Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

Nhân vật A Phủ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Lai lịch, cuộc đời
 - Nghèo khổ
 - Mồ côi cha mẹ, không người thân thích
 - Cả làng chết trông một trận dịch đầu mùa, bao gồm cả cha mẹ A Phủ. Nhưng A Phủ sống sót không phải ngẫu nhiên mà vì chú là một vầng sống khoẻ đã vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của tự nhiên -> sức khoẻ của A Phủ khiến người Thái có ý định bắt cóc đổi lấy thóc nhưng A Phủ chạy trốn.

2. Tính cách
 - Gan góc, bướng bỉnh, giàu tinh thần phản kháng:
   + lúc nhỏ bị bắt xuống vùng thấp, A Phủ không chịu trốn lên vùng cao
   + A Phủ không sợ bọn nhà quan, đánh A Sử nhừ đòn vì A Sử đã phá cuộc chơi của trai gái làng A Phủ
-> nhà văn miêu tả sinh động cản AP đánh AS: "một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quan vào mặt A Sử" 
-> hành động mạnh mẽ, quyết liệt để chống lại sự ngang ngược, bất công của bọn nhà quan

3. A Phủ khi về nhà thống lí

a) Nguyên nhân
- Do đánh A Sử thâm tím mặt mày
-> A Sử là con trai thống lí nên đã cậy uy quyền cho người đến bắt A Phủ về nhà hắn trình ma phạt vạ

b) Cảnh xử kiện phạt vạ vô cùng độc ác, bất công
- Không gian, địa điểm xử kiện: không phải chốn công đường mà tại nhà thống lí
- Thời gian xử kiện: kéo dài suốt nhiều đêm
- Hình thức xử kiện: 
 + bọn chức dịch cứ hút, đánh, chửi rồi lại hút
 + A Phủ phải chịu nhiều trận mưa đòn
- Bị cáo: 
 + là A Phủ
 + chỉ biết quỳ gối chịu đòn
 + không được thanh minh
- Kẻ phát đơn kiện: 
 + cha con thống lí
 + đồng thời ngồi ghế quan toà
=> Như vậy, cảnh sử kiện không thể có công bằng, công lí. Công lí thuộc về kẻ mạnh, kẻ có quyền. Đây chính là biểu hiện của bức tranh hiện thực miền núi thối nát những năm thực dân nửa phong kiến. Bọn phong kiến chúa đất lộng hành, tàn ác còn người nông dân nghèo thì bị áp bức chà đạp.

c) Kết quả xử kiện
- A Phủ trở thành con hầu đứa ở, trở thành con trâu, con ngựa, thành công cụ lao động cho nhà thống lí
- A Phủ cũng có cuộc đời bất hạnh như Mị và phải chịu những áp búc đoạ đày khi phải sống trong cái địa ngục trần gian nhà thống lí.

d) Cảnh A Phủ sống ở nhà thống lí
- Sống một mình ngoài nương, ngoài rẫy
- Làm công việc chăn bò, bẫy nhím

  * A Phủ bị trói đứng giữa đêm đông
- Nguyên nhân: Mải bẫy nhím để hổ bắt mất một con bò.
- Ngay lập tức, cha con thống lí có hình thức phạt vạ độc ác, vô nhân đạo. Chúng trói đứng A Phủ vào cột giữa đêm đông. Bỏ đói, bỏ khát, bỏ rét mấy đêm liền. Chúng muốn bỏ mặc A Phủ cho đến chết.
-> A Phủ phải trả giá cho việc đánh mất một con bò bằng chính mạng sống của mình. Đó là một sự trao đổi ngang giá bất công, độc ác khi chúng đã coi mạng sống một con bò có giá trị hơn một con người.

e) A Phủ khi được Mị cứu
- Bị trói đứng mấy đêm đông rét cắt da cắt thịt, A Phủ tưởng mình kiệt sức, tưởng như mình rơi vào bế tắc, cái chết ập đến.
- A Phủ chỉ biết khóc: "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ" 
-> Dòng nước mắt của uất hận, của ế tắc cùng cực. Nhưng trong chính lúc ấu, Mị đã bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ. Cô đã đồng cảm thương xót, nhận ra tội các của cha con thống lí, nhận ra cái chết đang đe doạ của A Phủ. Song Mị đã có quyết định bất ngờ: cắt dây trói A Phủ, rồi chạy theo A Phủ.
- Khi được cắt dây trói, A Phủ rơi vào tình cảnh sức cùng lực kiệt, hai chân khuỵu xuống. Nhưng trước sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, A Phủ quật sức vùng dậy và bỏ chạy.
-> Sức mạnh tiềm tàng, khát vọng sống, khát vọng sinh tồn trở thành điểm dựa tinh thần giúp A Phủ chạy đăng đi để thoát khỏi nơi địa ngục trần gian nhà thống lí.

f) Kết thúc tác phẩm
- Mị chạy trốn cùng A Phủ
- Họ trở thành vợ chồng
- Họ đi theo con đường Cách mạng trở thành những người chiến sĩ bảo vệ quê hương

=> Như vậy, thông qua cuộc đời, số phận của A Phủ, Tô Hoài không chỉ phản ánh bức tranh hiện thực về cuộc sống của người nông dân nghèo miền núi mà còn vạch trần tội ác tàn bạo của bọn thực dân phong kiến chúa đất miền núi. Tác phẩm đồng thời còn có giá trị nhân đạo, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm của nhà văn đối với những khát vọng chính đáng của con người. Tô Hoài đã làm tròn thiên chức thiêng liêng của người nghệ sĩ chân chính, không chỉ là "người thư kí trung thành của thời đại" mà còn là "nhà văn nhân đạo từ trong cốt tuỷ".

4. Liên hệ cuộc đời, số phận A Phủ với Tnú
- Điểm tương đồng: 
  + cả hai đều mồ côi nhưng đều vươn lên thể hiện sức mạnh, ý chí nghị lực
  + là những chàng trai ưu tú của núi rừng
- Khác biệt:
  + Tnú được giác ngộ Cách mạng ngay từ nhỏ
  + còn A Phủ, cuộc đời trải qua nhiều áp bức đoạ đày mới giác ngộ Cách mạng
=> Mỗi người nghệ sĩ đều có lối đi riêng, có cách khám phá cuộc sống và con người theo một cách riêng, không ai giống ai. Chính sự khác biệt trong mỗi hình tượng nghệ thuật đã tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn với bạn đọc. Vậy nên, Hoài Thanh đã khẳng định: "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới trong mắt nhà văn phải mang một hình sắc riêng".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top