Truyen2U.Top - Tên miền mới của Truyen2U.Net. Hãy sử dụng ứng dụng 1.1.1.1 để đọc truyện nhé!

rước đèn.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

♪tết trung thu

rước đèn đi chơi

em rước đèn

đi khắp phố phường

lòng vui sướng

với đèn trong tay♪

'''

Hai mươi mốt tháng chín.

Chè đặc thơm phức cả căn phòng khách tróc vôi từng lớp ngã vàng, lũ gà tranh thóc quang quác ngoài vườn tung bụi mù mịt. Khói trắng bay cao vút từ cái lò đất mẹ đắp từ năm tháng trước thơm phủ mùi hương của gạo trắng.

Vác hai vạt nước trong biếc trở về, làn sương mai tựa như cài trên mái tóc tôi trôi bồng. bấy giờ, nơi chân trời đã hừng đông ánh đỏ của sắc trời, từng sợi chỉ tơ kéo dài một đường trên từng đồi núi nhấp nhô. Hít một ngụm không khí trong lành, đôi mắt tôi thao láo nhìn ngó từng xấp nhà xa xăm sau thảm lúa vàng ươm đượm nắng hè đã đi.

Tôi thấy dáng bà từ xa, cái lưng khòm sau lớp áo bà ba hiện rõ. Bà luôn mang theo một chiếc túi nhỏ đựng vài đồng tiền lẻ, hoặc đôi lúc sẽ đựng vài ba viên kẹo đường thưởng cho đứa cháu nhỏ này. Cái mái tóc bạc trắng của bà như xuyên qua từng ánh sáng chiếu rọi của buổi tinh mơ, tôi toan chạy lại mà ôm chầm bà như thói quen, cái ôm chào đón bà trở nhà bình an.

Sau khi cho kẹo, bà đưa tôi một chiếc lồng đèn cá chép, không to lắm, nhưng rất vừa ý tôi. Bởi xưa nay tôi chưa từng được cầm một chiếc đèn lồng đi chơi vào ngày trung thu bao giờ cả, đơn giản vì nghèo và tôi không muốn gây thêm phiền phức cho mẹ với bà. Tôi trực trào, nước mắt nước mũi tèm lem nhòa đi cái má hồng ửng của tôi, hạnh phúc quá đi mất.

Cứ thế cầm cái đèn cá chép đi khoe khắp cả xóm, lũ nhóc trong xóm ghen tị với tôi lắm. Chúng nó cứ nhìn với cái ánh mắt thèm thuồng và ngưỡng mộ, bởi theo tôi so sánh, cái con đèn của tôi đương nhiên là xịn hơn, mới hơn.

Tụi nhỏ xóm tôi lâu nay luôn có phong tục rước đèn vào trung thu, và đương nhiên, chỉ những người có đèn mới được đi. Còn những đứa không có như tôi thì ở nhà mà xem tụi nó ngang qua, nhưng năm nay mọi chuyện sẽ khác, tôi cũng được tham gia vào đội diễu hành nhỏ tuổi ấy. Ôi, mong chờ xiết bao cái dịp này. sau mười hai năm, cuối cùng tôi đã có cái mùa trung thu đúng nghĩa.

Chiều tà, chiếc loa phường trên cột điện rè rè phát mãi bài hát 'một cõi đi về' bi thảm và thê lương. Tôi nghe mãi cả tuần nay cái bài này đến nỗi thuộc làu làu trong đầu. Tản dạo đến cuối đường, mấy bà dì đứng năm bảy bàn tán gì đó sôi nổi lắm, tôi lại gần cũng nghe loáng thoáng mấy câu đại loại như đã tìm thấy thi thể của mấy đứa trẻ mất tích tuần trước. man rợ làm sao, tôi chỉ biết chậc lưỡi mà đắng lòng, tội nghiệp biết bao.

Canh dậu, gió đêm lồng lộng trong không gian yên ắng, thở rít, mồ hôi mồ kê thấm đẫm vùng lưng áo, chân trần vội chạy tới đầu đình thật sớm, tôi không muốn mình đến trễ. Từ xa nơi đình lóa lên vài tia sáng vàng nhàn nhạt từ ánh nến của lũ trẻ, tiếng cười giòn tan cùng đôi ba lời trò chuyện xì xầm vang vảng một góc đêm. Cái đình phủ rêu cùng cây leo vòng khắp trụ xanh cao hơn tôi gấp mười chín lần cái đầu, tôi đoán chừng thế.

Lồng ngực tôi bỗng đập bình bịch, nơi đáy lòng đầy sự hưng phấn và mong chờ đến cùng cực. dưới cái mái hiên đình, tôi nhìn quanh chung những đứa trẻ để đầu ngáo dừa cùng cái quần vải nâu rách gối, vài đứa tươm tất hơn thì mặc cái áo trắng nhưng ngả ố vàng. Đêm nay sao nhiều đếm không xuể.

Khi đã đến đông đủ, chúng đứng theo một hàng dọc thẳng tắp, từ thấp đến cao, từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi. song, di chuyển theo con đường làng. Trăng không toả vì mây che khuất. Cái con đường làng thân quen nay bỗng xa lạ bởi phía trước như bị bóng tối ngoạm mất nửa phần, dựa vào cái ánh đèn lờ mờ của lồng đèn cộng thêm cái bóng điện cũ hay chập nhớp nháy ba nhịp một lần, lũ trẻ cứ đi. Tôi đứng giữa hàng, cái tên phía trước thì ục ịch lề mề khiến tôi phát cáu. Chắn đi hết tầm nhìn hẹp, tôi chau mày rõ chỉ biết hậm hực.

Vì lẽ ấy, tôi chỉ biết bám theo người phía trước, họ đi một tôi đi một.

Tôi bước ngắn bước dài nhìn quanh hai bên đường. Đập vào mắt tôi cái hàng giậu bông hồng của bà bán rau kênh kiệu, lúc mới mua thì sáng trưa đến chiều tối bà ta đều đem ra mà nghêu ngao khoe, ấy vậy giờ lại chẳng để ý đến cái bông già đang héo úa dần. Ngao ngán, bởi thế cái đẹp nào cũng sẽ tàn đi theo thời gian nếu không còn ai chăm để ngắm. Rồi tôi thấy cái ghế gỗ mục phủ đầy bụi từng lớp dày của mấy ông lão hay ngồi tán gẫu đủ chuyện trên đời, rồi lại cái cây gỗ sần sùi làm tôi liên tưởng đến cái làn da nhăn nheo của bà, cái cây cỏ giẫm nát còn in dấu chân. Và ti tỉ những thứ nhỏ nhặt khác mà tôi để ý.

Cái lồng đèn thì vẫn cứ lắc lắc trên tay, nến sáp cũng chảy được phân nửa, đường cũng đã đi khá lâu. Tôi thấy chân mình có chút nhức mỏi, thế là đành tách hàng ngồi nghỉ bên lề đường. Tôi tự thầm với lòng chỉ ngồi tầm một phút rồi sẽ quay lại hàng sau, thế là tôi cứ vừa đấm thùm thụp vào cái bắp chân căng vừa nhìn theo đám kia mang lồng đèn xa dần. Dõi theo để tôi không bị lạc khỏi chúng. Bẵng, một cậu trai thấy tôi ở bệ đất thì liền vào ngồi cùng, có thể nói tôi có chút ngạc nhiên, nhưng rồi nhanh chóng tôi gạt đi cái ngạc nhiên đó.

Và cậu ta ấy mà cũng vậy, không để ý đến tôi lắm, mặc dù cậu ta chủ động ngồi cạnh và im bặt không nói gì thêm.

Tôi nhìn chăm vào bóng cây hắt dưới mặt đường sỏi đá, cái bóng tối thẳm đó như có sức hấp dẫn mà lôi kéo cái thị giác tôi ngẩn người. Giật mình, hồn tôi thôi treo lãng mà trở về, cái chân trần bám đất đen bẩn cả lòng bàn chân khiến tôi hối hận vì không mang theo dép.

Thở hắt, tôi vươn mình ngồi dậy rồi nhanh chóng chạy theo hàng dừng ngay tuốt phía sau. Trời càng lúc tối mịt, bóng người phía trước cũng chẳng thể nhìn rõ nữa, tôi cố nâng cằm ngước mặt để mà kiểm tra, dựa vào chút ánh sáng mờ của trăng đêm nom có vẻ còn đông lắm. Nghĩ bụng chắc chưa ai muốn về nên vẫn đông thế.

Thế là cả đám cứ đi từ đường cái cho đến cái đường trước xóm ông bảy gà, thề với trời đất tôi ghét nhất chỗ xóm này vì đất vừa ướt vừa nhũn. Cứ đi bảy bước thì hết sáu bước muốn té lật cổ ra phía sau, bùn trơn nhớt thì vệt đầy hai bên chân trái và phải của tôi, run mình một đỗi, tôi sợ mẹ chửi tôi té tát vì ở bẩn. Thế là tôi dừng chân, ngồi bên vệ đường cố cạy phần đất trên da thịt, lớp đất vụn khô quắc cứ thế lần lượt chạm đất cho đến mảnh cuối cùng. Gió thu thổi vun vút qua cánh đồng vào mùa, mùi của gạo thơm nức chơi vờn cánh mũi tôi. Một thoáng lơ đãng,tôi bỗng quên đi việc rước đèn. Mây cứ trôi lững thững dưới cái bóng trăng vạt sáng trong đôi mắt tôi, giữa cái không gian hoang hoải, tôi chẳng còn nghe tiếng lũ trẻ nữa. Giờ đây trong tôi chỉ thấy vài căn nhà rợp lá sáng đèn, vài chú chim sẻ bay vờn trên bầu trời, và, một người con trai. Chính là người lúc nãy ngồi cùng, cậu ta cầm cái lồng đèn ông sao bị rách mất phần góc, ánh nến yếu ớt đong đưa qua khe gió thổi. Tôi nhìn cậu ta với đầy sự hoài nghi khó hiểu, cậu ta thì chỉ đầy nỗi cơ đơn hiu hắt nhìn tôi. Trong đáy mắt cậu ta có vệt sao băng, thật kì lạ.

Bây giờ, tôi mới nhận ra bị bỏ lại, sắn cái quần qua bắp chân, tôi dựa vào nửa linh cảm mà men theo hướng đường phía trước. Thật may, vì không phải đi xa như tôi nghĩ. một lần nữa đứng cuối hàng, cũng không hẳn, cậu trai kia mới là cuối hàng.

Lần này bọn trẻ đi ngang qua nhà tôi, tôi toe toét cười, tôi muốn khoe với mẹ và bà về việc mình đang vui vẻ cỡ nào khi đang rước đèn. Nhưng tiếc thật, mảnh vườn trống yên lặng cùng căn nhà rỉ vệt nước mưa bụi đã tắt đèn tự lúc nào. Mẹ và bà ngủ sớm quá. Cứ thế đi qua trong nỗi buồn tôi, lũ trẻ lại đi tiếp.

Đường làng hôm nay sao xa quá, tôi mỏi chân và muốn nghỉ lắm rồi. Sau chuyến này tôi đã chiêm nghiệm ra việc rước đèn chẳng vui mấy, ngoài cầm cái đèn rồi đi loanh quanh cùng bọn trẻ kiệm lời thì chẳng có gì thú vị như những gì tôi suy nghĩ trước đó. Thất vọng, ngáp một cơn, chỉ còn vài phút nữa là về đình làng, rồi nhanh thôi, tôi sẽ dừng cái việc rước đèn ngu ngốc này mà chạy thẳng về nhà, ôm lấy bà thật chặt rồi ngủ một giấc thật sâu. Đầu óc tôi rỗng tuếch và đó là tất cả những gì chí mẫn tôi nghĩ ngay bây giờ.

Bỗng tôi thấy chân mình đau nhói, đi nãy giờ sỏi đá đâm vào chân khá nhiều nhưng sao lần này lại kì lạ. Đúng như một phần tư não tôi nghĩ, quả thật là mảnh chai rượu cứa sâu vào lòng chân. Máu đỏ cứ rỉ theo từng bước đi, tôi lại dừng ngay bệ đường cố rút cái mảnh găm kia, nhưng bây giờ không gian tối đen như mực, dựa vào chút ánh sáng yếu ớt của cây nến sáp. Tuy không đủ nhưng tôi vẫn cố căng con mắt mà nhìn, thật may, tôi đã kéo được. Gắng gượng đứng dậy, tôi lết theo hàng người chầm chậm phía trước.

Đất cát sát vào vết thương nhói đau đến tận tủy xương, mắt tôi cũng phủ mỏng một làn nước. Tôi cố nhịn. Không thể nào vì vài chuyện vặt vãnh này mà rơi nước mắt.

Dừng trước đình làng, lúc này ai cũng tản đi hết chỉ còn mình cái thân gầy của tôi ôm cái chân đau âm ỉ, ngồi bệt xuống đường đất. Bụi bay lên mù khiến tôi ho khan, khi mắt cay xè, tôi vẫn thấy cậu ta ngồi cạnh. Thật khó hiểu, tuy vậy tôi chẳng buồn hỏi, ngọn nến liêu diêu trong cơn gió thoảng rồi vụt tắt mất.

"Chí Mân rước đèn vui chứ"

"tất nhiên là vui rồi, đây là lần đầu tiên tớ rước mà."

"vậy, cậu nhớ nhà chứ."

"nhớ chứ."

vậy đừng rước đèn ở đây mãi nữa, hãy mau về thôi.

Hai mươi mốt tháng chín, một chín chín tám. chí mẫn tôi mười hai tuổi lần đầu tiên được cầm trên tay một chiếc lồng đèn đẹp đến vậy, tôi ôm bà vào lòng với tất cả sự biết ơn cho người vì đã dành tặng cho tôi một món quà tuyệt đến vậy. Ngày hôm ấy, tôi cười tươi lắm, chỉ thiếu điều rách cả mang tai. Lúc bấy giờ ai ai cũng nghèo khổ, khổ cực đến nỗi ăn sâu vào từng khúc xương thịt đỏ hỏn, ấy thế có được một chiếc lồng đèn rước trung thu cũng quá là xa xỉ với người ta huống hồ chi là với chí mẫn tôi. Trên đường đến đình làng, tôi vừa ca hát vừa nhảy chân sáo đung đưa theo chiếc đèn. Mới ngót nghét chưa đầy canh dậu mà mọi người đã tụ tập đông thế này chỉ thiếu mỗi tôi, người đầu đàn. Gọi là vậy bởi tôi có chiếc đèn mới và đẹp hơn bọn nó.

Với vai trò người dẫn dắt cho lũ trong xóm, chí mẫn tôi đưa tất cả đi hết từng cái ngõ ngách trong xóm. Nơi nào thiếu ánh đèn thì bọn tôi sẽ đến soi sáng và mang tới cái không khí gọi là trung thu. Người dân ai đi trên đường gặp bọn nhóc tôi sẽ cười thật to khen này nọ rồi cho vài viên kẹo ngọt để ăn dọc đường, ai thương lắm thì cho hẳn một cây nến mới thay cho cái đã tan. Dưới ánh trăng tròn, tiếng cười nói của lũ trẻ nhộn nhịp không ngớt, bởi ai cũng thấy lòng vui vẻ.

Đi được khá lâu, tôi thấy chân mình mỏi mỏi lại nhức bâng cả lên nên đành ngồi bệt xuống nghỉ, mặc kệ mấy đứa nó nhìn tôi phẩy tay kêu cứ tiếp tục đi trước: tôi sẽ theo sau.

Tôi không nhớ mình đã ngồi lâu đến nhường nào vì trong đêm thu, gió mát rười rượi sướng rơn cả thân, chốc mi mắt tôi lại nặng trĩu, cả người cứ mơ mơ tỉnh tỉnh nhìn về phía trước, phía trăng tròn và sáng đấy đã sớm mờ nhoè dưới làn nước mắt trong của tôi. Tôi uể oải, ngáp thật dài.

"Đã đến giờ này rồi, đi lẹ rồi mau về nhà thôi."

Sau một lúc chuẩn bị ngồi dậy tôi lại nghe thấy tiếng lọc cọc, cái âm thanh vang vảng một hồi đánh vào thính giác nhạy của tôi, rất gần. Tựa như chỉ cần di chuyển một chút, âm thanh đấy sẽ đến gần và vồ vào tôi vậy. Thoáng rùng mình, nụ cười cứng đờ trên khuôn mặt cũng dần mếu máo như chực khóc. Tôi nhìn quanh không gian mờ tối phía trước, trống ngực rung theo từng hồi. Đầy óc thoáng căng nhức vì quá căng thẳng, tôi không rõ lí do mình sợ đến vậy, trong đầu bấy giờ tôi đương chỉ nhớ đến lời mẹ kể về ông ba bị, về kẻ bắt cóc trẻ em hư. Nhịp thở dần không thể đều nhịp theo ý muốn, tay tôi sớm lạnh đi và cứng ngắc. Ánh trăng hắt lá cây toản xanh xào sạt từng đợt lay động tựa bàn tay ai khẽ trớn chơi đùa. Dưới cái bóng sau lùm cây. Tôi trông thấy một tia sáng lóe, chúng bén và nhọn. Dần đà lại nhiều và đông hơn, tôi thấy một gương mặt của đàn ông trung niên, trông hung hăng và dữ tợn đến lạ. Gã cười với tôi, bàn tay lăm le con dao đang ngoắc tôi lại gần. Có vẻ gã là người xấu, tôi chỉ nghĩ vậy và muốn chạy đi.

Nhưng sau lưng tôi, ông ta đã xuất hiện, chỉ 1 thoáng tưởng chừng như không thể đoán được, bàn chân trần bám bùn đấy chạy rất nhanh.

Sau tiếng thét thảm thiết, mắt tôi mờ đi, ánh trăng lúc này thật sự đã tan mất trong đôi mắt ầng ật nước của tôi. Khi đã gục xuống nền đất lạnh âm ỉ từng cơn, tôi nhớ mẹ, nhớ bà, nhớ cái nhà rách nát bốc mùi kia, nhớ cái vại nước đầu giun quăn dưới đáy...

Mùi máu tanh ai đang rỉ dài, ngập ngụa trong không gian, tanh tưởi, bốc mùi; bộ phận ai như đứt rời, đau đớn, thớ thịt như xé toạt. Tôi không biết, vì chúng chỉ thoáng chốc.

Nằm trên mặt bàn sớm nồng mùi rỉ sét, dưới cái bóng đèn chóe đi một đôi mắt, tôi không còn cảm nhận thấy tim mình đập, tôi đã không thể hít căng cả lồng phổi. Tựa như trống rỗng.
Đã rất lâu, rất lâu những năm sau này, mẹ và bà mất, tôi biết vì tôi luôn trông thấy họ từ xa. Cái chết năm đấy đến đột ngột, cái đói 1945 dường như lấp đi nỗi đau mất con của họ, tôi nhớ họ hay đứng ngay giữa sân, cái nơi gà vịt đã tan xương đến khô quắc, cái nơi nước trong vại dường như bốc hơi không được châm đầy từ ngày tôi mất.

Tôi thấy họ, dáng vẻ gầy nhom nay chỉ còn mỗi bộ xương đúng nghĩa, gầy gộc đến độ cái chiếc áo bà ba sờn kia cũng không thể che đậy được. Nơi nơi đều có xác chết, mùi bốc đến thối um, ngay dưới cái cây tôi đứng cũng có xác chết, chỉ khác là gã vừa chết, người còn hôi hổi nóng, hơi ấm còn trên từng giây gân thịt. Tôi nhớ hôm ấy, mẹ khóc rất nhiều khi bà chết, khóc đến độ gà má rung theo bần bậc tựa như gãy vụn đến nơi, mẹ khóc rất lâu, trăm lời chỉ trích và than vãn, mẹ cũng chửi tôi, chửi tôi bất hiếu vì chết trước, chết trước nên không thể kiếm ăn cho họ. Họ đói và họ càng uất hận nhiều hơn, tôi biết điều đó vì chính tôi cũng vậy.

Cái chết thật tàn nhẫn nhỉ?

Những năm sau đó, vườn đã héo úa không ai gặt. Người chết như ngã rạ, đám người dọn xác dưới ánh xế chiều trông thật lẻ loi. Ánh nắng vàng ươm trên nền đất khô khốc, ai đi trên đường cũng khom lưng vác theo vài ba thứ đổi lấy miếng ăn, bảo là vậy nhưng không thật sự có thứ gì là quý giá để đổi được đồ ăn. Bởi nghèo là thế, sự bất lực của bao người tôi đều đã trông thấy hết, nhiều người còn  mặc kệ cái đói cồn cào, rầm rỉ đấy suốt bao tuần mà ôm thân lủi thủi trong nhà, trong gốc giường một mình mà chờ cái chết. Và ước chi tôi còn sống, để tôi có thể hoá tro cho bộ xương khô trong nhà tôi, trong gốc nhà kia, ước chi như thế để mẹ tôi được giải thoát khỏi trần gian và đến một nơi tốt hơn.

Đêm rằm. Hai mươi mốt tháng chín, tôi cầm trên tay chiếc đèn cá chép bạc màu.

Tôi lại đứng gần cuối hàng đi theo dòng người đông đúc, không cần biết phải đi đâu, chỉ cần biết người phía trước dẫn bước rồi lại đi theo.

hai mươi mốt tháng chín, bài hát ấy lại vang lên. trong trí nhớ của tôi, hình như đâu phải một cõi lẻ loi.

ánh trăng phủ bạc màn đêm, trong vô ngàn lần. tôi nhớ nhà không? nhớ chứ, nhớ muốn chết.

end.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Top