Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Phần 24 - 32 Hết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN 24: TRIỀU ĐÌNH

Trời cho Bách Việt Việt Sơn Hà

Lạc Hồng nòi giống sanh ra Kỳ Tài.

Nói về Hùng Vương thứ 6, Hùng Huy Vương, (Pháp Hải Lang) 961 đến 893, trước Công Nguyên. Gặp thời binh đao máu lửa nổi lên khắp Bắc Văn Lang, phần thì giặc nội loạn, nhiều bách tộc Bắc Văn Lang nổi lên đòi tự trị, tự xưng Vua, xưng Chúa, nổi lên chiếm lĩnh từng vùng, làm đau đầu cho triều đình. Nhất là Hùng Huy Vương, ăn không ngon ngủ không yên, ra sức dẹp yên nội loạn nhưng không được, trở thành cảnh nồi da nấu thịt, Bách Việt Bắc Văn Lang tàn sát lẫn nhau, Đây là cảnh đầu tiên xảy ra trên đất nước Bắc Văn Lang, nguyên nhân là bởi hấp thụ nền văn hóa phương Bắc, đi theo chiều hướng của phương Bắc, nổi lên đòi tự trị chia ra nhiều nước nhỏ, không ai chịu dưới quyền ai, dẫn đến thôn tính lẫn nhau, trở thành cảnh Bách Việt nồi da nấu thịt, dân chúng đồ thán khốn khổ vô cùng, cảnh chết chóc xảy ra hằng ngày, lọt vào âm mưu của nhiều thế lực phương Bắc, chờ cho Bắc Văn Lang suy yếu là chúng đưa quân xâm lược. Và điều đó cũng đã đến.

Hùng Huy Vương, đã lấy làm đau đầu cho tình cảnh nội loạn Bắc Văn Lang chưa giải quyết xong, thời quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô, đã tràn qua xâm lược. Với thế mạnh của ngoại xâm tràn qua Bắc Văn Lang như nước lở, tiêu diệt sạch những ông Vua Việt mới nổi lên đòi tự trị, đây là điều đáng mừng cho nước Văn Lang, nhất là Hùng Huy Vương. Nhưng quân xâm lược không chỉ chiếm lấy Bắc Văn Lang, mà muốn nuốt trọn nước Văn Lang, một thứ giặc vô cùng đáng sợ, lại hết sức tàn bạo, chúng đi đến đâu thời dân Văn Lang trở thành nô lệ thảm khốc đến đó, chúng vơ vét sạch chẳng chừa một thứ gì, cảnh sợ hãi làm cho dân Văn Lang ăn ngủ không yên.

Nước non binh lửa dậy khắp nơi

Dân chúng khổ sai hận ngập trời

Móng vuốt sói lang loài ác quỷ

Xốm làng thê thảm chúng nuốt xơi.

Hùng Huy Vương, đưa quân chống trả nhưng đều thất bại, hết Tướng tài, bằng ra cáo thị cầu hiền tài khắp đất nước ai có tài thời ra cứu nước, sẽ được phong Quan Chức lớn, không ít người ra cứu nước nhưng tất cả đều đi vào thất bại. Tin thất trận dồn dập báo về Triều Đình, làm Hùng Huy Vương càng thêm lo lắng, lập đàn cầu Trời, cầu Tổ ngày đêm không dứt.

Thỉnh thoảng nàng mây tự ngẩn ngơ

Quê hương binh lửa tự bao giờ

Khắp nơi tràn ngập mùi chết chóc

Xốm làng vắng ngắt cảnh xác xơ

Hồn nghe rét buốt luồn trong gió

Quê gầy, làng úa, xốm héo khô

Nước non tan tóc quân giặc xéo

Tràn ngập hung tin nát cơ đồ.

Ngày nào cũng vậy Triều Thần đi dự họp đầy đủ, Quan Văn Quan Võ đủ mặt, lúc nào cũng bàn kế sách chống giặc Ân, có lẽ các Quan Văn Võ cũng đã hết mưu kế, nên mấy ngày nay không ai đưa ra kế sách gì mới.

Hùng Huy Vương lấy làm buồn phiền, nhưng rồi cũng phải hỏi:

Các Quan Văn Võ có kế sách gì mới không?

Các Quan chỉ biết im hơi lặng tiếng. Khi ấy có một vị Quan Lạc Thư chuyên coi về sổ sách, bước ra tâu rằng:

Bẩm Quốc Vương, Bệ Hạ. Thần nghe ở Huyện Tiên Du có một cậu em tên là GIÓNG, nói sẽ đi dẹp giặc Ân, theo Thần nghĩ Quốc Vương Bệ Hạ nên cho mời em bé ấy đến ban cho ấn lệnh đi chống giặc Ân.

Triều Thần nghe Quan Lạc Thư tấu trình như vậy thời cười ô lên. Hùng Huy Vương hỏi:

Các khanh cười chuyện gì?

Các Quan trả lời:

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ. Quan Lạc Thư nghĩ giặc Ân toàn là trẻ con chắc, nên mới đề cử chuyện lạ đời như vậy. Tài giỏi như Nguyên Dực, Nguyên Minh, như Cao Sơn, Cao Hải đành phải thất trận, xin thêm 20 vạn quân nữa may ra mới chống trả lại ngăn bước tiến quân Ân. huống chi chỉ là một trẻ con, lời đồn nầy chỉ là khích lệ tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm mà thôi, xin Bệ Hạ minh xét.

Hùng Huy Vương nghe các Quan tâu cũng có lý, ý định cho qua không bàn tới nữa. Bỗng có một vị Quan Lạc Hầu lên tiếng:

Bẩm Quốc Vương, Bệ Hạ. Theo Hạ Thần nghĩ lời Quan Lạc Thư cũng có lý, lúc này là lúc cần người tài ra giúp nước, dù người đó là ai, bà già, trẻ con, người dân bình thường mà nổi tiếng như vậy, thời cũng nên xem xét, thực hư. Hạ Thần sẽ đảm nhiệm việc nầy tới làng Đổng xóm Gióng để xem hư thực ra làm sao.

Thế là Vua Hùng giao nhiệm vụ cho Quan Lạc Hầu Thượng Thư. Đây nói về Quan Lạc Hầu Thượng Thư, đến Huyện Tiên Tu nghe dân chúng đồn ầm khắp nơi, Gióng là người Trời có khác ăn hoài mà chẳng thấy no chỉ trong vòng ba ngày Gióng cao lớn một cách kỳ lạ. Quan Lạc Hầu Thượng Thư đi gần đến làng Gióng thời thấy dân chúng kẻ khiêng gạo người khiêng cà, tới xóm Gióng tấp nập. Quan địa phương Lạc Điền, nghe có Quan Thượng Thư từ Triều Đình đến, liền tiếp đón tử tế, hành lễ xong.

Quan Lạc Điền hỏi:

Bẩm Quan trên Quan trên đến làng, xóm nghèo khổ nầy chẳng hay có chuyện gì?

Quan Lạc Hầu Thượng Thư nói:

Ở đây có chuyện Thánh Gióng thật sao?

Bẩm Quan lớn:

Quả là đúng như vậy, Thánh Gióng chính là Ông Đổng Khổng Lồ đầu thai, Ông ăn dữ lắm có lẽ Ông ăn hết sạch lúa gạo dân chúng mất.

Quan Thượng Thư càng nghe càng kinh khiếp, sau đó Quan làng Lạc Điền, dẫn Quan Lạc Hầu Thượng Thư đến gặp Gióng, khi ấy Gióng không phải là trẻ con, mà là một thiếu niên. Quan Thượng Thư vừa đến chứng kiến thấy Gióng vừa ăn hết mấy chảo cơm, thời quả lời đồn không sai. Gióng nghe Quan làng giới thiệu vị Quan mới đến là Quan Lạc Hầu Thượng Thư, vị Quan lớn thuộc hàng bậc nhất bậc nhì trong Triều, ai nấy nghe xong cũng đều kinh hãi, Gióng như không nghe lời giới thiệu đó, chỉ thi lễ mời vị Quan Thượng Thư ngồi, vị Quan Thượng Thư không dám khi dễ đáp lễ rồi cùng ngồi. Vị Quan nóng lòng không chờ đợi lâu lên tiếng hỏi, hỏi tới đâu Gióng trả lời thông suốt đến đó, vị Quan đến giờ nầy mới thật sự kinh hãi, liền vái lạy Gióng, cầu xin Gióng hãy cứu lấy nước non.

Thánh Gióng nói:

Ta lâm phàm xuống trần là để cứu nước cứu non trả lại sự bình yên cho dân chúng, nhưng ta có những yêu cầu Triều Đình phải chu cấp cho thật đầy đủ.

Quan Thượng Thư nói:

Thánh yêu cầu gì, Thần về sẽ tâu lên Quốc Vương.

Gióng nói:

Cấp cho ta thật nhiều lương thực, nuôi đủ mười vạn quân trong một tháng, vận chuyển đến đây mười tấn thép, mười tấn sắt, một nghìn thợ rèn giỏi, năm nghìn lượng vàng, một nghìn con ngựa chiến, nghìn cung tên tốt, hàng vạn mũi tên. Nhớ là sắt, thép, vàng, không thiếu một cân, thợ rèn không thiếu một người, ngựa phải đủ không thiếu một con, cung, tên, nhất nhất đều đúng như vậy, phải đúng là trong vòng nửa tháng tất cả đều có đủ không thiếu một món nào, thời ta sẽ đánh tan giặc Ân, trong vòng nửa tháng.

Vị Quan Thượng Thư nghe Gióng nói tới đâu lấy làm kinh hãi đến đó, liền từ biệt Gióng cấp tốc về Kinh Đô trình tấu lên Vua Hùng.

Sau có thơ rằng:

Quan về Quan nói với Vua

Xuất kho mười tấn thép nguyên ta dùng

Chọn cho nghìn vị thợ rèn

Đưa thêm mười tấn sắt, đồng, cho mau

Kim loại sạch đã luyện tôi

Đưa thêm nửa tấn vàng nguyên ta dùng

Cấp cho lương thực thật nhiều

Để ta no bụng tiến hành diệt Ân

Ngựa nghìn con, vạn vạn cung tên

Để cho chiến sĩ xông lên diệt thù

Hãy về tâu với Triều Đình

Không nên để thiếu dù là nửa cân

Trong vòng một tháng không hơn

Thời ta đánh bại quân Ân tơi bời

Giặc Ân khiếp vía kinh hồn

Hết mong xâm lấn cõi bờ Văn Lang

Nước non trở lại bình an

Thái bình thịnh vượng giàu sang yên lành

Mau mau không được trễ chầy

Trong vòng nửa tháng phải thời có ngay.

Nói về Lạc Hầu Quan Thượng Thư lấy làm vui mừng vì chứng bao chuyện lạ của Gióng, bằng nhanh chóng trở về sáng ngày cho kịp buổi Chầu Vua. Hôm nay là ngày đẹp trời không còn u ám như ngày hôm qua, ánh bình minh rực rỡ như báo hiệu nước non sắp yên bình trở lại, các Quan đi chầu rất sớm.

Trên bệ Rồng Hùng Huy Vương nói:

Trẫm thấy hôm nay khỏe khoắn lạ kỳ có lẽ là điềm lành xuất hiện chăng.

Các Quan cũng đồng thanh nói:

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ chúng Thần cũng cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, không hiểu là có điềm lành gì.

Hùng Huy Vương kiểm lại các Quan thời chỉ thiếu Quan Lạc Hầu Thượng Thư vì còn bận công tác đi đến làng Gióng chưa về. Hùng Huy Vương nói:

Không hiểu ở làng Gióng hư thật thế nào, Trẫm nóng lòng quá.

Hùng Huy Vương vừa dứt lời thời thấy Quan Lạc Hầu Thượng Thư bước vào. Hùng Huy Vương lấy làm mừng nói rằng:

Quan Thượng Thư quả thật Linh Thiên, vừa nhắc đến thời có ngay.

Các Quan vô cùng hồi hộp chờ lời xác minh của Quan Thượng Thư về đứa trẻ nơi làng Đổng xóm Gióng, với vẻ điềm nhiên của Quan Lạc Hầu Thượng Thư làm cho các Quan càng thêm sốt ruột.

Hùng Huy Vương nói:

Quan Thượng Thư sao bữa nay ông tấu trình chậm thế.

Đến lúc nầy Quan Thượng Thư mới tấu trình rằng:

Muôn Tâu Quốc Vương Bệ Hạ, quả xốm Gióng đã xuất hiện Thánh Gióng.

Cả Triều Đình ai nấy cũng đều ồ lên: Có Thánh Gióng xuất hiện thật sao?

Quan Thượng Thư nói:

Nhưng sự yêu cầu Thánh Gióng không phải là nhỏ.

Hùng Huy Vương nói:

Thánh Gióng cần bao nhiêu vạn quân, bốn mươi vạn hay năm mươi vạn.

Muôn Tâu Quốc Vương Bệ Hạ:

Thánh Gióng không yêu cầu thứ đó.

Nghe lời nói của Quan Thượng Thư, không chỉ các Quan Văn Võ, mà ngay cả Hùng Huy Vương cũng bất ngờ phải nói là vô cùng kinh ngạc.

Hùng Huy Vương ngơ ngác:

Thánh Gióng yêu cầu thứ gì? Quá mức của triều đình ta chăng?

Quan Thượng Thư nói:

Có thể nói là quá mức, nếu không quyết tâm thời khó mà thực hiện được.

Hùng Huy Vương nóng ruột nói:

Khanh cứ nói đại ra triều đình ta có đáp ứng được không.

Đến lúc nầy Quan Lạc Hầu Thượng Thư mới đi vào vấn đề chính, kể lại tất cả những gì tai nghe mắt thấy, ai nấy cũng lấy làm kinh dị cho sự xuất hiện một Đấng Trời sanh Thánh Đế nầy, cứu lấy vận mệnh nước Văn Lang.

Bẩm Quốc Vương Bệ Hạ, Thánh Gióng yêu cầu:

Cấp đủ lương thực nuôi một vạn quân trong vòng một tháng. Một nghìn con ngựa chiến, một nghìn chiếc cung loại tốt, năm vạn mũi tên, nửa tấn vàng.

Nói đến đây Quan Thượng Thư dừng lại. Hùng Huy Vương nghe xong thời cười nói:

Những thứ yêu cầu đấy đối với nước Văn Lang ta thời chỉ là hạt cát, yêu cầu như thế thời có gì là khó đâu.

Muôn tâu Quốc Vương:

Nếu chúng ta không quyết tâm thời khó mà được sự yêu cầu đó chỉ trong vòng nửa tháng.

Hùng Huy Vương hỏi:

Sự yêu cầu đó là gì? Ông hãy nói mau cho ta nghe.

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ:

Thánh Gióng yêu cầu Bệ Hạ xuất mười tấn thép, bảy tấn sắt, ba tấn đồng, với một nghìn thợ rèn giỏi, cấp tốc đến làng Đổng, chỉ trong vòng nửa tháng phải có, không được chậm trễ, thép, sắt, đồng, vàng, không được thiếu một cân.

Hùng Huy Vương nghe sự yêu cầu nầy liền ngớ người ra, vì vận nước như dầu sôi lửa bỏng, phải thực hiện cho bằng được, bằng cho mời quan giữ kho thép đến hỏi:

Còn được bao nhiêu?

Kho thép là kho báu vật Quốc Gia, dùng để chế tạo ra các vũ khí sắc bén, không có thép nước nào sánh lại được thép nước Văn Lang.

Quan giữ kho tâu:

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ, trong kho chỉ còn tám tấm.

Hùng Huy Vương liền tức tốc cho thu hồi thép khắp đất nước, chọn một nghìn thợ rèn giỏi cùng khắp đất nước, tất cả đều chuyển đến làng Đổng, trong vòng mười ngày, nếu chậm trễ chém đầu. Thế là các quan mỗi người một việc, ra sức ngày đêm không nghĩ và tất cả đều hoàn thành sau mười ngày.

PHẦN 25: THAO LUYỆN BINH MÃ

Lúc bấy giờ làng Gióng người ta như hội kẻ tới người lui tấp nập, GIÓNG giờ đây tuy mặt còn non trẻ, nhưng cao lớn như người thanh niên vạm vỡ oai phong lẫm liệt, ra sức chỉ huy một nghìn thợ rèn chế tạo rèn đúc áo giáp thép, mão thép, áo giáp ngựa thép, roi thép, áo giáp sắc, áo giáp đồng, áo giáp ngựa sắt, áo giáp ngựa đồng.

Nói về nghìn thợ rèn ngày đêm tốc lực, rèn đúc mài dũa chế tạo ra bộ áo giáp người, giáp ngựa, như vảy con tê tê, tiếng búa đập chan chát, dậy làng dậy xóm dậy núi dậy non, tiếng mài dũa rào rào nghe mà kinh mà khiếp.

Tiếng rèn đúc âm vang mấy cõi

Tiếng rào rào mài dũa kinh thiên

Ầm ầm dội đến quân Ân

Làm cho khiếp vía hồn kinh hãi hùng.

Đây nói về khắp Bộ Vũ Ninh, cũng như các Bộ các Châu, các Quận, các Huyện xa gần lân cận Bộ Vũ Ninh, nghe tin Thánh Gióng xuất hiện chuẩn bị xuất quân đi đánh giặc Ân, thời khắp nơi, nhân tài kéo đến lũ lượt xin gia nhập đội quân của Gióng. Nói về ở Hội Xá Gia Ninh, có nhiều đoàn trẻ chăn trâu chân bò, chúng thường chơi nhau lập trận, rước cờ bông lau, đánh trống da ếch số đông lên đến cả trăm, gõ thanh tre, chơi tập trận.

Nhìn bọn trẻ chơi nhau tập trận

Trống dập dồn quân tiến quân lui

Gõ thanh tre bao vây quân dịch

Tiếng xung phong rền núi dậy non

Cỡi trâu cát bụi tung bay

Cỡi bò tay phất cờ lau vù vù

Reo hò trống dậy trống dồn

Thanh tre rôm rả vang lừng đồng quê.

Tiếng la hét của bọn trẻ dậy non dậy núi, quân Ân thua rồi, quân Ân thua rồi. Cùng lúc ấy nhiều đoàn trẻ chăn trâu chăn bò, xa gần Hội Xá kéo đến số đông lên đến cả trăm, chúng hội nhau gia nhập đoàn quân của Gióng. Thế là hơn mấy trăm trẻ chăn trâu chăn bò kéo đến làng Gióng xin gia nhập đội quân của Gióng. Gióng chấp nhận, và cho luyện tập binh mã, mỗi lần GIÓNG phất cờ điều khiển trận pháp, tức thời đàng trẻ chăn trâu, chăn bò lớn lên một cấp, từ thiếu niên vụt lớn thành thanh niên tráng sĩ, thịt bắp vai u sức mạnh vô địch. Gióng lúc nầy tuy mặt vẫn còn trẻ con, đã biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Gióng cho người khiêng giáp người giáp ngựa, gươm đao giáo mác đến, trang bị cho đội quân chăn trâu, chăn bò, đã biến thành đội quân dũng sĩ. Đội quân dũng sĩ, trang bị ngựa mặt giáp sắt, giáp đồng, người mặt giáp sắt, giáp đồng, với thanh đại đao trong tay sáng ngời, các dũng sĩ đồng lên ngựa diễn trận, dân chúng xem coi kinh hoàng khiếp vía, ánh đao tuôn ra lạnh cả người, dân chúng la lên ngựa sắt, người sắt, khiếp quá, khiếp quá, đoàn quân ngựa sắt lao tới lao lui nhanh như cuồng phong vũ bảo. Dân chúng hò reo đội quân bách chiến bách thắng, đội quân bách chiến bách thắng.

Nói về làng Môi, làng Mòi, những trai tráng khỏe mạnh cũng xin gia nhập đội quân Gióng, trong đó có ba anh em nhà Ba Chạ, có sức khỏe lạ đời, một tay cầm lấy ba trăm cân như cầm lấy một hòn đá nhỏ.

Nói về một số người thường câu cá trên các dòng sông nghe tin GIÓNG chuẩn bị xuất quân đánh giặc Ân, liền kéo đến xin gia nhập quân binh của Gióng. Những người thợ săn khắp nơi xa gần cũng thế, kéo đến xin gia nhập quân binh của Gióng.

Đây nói về làng Y Na, có một người đàn bà ăn ở phúc Đức, ba đời đều chữa bệnh cho dân, khắp nơi xa gần ai cũng mến phục, người đàn ấy tên là Cao Thị.

Một hôm có một cái cầu vồng năm sắc hiện ra trên bầu trời, và nhắm thẳng người đàn bà sa xuống, bà Cao Thị liền thấy trong mình khác lạ. Từ đó bà mang thai, đến ngày sanh nở bà sanh ra một bọc, sanh ra năm người con trai. Năm anh em khi đến 12 tuổi, bà Cao Thị qua đời, nhưng nhờ gia tộc bà Cao Thị cũng khá giả nên năm người con không lấy gì làm khổ nhọc, năm anh em cùng trong một bọc mau lớn lạ đời nầy tài năng vô cùng, một người tên Kim, một người tên Mộc, một người tên Thủy, một người tên Hỏa, một người tên Thổ.

Hùng Huy Vương ra cáo cầu hiền khắp đất nước, năm anh em xé bản cầu hiền, tức thời Quan dán bản cáo thị báo cho Vua Hùng biết. Hùng Huy Vương cho người đến khảo sát tài năng, thấy năm anh em trong một bọc sanh ra, quả là tài năng vô cùng võ nghệ cao cường thần thông quảng đại, bằng dâng tấu sớ lên Vua Hùng, phong cho Quan tước, cũng như theo sự yêu cầu của năm anh em, nhà Cao Thị, là gia nhập vào đội quân của Gióng. Các bô lão trong làng Y Na lại tiến cử 35 người con trai khỏe mạnh tài giỏi nhất làng theo năm anh em Ngũ Tài. Cả làng mổ trâu, mổ bò, mổ dê, mổ lợn, gà vịt tế lễ trời đất, khao thưởng năm anh em Ngũ Tài, cùng 35 người con trai khỏe mạnh, lên đường đánh giặc Ân sát nhập với quân Gióng nơi làng Đổng.

PHẦN 26: HỘI TỤ TINH HOA

Khi Gióng trở về làng Đổng tuyên bố đánh giặc Ân, những người tin Gióng theo Gióng đầu tiên, là ba vị Kỳ nhân tên là ông Trấn, ông Trâu, ông Bạch Sam ở núi Tiên, theo sự yêu cầu của Gióng, một nghìn thợ rèn dốc sức ngày đêm không nghĩ hơn nửa tháng thì hoàn thành đến lúc nầy GIÓNG mình cao hơn trượng cao lớn như người Khổng Lồ. Gióng hú lên một tiếng làm chấn động núi non rừng thẳm, thời từ xa xôi có tiếng ngựa hí đáp lại, trên không trung liền xuất hiện một con ngựa Thần bay tới, to lớn gấp mười lần con ngựa thường, to lớn hơn một con voi to, ngựa đáp chân xuống đất làm rung rinh nhà cửa, dân làng kinh hãi khiếp sợ. Hỡi dân làng giờ xuất trận cũng gần đến dân làng hãy cho quân binh ăn thật no. Riêng nấu cho ta đầy bảy nong cơm, cà muối ba nong.

Sau có thơ rằng.

Bảy nong cơm, ba nong cà

Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

Nói về các thợ rèn chỉ rèn đúc lắp ráp theo lời chỉ bảo của Gióng, chớ không động đậy gì nổi những đồ của Gióng dùng, chỉ cần roi thép của Gióng cũng nặng hơn hai tấn dài to vót như một cây tre, mấy chục thước, không có quân binh nào khiêng cho nổi. Gióng bước đến nhiều mảnh áo giáp ngựa, mỗi mảnh giáp nặng gần cả tấn, thế mà Gióng xách lên nhẹ như không, như xách con gà con, ai nhìn thấy cũng phải kinh hồn bạt vía. Gióng ráp xong các mảnh giáp lên mình ngựa xong, biến con ngựa Thần thành con ngựa thép sắt, tức thời hơi thép lành lạnh tuôn ra đến khiếp người. Gióng mặt giáp xong liền biến thành con người thép sắt khổng lồ, Gióng bước tới cây roi thép dài to vót như cây tre, cuối người xuống cầm lên một cách nhẹ nhàng, như cầm một cây roi tre chăn bò, với một sức mạnh chưa từng thấy bao giờ, Gióng múa roi một cái tức thời cuồng phong nổi dậy ầm ầm, cát bay đá chạy, dân chúng nhìn thấy sức mạnh Thần Kỳ của Gióng, có người sợ muốn xỉu, dân chúng nhìn Gióng cỡi lên con ngựa thép, ánh thép sáng ngời ngời tay cầm roi thép, phóng lên yên ngựa tức thời đất đai liền sụt lún xuống, con ngựa dẫm chân làm rung rinh nhà cửa, dân chúng có người sợ đến muốn chết ngất, vì quá khiếp. Gióng vỗ vào lưng ngựa, tức thời con ngựa phun ra lửa sấm sét nổi lên. Gióng phi ngựa một vòng, ngựa phi tới đâu, thời thành ao tới đó, kình phong tuông ra ầm ầm làm cho cây cối ngã đổ ai nấy đều kinh hồn bạt vía. Gióng phi ngựa trở về chỗ cũ, bọn trẻ thấy ngựa Gióng vẫn còn chỗ trống hở, liền lấy bông lau dắc vào cho kín. Gióng chưa xuất quân hình như chờ đợi ai đó, khi ấy dân làng nghe tiếng hổ gầm, voi hú, dậy trời như chờ Gióng xuất trận là lao theo. Bỗng dân làng thấy mấy người nông dân làm ruộng, mấy người nông dân trồng tre, đến gia nhập đạo quân, Gióng nói tất cả đều đến đầy đủ rồi, chuẩn bị xuất quân Gióng liền vỗ vào hông ngựa con ngựa hí lên rung trời chuyển đất, mồm phun lửa rực đỏ cả bầu trời.

Gióng chỉ roi về hướng Bắc thét lớn:

Tiến quân.

Tức thì đoàn quân hỗn hợp, cuồn cuộn lao về hướng Bắc. Dân chúng thấy quân Gióng đi nhanh như cơn bão vượt qua núi, không cần đường mòn, vượt qua sông không cần thuyền bè. Sau có thơ rằng:

Quân Gióng là quân nhà Trời

Vượt qua sông núi lạ đời như không

Quân binh cuồn cuộn bão dông

Tiến về phương Bắc quyết tâm diệt thù.

PHẦN 27: DIỆT THÙ

Lại nói về Nguyên Minh, bị quân Ân phá trận ngũ hành đánh bại, quân binh chết vô số kể, kéo tàn quân chạy về Vân Châu, tránh sự truy sát của quân Ân. Cánh quân Cao Hải bị quân Hung Nô đánh bại cũng chạy về Vân Châu, Nguyên Minh, Cao Hải gặp nhau trong tình thế vô cùng bi đát, bại trận thê thảm, than thở mãi không thôi, nhưng sau đó lấy lại khí thế cũng cố lại lực lượng, cố thủ Vân Châu quyết một còn một mất với chúng, Nguyên Minh viết thư báo cáo tình hình quân địch khó mà chống cự cho lại trình lên Hùng Huy Vương, xin viện binh, chờ cơ hội đánh trả, cũng như ngăn bước tiến quân Ân không cho tiếng vào Trung Văn Lang.

Nội dung thư như sau:

Quân giặc nhiều vô số

Tướng giặc lại tài cao

Quân binh như ma quỷ

Khó thắng biết là bao

Quân binh đang cố thủ

Địa phận tỉnh Vân Châu

Viện binh như cứu hỏa

Mới ngăn nổi giặc Ân

Tiến vào Trung Văn Lang

Xin Quốc Vương minh xét.

Nguyên Minh, cùng Cao Hải, đang bàn kế sách ngăn chặn quân Ân tiến vào Trung Văn Lang, và cho người liên lạc với Nguyên Dực.

Thời có quân binh vào báo:

Bẩm chủ soái quân Thánh Gióng sắp đến Vân Châu rồi.

Nguyên Minh nói:

Mau đến như thế sao?

Cao Hải nói:

Nghe nói quân Gióng là quân nhà Trời, không phải là quân Triều Đình, ta mau gia nhập vào đội quân của Gióng, tiến đánh quân Ân.

Anh em cùng ra trận

Hiếu trung nổi tiếng nhà

Quyết một phen tử chiến

Vì dân chết cũng là

Diệt thù quân cướp nước

Quyết tử tiến xông pha

Rồng Tiên niềm bất khuất

Nối gót chí ông cha

Cứu nước cứu non kể chi là

Tình riêng gói lại chí xông pha

Một mất một còn quân cướp nước

Trải lòng trung hiếu diệt yêu ma.

Nguyên Minh, Cao Hải thống lãnh gần mười vạn quân đón quân Gióng đến gia nhập. Nguyên Minh, Cao Hải nghe tiếng quân binh duy chuyển ầm ầm, nghe cuồng phong ù ù thời lấy làm kinh hãi, loáng một cái quân Gióng đã tới nơi. Nguyên Minh, Cao Hải vô cùng kinh hãi, vì thấy một đạo quân người sắt, ngựa sắt, đạo quân thiết giáp đi sau, hơi thép tuôn ra lạnh cả người.

Nguyên Minh, Cao Hải, tới lễ lạy Thánh Gióng, gia nhập gần mười vạn quân vào quân Gióng tiến đánh giặc Hồ ở Kiến Giao Châu. GIÓNG vỗ vào lưng ngựa chỉ roi về hướng Kiến Giao Châu tức thời ngựa Thần hí lên rung trời chuyển đất, đoàn quân Gióng lao đi như cơn bão lốc. Nguyên Minh, Cao Hải chỉ còn biết thúc năm nghìn kỵ binh lao theo đoàn quân của gióng mà thôi, còn tất cả thời lẽo đẽo theo sau, đoàn quân loáng một cái là mất hút.

Đây nói về Hồ Nghi Vương quyết lấy thành Kiến Châu cho bằng được chiếm trọn Tây Bắc Văn Lang, với hơn 20 vạn quân, Hồ Nghi Vương chỉ cần khôn khéo là chiếm được ngay, nhưng Châu Tiên con của Quan Trung chính Châu Ân quá lợi hại, lại có một vị Tướng vô cùng tài đó là Cao Khang nên Hồ Nghi Vương chưa thể chiếm thành ngay được, và rồi Hồ Nghi Vương cũng tìm ra kế để phá thành.

Trận chiến bắt đầu mở màng, Hồ Nghi Vương dùng độn tẩm dầu bắn vào thành, rồi bắn lửa vào đốt cháy, hỏa công đánh trước, bộ binh leo tường đánh sau, xạ binh bắn yểm trợ, còn một đạo quân khác mượn thế liên hoàn ròng rọc công phá cửa thành, Thành Kiến Châu chỉ còn chờ chết. Tiến reo hò quân Hồ dậy trời dậy đất.

Hồ Nghi Quân kêu gọi đầu hàng lần cuối:

Đầu hàng thời còn mạng sống, chống lại thời chết không còn một mạng.

Châu Tiên quát:

Con quỉ Hồ Ly kia, con cháu Tiên Rồng thà chết quyết không chịu đầu hàng.

Hồ Nghi Vương trợn mắt quát:

Hãy sang bằng Kiến Châu cho ta.

Tức thời tiếng tù thổi lên rền trời rền đất, quân Hồ chuẩn bị tấn công. Thời bỗng nghe đất trời rung chuyển, quân Hồ bỗng thấy người sắt, ngựa sắt bỗng xuất hiện lao tới đánh xối xả, tới tấp vào quân Hồ. Quân Hồ bị đánh trúng văng đi tứ phía cả người cả ngựa nát như tương. Hồ Nghi Vương kinh hồn bạt vía thấy ngựa sắt Khổng Lồ lao tới phun lửa đốt quân Ân cháy đen, người sắt Khổng Lồ mỗi lần múa roi thép sắt lên là mỗi lần quân Hồ toi mạng cả trăm lớp nát như tương lớp bay như rác. Hổ, Voi, Sư Tử, lao tới xé xác, cảnh tượng xảy ra khiếp vía kinh hồn. Hồ Nghi Vương khiếp quá, ra lệnh cho quân binh bắn tên xối xả vào ngựa sắt, người sắt, nhưng nào có ăn thua gì, ngựa sắt người sắt cứ lao tới, đánh quân Hồ ngã rạp lớp lớp đạp nhàu quân Hồ nát như tương. Hồ Nghi Vương hãi hùng hóa phép bay lên không chạy trốn, nhưng nào có kịp Thánh Gióng chỉ roi lên không một cái, một tia hào quang bắn lên Hồ Nghi Vương liền tan xương nát thịt, 20 vạn quân Hồ chỉ trong chốc lát, tiêu tan thây nằm la liệt.

Sau có thơ rằng:

Nghe động đất đùng đùng ập tới

Nghe cuồng phong bão tố đến nơi

Ầm ầm vó ngựa khiếp kinh

Ầm ầm roi sắt rung rinh đất trời

Quân hỗn hợp Thánh Thần xuất thế

Càn quét nhanh khủng khiếp kinh hồn

Quân Hồ bị đánh tơi bời

Lớp thời nát thịt, lớp thời cháy đen

Lớp thời bị cọp nuốt ăn

Kinh hồn bạt vía hết phương sống còn.

Lại nói về, Quan Trung Chính, Châu An, Châu Tiên, Cao Khang, quyết tử chiến với quân Hồ cho đến phút cuối, bỗng nhìn thấy xa xa ở phương Nam xuất hiện một đạo quân, không biết là quân địch hay quân ta, chỉ loáng một cái đoàn quân tốc hành đã đến nơi.

Châu Tiên la lớn:

Quân người sắt.

Cao Khang, Châu An thấy đoàn quân người sắt lao vào 20 vạn quân Hồ như vào chỗ không người, giống như hàng nghìn cái chổi sằm quét rác, quân Hồ bị quét bay lên tứ tung, trông thấy mà kinh hồn bạt vía, nhất là người sắt Khổng Lồ, ngựa sắt Khổng Lồ, tên, lao, giáo, kiếm, lao tới như mưa, nhưng người ngựa Khổng Lồ không hề hấn gì cả, ngựa phun lửa dữ đốt quân Hồ cháy đen cháy thui, cứ mỗi lần người sắt Khổng Lồ vung roi là cả trăm người tan xác.

Châu Tiên, đứng trên thành la lớn:

Thánh Gióng Thánh Gióng, kìa cờ đề Thánh Gióng, quân nhà Trời đã xuất hiện.

Quân Trời kinh khiếp làm sao

Tướng Trời xuống thế cứu dân sống còn

Cứu non cứu nước trường tồn

Đánh tan yêu quỹ hết còn xâm lăng

Kinh hồn bạt vía từ đây

Văn Lang có chủ giặc bây đừng hòng

Xâm lăng không có ngày về

Thây phơi chật đất ê hề thây phơi

Quân Hồ bị đánh tả tơi

Làm phân cho đất ôi thôi còn gì

Đây là bài học nhớ đời

Cho quân xâm lược nhớ thời nhớ ghi.

Châu Tiên nhìn thấy cờ chủ soái Nguyên Minh nói:

Cha nhìn có quân chủ lực Văn Lang nữa kìa.

Thánh Gióng nói tiếng vang như sấm:

Mau mở cổng thành đem quân truy sát quân Hồ.

Nói xong Thánh Gióng chỉ roi về Ninh Châu tiến, thế là đoàn quân Gióng như cơn bão nổi lên ầm ầm lao đi, loáng cái mất dạng, Châu An nhìn theo khiếp vía: Quân Trời có khác.

PHẦN 28: TIÊU DIỆT QUÂN ÂN

Đây nói về Nguyên Dực thua trận kéo tàn quân chạy về thành Ninh Châu, cố thủ, quân Ân kéo đến bao vây, nhưng không tấn công liền, chờ cho quân binh trong thành Ninh Châu kiệt sức vì đói mới ra tấn công.

Than ôi non nước nạn luôn luôn

Cũng bởi chúng dân lạc Cội Nguồn

Âu bởi số Trời nên đành thế

Đông tàn xuân đến nạn qua truông

Còn lòng trung hiếu còn non nước

Đựng dậy hồn thiên, dậy anh linh

Chờ cơ, chờ vận, chờ trời sáng

Rồng Tiên phất phới, rạng anh minh

Độc lập tự do tung đôi cánh

Yên bình hạnh phúc trải xuân Thiên.

Đây nói về Nguyên Dực, bị Sát Sát quân Ân đánh bại rút tàn quân chạy về thành Ninh Châu, đóng cổng cố thủ trong thành, không bao lâu thời quân Ân kéo đến bao vây, có trên 25 vạn quân. Nguyên Dực, Dương Điền, Hầu Thái Công, Lạc Đại Vương, Bạch Tướng Quân, cùng nhiều Tướng Lĩnh khác nữa ở trên thành nhìn thấy quân Ân đông như vậy khó mà đánh cho lại. Hơn nữa Sát Sát thần thông pháp thuật vô biên, thành Ninh Châu quân binh chỉ hơn sáu vạn, nhưng nếu bị bao vây hơn nửa tháng sẽ dẫn đến chết đói, quân Ân không đánh cũng thua. Quân Ân bao vây hơn mười ngày rồi, chỉ cần thêm năm ngày nữa sẽ dẫn đến quân binh kiệt sức vì đói. Nguyên Dực, Hầu Thái Công, Lạc Đại Vương lấy làm lo lắng vô cùng.

Bạch Tướng Quân nói:

Trước sau gì cũng chết, thay gì lúc còn đang no, đang đêm mở cổng thành ra quyết chiến với chúng một trận chết cũng vui sướng.

Dương Điền nói:

Bạch Tướng Quân nói phải lắm, chết đói sao cho bằng đánh với một trận chết no cũng vui.

Nguyên Dực nghe cũng có lý nói:

Thôi thì tận trung Báo Quốc vậy.

Được lệnh mở cổng thành tấn công quân Ân, các Tướng bàn bạc sôi nổi và thống nhất:

Một giờ đêm nay là mở thành tấn công vào quân Ân tận trung Báo Quốc, coi như chúng ta ăn bữa cơm cuối cùng.

Bằng cho mổ bò mổ lợn, gà vịt khao đải quân binh, bữa ăn cuối cùng từ giã trần gian.

Một trận chiến lẫy lừng sông núi

Khí hùng anh có chết cũng vui

Tiên Rồng nòi giống uy linh

Sợ gì quân giặc tiến lên diệt thù

Nhìn dân chúng giặc dày giặc xéo

Cảnh ngựa trâu giặc chém giặc đâm

Làm cho máu chảy non sông

Quê hương binh lửa núi non hận thù

Hãy tiến lên chiến sĩ đồng bào

Đánh cho tan tác quân thù tác tan.

Nhìn trời về chiều ánh nắng đã ốm vàng hồng, không bao lâu nữa mặt Trời sẽ lặng về non Tây, các Tướng Lĩnh thấy tâm hồn khoan khoái nhẹ nhổm không còn nặng nề như mấy bữa trước đây.

Bỗng Bạch Tướng Quân la lên:

Xem kìa! Xem kìa! Chuyện gì thế? Quân Ân kéo binh đến nữa chăng?

Khói bụi mịt mù ở tận xa xa, loáng một cái đoàn quân đã lao tới gần quân Ân, tiếp theo đó là một trận chiến kinh hồn, quân Ân bị đánh bay lên như hốt đá mà ném bay lên tứ hướng nhà Trời, quân Ân kinh hoàng khiếp thi nhau chạy toán loạn.

Ngựa sắt dồn chân chuyển đất trời

Đạp nhầu quân giặc nát tả tơi

Ầm ầm roi sắt rền sông núi

Muôn vạn giặc Ân mạng tơi bời

Kinh hồn bạt vía quân cướp nước

Thịt xương tung tóe xác pháo rơi

Cuồng phong gào thét roi vun vút

Quét sạch xâm lăng giặc đi đời.

Các Tướng trên thành la lớn:

Người sắt, ngựa sắt, kìa người Khổng Lồ, tay múa roi lớp lớp quân Ân tan xương nát thịt bỏ mạng, ngựa sắt phun lửa đỏ rực bầu trời.

Lạc Đại Vương la lớn:

Cờ Thánh Gióng, quân binh nhà Trời.

Nguyên Dực cũng la lớn:

Kìa quân binh chủ lực Văn Lang cờ chủ soái Nguyên Minh phất phới.

Nguyên Dực như đứng tim nhìn sức mạnh của quân Gióng đánh quân Ân như đánh loài chuột. Đây nói về Sát Sát, đang hừng hực khí thế chiến thắng, thời nghe tiếng ầm ầm từ xa vọng lại, loáng một cái nghe quân Ân gào thét sợ hãi chạy toán loạn.

Sát Sát la lớn:

Chuyện gì thế? Chuyện gì thế?

Nói về Hồ Man Quân, Hồ Mị Hoa, nhìn thấy người sắt từ hướng Tây lao tới xơi sạch quân Hồ. Hồ Mị Hoa hóa phép giông tố nổi lên ầm ầm đánh vào quân người sắt. Không ngờ quân người sắt chẳng hề hấn gì, lao nhanh tới chém sạch quân Hồ. Hồ Mị Hoa sợ quá cỡi ngựa Thần phi lên không trốn chạy, nhưng không còn kịp nữa năm con ngựa sắt bay lên không bao vây, đồng loạt tấn công cả con ngựa Thần cùng Hồ Mị Hoa bị chém đứt ra nhiều mảnh. Quân Ân, quân Hồ nhìn thấy cảnh ấy chỉ còn biết dẫm đạp lên nhau bỏ chạy. Năm con ngựa sắt bay lên không giết chết Hồ Mị Hoa chính là năm anh em Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.

Cùng lúc ấy Sát Sát thấy người sắt Khổng Lồ đánh quân Ân lớp lớp tơi tả, liền niệm chú phóng kiếm Thần lao tới giết chết người sắt Khổng Lồ. Gióng không hề sợ hãi chút nào kiếm Thần lao tới Gióng đưa roi đánh vào kiếm Thần một cái tức thời một tiếng nổ long trời, kiếm Thần nát ra từng mảnh vụn.

Sát Sát sợ quá la lớn:

Bắn chết người sắt Khổng Lồ đó cho ta.

Thế là hàng nghìn mũi tên bắn vào người sắt Khổng Lồ, nhưng nào có ăn thua gì. Gióng lao đến đâu quân Ân lớp lớp bỏ mạng đến đó. Sát Sát hóa phép liên miên, nào yêu tinh quỷ dữ hiện ra, cũng không làm gì được Gióng, bị Gióng múa roi đánh yêu tinh quỉ dữ khiếp hồn. Sát Sát hóa cuồng phong ầm ầm cũng không làm gì được Gióng. Sát Sát sợ quá phi ngựa lên không trốn chạy, không ngờ con ngựa sắt Khổng Lồ bay theo. Gióng đánh cho một roi cả người lẫn ngựa nát như tương.

Nguyên Dực cùng các Tướng Lĩnh trên thành Ninh Châu há hốc mồm mà nhìn, cứ tưởng như là một giấc chiêm bao. Chừng nghe nói:

Hãy mở cổng thành truy sát quân Ân chạy trốn, và cho người đem đồ ăn thức uống dâng lên cho đoàn quân của Gióng.

Người lên tiếng đó chính là Nguyên Minh em của Nguyên Dực. Nguyên Dực như tỉnh giấc mơ liền mở cổng thành cho quân đuổi theo truy sát quân Ân đang chạy trốn tứ hướng, 25 vạn quân Ân giờ đây chỉ là những đống thịt, những cái xác không hồn, la liệt chồng chất lên nhau, cuộc chiến kết thúc thần tốc như thế, không ai dám nghĩ tới, nói gì tận mắt chứng kiến.

PHẦN 29: QUÉT SẠCH QUÂN ÂN

Sử đời chép lại để coi

Xâm lược rốt cuộc chẳng qua lũ hề

Trò cười muôn ức vạn đời

Ra gì một lũ ngông cuồng xâm lăng.

Nói về quân Gióng sau khi quét sạch 25 vạn quân Ân, thời được Nguyên Dực, Dương Điền, Hầu Thái Công, Lạc Đại Vương, Bạch Tướng Quân, đón rước tất cả vào thành vì trời đã tối, các Quan Tướng đều đến lạy Gióng. Lạc Đại Vương cho người dâng lên đồ ăn thức uống cho đoàn quân của Gióng, không ngờ đoàn quân của Gióng ăn mạnh quá, nốt sạch khẩu phần của hơn sáu vạn quân, chuẩn bị cho bữa cơm tối, bữa cơm cuối cùng cho trận chiến một giờ đêm. Nhất là Gióng ăn liền bảy nong cơm, ba nong cà muối, làm khiếp đảm những người chứng kiến. Quân Gióng ăn no nê rồi đánh một giấc ngủ.

Ông mặt trời đã thức dậy, ngày cuối cùng tiêu diệt giặc Ân. Tất cả quân binh thành Ninh Châu suốt đêm không ngủ vì chuẩn bị đồ ăn thứ uống cho đoàn quân của Gióng ăn sáng trước khi lên đường đánh giặc. Quân dân thành Ninh Châu lại phải chứng kiến quân Gióng ăn uống khủng khiếp, nhất là Gióng nuốt sạch mười nong cơm, năm nong cà.

Nguyên Dực giờ đây đã gia nhập vào đoàn quân của Gióng những kỵ binh giỏi nhất đi theo Gióng quét sạch quân thù xâm lược, còn tất cả binh lính đều ở lại thành Ninh Châu. Quân Gióng ăn uống no nê, chờ lệnh Gióng xuất phát. Gióng cầm roi leo lên lưng ngựa, roi Gióng vót nhọn dài mấy mươi thước to dài như cây tre lồng ngà, nặng hơn hai tấn. Gióng chỉ roi về hướng Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ hét lớn tiến quân, tức thời con ngựa Gióng hí lên vang động đất trời, mồm phun ra lửa dữ, dậm chân ầm ầm lao đi, quân Gióng lao theo ầm ầm như cơn bão, loáng cái đã mất dạng, quân binh Ninh Châu nhìn theo khiếp vía.

Đây nói về quân Ân, quân Hung Nô, ngày đêm ráo riết, đánh chiếm các Châu Quận Huyện hầu như gần nuốt sạch Bắc Văn Lang. Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ sắp mất đến nơi quân Ân bao vây lớp lớp trùng trùng. Hùng Lang Công, Lạc Tướng Cao Giang, Hầu Tướng Việt Yên, biết thế nào quân Ân cũng chiếm được Kinh Đô nhưng thà chết không chịu đầu hàng cố thủ tử chiến. Nhất là Hùng Lang Công vô cùng căm giận Giặc Ân, xâm lược cướp nước, còn giết chết hai người con là Hùng Tướng và Hùng Điền, nên ra lệnh cố thủ thành dù sắp chết đói đến nơi, dân chúng cũng như quân binh đã lai rai chết đói, quân Ân hiểu rõ thời cơ đã chín mùi chỉ cần ra tay là chiếm được được Kinh Đô và ngày giờ đã quyết định là tấn công vào Kinh Đô khi lúc mặt trời lên với hơn ba mươi vạn quân Ân bao vây Kinh Đô đông như kiến, đao kiếm ngùn ngụt, ngựa hí vang trời, quân reo dậy đất.

Hùng Lang Công, Lạc Tướng Cao Giang, Hầu Tướng Việt Yên ở trên cung thành nhìn quê hương non nước như nhìn lần cuối, tay nắm chặt thanh đao như nói thầm rằng hãy quyết tử với chúng.

Nước Văn Lang lửa thù soi giếng hận

Lũ quân thù, lũ tán tận lương tâm

Lũ ngoại xâm, nầy hỡi lũ ngoại xâm

Mi gieo rét, bao ngục tù chết chóc

Giờ quyết tử, ta sẵn sàng chiến đấu

Nguyện theo về, với thế giới Cha Ông

Thân xác nầy, trả lại với non sông

Giờ quyết tử, quyết chiến quyết xông.

Nói về Hùng Lang Công, Lạc Tướng Cao Giang, Hầu Tướng Việt Yên nhìn mặt trời lần cuối trước khi vĩnh biệt cõi trần. Tiếng còi khai trận trên đài quan sát Ân Mao Vương phất cờ lệnh tấn công, tức thời nghìn nghìn thang dây lao tới bắt lên thành, có đội quân xạ tiễn yểm trợ bắn lên thành như mưa.

Cùng lúc ấy từ phía Tây một cơn bão lốc cuồn cuộn ập tới, tiếng vó ngựa ầm ầm vang rền trời đất, thoáng chốc đội quân người sắt xuất hiện lao vào hơn 30 vạn quân Ân xơi ráo riết, quân Ân bị đánh văng bay lên trời như giấy, kẻ bể đầu, người nát như tương, với chiếc roi sắt dài mấy mươi thước. Gióng vung lên vù vù quân Ân bỏ mạng lớp lớp. Nghịch Phong kinh hoàng khiếp vía cỡi ngựa bay lên không phóng đao Thần tới người sắt Khổng Lồ chỉ nghe nổ ầm ầm đao Thần nát vụn. Nghịch Phong niệm chú hóa phép yêu tinh quỉ dữ hiện ra lao vào người sắt, ngựa Thần phun lửa đốt sạch, bỗng ngựa sắt bay lên không roi sắt đánh tới Nghịch Phong. Nghịch Phong múa kiếm lên đỡ, nào ngờ một tiếng bộp dữ dội, Nghịch Phong cả người lẫn ngựa nát như tương. Ân Mao Vương nhìn thấy kinh hồn bạt vía, Ân Mao Vương chưa kịp chạy trốn thời Gióng bay đến đánh một roi quan sát đài cao bảy tần chỉ nghe ầm một tiếng kinh thiên động địa quan sát đài nát vụn. Ân Mao Vương nát như tương. Roi sắt cũng gãy làm ba khúc. Gióng dắt khúc roi còn lại vào lưng, phi ngựa tới bờ tre nhổ lấy tre đánh vào quân Ân tơi tả chết la chết liệt, cây tre nầy hư nát, Gióng lại nhổ cây tre khác cứ thế hết cây tre nầy đến cây tre khác. Quân Ân không còn sống sót để mà trở về quê hương, xác quân Ân la liệt thành gò thành đống. Không ai là không khủng khiếp cho trận chiến diệt quân Ân thần tốc nầy.

Về sau có thơ rằng:

Rầm rầm dậy đất dậy trời

Cuồng phong bão táp ầm ầm kinh thiên

Ngựa Gióng phun lửa liên miên

Roi Gióng cuồn cuộn đảo điên đất trời

Quân Ân lớp lớp tơi bời

Cháy đen, nát thịt, bể đầu, tan thây

Đùng đùng ngựa dẫm quân Ân

Chôn vùi tan xác còn chi cuộc đời

Quân Ân hồn vía rụng rời

Xác văng tứ phía rụng đầu sứt chân

Ào ào muôn trận cuồng phong

Đường roi bão táp cuốn phen quân thù

Đường roi cuồn cuộn ù ù

Ầm ầm nện xuống nát nhừ quân Ân

Quân Ân khiếp vía hồn kinh

Ném gươm ném giáo chui mình trốn chui

Lũ chuột trốn chạy khắp nơi

Chạy đâu cho thoát ôi thôi còn gì

Đáng đời lũ giặc đáng đời

Ngông cuồng xâm lược để rồi mạng toi.

Hùng Lang Công, Lạc Tướng Cao Giang, Hầu Tướng Việt Yên cùng quân binh trên thành ngơ ngác, quên cả chiến đấu chừng thấy quân Ân từ trên thang dây nhảy xuống đất lớp chết lớp gãy tay gãy cẳng, thời mới giật mình, thời quân Gióng đã biến mất lao về hướng Đông thẳng đến thành Xích Linh.

Hùng Lang Công nói:

Thánh Gióng người thiếu niên Khổng Lồ, Quốc Tổ Thiên Long Vương Sùng Lãm, đã hiện về cứu nước Xích Quỷ khỏi rơi vào tay giặc.

Ai đời đánh giặc lạ đời

Dùng tre thay giáo tuyệt vời khó tin

Bờ tre khắp chốn khắp nơi

Để cho Thánh Gióng nhổ lên diệt thù

Tre thành roi Thánh nhà Trời

Đánh cho quân giặc rụng rời khiếp kinh

Tre thành gươm giáo uy linh

Đánh cho quân giặc hãi kinh khiếp hồn

Tre là biểu tượng anh hùng

Giặc mà nhìn thấy hãi hùng hoảng kinh.

(Quốc Tổ Thiên Long Vương Sùng Lãm, là Quốc Tổ khai sanh ra nước Xích Quỷ, thời đại Kinh Dương Vương).

PHẦN 30: QUÉT SẠCH HUNG NÔ

Đây nói về thành Xích Linh quân Hung Nô chưa làm gì nổi chỉ ở thế bao vây mà thôi, chờ cho quân Xích Linh đói chết tự đầu hàng, quân Hung Nô sau những lần bại trận chỉ còn không đầy 10 vạn, nay đã hồi phục trở lại lên đến 15 vạn, với tình cảnh nầy quân Hung Nô như con hổ rình mồi. Chờ cho con mồi đói lả, lao tới ăn thịt không cần tốn công mệt sức. Hung Nô Vương cùng hai con là Hung Quân Liệt, Hung Đa Di lấy làm đắc ý vì con mồi đã ở trong tầm tay. Ba cha con Hung Nô, đang hảm hiếp những cô gái đẹp Bắc Văn Lang chúng hảm hiếp hết cô nầy đến cô khác, rồi chúng quăng ra cho binh lính hảm hiếp. Nhìn thấy cảnh ấy không ai là không sôi gan, cho quân tàn bạo cướp nước. Chúng đang hả hê hảm hiếp những cô gái trẻ. Bỗng nghe cuồng phong kéo tới ầm ầm, quân Hung Nô giật mình khiếp sợ, không hiểu là có chuyện gì.

Đây nói về Lạc Kim Tiên, trong lúc chợp mắt thời thấy Sư Phụ hiện về nói:

Khi mặt trời lên sẽ có Thánh Gióng xuất hiện, đánh tan quân Hung Nô, giải thoát kiếp nạn cho Bắc Văn Lang.

Lạc Kim Tiên giật mình tỉnh giấc không thấy Sư Phụ đâu cả, khi ấy trời cũng sắp hừng sáng. Lạc Kim Tiên liền nói với cha là Lạc Hầu Vương cũng như anh trai là Lạc Hồng Hầu những gì Sư Phụ đã hiện về nói cho biết là quân Hung Nô sắp bị đánh tan, khi Thánh Gióng xuất hiện, lúc mặt trời lên. Tin nầy được lan truyền nhanh chóng khắp trong thành Xích Linh, binh lính cũng như dân chúng kéo lên tường thành chờ đợi Kỳ Tích xuất hiện.

Mặt trời đã lên cao, nhưng sao chưa thấy Kỳ Tích xuất hiện, niềm tin đã bắt đầu lung lay. Bỗng Lạc Kim Tiên la lớn:

Khói bụi từ hướng Tây đã xuất hiện.

Lạc Hầu Vương la lớn:

Tới rồi.

Đoàn quân Gióng đã xuất hiện, quân dân trên thành thấy Gióng cầm cây tre múa vù vù đánh vào quân Hung Nô như cơn bão lốc quân Hung Nô bị đánh văng tứ tung lên không như giấy, quân Gióng xơi quân Hung Nô như mèo xơi bầy chuột, chúng bị đánh văng đi tứ tung, bể đầu, gãy chân, gãy tay, người thì nát như tương, người thì bẹp lép, chết la chết liệt thành gò thành đống. Kim Tiên thấy Thánh Gióng như người Khổng Lồ nhưng mặt còn trẻ con, nhổ lấy tre đánh giặc không khỏi phì cười, đúng là trò trẻ con có một không hai trên trần thế.

Chỉ trong phút chốc quân Hung chết sạch, Hung Nô Vương cùng hai con bỏ mạng. Gióng đánh tan quân xâm lược Gióng liền phi ngựa về hướng Nam mất hút, đoàn quân của Gióng cũng mất hút theo. Nguyên Dực, Nguyên Minh bỏ lại quân binh Tướng Lĩnh theo chân Gióng chỉ còn lại quân Triều Đình, và những quân binh theo Gióng ra trận.

Anh tài hào kiệt anh hùng

Cứu dân cứu nước diệt nầy ngoại xâm

Giữ gìn độc lập non sông

Để cho non nước bình yên thái bình

Gương lành để lại cho đời

Uy danh muôn kiếp sáng ngời anh linh

Hiếu trung sách sử chép ghi

Công lao cứu nước sáng soi đời đời

Lời còn nhớ mãi anh hào cứu dân.

Lạc Hầu Vương, Lạc Hồng Hầu, Lạc Kim Tiên, Đinh Hoàng, Nguyên Thông nhận ra Cao Hải. Nhất là Lạc Kim Tiên vừa nhìn thấy Cao Hải thời lòng vui mừng không sao kể xiết, như vừa nuốt phải một lạng sâm vào bụng ra lệnh cho người mở cổng thành phi ngựa ra gặp Cao Hải.

Nhìn thấy xuân về sau gió đông

Nghìn hoa đua nở đợi bướm ong

Xao xuyến tình duyên lòng con gái

Bến đợi sông chờ, khách qua sông

Đôi môi vừa hé hôn làn gió

Cháy bổng hồn xuân ấm tình nồng

Đa cảm phải đành ôm nỗi nhớ

Bóng dáng người tình mãi đợi trông

Lòng em như vạn mùa xuân

Trời thu trong vắt, biển đông dậy tình

Em nghe ngọt lịm tâm hồn

Đa tình đầy ắp biển trời nhớ thương.

Cao Hải gặp lại Kim Tiên cũng không kìm nỗi lòng xúc động, tưởng như là sẽ không còn gặp lại nhau nữa, Cao Hải giới thiệu một số Tướng Lĩnh cho Lạc Kim Tiên. Lạc Kim Tiên thi lễ chào hỏi xong thời cũng vừa lúc. Lạc Hầu Vương, Lạc Hồng Hầu, Đinh Hoàng, Nguyên Thông vừa tới thi lễ đón rước các Tướng Lĩnh vào thành, thiết đãi ăn mừng chiến thắng cũng như bàn luôn việc Quốc Sự, chính đốn lại trật tự an ninh Bắc Văn Lang, ra lệnh cho quân binh truy nả quân giặc còn đang chạy trốn, cũng như ra cáo thị cho dân chúng, phải tuân theo pháp lệnh của nhà nước Văn Lang, nếu ai không tuân theo sẽ bị xử trảm.

Các Quan Tướng đang bàn việc Quốc Sự thời có quân vào báo:

Có thư của Hùng Lang Công nơi Kinh Đô Xích Quỷ gởi tới.

Nội dung thư như sau: Các Quan, các Tướng, các bộ, các Châu, các Quận, các Huyện, cũng như các Quan Tướng Triều Đình về Kinh Đô hợp gấp, bàn nhiều việc trọng đại.

Theo công văn Bệ Hạ Hùng Huy Vương. Người viết thư Hùng Lang Công. Thế là các Quan Tướng tức tốc lên đường đến Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ để dự họp.

Đây nói về Nam Ninh Xích Quỷ, Kinh Đô Bắc Văn Lang các Quan Tướng ra vào tấp nập, nhanh chóng đi vào cuộc họp chấn chỉnh lại Bắc Văn Lang đã trải qua một thời gian dài đi vào hỗn loạn, nhiều Bộ Lạc nổi lên đòi tự trị khắp nơi. Xưng Vua xưng Chúa, theo trào lưu phương Bắc, Nhà Thương, Nhà Chu. Với chính sách khoan hồng của triều chính Văn Lang, Hùng Huy Vương ân xá tất cả những tội lỗi của những Bộ tộc trong Bách Việt Văn Lang, có sự lầm đường lạc hướng, nổi lên đòi tự trị, gây ra bao cảnh chết chóc, nồi da nấu thịt, làm cho đất nước suy vong. Nếu bộ tộc nào có ý phản loạn, học đòi theo phương Bắc nổi lên xưng Vua, xưng Chúa thời giết chết không tha. Nhờ chính sách khoan hồng ân xá, không làm tổn hại những Bộ Tộc gây ra tội lỗi trước đây, mà còn có chính sách nâng đỡ, nên được lòng dân, nước Văn Lang vì thế bình yên thêm mấy trăm năm nữa, thái bình an lạc. (Điều đáng tiết ở đây, nước Văn Lang thời bấy giờ văn hóa Cội Nguồn không còn nên không lấy gì để dạy dân, mà chỉ dạy dân theo thể chế phong kiến, theo xu thế phương Bắc, hết họa nầy nối liền theo họa khác, do phương Bắc thao túng làm hại).

PHẦN 31: PHƯƠNG BẮC

Đây nói về phương Bắc, thời Chu Mục Vương, nhà Chu. Tạo Thụ, được Mục Vương yêu mến, Vua tôi thường đi tuần thú cảnh Tây, tìm vui chuyện lạ. Ở vào thời ấy đã xuất hiện nhiều nước nhỏ nổi lên chống lại Mục Vương, không chịu quy phục Mục Vương, trong số các nước nhỏ nổi lên chống trả lại Mục Vương, có Vua Từ Yển, Từ Yển giao tranh quyết liệt với Chu Mục Vương, cuối cùng Chu Mục Vương đánh bại, diệt Vua Từ Yển, chiếm lấy đất đai phong cho Tạo Thụ. Tạo Thụ ở thời Mục Vương thế lực rất lớn, nên Tạo Thụ nói gì Mục Vương cũng nghe. Tạo Thụ là con cháu của Ác Lai, Ác Lai thờ Vua Trụ. Con cháu Vua Trụ chính là Ân Mao Vương, vì thế Tạo Thụ luôn luôn tìm cách giúp đở Ân Mao Vương, Ân Mao Vương phần lớn nhờ thế lực của Tạo Thụ, dựng nên cơ nghiệp Man Vu vô cùng hùng mạnh, lại kết hợp với quân Hồ, quân Hung Nô, nên càng hùng mạnh thêm nữa.

Chu Mục Vương lấy làm lo lắng, hỏi Tạo Thụ:

Tình hình phương Bắc nhà Chu ta, các nước đã nổi lên tranh giành quyền bá thôn tính lẫn nhau, có nước chống lại cả ta, liệu Ân Mao Vương có chống trả lại ta không?

Tạo Thụ nói:

Việc đó để Hạ Thần. Thiên Tử Bệ Hạ khỏi lo.

Chu Mục Vương qua đời, Di Vương nhà Chu lên thay thế cũng giống như Chu Mục Vương, vô cùng lo sợ thế lực Ân Mao Vương, vì lúc bấy giờ thế lực Tam Vương hùng mạnh vô cùng. Chừng Chu Di Vương nghe Ân Mao Vương, cùng Hồ Nghi Vương, Hung Nô Vương bộ ba nầy xâm lược đánh chiếm Bắc Văn Lang. Chu Mục Vương lấy làm mừng, vì Ân Mao Vương không chống trả lại nhà Chu, mà đánh chiếm Bắc Văn Lang.

Di Vương nói:

Đúng Tổ Tông nào sanh con cháu nấy. Vua trụ Ân Thọ Vương quyết tâm chiếm cho được nước Văn Lang, không ngờ nước Văn Lang đánh bại thê thảm là vì nghe nói hồi đó nước Văn Lang có bảy Bảo Kiếm Trấn Quốc sau khi đánh thắng Ân Trụ Vương phương Bắc chúng ta, thời bảy thanh Kiếm Trấn Quốc đó cũng không còn. Sức mạnh của nước Văn Lang hiện nay đang đà suy yếu, bao đời Đế Vương phương Bắc cũng muốn chiếm lấy nước Văn Lang thống nhất Nam Bắc phương Đông, trở thành vĩ nhân đệ nhất thiên hạ. Nước Văn Lang là một đất nước giàu có đất đai trù phú, nội chỉ cần nền văn minh lúa nước, cũng đã đệ nhất địa cầu rồi, huống chi là nền văn minh sắt, thép, đồng, thau, nhất là nền văn minh luyện thép thời không có một đất nước nào bằng. Nếu quả thật Ân Mao Vương chỉ cần chiếm lấy được Bắc Văn Lang, chia phương Đông thiên hạ làm ba. Bắc Triều, Nam Triều và Trung Nguyên. Nhưng điều nầy không phải dễ vì nước Văn Lang tiềm ẩn những điều không thể lường trước được.

Tạo Thụ, Triệu Thụ cùng Chu Di Vương đang bàn sôi nổi về Ân Mao Vương sắp chiếm được Bắc Văn Lang, thời có Quan nhất phẩm tên là Triệu Lục, vẻ mặt có vẻ kinh hãi báo cáo với Chu Di Vương rằng:

Quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô đã bị quân Văn Lang đánh bại xóa sổ.

Tạo Thụ, Triệu Thụ cũng như Di Vương nghe xong vô cùng kinh hãi:

Nước Văn Lang mạnh như thế sao? Người nào mà tài năng như thế?

Triệu Lục nói:

Thánh Gióng, đoàn quân người sắt.

Triệu Lục liền kể lại tất cả: Nào là Thánh Gióng cỡi ngựa sắt, chỉ cần múa roi một cái là cả hàng nghìn quân binh tan xương nát thịt. Thánh Gióng đánh gãy roi sắt, Gióng liền phi ngựa đến bụi tre nhổ cả gốc lẫn rễ lên đánh quân Ân chết la chết liệt. Gióng đánh gãy cây tre nầy lại nhổ cây tre khác.

Quân Ân lớp lớp đi đời

Xác phơi chật đất máu thành vũng ao

Đứa thời gãy nát tứ chi

Đứa thời sứt mũi tan thây bể đầu

Đứa thời bẹp lép nát nhừ

Ôi thôi khủng khiếp hãi hùng ôi thôi.

Những người theo Gióng đánh giặc nghe đâu như là binh Tướng nhà Trời, chưa đầy ba ngày toàn bộ quân Ân, quân Hồ, quân Hung Nô coi như đã bị xóa sổ. Thông tin chính xác nầy là do ba nước biên giới với Bắc Văn Lang đó là: Tề, Ngô, Sở kể lại trong nỗi kinh hoàng.

Chu Di Vương cùng các Quan Tướng nghe Thánh Gióng xuất hiện quét sạch giặc xâm lăng chỉ trong vòng có ba ngày thời kinh hồn bạt vía, không còn dám nghĩ đến mông xâm lăng nước Văn Lang nữa. Cũng từ đây phương Bắc nhà Chu cũng dần dần đi vào đại loạn, nhất là sau thời Di Vương, đến Lệ Vương.

Chu Lệ Vương là vị Vua hôn quân mê muội bạo ngược vô cùng làm cho triều chính nội loạn bè chia bè rẽ phái thôn tính lẫn nhau. Chu Lệ Vương bằng chạy trốn sang nước khác, đến ở đất Trệ. Triều Đình nhà Chu không Vua các Quan Đại Thần trong Triều chung nhau làm chính sự, hiệu là Cộng Hòa tạm thời điều hành đất nước nhà Chu.

Từ đây chiến tranh triền miên thôn tính lẫn nhau xảy ra lần lần khắp phương Bắc, dân phương Bắc chạy loạn chạy giặc di cư qua Bắc Văn Lang càng về sau càng lúc càng nhiều, dẫn đến mối họa mất Bắc Văn Lang, biến Bắc Văn Lang thành Trung Nguyên, sau nầy trở thành Trung Quốc.

Bắc Văn Lang chính là Trung Nguyên, Trung Quốc vì thế Việt Nam và Trung Nguyên Trung Quốc là một dải đất liền, trở thành hai nước láng giềng, cùng một điều kiện địa lý. Cho nên người Việt Nam Văn Lang và người Hoa Trung Quốc Bắc Văn Lang đã có quan hệ lịch sử rất lâu đời từ thời đại Kinh Dương Vương chuyển sang thời đại Hùng Vương. Bắc Văn Lang trở thành Trung Nguyên rồi chuyển sang Trung Quốc đều nằm trong chủng tộc lớn Bách Việt. Nói chung nước Văn Lang có Bách Việt. Vì thế ở Trung Nguyên Trung Quốc vào thời đại Hùng Vương đã đánh dấu đặt tên nhiều con sông, như sông Dương, nói về thời đại Kinh Dương Vương sông Âu, sông Lạc. Âu Cơ, Lạc Long Quân nói về thời đại Hùng Vương. Nước Văn Lang chia ra làm ba miền, Nam Văn Lang chính là nước Việt Nam ngày nay. Trung Văn Lang, Bắc Văn Lang chính là Trung Nguyên Trung Quốc hiện nay. Hầu hết miền Giang Nam Lãnh Nam Trung Quốc, từ sông Dương Tử Trường Giang trở vào vì thế người Việt và người Trung Hoa không những cùng một điều kiện về địa lý, mà còn về chủng tộc họ tộc cũng rất giống nhau, trên một nguyên lý cơ bản là cùng chung Bách Việt Văn Lang có niên đại lịch sử hơn 10 nghìn năm, từ thời Kinh Dương Vương, phát nguồn từ thời đại Viêm Đế Thần Nông.

Văn Lang khó nuốt biết dường bao

Quân Gióng vùng lên quét sạch nào

Tham tàn bạo ác quân ăn cướp

Thây phơi chật đất thảm biết bao.

Giặc Hồ, giặc Hung Nô, giặc Ân vô cùng tàn bạo, phần lớn Tướng Lĩnh của quân giặc, phần nhiều là yêu tinh quỉ dữ đầu thai. Nhất là họ hàng của Hồ tinh, họ hàng của Mộc tinh, họ hàng của Ngư tinh đã bị quân Âu Việt, Lạc Việt, theo Quốc Tổ Vua Hùng mở mang bờ cõi vào đất Lãnh Nam, con cái, cháu chắt, chút chút, họ hàng Hồ tinh, Ngư tinh, Mộc tinh đông vô số lên đến hơn mười mấy vạn, đã bị quân Âu Việt, Lạc Việt quét sạch hồn chúng đầu thai về phương Bắc, có cơ hội là chúng đánh chiếm Văn Lang, tàn sát dân Văn Lang, chúng bắt đàn bà con gái, hảm hiếp hoang dâm vô độ, chúng ăn thịt cả trẻ con, uống máu những chàng trai trẻ, chúng bắt dân trồng cây ngược cây chết thì chúng giết, chúng bắt đàn ông con trai làm đủ mọi chuyện nô lệ, nhịn đói nhịn khát, chúng đánh đập hành hạ sống không được, chết cũng không xong, những tội ác của giặc Ân phải nói là khủng khiếp, không có loại tội ác nào mà chúng không làm.

Chúng bắt dân cắm trồng cây ngược

Cây chết thời, chúng lột lấy da

Nấu dầu, đâm, chém, chẳng tha

Chúng chà chúng đạp tan thây nát nhừ

Chúng hảm hiếp đàn bà con gái

Chơi đủ trò đến chết chẳng tha

Trái ý thời chúng lột da

Quăng cho rắn nuốt rắn xơi kinh hồn

Ôi lũ giặc bạo tàn khát máu

Hành hạ dân đủ thứ dã man

Gieo bao tang tóc đau thương

Cơ Trời chuyển hóa Thánh Vương ra đời

Long Vương Thánh Chúa xuống trần

Đoàn quân Thánh Gióng diệt loài xâm lăng

Binh Trời trở lại cõi trên

Văn Lang nhớ mãi công ơn binh Trời.

Đây nói về đoàn quân Thánh Gióng sau khi quét sạch ngoại xâm, phi ngược hướng về hướng Nam rồi lần lần biến đi đâu mất. Nói về Gióng sau khi đánh tan quân Hồ, quân Ân, quân Hung Nô, Gióng phi ngựa về hướng Nam ngựa đi nhanh như cơn bão vượt qua núi, bay qua sông. Gióng không về thăm Mẹ, phi ngựa thẳng đến bồ đề, dừng ngựa lại uống nước bên bờ sông Hồng, dấu chân ngựa Gióng lại in khắp nơi. Gióng vượt qua sông Hồng đến thẳng làng Xác Cáo bên bờ Hồ Tây.

Gióng chỉ xuống Hồ Xác Cáo nói:

Hỡi các loài Hồ tinh, các ngươi tuy bỏ xác nơi đây, nhưng linh hồn các ngươi đã đầu thai phương Bắc, kết cấu với vô số linh hồn Ngư tinh, Mộc tinh, cùng vô số các loài Yêu tinh khác nữa, khắp địa cầu, các ngươi đã làm hại dân tộc Văn Lang không biết bao lần. Nếu biết khôn hồn thời lo tu tâm dưỡng tánh hướng thiện, thời mong được có ngày về Trời, không nên xâm lược làm hại đất nước Văn Lang nữa. Bằng không Thiên Ấn – Thiên Bút ra đời tiêu diệt linh hồn của các ngươi, thần thức anh linh các ngươi sẽ biến mất, các ngươi sẽ không còn có cơ hội để được làm người, cũng không còn có cơ hội để làm loài cầm thú nữa.

Nói xong Gióng giở cơm nắm ra ăn nghỉ chân một chút rồi phi ngựa về Sóc Sơn, bỏ lại một đoạn roi sắt thép ở đây, ngựa Gióng phi đến đâu thời thành ao thành vũng đến đó, đến chân Sóc Sơn, Gióng ghìm cương ngựa lại, ngựa Gióng hí lên vang động đất trời, dẫm chân lia lịa đi tới đi lui xoay tròn bốn phía, trở thành những ao vũng dày chi chít. Gióng nhìn non xanh nước biếc lần cuối rồi phi ngựa thẳng lên đỉnh núi cao.

Khi ấy có một người dân ở làng Mõ đang cày ruộng gần núi Sóc Sơn thấy Gióng dừng ngựa trước khi phi ngựa lên núi, người dân làm ruộng ấy định chạy tới lạy Gióng, nhưng ngựa Gióng đã phóng vút lên núi, người làm ruộng chỉ biết đứng nhìn, trên đỉnh núi mây mù che phủ.

Người làm ruộng còn đang phân vân, thời một người cao lớn hiện ra trước mặt mách bảo:

Ta là Thần Núi Sóc Sơn, anh cứ trèo lên đỉnh núi, Thánh Gióng đã về Trời, áo giáp ngựa, giáp người ở dưới gốc cây Trầm Hương to lớn, còn mão thời treo lên nhánh Trầm Hương, hãy lấy gỗ Hương kia mà tạc tượng Thánh Gióng.

Vu Điền người tạc tượng Gióng, cũng được thờ ngôi phụ bên cạnh Thánh Gióng trong đền thờ Sóc Sơn.

PHẦN 32: HỒI KẾT

PHONG QUAN TIẾN CHỨC

Đông đã qua rồi xuân lại đến

Phụng về múa hát, Hạt chơi mây

Thôn quê thành thị, qua thời khốn

Thái bình đầm ấm, cánh cò bay

Độc lập Âu ca niềm hạnh phúc

Non xanh nước biếc sắc hương đầy

Kiếp vận xoay vần cơ tạo hóa

Hết suy tới thịnh vốn xưa nay.

Hùng Huy Vương lâm triều, bá Quan văn võ vào chầu đủ mặt, ai nấy nét mặt đầy hân hoan rạng rỡ.

Quan Lạc Hầu Thượng Thư tâu rằng:

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ. Đoàn quân Thánh Gióng sau khi đánh tan quân giặc thời không trở về làng nữa mà tất cả lần lượt biến mất bay về Trời.

Cả Triều Đình nghe Quan Lạc Hầu Thượng Thư tâu như thế ai nấy cũng đều sửng sốt:

Có chuyện như thế sao?

Quan Lạc Hầu Thượng Thư cũng đang trải qua cơn xúc động ngừng giây lát rồi đọc tiếp:

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ. Như ba anh em nhà Ba Chạ, ở Làng Môi, Làng Mòi. Đàn trẻ chăn trâu ở Hội Xá. Hai người câu cá trên Sông Hồng. Những người thợ săn. Anh em sinh đôi làm ruộng. Những người trồng tre phi theo Gióng rồi lần lượt biến mất. Nhiều người trông thấy đàn trẻ chăn trâu ở Hội Xá, cũng như các vùng lân cận ở Hội Xá sau khi đánh tan giặc Ân phi ngựa về núi Trâu rồi tất cả đều biến đi đâu mất. Năm anh em cùng sanh ra trong một bọc ngũ tài Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ phi ngựa về núi ngũ hành biến mất. 35 người trai tráng khỏe mạnh Làng Y Na không theo năm anh em Ngũ Hành hiện đang thống lãnh quân binh trấn giữ biên giới Bắc Văn Lang. Ông Trấn, Ông Trâu, Ông Bạch Sam, phi ngựa lên núi Tiên Du biến mất. Đàn Hổ, đàn Voi, đàn Sư Tử, đàn Chim Ưng, cũng biến mất theo. Hai anh em Chủ Soái, Nguyên Dực Nguyên Minh sau khi đánh tan quân giặc ngoại xâm phi ngựa theo Gióng đến Ngô Hạ, núi Độc biến mất. Còn Gióng phi ngựa lên núi Sóc Sơn về trời.

Cả Triều Đình nghe Quan Lạc Hầu Thượng Thư tấu trình những kỳ tích đánh tan giặc Ân, giặc Hồ, giặc Hung Nô chỉ trong vòng có ba ngày tiêu diệt hơn 90 vạn quân đã là kinh hồn bạt vía, lại nghe đoàn quân của Gióng lần lượt biến mất bay về Trời, chuyện lạ đời từ trước đến nay chưa từng có.

Muôn tâu Quốc Vương Bệ Hạ:

Mẹ Gióng quê ở Làng Phù, tên là Thị, tên thường gọi là bà Phù Thị. Phù Thị mang thai Gióng ở Làng Đổng, khi bà Phù Thị sanh ra Gióng, bà đặt tên cho Gióng là Phù Đổng, có nghĩa là liên kết hai làng, Làng Phù và Làng Đổng, những gì liên quan về Gióng, Thần cùng các Quan cộng sự làm việc cật lực thu thập thông tin Thần đã báo cáo lên Bệ Hạ, xin Bệ Hạ phán xét phong Quan tiến Chức cho những người có công đối với non sông Tổ Quốc.

Hùng Huy Vương nói:

Quân Gióng là quân nhà Trời đầu thai mượn xác trần, cứu non sông Tổ Quốc Văn Lang, xong nhiệm vụ tất cả đều đồng loạt về Trời, bỏ lại xác trần một cách bí mật, không ai có thể biết được.

Đến lúc bấy giờ Hùng Lang Công ở Kinh Đô hợp phố Giao Chỉ Bắc Văn Lang từ chỗ ngồi đứng dậy, bước ra dâng tấu sớ những người có công đánh đuổi ngoại xâm vì nước vì dâng lên Hùng Huy Vương, xin lãnh ý chỉ Quốc Vương phong Quan tiến Chức, cho những người còn sống cũng như những người đã chết, cũng như ổn định lại Bắc Văn Lang trải qua một thời gian dài bất ổn. Hùng Huy Vương nhận tất cả tấu sớ rồi bãi Triều, rạng ngày hôm sau Hùng Huy Vương lâm Triều. Bá Quan Văn Võ đủ mặt tung hô vạn tuế.

Hùng Huy Vương truyền chỉ. Quan Lạc Hầu Thượng Thư đọc chiếu chỉ phong ấn sắc lần lượt như sau:

– Trước truy phong Gióng, với công lao to lớn đánh tan quân giặc ngoại xâm, cứu dân cứu nước. Sắc phong Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương, và cho lập đền thờ ở quê nhà hai làng, làng Phù và làng Đổng cúng tế hàng năm.

– Sắc phong Phù Thị mẹ của Gióng, Thánh Mẫu, được phụng dưỡng ngang hàng với bậc Quốc Mẫu Nương Nương, khi qua đời được lập đền thờ ở cạnh đền thờ của Gióng.

– Truy phong năm anh em ngũ tài, có công đánh tan quân xâm lược cứu dân cứu nước. Sắc phong ngũ Thánh, Kim Thánh, Mộc Thánh, Thủy Thánh, Hỏa Thánh, Thổ Thánh, lập đền thờ nơi làng Y Na, hàng năm cúng tế.

– Truy phong đàn trẻ chăn trâu, ở Hội Xá, cũng như đàn trẻ chăn trâu các vùng lân cận Hội Xá, có công cứu dân cứu nước đánh tan quân xâm lược rồi phi về núi Trâu biến mất, sắc phong Thiên Binh quân Trời, lập dinh thờ khắp nơi cúng Tế hàng năm.

– Truy phong ba anh em nhà Ba Chạ, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược cứu dân cứu nước. Sắc phong Tam Quan Trung Thần, được lập đình miếu cúng tế hàng năm.

– Truy phong hai người câu cá trên sông Hồng, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược, cứu dân cứu nước. Sắc phong Nhị Ngư Trung Thần, được xây đình miếu trên sông tế lễ hàng năm.

– Truy phong những người thợ săn, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược. Sắc phong Sơn Linh Trung Thần, được xây đình, miếu, cúng tế hàng năm.

– Truy phong những người làm ruộng, những người trồng tre, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược, cứu dân cứu nước. Sắc phong Nông Linh Trung Thần, lập đình, miếu, thờ phụng khắp nơi, cúng tế hàng năm.

– Truy phong đàn hổ, đàn voi, đàn sư tử, đàn chim ưng, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược, cứu dân cứu nước. Sắc phong, Hổ Thần, Voi Thần, Sư Tử Thần, Chim Ưng Thần, được lập miếu thờ khắp nơi cúng tế hàng năm.

– Truy phong hai anh em chủ soái Nguyên Dực, Nguyên Minh, có công theo Gióng đánh tan quân xâm lược, cứu dân cứu nước. Sắc phong Nhị Linh Trung Thánh, được lập đền thờ tại Ngô Hạ núi Độc, thờ cúng hàng năm.

Đọc xong chiếu chỉ sắc phong những người theo Gióng về Trời xong, trở về chỗ ngồi, thời kế tiếp Hùng Lang Công đọc chiếu chỉ phong ấn sắc thứ hai. Hùng Lang Công đọc chỉ ấn sắc rằng:

Những người có công đánh tan quân xâm lược, cũng như có công chống trả lại quân thù, cứu dân cứu nước, người sống cũng như người chết, được tăng phẩm vị lên ba cấp, phong cho đất đai trăm mẫu, hưởng bổng lộc theo luật định của Triều Đình, những Châu Phủ, Quận Huyện, chưa có người bổ nhiệm chủ quản, theo chiếu chỉ phong chức sắc bổ nhiệm về nơi đó mà nhận chức, Quan Phủ, nhận chức Bố Chính.

– Truy phong Cao Hải, có công theo Gióng đánh tan quân thù cứu dân cứu nước, phong lên hàng Vương, Cao Đại Vương. Sắc phong chủ quản Bộ Châu Diên, bảy Châu, bảy mươi Quận Huyện.

– Truy phong các Tướng Lĩnh, cố thủ cung thành, cũng như các Tướng Lĩnh theo Gióng đánh tan quân xâm lược, được phong lên ba cấp. Sắc phong: Hàng Tướng bổ nhiệm về các Châu, Tử Dương Châu, Bắc Giang Châu, Lạc Giang Châu, Dương Giao Châu, Kinh Giao Châu, Tây Giang Châu, Tây Tây Châu, Hạ Tây Châu, Giao Giao Châu, Quý Linh Giao Châu, Thất Khê Châu, Đình Hải Châu, Cái Hải Châu, Phúc Hải Châu, Đông Giao Châu, Hạ Hải Châu, Liễu Giao Châu, Lạc Trung Châu, Hạt Linh Châu, Quế Điền Châu, Hợp Linh Châu, v.v... còn nhiều các Châu khác nữa có hơn 30 Châu 200 mấy chục Quận Huyện. Hàng phó Tướng bổ nhiệm về các Quận Huyện, hàng trưởng đội, phó đội bổ nhiệm về các làng Xã.

Hai tháng sau Cao Hải thành hôn với Lạc Kim Tiên, hôn lễ vô cùng long trọng, sanh con đẻ cái đầy đàn. Nước Văn Lang thái bình độc lập, hưng thịnh hơn 300 năm thời có biến loạn trở lại. Muốn biết sự biến loạn đó ra làm sao? Nước Văn Lang sẽ như thế nào? Mời các bạn xem tiếp Văn Lang chiến sự ở các giai đoạn khác, ở vào giai đoạn cuối thời các Vua Hùng thời sẽ rõ.

TRANG SỬ

Văn Lang chiến sự khép lại kết thúc

Xóm dừa nhìn bãi dâu xanh

Gió thu ru nhẹ lá cành làng quê

Cánh cò bay lả bay la

Bay qua xốm nước bờ tre ruộng đồng

Trâu nhìn đò chạy trên sông

Mục đồng chăm chú nhìn trông cánh diều

Khói lam tìm ánh nắng chiều

Đàn chim nhẹ cánh tìm về núi non

Bao la trời nhớ đất thương

Non xanh nước biết vấn vương đất trời

Ánh trăng vằng vặc đêm về

À ơi tiếng hát ngọt lành mẹ ru

Ánh đèn soi dáng người thân

Sạm đen vì bởi gió sương tháng ngày

Đêm về nhớ ánh trăng đầy

Nhớ hừng đông dậy nhớ gà báo tin

Gâu gâu chó hỏi người đi

Vườn cà làng Đổng có ai giữ gìn

Người rằng ! Có một người hiền

Tên là Phù Thị một mình không con

Lâu rồi ở với Đức ông

Vườn cà chăm sóc sớm hôm kể gì

Nết na tứ Đức ai bì

Người tuy xấu xí lòng đầy ngọc châu

Lòng vàng cứ mãi bay xa

Đến tai Thượng Đế Trời Cha Chúa Trời

Huyền cơ chuyển biến đến người

Long Vương Sùng Lãm xuống trần đầu thai

Vườn cà để lại dấu chân

Phù Thị dẫm phải tượng lần bào thai

Huyền cơ chuyển vận éo le

Phúc họa, họa phúc có ai nghĩ lường

Sau đây là chuyện của người

Sử Kinh để lại cho người xem coi

Sử Kinh là tấm gương soi

Cho bao thế hệ đời sau răng mình.

LỊCH SỬ VỀ PHÙ ĐỔNG
ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC

CHỦ BÚT: NGUYỄN ĐỨC THÔNG

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top