị tôi khiêu khích, lão ta mặt đỏ bừng, nốc liên tục, toàn trăm phần trăm. Chả mấy chốc, bình rượu sâm quý của Ý đã cạn gần hết, còn mỗi một tí
láng dưới đáy. Lúc này, cả tôi và lão ấy đều đã tới tầm, méo hết cả tiếng lại rồi. Bất chợt, lão vỗ vai tôi cất giọng lè nhè:
– Con thấy con gái bác thế nào?
– Dạ, nhìn chung là được ạ! Hơi xấu nhưng biết phấn đấu, hơi ngu nhưng biết tiếp thu, hơi dốt nhưng chịu khó hóng hớt. Mà bác này, con hỏi thật bác nhé! Sao mà bác lại lấy phải con vợ già thế? Mặt lúc nào cũng nhăn nhó, cau có...
– Con chưa hiểu thôi, ở phòng khách thì bà ấy nghiêm túc vậy, nhưng trên giường ngủ thì tuyệt vời lắm, lẳng lơ, đưa đẩy, không kém bọn cave là mấy!
– Thật vậy sao? Lát nhậu xong, bác thử lôi bác gái vào trong thể hiện đi, con phải thấy tận mắt thì mới tin...
Tôi chưa dứt lời thì lão đã túm lấy cổ tôi rồi gầm lên:
– Thằng chó! Mày định biến vợ chồng tao thành trò hề, làm xiếc mua vui cho mày à?
– Không! Bác hiểu lầm rồi! Con chỉ...
Mặc kệ tôi ra sức giải thích, lão cầm luôn cái bát đập một phát vào mặt tôi. Vốn đã nóng tính, lại đang có hơi men trong người, tôi điên tiết đẩy lão ra rồi bê cả cái bình rượu sâm quý ụp lên đầu lão. "Choang!!!" – cái bình rượu vỡ tan, lão ôm đầu gục xuống sàn, máu chảy lênh láng...
Hai hôm sau, tôi mới dám nhắn tin cho nàng:
– Em à! Em đang ở đâu đấy, anh nhớ em quá! Sao 2 hôm nay không thấy liên lạc gì với anh?
– Em đang ở bệnh viện, bố em vẫn đang hôn mê, chưa tỉnh!
– Ừ, cho anh gửi lời hỏi thăm sức khỏe bố nhé! Lúc nào bố tỉnh lại, em thử hỏi bố về chuyện của chúng mình xem sao, không biết bố có ưng anh không? Có gì nhắn tin báo cho anh biết nhé!
Từ đó đến giờ, tôi vẫn mong chờ tin nhắn của nàng, nhưng hoàn toàn vô vọng. Đến tìm thì nàng tránh mặt, thành ra tôi cũng không biết là bố nàng còn sống hay đã chết. Nàng đã cách xa tôi, không giải thích một lời, để mỗi mùa xuân tới, tôi chới với cơn đau, vùi đầu trong men rượu, ngửa mặt lên hỏi trời: Tôi làm gì nên tội, để nàng phải xa tôi?


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
TÔI ĐÃ ĂN THỊT CHÓ


Tôi vừa ăn thịt chó sáng nay, nên giờ thấy rất áy náy. Bởi dạo này, dư luận lên án việc ăn thịt chó gay gắt lắm! Nếu biết tôi ăn thịt chó, liệu người ta có khinh bỉ, coi thường tôi không nhỉ? Không chịu nổi với cảm giác tội lỗi và day dứt trong lòng,
tôi quyết định đến nhà thờ gặp Cha để xưng tội...

– Thưa cha! Con là kẻ có tội, xin cha ban phép lành cho con!

– À, là con đấy sao? Dạo này ngoan nhỉ, cả tuần rồi chưa thấy con đến xưng tội! Thế hôm nay con đã gây ra tội lỗi gì? Lại hiếp dâm hả?

– Dạ không, con vừa ăn thịt chó ạ!

– Ôi trời ơi! Sao con dám? Dư luận đang rất phản đối việc này đấy! Chó là bạn của con người mà, sao con lại ăn thịt bạn mình? Ôi chúa ơi!

– Thưa cha, con không phải là bạn của chó, ngược lại, con với chó là kẻ thù!

– Cụ thể thế nào, con nói ta nghe xem!

– Dạ! Lần ấy, con đang tè, không hiểu con chó nhà con nó nhìn nhầm thành con chuột hay là cái cái xúc xích mà nó từ đâu lao tới ngoạm cái "phập" một phát! Sau phát ấy, vợ con nằng nặc đòi đưa đơn ly dị, rồi đòi ngủ riêng. Con khổ lắm cha ạ! Rồi mới hôm qua nữa, con định tổ chức cho vợ một buổi tối thật lãng mạn để hàn gắn lại tình cảm vợ chồng. Con đã đốt 69 ngọn nến lung linh, rải hoa hồng khắp từ phòng khách vào đến tận giường ngủ. Ấy vậy mà cái con chó đó, hình như nó vừa đi ăn cứt bên nhà hàng xóm về thì phải, nó chạy xồng xộc vào nhà, qua phòng khách, chui vào phòng ngủ, nó rải cứt khắp từ phòng khách lên giường ngủ luôn!

– Nhưng dù sao thì xã hội vẫn coi nó là bạn của con người, và con không nên đi ngược lại với quan niệm của xã hội!

– Không biết chó nhà người khác thế nào, chứ chó nhà con toàn ăn cứt cha ạ! Nó ăn cứt, còn con thì ăn cơm, sao lại bắt con làm bạn của nó? Con nuôi nó không phải để làm bạn mà chỉ để cho nó coi nhà, giống như nuôi gà để đẻ trứng, nuôi mèo bắt chuột, nuôi trâu đi cày thôi. Vậy tại sao con không thể ăn thịt nó giống như ăn thịt gà, thịt trâu, thịt mèo ạ? Ai yêu chó, coi chó như bạn thì có thể không ăn, tùy họ, nhưng tại sao lại lên án người khác? Con ăn thịt chó cũng giống họ ăn thịt lợn, nếu bây giờ con đến gặp họ và bảo rằng con nhiệt liệt phản đối việc họ ăn thịt lợn vì con coi lợn như là bạn của con, vậy họ có nghe theo không?

– Ờ, thì quan niệm của xã hội là thế, và con không nên đi ngược lại với quan niệm của xã hội.

– Dạ vâng, vì thế nên con mới thấy mình có tội, và đến đây xưng tội với cha. Không biết có phải vì cái cảm giác tội lỗi hay không mà con ăn thịt chó lại không thấy ngon, vẫn còn thừa hơn một nửa nồi rựa mận ở nhà cha ạ!

– Nói cho cha biết quy trình gây tội của con nào!

– Dạ! Sau khi thui vàng, con chặt thành từng miếng nhỏ, bỏ vào nồi ướp với riềng, sả, mẻ, mì chính, ớt, nước mắm, xóc đều cho mùi dậy lên thơm phức, rồi đổ thêm bia vào hấp cùng, xong múc ra ăn nóng cùng với lá mơ, chuối xanh, khế và rau húng ạ!

– Ờ! Con chờ cha tí!

– Cha đi đâu vậy ạ?

– Ta vào toa-lét lấy cuộn giấy ăn lau mồm đã!

– Dạ vâng!

– Xong rồi! Mà con vừa nói rằng vì cảm giác tội lỗi nên con ăn không ngon sao?

– Dạ vâng!

– Ta nghĩ đó không phải là lý do đâu! Con ăn không ngon là bởi con quên không ướp với mắm tôm con ạ! "Thịt chó mà thiếu mắm tôm, như ăn kẹo lạc lúc mồm bị đau", nó nhạt nhẽo và giảm cái sự ngon đi nhiều lắm! Hơn nữa, cách hấp rựa mận cũng không hề đơn giản. Nếu con hấp kỹ quá, thịt sẽ nát và bã, nếu hấp mà chưa chín, thịt sẽ tanh và dai. Con phải căn thời gian, lúc nào thấy lớp bọt màu nâu nhạt sùi lên, bao quanh và nổ tanh tách bên mép nồi, ấy là khi nên tắt bếp.

– Dạ, con cảm ơn cha, con nhớ rồi ạ! Nhưng bây giờ con phải làm sao với cái nồi rựa mận ở nhà hả cha? Ăn tiếp thì sợ áy náy, sợ cảm giác tội lỗi, sợ mọi người lên án, nhưng đổ đi thì phí của giời lắm!

– Cũng khó nhỉ! Cái này ta cũng không biết phải khuyên con sao nữa! Hay là thế này nhé! Ở nhà ta vẫn còn nửa chai Vodka, còn sót lại từ hôm đám ma. Chiều tối nay ta sẽ mang qua nhà con, hai cha con ta sẽ bàn cách xử lý cái nồi rựa mận đó! Con thấy sao?

– Dạ! Vậy thì tốt quá rồi! Cha nhớ mang theo cả mắm tôm cha nhé! Mà cha ơi, vậy là tội của con đã được rửa sạch rồi phải không cha?

– Ừ, sạch rồi con ạ! Nhân danh cha, con và những người ăn thịt chó, ta tha tội cho con! Hẹn gặp con tối nay nhé!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
CHÁO CHỬI


Tôi đã có gấu, dù nhiều người chê rằng gấu tôi rất xấu, nhưng tôi vẫn rất tự hào, bởi nó là thành quả của một quá trình dài miệt mài phấn đấu.
Gấu là con gái Hà Nội chính gốc, trong trắng, ngoan hiền, còn tôi chỉ là một thằng trai tỉnh lẻ, quê mùa. Tôi quen gấu rất tình cờ. Lần ấy, gấu cùng đám bạn về quê tôi dã ngoại và cắm trại cạnh bờ sông. Không hiểu gấu ra bờ sông để đi tè hay là rửa tay, nhưng nàng bị trượt chân lăn cái "tùm" xuống nước, chới với vùng vẫy, kêu cứu trong tuyệt vọng. Đám bạn của gấu thì mải chơi đùa, hò hét nên chẳng hay biết gì. Lúc đó, tôi đang hí húi lau chùi dưa chuột ở ruộng dưa gần đó, thấy người bị nạn thì cuống cuồng cởi hết quần áo nhảy ùm xuống cứu luôn (phải cởi quần áo ra vì còn mỗi bộ này để chiều đi học, mấy bộ kia giặt chưa khô).
Sau một hồi vật lộn, cuối cùng, tôi cũng dìu được nàng lên bờ, đưa nàng vào ruộng dưa leo cho mát mẻ và kín đáo, rồi từ từ đặt nàng nằm xuống. Nàng lúc này đã bất tỉnh rồi, môi tái đi, và có vẻ đã bị uống khá nhiều nước. Tôi nghĩ ngay đến việc phải hô hấp nhân tạo cho nàng trước khi quá muộn. Lập tức tôi nhớ lại phương pháp sơ cứu mà thầy giáo đã dạy tôi ở trường. Tôi vật nàng nằm ngửa ra, tay duỗi thẳng, chân dạng háng, rồi tôi từ từ nằm đè lên người nàng, môi run run chạm vào môi nàng, lưỡi tôi lách nhẹ qua khe miệng nàng rồi liên tục khua khoắng để hô hấp. Thầy giáo tôi dặn rằng phải khua lưỡi thật nhanh và dẻo thì người bị nạn mới thấy nhột miệng mà tỉnh lại.
Có vẻ như phương pháp mà thầy truyền lại cho tôi đã phát huy hiệu quả. Tôi thấy nàng bắt đầu thở dốc, lưỡi nàng cũng uốn éo, quắn quéo lấy lưỡi tôi. Tức thì, tôi chuyển sang bước thứ hai. Tôi đưa hai bàn tay đặt lên hai bên ngực nàng rồi ra sức ấn. Thầy giáo tôi bảo phải ấn mạnh và đều để cho người bị nạn phọt nước ra. Thế nhưng không hiểu sao tôi ấn một hồi mà vẫn chưa thấy miệng nàng chảy ra tí nước nào cả. Hay là nước nó chảy ra ở chỗ khác mà tôi không biết?
Nhưng thật may, cuối cùng nàng cũng tỉnh lại. Nàng thều thào cảm ơn tôi, rồi mắt lóng lánh nhìn vào những quả dưa leo đang độ phát triển sung mãn, sần sùi, cong cong, vươn lên đầy mạnh mẽ từ những gốc dưa rậm rạp, xum xuê. Hai đứa nhìn nhau ngượng ngùng một lúc khá lâu, chẳng biết nói gì, mãi sau tôi mới mở được miệng đầy ấp úng, bằng một giọng lúng túng:
– Em ăn dưa không? Làm quả cho mát nhé?!
Vậy là tôi và nàng yêu nhau từ đó. Khi nàng về Hà Nội, chúng tôi vẫn giữ liên lạc. Dù xa cách nhưng chúng tôi vẫn gửi cho nhau những lời chan chứa thương yêu qua email, những tình cảm đắm say qua Phây, và những nhớ nhung quằn quại qua cái điện thoại. Chiều hôm trước, nàng mời tôi lên Hà Nội chơi một chuyến, nàng muốn chính thức giới thiệu tôi với bố mẹ nàng. Khỏi phải nói là tôi vui đến nhường nào. Vậy là tình yêu của tôi và nàng đã tiến thêm được một bước khá dài, và chứng tỏ tình cảm nàng dành cho tôi là nghiêm túc.
Ít có dịp lên Hà Nội nên đường xá trên đó tôi khá lạ lẫm và ngu ngơ, may mà có thằng bạn đang học trên ấy nên tôi bảo nó ra bến xe đón. Vừa xuống bến, còn đang ngơ ngác, tôi đã thấy nó cười toe toét:
– Ê cu! Độ này nhìn ngon phết nhỉ! Lên Hà Nội có việc gì thế?
– Tao thăm gấu!
– Đệt! Chém vãi! Bọn tao trên Hà Nội này mà vẫn FA cả lũ, mày ở quê mà đòi...
– Từ từ rồi mày sẽ thấy! Giờ đưa tao đi ăn cái gì đã, đói quá! Hà Nội có món nào độc mà rẻ không mày?
– Thịt chó Nhật Tân, Vịt Vân Đình, Bò Ba Vì, thích ăn gì?
– Mấy món đó ở quê cũng đầy mà. Có gì lạ hơn không?
– Đi ăn cháo chửi nhé?
– Là sao?
– Đi rồi biết!
Tôi tò mò và háo hức leo lên xe của nó. Nó đưa tôi chạy vòng vèo rồi dừng lại ở một quán cháo nhỏ nhưng khá đông đúc. Đang loay hoay để xe thì một thằng từ trong quán phi ra:
– ĐKM chúng mày, đến ăn cháo hả?
– Dạ vâng ạ! – Tôi trả lời bằng giọng rụt rè pha chút hoảng sợ.
– ĐKM chúng mày để xe đấy bố dắt cho, vào đi!
Lúc này, thằng bạn tôi mới lên tiếng:
– ĐKM anh! Nhớ dắt xe em cẩn thận, xe mới mua đấy!
– ĐKM chúng mày, yên tâm đi!
À, tôi hiểu rồi, hóa ra, cháo chửi là như vậy! Khá thú vị! Bình thường tôi cũng thích chửi bậy, nhưng ít có dịp, giờ vào đây, được chửi bậy thoải mái, thấy trong người rất sảng khoái. Tôi tự tin và hào hứng bước vào trong quán rồi hô to:
– ĐKM thằng chủ quán! Cho bố mày hai bát cháo ra đây!
– ĐKM chúng mày, có ngay đây!
Hai chúng tôi ngồi xì xụp ăn cháo. Thực ra, cháo ở đây không ngon lắm, nhưng chẳng hiểu sao khách đến rất đông, không khí lúc nào cũng náo nhiệt, tiếng chửi bới ầm ĩ, râm ran không ngớt, rất vui vẻ! Đang ăn, chợt thấy thằng bạn tôi mắt sáng lên, miệng há hốc ra, rồi nó ghé tai tôi thầm thì:
– Con bé ngồi phía sau mày nhìn ngon phết!
Tôi lập tức quay lại, và cũng há hốc mồm giống hệt nó. Nhưng tôi há mồm không phải vì con bé đó ngon, mà vì tôi nhận ra đó chính là gấu của tôi. Nàng cũng đi ăn cháo cùng mẹ. Tôi quay sang bảo với thằng bạn:
– Là gấu của tao đấy! Mày ngồi đây, để tao qua chào mẹ nàng và nàng một câu đã!
Tôi chỉnh đốn lại trang phục, run run tiến lại chỗ bàn của hai mẹ con nàng:
– ĐKM bác! Bác cũng đi ăn cháo à? ĐKM em!
– ĐKM thằng chó này! Mày là thằng nào? Sao tự nhiên chửi mẹ con tao?
– Dạ! Con là người yêu của em nhà mình ạ! Rất vui được gặp bác! ĐKM bác!
– Thằng chó! Con gái tao có ế cũng không bao giờ tao gả cho cái loại mất dạy như mày! Về thôi con! Mẹ cấm con yêu đương với cái thằng điên này! Mẹ mà biết con còn lằng nhằng với nó, mẹ giết! Sáng ra đã gặp phải thằng thần kinh! Bực cả mình!
Thế rồi mẹ nàng đùng đùng lôi nàng xềnh xệch ra khỏi quán, bỏ lại tôi đứng chôn chân ở đó. Tôi bàng hoàng không hiểu và không muốn tin những gì vừa xảy ra. Tôi tưởng ở quán này thì được chửi thoải mái mà? Tôi đã mất gấu thật sao? Tôi lại trở về là một thằng FA thật sao? Thằng bạn tôi đã đứng bên tôi từ lúc nào, nó nhẹ nhàng vỗ vai tôi an ủi:
– Thôi mày ạ! FA cũng có cái vui của FA mà! Tao FA mấy chục năm nay thì đã sao? Có tao đồng cảnh ngộ với mày rồi, đừng buồn nữa nhé!
– Ừ, cảm ơn mày đã động viên! ĐKM mày!


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~
NHỊP DẬP NOEL


Chuyên mục "Nhịp dập Noel" đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Ôn Khát Lành, chủ nhà nghỉ Bồn Lanh trên đường Nguyễn Chí Thanh khi ông đang ăn sáng tại quán cháo lòng tiết canh ở gần chợ Nhà Xanh.
– Chào ông, nhìn ông có vẻ mệt mỏi, mắt thâm quầng, chắc đêm qua là Noel nên ông thiếu ngủ?

– Đúng vậy! Nhà nghỉ Bồn Lanh của chúng tôi có hơn 20 phòng, phòng nào cũng rầm rầm, huỳnh huỵch, rên rỉ cả đêm. Tôi không ngủ được một phần vì ồn, một phần vì sợ nhà sập, nhưng lý do chính là bởi những âm thanh đó khiến tôi thấy trong người bứt rứt rất khó chịu.
– Theo ông thời tiết lạnh giá của năm nay liệu có khiến cho số lượng người đi chơi Noel giảm bớt?
– Tôi nghĩ là không, vì bây giờ những người đi chơi Noel hầu như họ đều chọn vào nhà nghỉ để chơi cho nó ấm áp và yên tĩnh, vậy nên thời tiết bên ngoài không quan trọng với họ lắm. Cũng vẫn còn những người lạc hậu thích ra Bờ Hồ hoặc đi nhông nhông ngoài đường, nhưng thành phần này rất ít, họ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nếu so với những người chọn vào nhà nghỉ mà thôi.
– Đêm qua nhà nghỉ của ông kín phòng chứ?
– Không phải kín mà là cháy phòng! Tôi đã phải thuê một đội vệ sĩ hơn chục người với trang bị súng đạn đầy đủ đứng trước cửa để đuổi khách, nếu không họ sẽ tụ tập xô đẩy, đập cửa phành phành đòi thuê phòng, rồi sinh sự, chửi bới...
– Vậy ông thấy Noel năm nay có điều gì khác so với các năm trước không?
– Nếu như những năm trước phải đến 8h tối chúng tôi mới kín phòng thì năm nay tất cả các phòng đã được đặt hết từ 2 ngày trước Noel. Đó là điều đáng mừng, bởi nó chứng tỏ các bạn trẻ đã biết cách đón Noel một cách có ý thức hơn. Năm nay, đối tượng đi chơi Noel cũng đã được mở rộng. Nếu như năm ngoái khách vào thuê phòng hầu hết là các bạn thanh niên thì năm nay có rất nhiều đôi là các em thiếu niên, các cô chú trung niên, thậm chí là các cụ lão niên cũng vào thuê phòng. Như thế nghĩa là Giáng Sinh đã thực sự là của mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi, chứ không chỉ là của riêng các bạn trẻ nữa...
– Nhà nghỉ của ông có gặp sự cố gì trong đêm Noel không?
– Có! Mọi năm chúng tôi chỉ cần 300 cái bao cao su là thoải mái cho khách dùng. Vậy mà năm nay chúng tôi đã chuẩn bị hẳn 500 cái mà vẫn không đủ, dẫn đến tình trạng cháy bao cao su. Tôi phải huy động nhân viên chạy tới các hiệu thuốc để mua bổ sung ngay trong đêm nhưng các hiệu thuốc cũng không còn hàng. Cuối cùng đành phải mua thuốc tránh thai khẩn cấp về để phát cho khách dùng tạm.
– Theo ông thì nguyên nhân của sự cố cháy bao cao su là do lượng khách tăng hay là do sức khỏe của người Việt Nam đã tăng?
– Do sức khỏe chứ anh! Những năm trước, trung bình mỗi cặp vào thuê phòng chỉ dùng hết 3 cái, nhưng năm nay, cặp nào ít nhất cũng phải 5 cái. Rõ ràng, đàn ông Việt Nam chúng ta đã mạnh lên rất nhiều rồi. Cứ đà này, tôi tin là chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, chúng ta sẽ đuổi kịp các anh da đen Châu Phi.
– Ngoài sự cố đó ra, còn điều gì khiến ông ấn tượng không?
– Còn chứ, đó là lúc có hai đôi cùng lao tới giành cái phòng mà khách vừa trả xong. Ai cũng nói là mình đến trước và chờ trước, không đôi nào chịu nhường đôi nào. Cuối cùng, tôi đành phải cho cả hai đôi ấy thuê chung một phòng, mà cái phòng ấy lại chỉ có mỗi cái giường đơn thôi.
– 4 người mà có mỗi cái giường đơn, vậy thì ngủ thế nào được?
– Họ đi chơi Noel cơ mà, có phải đi ngủ đâu. Tuy là 4 người nhưng chả mấy khi họ cùng nhau nằm mà thường là một người quỳ, một người bò, không thì một người nằm, một người ngồi xổm, hoặc là một người bám đầu giường, người kia đứng dưới nền nhà. Đâu vào đó cả mà.
– Vậy với tư cách là một người kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, ông có mong muốn hay đề xuất gì không?
– Tôi thấy mỗi năm chỉ có một Noel là hơi ít, nó không đáp ứng đủ nhu cầu đi chơi Noel rất cao hiện nay của nhân dân ta. Do đó, tôi tha thiết mong Đảng, Nhà nước và Chính Phủ hãy ban hành quy định cho phép mỗi tháng Noel một lần. Như vậy, chắc chắn doanh thu của các nhà nghỉ chúng tôi sẽ tăng gấp hàng chục lần, nghĩa là chúng tôi sẽ đóng thuế cho nhà nước nhiều gấp chục lần, tiền thuế đó để xây dựng Việt Nam giầu mạnh, sánh ngang với các cường quốc năm châu, như vậy có phải là tốt hơn rất nhiều không?
– Vâng, xin cảm ơn ông về bài phỏng vấn!
Phóng viên Kim Chửng, Chuyên mục "Nhịp dập Noel", đài BCS, tắc nghiệp tại chợ Nhà Xanh.


~~~~~~~~~~~***~~~~~~~~~~~  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top