Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Việt Nam ở giải U23 Châu Á và Asiad khác nhau chỗ nào?

[Opta Stats] Việt Nam ở giải U23 Châu Á và Asiad khác nhau chỗ nào?

Điều gì làm nên thành công ở giải U23 Châu Á và Asiad lần này? Trong khi phần lớn con người chúng ta vẫn được giữ nguyên thì cách tiếp cận trận đấu và cách chơi đã có sự thay đổi. Thống kê một số khía cạnh cơ bản chỉ ra điều này.

+ Kiểm soát bóng:
Ở giải U23 Châu Á, thầy trò Park làm việc với nhau chưa quá lâu + gặp toàn đối khủng nên chọn cách giơ mặt chịu đấm. Tính trung bình 6 trận của giải, tỷ lệ cầm bóng của U23 VN là 35,9%, trong đó trước các đối mạnh như Hàn Quốc, Úc, Qatar, Uzberkistan chỉ lần lượt 28,8% - 24,7% - 36,6% và 31%.

Kiểm soát bóng và bị gây sức ép nhiều, đó là một phần nguyên nhân khiến chúng ta thủng lưới nhiều nhất giải với 9 bàn và tỷ lệ TB là 1,5 bàn/trận (đội sổ cùng Hàn Quốc). Trong khi đó, khía cạnh ghi bàn cũng hơi hơi ấn tượng khi đồng hạng 3 với Iraq, Palestine, Hàn Quốc (cùng 8 bàn).

Câu chuyện ở Asiad này đã khác đi rất nhiều khi mình nghĩ BHL đã tư duy khác đi. Có thể Việt Nam giờ đủ tự tin để đá kiểu ngang cơ hoặc cửa trên hoặc đơn giản cặp Park-Lee hiểu may mắn không thể dắt họ qua các loạt penalty mãi nên phải chủ động giải quyết trận đấu.

Vì lẽ đó, tính sau 5 trận đã qua, Olympic Việt Nam sở hữu tỷ lệ kiểm soát bóng TB là 55,2%. Cả 5 trận, không trận nào tỷ lệ kiểm soát bóng của quân ta dưới 45% và đặc biệt trận gặp các em U21 JAV thì kiểm soát tới 64%.

Thành quả của việc chơi chủ động đến quá rõ ràng khi hiện tại Việt Nam là đội duy nhất của giải (kể cả còn thi đấu hoặc đã bị loại) trắng lưới trong 90 phút chính thức. Bên cạnh đó, thành tích ghi bàn của ta cũng tốt thứ 2 cùng Nhật và Bắc Hàn (8 bàn), chỉ sau 2 con trâu Hàn Quốc và Uzberkistan (cùng 14 bàn).
Đọc xong đoạn này nhớ share ngay cho những đứa chửi Văn Quyết nhé.

+ Tỷ lệ chuyển hóa:
Hồi U23 Châu Á ta bị bọn nó ép lòi phở nên cơ hội dứt điểm là ít, cụ thể là không trận nào sút cầu môn quá 11 lần và dĩ nhiên không trận nào sút trúng đích quá 5 lần. Chi tiết hơn một chút, tỷ lệ sút trúng đích của Việt Nam ở giải này là 32,7% khá thấp nhưng tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn cao tới 49,2% vì có một số trận điển hình như gặp Hàn, bàn thắng của Quang Hải là cú sút trúng đích duy nhất.

Sang đến Asiad, việc ta cầm bóng nhiều và gặp đối mềm như Nepal, Pakistan dẫn đến hệ quả là hãm thành nhiều, sút nhiều. Olympic Việt Nam giải này sở hữu tỷ lệ 46,78% sút trúng đích và tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn là 22,16%.

Conversion Rate tuy thấp hơn hồi U23 Châu Á nhưng đó là bởi giải này “ông nhớn” Việt Nam sút rất nhiều, ví dụ 2 trận đầu gặp các em bé nói trên chúng ta sút tới 49 quả, trong đó có 23 quả trúng đích, kinh không. Ở các trận sau gặp đối mạnh hơn nhưng cũng đều đặn tung ra được TB 10 pha dứt điểm mỗi trận, nói vậy để thấy Việt Nam giải này chơi khác ra sao.

+ Phạm lỗi:
Câu chuyện phạm lỗi chiến thuật cũng không khác nhiều. Cả 2 giải ta đều chưa phải nhận thẻ đỏ nào nhưng hồi U23 Châu Á thì Việt Nam có 90 lần phạm lỗi, nhận tới 10 thẻ vàng trong khi giải năm nay đang có 70 pha phạm lỗi và chỉ nhận 6 thẻ vàng. Chi tiết ra, riêng trận gặp Syria hôm qua Việt Nam nhận 1 lúc 5 thẻ vàng còn 4 trận trước chỉ có đúng 1 thẻ, hiểu nôm na là mạnh hơn thì không cần phạm lỗi nhiều.

+ Kết luận:
Một vài khía cạnh thống kê chung của toàn đội đã cho thấy Việt Nam chơi khác như thế nào sau khoảng nửa năm khi BHL cho thấy họ biết thay đổi rất nhanh nhạy. Không chịu thay đổi và giữ nguyên lối đá bảo thủ sẽ dẫn tới con đường như Việt Nam thời Toshiya Miura, rất tiếc phải thừa nhận điều này dù vẫn luôn hâm mộ thầy.
* Nguồn thống kê: Opta & Asian Games
* Định nghĩa thống kê căn cứ theo của Opta.
#afcu23 #u23vietnam #olympicvietnam #asiangames #opta

Nguồn: Nguyễn Tường Minh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top